Theo xu thế của toàn cầu, dạy học khám phá đang là một phương pháp dạy học được nhiều tổ chức, cơ sở giáo dục đưa vào thực hành và đã áp dụng thành công. Vậy dạy học khám phá có gì đặc biệt? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tìm hiểu chung về dạy học khám phá
Để hiểu được thế nào là dạy học khám phá, trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu xem học tập khám phá là gì?
Học tập khám phá: Học tập khám phá là một phương pháp học tập, một khái niệm nghe có vẻ mới mẻ với nhiều người. Hiện nay, học tập khám phá là một phương pháp được các tổ chức giáo dục triển khai nhằm nâng cao chất lượng và uy tín của tổ chức và mục đích chính là nâng cao chất lượng giáo dục của tổ chức.
Với phương pháp học tập khám phá, đây là một cách tiếp cận học tập trong đó người học được phép khám phá và tham gia vào các khái niệm, đối tượng hoặc môi trường vật chất để phát triển sự hiểu biết của họ về nó. Trong quá trình này, giáo viên là người hỗ trợ chứ không phải là người hướng dẫn. Vai trò của họ là tổ chức một môi trường học tập phong phú hoặc có nguồn lực phù hợp, đồng thời khuyến khích sự tò mò tự định hướng và kỹ năng giải quyết vấn đề của người học, thay vì chứng minh hoặc cung cấp đáp án chính xác, câu trả lời cho vấn đề.
Học tập khám phá được thể hiện trong việc giải quyết vấn đề trong bài học, trong chương trình giáo dục. Học sinh sẽ trải qua quá trình học tập khám phá khi họ xem xét kinh nghiệm và kiến thức của chính họ trong quá trình học tập và tìm hiểu thêm thông tin để nâng cao hiểu biết của họ. Học tập khám phá cũng sẽ được sử dụng để trả lời các câu hỏi khó và gây tranh cãi, hỏi người khác xem họ nghĩ gì và nói chung là thảo luận về mọi thứ. Học sinh cũng có thể trải nghiệm học khám phá qua việc nghiên cứu khoa học bằng cách thực hành các thí nghiệm, xem các phản ứng hóa học xảy ra bằng sự quan sát trực tiếp của mình và khám phá ra nhiều điều mới lạ.
Dạy học khám phá: Dạy học khám phá là phương pháp dạy học tập trung vào việc khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi và tự tìm kiếm đáp án cho riêng mình. Đáp án sẽ được tìm ra bởi những nghiên cứu từ thực tiễn, từ môi trường xung quanh.
Hiện nay, phương pháp học tập khám phá đang được áp dụng phổ biến tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là tại Mỹ. Tại Mỹ, phương pháp học tập này áp dụng cho cả những học sinh khuyết tật hoặc những học sinh gặp vấn đề trong việc học tập. Nghiên cứu đã chứng minh, học tập khám phá là một phương pháp học tập hiệu quả để giảng dạy cho học sinh và là phương pháp hoàn hảo để học sinh có một môi trường học tập phát triển trí thông minh, tận dụng trí tuệ bằng cách liên tục suy nghĩ, tìm tòi, khám phá.
Xem thêm: Phương pháp học Feynman là gì?
Nguồn gốc và đặc điểm của dạy học khám phá?
Về nguồn gốc của dạy học khám phá
Phương pháp dạy học khám phá là một phương pháp dạy học hướng đến việc thực hành và được khởi xướng bởi Jerome Bruner vào những năm 1960. Bruner nhấn mạnh rằng chúng ta nên “học bằng cách làm.” Với phương pháp này, học sinh chủ động tham gia tìm kiếm đáp án thay vì tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Học sinh sẽ tương tác với môi trường, khám phá thế giới, thực hành thí nghiệm, tự rút ra định nghĩa, khái niệm, bài học của riêng mình.
Học sinh được khuyến khích suy nghĩ, đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, suy đoán, hợp tác và cộng tác với những người khác. Học sinh sẽ phát triển khả năng giải quyết vấn đề thông qua việc vận dụng những kiến thức tự tích lũy được. Thay vì việc học sinh sẽ trở thành một chiếc bình rỗng, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, được lấp đầy kiến thức bởi những định nghĩa, khái niệm của những người đi trước.
Phương pháp dạy học khám phá dựa trên ý tưởng rằng học sinh cần xây dựng sự hiểu biết, kiến thức của mình với thế giới thông qua những trải nghiệm thực tế. Phương pháp này độc đáo ở cách trình bày vấn đề. Giáo viên sẽ là người đưa ra vấn đề và một số tài nguyên để giải quyết vấn đề còn học sinh sẽ là người giải quyết vấn đề. Như phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên sẽ là người đưa ra vấn đề, triển khai vấn đề, tháo gỡ vấn đề cho học sinh thấy. Quá trình đó tạo nên sự nhàm chán, thụ động cho cả người dạy và người tiếp thu kiến thức.
Đặc điểm của dạy học khám phá
Về đặc điểm, phương pháp dạy học khám phá có ba đặc điểm chính sau:
Khảo sát và giải quyết vấn đề để hình thành và khái quát hóa kiến thức
Đây là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm quan trọng nhất của phương pháp dạy học khám phá. Học sinh sẽ trải nghiệm quá trình tự mày mò, khám phá, thông qua việc khảo sát vấn đề, từ đó giải quyết được vấn đề mình đang gặp phải. Điều này khác biệt hoàn toàn với việc học sinh ngồi phía dưới lắng nghe bài giảng của giáo viên, với việc học này học sinh là người làm chủ chứ không phải giáo viên là người làm chủ.
Học sinh được thu hút tham gia các hoạt động, hoạt động sẽ dựa trên sự hứng thú của học sinh và xác định được theo trình tự thời gian
Đây là đặc điểm mang tính chất khuyến khích học sinh tự học, tự tìm hiểu theo kiến thức của mình có và theo một nhịp độ phù hợp với bản thân. Với phương pháp này, học sinh tìm được sự hứng thú của mình với vấn đề, với hoạt động và thực hiện hành động với sự thích thú, đam mê chứ không trên tinh thần ép buộc hay thụ động một cách khô khan, cứng nhắc.
Khuyến khích kết hợp kiến thức cũ và kiến thức mới
Kiến thức cũ ở đây được hiểu là kiến thức mà học sinh đã sẵn có. Trên cơ sở những kiến thức đã tích lũy được từ trước, học sinh lấy đó làm nền tảng tìm ra những kiến thức mới, kết hợp với kiến thức mới để mở mang suy nghĩ, khám phá ra những điều mới lạ.
Sau khi biết được 3 đặc điểm của phương pháp dạy học khám phá, chúng ta rút ra được những khác biệt của phương pháp dạy học khám phá với dạy học truyền thống là:
- Dạy học khám phá người học tích cực chứ không thụ động
- Việc học cần phải quan tâm đến quá trình
- Thất bại là quan trọng
- Phản hồi là cần thiết
- Sự hiểu biết sâu hơn
Xem thêm: Dạy học hợp tác được hiểu là gì?
Ưu và nhược điểm của dạy học khám phá
Ưu điểm của phương pháp dạy học khám phá
Dạy học khám phá đang là phương pháp dạy học được nhiều tổ chức giáo dục hướng đến bởi những ưu điểm mà phương pháp dạy học này mang lại. Một số ưu điểm của dạy học khám phá có thể kể đến như:
- Hỗ trợ sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập
- Thúc đẩy sự tò mò
- Cho phép việc phát triển kỹ năng học tập suốt đời
- Cá nhân hóa trải nghiệm học tập
- Tạo động lực cao vì dạy học khám phá cho phép các cá nhân có cơ hội thử nghiệm và tự khám phá
- Vận dụng được sự hiểu biết và kiến thức đã được tích lũy trước đây của học sinh
- Phát triển ý thức độc lập và tự chủ
- Giúp học sinh hiểu được việc chịu trách nhiệm về những sai lầm và kết quả của mình
- Giúp ghi lại quá trình khám phá để nhận biết được những lỗi sai, tránh lặp lại sai lầm
- Tìm thông tin học tập mới và thú vị
- Phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tăng khả năng sáng tạo
Nhược điểm của dạy học khám phá
Hầu hết các nhà nghiên cứu sẽ lập luận rằng việc học khám phá thuần túy như một chiến lược giảng dạy chung trên toàn cầu cho người học mới bắt đầu và người học trung cấp là không hiệu quả. Cuộc tranh luận về mức độ cần thiết của hướng dẫn là hơi cởi mở.
- Quá tải nhận thức, có khả năng gây nhầm lẫn cho người học nếu không có khung ban đầu.
- Hiệu suất có thể đo lường được kém hơn đối với hầu hết các tình huống học tập.
- Tạo ra những quan niệm sai lầm do tự khám phá
- Học sinh yếu có xu hướng “lơ đãng” và giáo viên không phát hiện ra các tình huống cần khắc phục
- Một số nghiên cứu thừa nhận rằng những học sinh giỏi có thể hưởng lợi từ những cách xử lý yếu và những nghiên cứu khác kết luận rằng không có sự khác biệt, nhưng quan trọng hơn là họ cũng kết luận rằng những học sinh yếu được hưởng lợi nhiều từ những cách xử lý mạnh.
Trên đây, Trường học 247 gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về phương pháp dạy học khám phá. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho việc học tập của bạn đọc. Chúc bạn đọc sẽ tìm được phương pháp học tập phù hợp!