Kỹ năng sống là gì? Tổng hợp 21 kỹ năng sống cần thiết

Kỹ năng sống là một mảng vô cùng cần thiết và ngày càng được gia đình cũng như nhà trường chú trọng rèn luyện cho trẻ em. Khi được trang bị kỹ năng sống tốt, khả năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, chịu áp lực được cải thiện rõ rệt. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cũng là một nhiệm vụ lớn cần được quan tâm.

Kỹ năng sống là gì?

Giao-duc-ky-nang-song
Bên cạnh kiến thức, học sinh cần được chú trọng giáo dục kỹ năng sống.

Kỹ năng sống là cách con người quản lý bản thân, ứng phó trước các tình huống, đối mặt với khó khăn, thích nghi với môi trường hay giao tiếp xã hội. Kỹ năng sống được định hướng gắn liền với các giá trị truyền thống như tình yêu thương, lòng vị tha, tôn sư trọng đạo, tinh thần hiếu học,…

Cách thức hình thành kỹ năng sống

Kỹ năng sống có thể được hình thành do sự giáo dục của gia đình, nhà trường; từ hoạt động học hỏi từ những kênh tri thức như sách vở, truyền hình, mạng xã hội; từ chính những kinh nghiệm của bản thân hay từ người khác.

Tuy nhiên, dù được hình thành từ cách thức nào, kỹ năng sống cũng có mục tiêu duy nhất là giúp chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta tốt hơn.

Các quan điểm khoa học về kỹ năng sống

Có rất nhiều những quan điểm khoa học về kỹ năng sống. Tuy nhiên, ta có thể điểm qua một vài quan điểm phổ biến dưới đây:

Giao-duc-ky-nang-song
Có nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục kỹ năng sống.

Thứ nhất là quan điểm sống của các nhà giáo dục Thái Lan

Với các nhà giáo dục Thái Lan, kỹ năng sống được xem là một khả năng giúp con người ta đối mặt và xử lý các tình huống tốt hơn, từ đó xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.

Vậy, đâu là các kỹ năng sống quan trọng phổ biến được các nhà giáo dục Thái Lan quan tâm?

  1. Kỹ năng ra quyết định một cách đúng đắn;
  2. Kỹ năng sáng tạo;
  3. Kỹ năng giải quyết xung đột;
  4. Kỹ năng phân tích và đánh giá tình hình;
  5. Kỹ năng giao tiếp;
  6. Kỹ năng quan hệ liên nhân cách;
  7. Kỹ năng làm chủ cảm xúc;
  8. Kỹ năng làm chủ được cú sốc;
  9. Kỹ năng đồng cảm;
  10. Kỹ năng thực hành

Việc chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ trong quan điểm giáo dục của người Thái Lan đã tạo nên những thế hệ mạnh mẽ, tự làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời. Sự kiện đội bóng đá nhí Thái Lan được giải cứu thành công khỏi hang Tham Luang là một dẫn chứng nổi bật cho sự hiệu quả trong tư duy rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ.

Trong sự việc này, điều đáng chú ý nhất là thái độ của các em đội tuyển bóng đá nhí Thái Lan đối mặt với nguy hiểm đã làm cả thế giới ngưỡng mộ. 9 ngày là khoảng thời gian khá dài vì các em bị mắc kẹt trong hang ngập nước và cứu hộ thì phải chạy đua với thời gian.

Thay vì hoảng loạn, những đứa trẻ này bình tĩnh xử lý tình huống, chờ đợi sự cứu trợ. Đó chỉ có thể là thái độ của những đứa trẻ được trang bị tốt kỹ năng sống, cụ thể là kỹ năng sinh tồn.

Thứ hai là quan điểm sống của WTO:

“Là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày. Với mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề, tình huống của cuộc sống.”

Vậy, kỹ năng sống bên cạnh nhận thức thì còn là cách áp dụng những kiến thức đó vào thực tế đem lại hiệu quả tốt nhất

Thứ ba, quan điểm của Unesco:

Là năng lực tham gia cuộc sống và thực hiện đầy đủ chức năng. Kỹ năng sống thể hiện không chỉ ở kỹ năng mà còn ở năng lực. Theo Unesco, học để biết, học để làm, học để là chính mình và học để cùng chung sống. Quan điểm này nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của học tập và trải nghiệm.

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống

Càng ngày, bên cạnh kiến thức, kỹ năng sống càng được các bậc phụ huynh chú trọng phát triển cho con cái. Bởi lẽ, có kỹ năng sống tốt sẽ rất giúp ích cho công việc và cuộc sống của chúng sau này. Cụ thể:

Giao-duc-ky-nang-song
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có ý nghĩa to lớn với cả cá nhân và toàn xã hội.
  • Trước tiên, kỹ năng sống giúp những kiến thức chúng ta biết, những ý tưởng suy nghĩ trong đầu chuyển hóa thành hành động một cách trơn tru và hiệu quả.

Đối với trẻ con, việc học tập và làm bài kiểm tra là vô cùng cần thiết. Vậy, khi có kỹ năng kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh xử lý vấn đề, các em có thể thể hiện khả năng một cách tốt nhất trong bài thi và giảm thiểu tối đa tình huống học tài thi phận.

Lớn hơn, nếu ai đó có ý định kinh doanh mặt hàng sách vở. Nếu có kiến thức và nguồn hàng, nhưng thiếu đi khả năng giải quyết vấn đề khi có vấn đề phát sinh, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp với khách hàng và đối tác thì sự thành công của ý tưởng là điều khó có.

  • Thứ hai, kỹ năng sống giúp mọi vấn đề trong công việc và cuộc sống diễn ra trơn tru hơn. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống

Ta không thể tránh khỏi những phát sinh xung đột hay khó khăn đến từ phía ngoài như mâu thuẫn với đồng nghiệp, quá nhiều việc phải xử lý một lúc hay gặp vấn đề khó khăn không thể giải quyết. Khi đó, kỹ năng làm chủ cảm xúc, phân tích giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp tìm kiếm sự giúp đỡ,…sẽ là những ly năng tiên quyết hỗ trợ cho công việc trơn tru hơn, tinh thần thoải mái và cuộc sống tích cực hơn.

  • Thứ ba, kỹ năng sống giúp ích cho một xã hội tích cực hơn.

Một trong những nguyên nhân chính của những tệ nạn xã hội là do con người thiếu kỹ năng sống, điển hình là kỹ năng xử lý vấn đề, đối mặt khủng hoảng, quản lý cảm xúc,…dẫn tới những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, sai trái, xa ngã. Kết cục, họ làm những việc trái pháp luật, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng xã hội. 

Xem thêm: Trí thông minh là gì?

21 nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Dựa trên thực trạng giáo dục KNS ở Việt Nam cũng như những phân tích kinh nghiệm quốc tế những năm vừa qua, có thể đưa ra các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sau:

Giao-duc-ky-nang-song
21 nội dung quan trọng của kỹ năng sống là những kỹ năng gần gũi nhất, cần chú trọng rèn luyện trước tiên.

Kỹ năng tự nhận thức

  • Đây là kỹ năng tự cảm nhận về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc của bản thân. Tự nhận thức cũng giúp bạn hiểu về người khác và cách họ cảm nhận.
  • Tự nhận thức giúp bản thân hiểu được những gì mình đang cảm nhận và biết nên làm gì để có những hành động, quyết định, lựa chọn phù hợp nhất, hạn chế những sai lầm xảy ra.
  • Tự nhận thức là kỹ năng được rèn luyện qua quá trình trải nghiệm thực tế, đặc biệt là qua quá trình giao tiếp với người khác, vì đó là lúc ta tiếp thu những nhận xét từ phía ngoài đồng thời thúc đẩy não bộ phân tích, nhìn nhận bản thân.

Kỹ năng xác định giá trị

  • Kỹ năng xác định giá trị là kỹ năng tự nhận thức được những gì mình có, bao gồm vật chất, kỹ năng, kiến thức, khả năng. Mỗi người đều có hệ thống giá trị riêng và có thể thay đổi qua thời gian do môi trường, trải nghiệm, giáo dục tác động
  • Kỹ năng xác định giá trị giúp cho chúng ta nhận biết đúng bản thân, tin vào bản thân mình và có hướng giải quyết vấn đề đúng, đồng thời tôn trọng người khác vì mỗi người đều có những giá trị riêng.
  • Kỹ năng xác định giá trị sẽ được bồi đắp qua quá trình vừa học vừa trải nghiệm, qua những thứ mới mẻ xuất hiện trong cuộc sống, qua sự tự tìm hiểu về bản thân và trò chuyện với nó,…

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Giao-duc-ky-nang-song
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp ích cho quá tình xử lý vấn đề và đảm bảo sức khỏe tinh thần của chúng ta.
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là kỹ năng tự nhận biết được cảm xúc của bản thân, đồng thời hiểu sự ảnh hưởng của nó tới cuộc sống, từ đó chủ động có hướng tiết chế nó phù hợp
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cực kỳ giúp ích cho việc giải quyết vấn đề, giảm căng thẳng, dung hòa mối quan hệ và làm việc hiệu quả, tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
  • Kỹ năng này phải được trau dồi kết hợp với các kỹ năng khác như tự nhận thức bản thân, xác định giá trị, kỹ năng giao tiếp ứng xử,… Bên cạnh đó, kỹ năng này sẽ được trau dồi khi ta giữ suy nghĩ tích cực, tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề và giữ một cái nhìn tích cực vào thái độ của con người

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

  • Đây là kỹ năng bình tĩnh, ứng phó với các tình huống khó khăn, căng thẳng. Bằng cách duy trì suy nghĩ tích cực, tập thể dục, duy trì các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm giúp đỡ khi cần thiết,…chúng ta đang dần học cách đối phó với căng thẳng.
  • Biết cách ứng phó với căng thẳng giúp mỗi chúng ta xử lý vấn đề hiệu quả và nhẹ nhàng hơn, tránh được những ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần. Đồng thời, nó giúp chúng ta duy trì cuộc sống lành mạnh và các mối quan hệ tốt hơn, đưa ra các quyết định hợp lý hơn và tránh sai lầm không đáng có
  • Kỹ năng xử lý căng thẳng sẽ được rèn luyện qua quá trình học tập và trải nghiệm, qua sự nhìn nhận tích cực khi gặp khó khăn, áp lực,… Khi ta chủ động muốn cuộc sống tích cực hơn, kỹ năng này sẽ dần dần được trau dồi.

Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ

  • Đây là kỹ năng cần thiết khi gặp phải vấn đề khó khăn hoặc quá tải trong công việc, muốn nhận sự trợ giúp từ bên ngoài. Bằng cách nhận thức rõ tình huống; đánh giá đúng để biết cần tìm sự hỗ trợ nào, ở đâu và thái độ đúng khi tìm sự hỗ trợ sẽ mang tới kết quả tốt
  • Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ giúp cho quá trình xử lý công việc, giải quyết tình huống trơn tru hơn, giảm bớt những căng thẳng, tránh cảm giác bi quan, đơn độc và mang lại hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
  • Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ được trau dồi kết hợp với sự lắng nghe những ý kiến khác, khả năng phân tích vấn đề, thái độ khiêm tốn nhưng không nản chí nếu chưa tìm được sự giúp đỡ và đặc biệt là khả năng tự ra quyết định để có quyết định đúng đắn nhất.

Kỹ năng thể hiện sự tự tin

  • Kỹ năng thể hiện sự tự tin là niềm tin vào khả năng của bản thân, vào tương lai tích cực, chủ động được thể hiện qua phong thái, cách nói chuyện, các cư xử khi giao tiếp, ra quyết định, đảm nhận những trách nhiệm hay ứng xử tình huống,…
  • Kỹ năng này sẽ giúp chúng ta tin tưởng hơn vào bản thân, có được sự tín nhiệm của người khác và nắm bắt trọn vẹn hơn những cơ hội tới với mình, thậm chí tạo ra cơ hội.
  • Kỹ năng này giúp ta thể hiện rõ ràng hơn khả năng của bản thân, sắc màu cá nhân, giúp xã hội nhiều màu sắc hơn, giúp công việc hiệu quả hơn vì mỗi mảng đều được giao cho đúng người có thế mạnh và đảm bảo hoàn thành tốt nhất. 

Kỹ năng giao tiếp

  • Đây là kỹ năng bao gồm: việc thể hiện quan điểm, ý tưởng; bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và tìm kiếm sự giúp đỡ dưới dạng ngôn từ nói hoặc viết, giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp với văn hoá, đạo đức. Bên cạnh đó, việc lắng nghe, tôn trọng và tiếp thu những điều trên từ người khác dưới một thái độ lắng nghe, cởi mở cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp.
  • Kỹ năng này giúp quá trình làm việc hiệu quả hơn, cuộc sống thuận lợi hơn vì nó giúp ích cho việc thương lượng, bàn bạc, bày tỏ sự cảm thông, giải quyết mâu thuẫn, xử lý vấn đề, kiểm soát cảm xúc, tìm kiếm sự giúp đỡ,…
  • Để nâng cao kỹ năng giao tiếp, mỗi người cần tự tin thể hiện những gì muốn nói, đồng thời tôn trọng người cùng giao tiếp dưới một tư duy cởi mở. Kỹ năng này sẽ được trau dồi qua thời gian với các tình huống thực tế với một thái độ cầu thị.

Kỹ năng lắng nghe tích cực

Giao-duc-ky-nang-song
Lắng nghe giúp hiểu người, hiểu tình huống để có cách xử trí hiệu quả nhất.
  • Kỹ năng lắng nghe tích cực là kỹ năng bình tĩnh lắng nghe, tôn trọng và tiếp thu ý kiến, quan điểm, cảm xúc của người khác mà không phán xét. Quá trình lắng nghe không chỉ cần thể hiện sự tập trung mà còn thể hiện sự quan tâm thật sự qua lời nói, cách cư xử và ngôn ngữ hình thể.
  • Kỹ năng lắng nghe này giúp mỗi người cảm thấy được tôn trọng, giúp quá trình giải quyết mâu thuẫn; bày tỏ nguyện vọng, cảm xúc và bàn bạc thương lượng hiệu quả hơn
  • Để rèn luyện kỹ năng lắng nghe tích cực, mỗi người cần chuẩn bị một tâm thế tốt; lắng nghe, thấu hiểu; cho rằng tâm tư nguyện vọng, ý tưởng của người khác cũng quan trọng như của mình để luôn tôn trọng sự khác biệt và không vội vã phản ứng.

Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

  • Kỹ năng này được thể hiện qua sự quan tâm tới người khác, đặt bản thân vào hoàn cảnh của người khác để lắng nghe, thấu hiểu dù cho có sự khác biệt. Từ đó, người nói bày tỏ sự đồng cảm dưới dạng hành động, ngôn ngữ cơ thể hoặc ngôn ngữ tới đối phương.
  • Kỹ năng này thuần thục sẽ giúp ích cho việc xây dựng những mối quan hệ tích cực, chủ động; tạo một công đồng tích cực và góp phần nhận lại sự quan tâm, cảm thông khi cần thiết.
  • Để rèn luyện kỹ năng thể hiện sự cảm thông, việc luôn lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người khác dưới một cái nhìn bao dung sẽ giúp ích rất nhiều. Bên cạnh đó, trải nghiệm nhiều hơn, quan sát, đúc rút nhiều hơn và đọc sách nhiều hơn sẽ giúp ta sống những khoảnh khắc gần với tình huống của người ta nhất, tạo tiền đề cho sự thấu hiểu và chia sẻ.

Kỹ năng thương lượng

  • Kỹ năng thương lượng là kỹ năng bày tỏ những quan điểm, ý tưởng, nhu cầu của bản thân với người khác; đồng thời lắng nghe họ để đi tới một kết luận thống nhất; đáp ứng tối đa nhu cầu của hai bên.
  • Kỹ năng thương lượng giúp ích cho quá trình đàm phán. ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn, đưa ý tưởng,…
  • Khi muốn trau dồi kỹ năng này, việc lắng nghe, giữ thái độ bình tĩnh, phân tích vấn đề kỹ càng là điều thiết yếu.

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

  • Đây là kỹ năng xử lý vấn đề phát sinh giữa các bên, mục đích tạo ra một kết quả chung có lợi cho các bên, tạo sự thoải mái, tin tưởng, thiện chí với nhau.
  • Kỹ năng này giúp giải quyết các vấn đề phát sinh do mâu thuẫn, đẩy nhanh và hiệu quả công việc, giúp cuộc sống nhẹ nhàng và gìn giữ mối quan hệ.
  • Để giải quyết mâu thuẫn, điều cần làm là giữ thái độ bình tĩnh phân tích vấn đề, lắng nghe tích cực, thể hiện sự đồng cảm, bày tỏ góc nhìn cá nhân và đi đến một kết luận cuối cùng (kỹ năng ra quyết định).

Kỹ năng hợp tác

Giao-duc-ky-nang-song
Hợp tác là kỹ năng tạo dựng mối quan hệ, cùng hỗ trợ và tiến tới một mục đích chung
  • Đây là kỹ năng kết hợp với người khác làm việc, hoàn thành mục tiêu chung. Những bên hợp tác cần có trách nhiệm với công việc chung, nhìn rõ cách thức và mục tiêu hợp tác để có thể hoàn thiện phần việc của mình và hỗ trợ đối phương nếu cần thiết để tạo kết quả tốt nhất.
  • Kỹ năng này giúp công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tránh quá tải và tạo mối quan hệ tốt đẹp. Trong một số trường hợp, kỹ năng hợp tác giúp giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và đem lại một cuộc sống tích cực hơn.
  • Kỹ năng được trau dồi qua quá trình giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ thế mạnh của bản thân và của người khác sẽ giúp ta tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác tại đúng nơi, đúng người.

Kỹ năng tư duy phê phán

  • Đây là quá trình vận dụng trí tuệ vào việc nhận biết, tổng hợp, phân tích, đánh giá, đưa kết luận về vấn đề. Kết quả của quá trình là phân biệt được đúng – sai, phải – trái, nên – không nên làm để có cách xử trí phù hợp.
  • Kỹ năng này được trau dồi dựa trên sự tự tin tưởng vào bản thân và lắng nghe tích cực từ người khác. Để có kỹ năng tư duy phê phán tốt, kiến thức là điều bắt buộc phải có, bên cạnh đó rèn luyện việc nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc nhìn tạo sự khách quan để có một tư duy phê phán tốt.

Kỹ năng tư duy sáng tạo

  • Đây là kỹ năng dùng sự sáng tạo để tạo ra cái mới trong việc giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, đem lại hiệu quả tích cực hơn. Thay vì đi theo lối mòn, công thức chung, việc sáng tạo linh hoạt sẽ giúp ích rất nhiều.
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo giúp việc giải quyết vấn đề chủ động, tích cực, hiệu quả hơn. Để có được kỹ năng này, việc tư duy độc lập và có cái nhìn đa chiều, luôn cầu tiến để làm tốt hơn là điều cần thiết.

Kỹ năng ra quyết định

Giao-duc-ky-nang-song
Kỹ năng ra quyết định giúp chúng ta chịu trách nhiệm cho lựa chọn của mình, đồng thời hạn chế khả năng dựa theo cái nhìn của người khác.
  • Đây là kỹ năng giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra lựa chọn trước một tình huống được đặt ra. Kỹ năng đưa quyết định cần sự cân nhắc kỹ càng, thấu đáo vấn đề, sự bình tĩnh và sự quyết đoán, tin vào bản thân.
  • Kỹ năng này vô cùng hữu ích trong công việc và của sống. Mỗi người có những trải nghiệm, môi trường và cách nhìn khác nhau, dẫn tới những hướng giải quyết khác nhau. Việc quan trọng là đưa ra quyết định phù hợp nhất với tình huống của bản thân dựa trên sự tư vấn của những người xung quanh.
  • Để có được một quyết định tốt, ta cần cân nhắc nhìn rõ và phân tích vấn đề, đưa ra các hướng giải quyết và kết quả của mỗi hướng, cân nhắc cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với từng hướng đi và so sánh đưa ra quyết định cho mình.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

  • Đây là kỹ năng đưa ra cách thức giải quyết và thực hiện đúng như lựa chọn ban đầu trước một vấn đề nào đó. Để giải quyết được vấn đề một cách hiệu quả, khả năng phân tích vấn đề, tìm kiếm thông tin, lựa chọn là điều bắt buộc có. Bên cạnh đó, việc cân bằng cảm xúc cũng vô cùng quan trọng.
  • Bởi vì cuộc sống luôn có những vấn đề phát sinh cần giải quyết nên khi kỹ năng này tốt, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng và bớt áp lực đi rất nhiều. Kỹ năng giải quyết vấn đề được học qua kinh nghiệm của mình, của người và khi quan sát cách cư xử, hành động của những người xung quanh.

Kỹ năng kiên định

  • Kỹ năng kiên định là kỹ năng tự nhận thức những tư tưởng, quan điểm và hành động một cách kiên định theo những tư tưởng, quan điểm của bản thân, không dễ dàng bị tác động của người khác.
  • Khác với hiếu thắng hay bảo thủ, kiên định là tự tin vào bản thân mình, yêu thương và lắng nghe những nhu cầu, quan điểm của bản thân. Bên cạnh đó, kiên định cần dung hòa quan điểm, mong muốn của bản thân với những yếu tố này đến từ người khác.
  • Khả năng kiên định giúp ta bảo vệ được quan điểm, nhu cầu của bản thân dựa trên sự tôn trọng quan điểm, nhu cầu của người khác. Điều này giúp cuộc sống hạnh phúc hơn.

Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm

  • Đây là kỹ năng chủ động nhận trách nhiệm, chia sẻ công việc, tự tin gánh vác cùng các thành viên khác trong công việc. Kỹ năng này tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng tính đoàn kết.
  • Để có khả năng này, ta cần ý thức rõ ràng vai trò của bản thân trong công việc, tránh tâm lý ỷ lại và luôn lấy sự hoàn thành và chất lượng công việc làm niềm vui và động lực cố gắng.

Kỹ năng đặt mục tiêu

  • Với mỗi việc cần làm, việc lên kế hoạch đặt mục tiêu giúp việc từng bước hoàn thành nó có lộ trình và dễ dàng đạt hiệu quả hơn. Luôn nhìn về mục tiêu cũng là một trong những cách tạo động lực mạnh mẽ.
  • Để có kỹ năng đặt mục tiêu, ta cần xác định nguyên nhân muốn làm việc này, đích đến cuối cùng, cân nhắc khả năng của bản thân, điều kiện xung quanh và xây dựng cho mình một lộ trình cụ thể.

Kỹ năng quản lý thời gian

  • Đây là kỹ năng con người sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung, tranh thủ giải quyết những công việc quan trọng tại một khoảng thời gian nhất định để tạo được hiệu suất tốt nhất. 
  • Kỹ năng này giúp con người hạn chế áp lực, căng thẳng và hoàn thành công việc tốt hơn. Nó rất hữu ích trong quá trình đưa quyết định, giải quyết vấn đề.

Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin

  • Trong thời đại lượng thông tin chúng ta tiếp thu mỗi ngày khổng lồ như hiện nay, việc tiếp thu có chọn lọc và xử lý lượng thông tin đó để đưa ra quyết định hiệu quả là cần thiết. Thông tin cần khách quan, cập nhật và chân thực. 
  • Để có thông tin cần tìm kiếm, ta cần xác định đúng từ khóa cần tìm, khoanh nhỏ chủ đề tìm kiếm, xác định nơi tìm kiếm thông tin hiệu quả, tiến hành tổng hợp phân tích, đánh giá và kết hợp thông tin để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. 

Ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống 

Giao-duc-ky-nang-song
Việc giáo dục kỹ năng sống phải được ưu tiên chú trọng.

Việc giáo dục kỹ năng sống giúp chúng ta trang bị những năng, giúp cho công việc hiệu quả, các mối quan hệ tốt đẹp và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Không có kỹ năng sống, ta dễ lúng túng khi gặp vấn đề, không cân bằng được cảm xúc, gặp vấn đề trong các mối quan hệ và trở nên bi quan, không tận hưởng được cuộc sống.

Suy cho cùng, kỹ năng sống phục vụ cho mục đích hướng tới một cuộc sống vui vẻ, tích cực hơn với mỗi cá nhân, tạo tiền đề xây dựng một nền văn hóa tích cực, một xã hội tiến bộ. Vậy, giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, học sinh là lứa tuổi cần chú trọng nhất rèn luyện mảng này vì các em còn non nớt, ngây thơ như những tờ giấy trắng. 

Nguyên tắc cần biết khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Giao-duc-ky-nang-song
Nguyên tắc khi giáo dục kỹ năng sống cần lưu tâm

Việc giáo dục học sinh luôn đi đôi với sự cẩn trọng vì đó là hành động vẽ những nét mực đầu tiên lên một trang giấy trắng. Do đó, ta cần cân nhắc các nguyên tắc sau đây:

  • Thứ nhất, không quá cưng chiều trẻ. Việc để học sinh tự do trải nghiệm, có vấp váp, thất bại là cách giúp chúng học hỏi được nhiều hơn những kỹ năng mềm
  • Thứ hai, không can thiệp nhiều vào không gian riêng. Không gian riêng là nơi các em tự do thể hiện cá tính riêng mà không sợ bị đánh giá hay trách mắng. Để trẻ có không gian riêng là khuyến khích sự tự phát triển.
  • Thứ ba, tránh kỷ luật quá hà khắc. Suy cho cùng, những kỹ năng sống cần thiết nhưng cũng nên đến một cách tự nhiên dưới sự hỗ trợ và tạo điều kiện của gia đình và nhà trường. Nếu hà khắc bắt ép, thậm chí dọa nạt, trách phạt, các em sẽ mang tâm lý lo sợ và không thể rèn luyện, tiếp thu được kỹ năng. 
  • Thứ tư, hãy tôn trọng các em. Mỗi bạn đều là một cá thể độc lập. Tôn trọng các suy nghĩ, hướng giải quyết vấn đề góp phần tạo nên những đứa trẻ độc lập, tư tin, khẳng định mình.
  • Thứ năm, xây dựng hành động đúng đắn ở bản thân. Bởi lẽ các em còn nhỏ, gia đình hay thầy cô là những tấm gương gần gũi nhất cho các em nhìn vào và học hỏi. Nếu lý thuyết, sự trải nghiệm của các em đi kèm việc quan sát học hỏi được những tấm gương sáng sẽ thật tuyệt vời cho quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng sống.

Trên đây là những kiến thức xoay quanh chủ đề kỹ năng sống. Đây là một mảng giáo dục quan trọng, thực tế và ngày càng chiếm được sự quan tâm của gia đình và nhà trường. Hi vọng bạn đã trang bị được những kiến thức cơ bản và hiểu được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 

Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? 10 kỹ năng mềm quan trọng giúp thành công

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử