12 cách đọc sách nhanh, dễ nhớ, hiểu lâu

Sách là nguồn kiến thức vô hạn mà không ai có thể phủ nhận được về những hiệu quả mà sách mang lại. Nhưng không phải ai cũng biết cách để đọc nhanh, nhớ lâu mà vẫn đem lại những hiệu quả như mong muốn, giúp bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức vô cùng bổ ích. Bài viết dưới đây, Truonghoc247 sẽ gợi ý cho bạn các cách đọc sách nhanh, dễ nhớ, hiểu lâu để áp dụng trong thực tế nhé!

Tại sao cần phải đọc sách nhanh?

Việc đọc sách mỗi ngày đem lại cho bạn rất nhiều những lợi ích cả về nhận thức lẫn tư tưởng. Hơn hết, khi bạn rèn luyện được kỹ năng đọc sách nhanh thì sẽ vừa tiết kiệm được thời gian lại vẫn hiểu sâu kiến thức, bởi những hiệu quả mà sách mang lại:

  • Giúp não bộ hoạt động tốt, cải thiện trí nhớ: Đọc nhanh chính là một phương pháp bạn rèn luyện cho não bộ hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Khi tiếp nhận nguồn thông tin, các dây thần kinh sẽ thay nhau hoạt động liên tục từ đó kích thích não bộ phát triển để liên kết các nguồn thông tin lại với nhau. Tốc độ đọc càng cải thiện, não bộ bạn sẽ càng ghi nhớ hiệu quả hơn.
  • Tăng độ tập trung khi đọc: Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, để có thể đọc nội dung một cách nhanh và trôi chảy thì bạn cần phải tập trung ở mức cao nhất để tránh bị nhầm lẫn giữa các dòng chữ với nhau. Lâu dần thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng tập trung và hoàn thiện các công việc tốt hơn.
  • Tăng sự tự tin: Việc đọc nhanh sẽ giúp bạn mau chóng tích luỹ được nhiều kiến thức để áp dụng vào trong thực tế hơn. Bạn càng am hiểu bao nhiêu thì càng cảm thấy tự tin bấy nhiêu về lượng kiến thức mà mình đã học được.
  • Cải thiện tư duy logic: Trong quá trình đọc sách, bạn phải vận dụng rất nhiều kỹ năng cần thiết thì mới có thể vừa đọc nhanh lại vừa nắm được hết những nội dung trong sách. Quá trình tư duy logic rất quan trọng, nó giúp bạn liên kết các sự việc nội dung với nhau thành một chuỗi từ đầu đến cuối để dù cho bạn đọc nhanh thì cũng sẽ không bỏ lỡ bất kỳ phần nào.
  • Tăng hiệu quả làm việc trong những công việc khác: Khi bạn đã có thể áp dụng phương pháp đọc sách nhanh một cách thành thạo thì bạn cũng có thể áp dụng trong học tập và công việc của bản thân. Các kỹ năng đọc và phân tích được nội dung chính, nắm bắt đâu là những điều quan trọng mà bạn cần học, bạn đều có thể áp dụng trong thực tế để tăng năng suất công việc của mình.
lua-chon-phuong-phap-doc-sach-nhanh
Tìm kiếm phương pháp đọc sách nhanh để tăng hiệu quả tiếp thu kiến thức

Tại sao tôi không thể đọc sách nhanh?

Không phải ai cũng có thể rèn luyện được kỹ năng đọc sách nhanh, mọi người sẽ thường bị cản trở rất nhiều bởi những yếu tố môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến quá trình đọc sách. Cụ thể là:

  • Mất tập trung: Môi trường xung quanh quá nhiều tiếng ồn hoặc bạn bị ảnh hưởng bởi điện thoại, bạn bè, gây nên tình trạng mất tập trung trong quá trình đọc sách, làm giảm thiểu lượng kiến thức mà bạn sẽ tiếp thu được. Trong thời gian đọc, bạn nên hạn chế sự ảnh hưởng từ bên ngoài, chọn một không gian thật yên tĩnh, tắt các thiết bị điện tử xung quanh để tránh làm phân tâm sự chú ý của bạn.
  • Làm nhiều việc cùng một lúc: Có nhiều bạn thường có thói quen đeo tai nghe hoặc làm một số công viêc cùng lúc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đọc sách của bạn. Bạn sẽ không thể tập trung vào một việc nhất định nên kết quả đem lại sẽ không cao.
  • Lựa chọn sách không hứng thú: Khi bạn đọc một cuốn sách mình không thích giống như việc bạn đang bị ép buộc vậy và bạn sẽ không thể nào làm tốt được công việc của mình. Hãy tự tạo hứng thú cho bản thân bằng cách chọn một cuốn sách phù hợp để đọc để nâng cao hiệu quả mang lại.
lua-chon-phuong-phap-doc-sach-nhanh
Trẻ em thường dễ bị mất tập trung trong quá trình đọc sách

Xem thêm: Đọc sách là gì? 10 lợi ích của việc duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày

12 cách đọc sách nhanh, dễ nhớ, hiểu lâu

1. Xác định mục đích đọc sách

Đây là công việc đầu tiên và bắt đầu khi bạn bắt đầu muốn đọc sách, bạn cần xác định được mục đích khi đọc là gì? Bạn sẽ thu được hiệu quả như thế nào khi đọc sách? Đó chính là những câu hỏi bạn cần đặt ra về mục đích của mình. Sau khi xác định được mục đích là trau dồi thêm vốn kiến thức, phục vụ cho quá trình học tập và làm việc tốt hơn thì bạn sẽ thực hành để làm sao đạt được đến điều mà mình mong muốn. Kiến thức là vô tận nên bạn cần rèn luyện mỗi ngày để học hỏi, tiếp thu được thêm nhiều điều mới mẻ hơn nữa.

2. Lựa chọn một cuốn sách phù hợp

Việc lựa chọn một cuốn sách phù hợp là một yếu tố quyết định trực tiếp đến việc bạn sẽ đọc cuốn sách đó như thế nào. Tất nhiên khi được làm điều mình thích bạn sẽ cảm thấy hứng thú và quyết tâm hơn là cảm giác chán nản khi phải đọc một cuốn sách mà mình không mong muốn.

Trước khi lựa chọn, bạn cần biết bản thân mình thích về thể loại sách như thế nào để đưa ra những gợi ý tốt nhất tránh làm lãng phí thời gian với một cuốn sách không gây hứng thú và sẽ chẳng đọng lại gì trong đầu bạn.

lua-chon-cuon-sach-phu-hop
Lựa chọn cho bản thân một cuốn sách phù hơp nhất

3. Xem phần review về sách

Đây là một phép thử rất tốt khi bạn bắt đầu lựa chọn một cuốn sách về đọc, đó chính là xem phần review của sách trên các nền tảng trực tuyến. Bạn sẽ có được cái nhìn khách quan từ nhiều đọc giả để khẳng định được đây có phải là thể loại mà mình mong muốn hay không? Một cuốn sách hay sẽ chạm được đến với nhiều người nên bạn cứ cố gắng dành một chút thời gian để nghiên cứu về những người đọc trước để đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!

4. Đọc phần mục lục trước khi đọc

Thường khi bắt đầu đọc sách, các bạn sẽ tập trung luôn đến nội dung và bắt đầu đọc luôn, tuy nhiên bạn nên dành ra khoảng 2-3 phút để nghiên cứu về phần mục lục của sách. Bạn sẽ nắm được bố cục mà mình cần đọc, chia ra thành những phần nhỏ để đọc trong những ngày khác nhau mà không làm ảnh hưởng nhiều đến sự gián đoạn nội dung. Điều này sẽ hiệu quả hơn việc các bạn cứ thế bắt đầu đọc và khi mệt sẽ nghỉ tự do giữa chừng, đến hôm sau bạn sẽ cảm thấy vô cùng rời rạc về nội dung, khó liên kết lại với những gì bạn đã đọc.

5. Lựa chọn từ khoá khi đọc

Từ khoá là những từ có nội dung chính bao hàm ý nghĩa của cả câu hay cả đoạn nhỏ, vì vậy nên nếu bạn biết cách để lựa chọn từ khoá đúng thì có thể ghi nhớ được nhiều những nội dung ở trong bài. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm được thời gian lại vừa có thể nắm chắc các kiến thức mình đã đọc được. Khi bạn nắm được toàn bộ ý chính trong bài, bạn sẽ dễ dàng trong việc tóm tắt lại nội dung hoặc cũng có thể giới thiệu qua để bạn bè cùng đọc nếu đó là môt cuốn sách hay.

6. Tập trung tuyệt đối trong quá trình đọc sách

Tập trung là một điều hiển nhiên khi bạn cần làm hoặc giải quyết một công việc nào đó và đọc sách cũng vậy. Khi đọc sách bạn nên bỏ xa chiếc điện thoại của mình, tắt hết chuông báo và không còn suy nghĩ về nó để tập trung toàn bộ vào việc đọc sách. Hiệu quả đem lại chắc hẳn sẽ cao hơn việc bạn vừa đọc sách lại vừa làm thêm các công việc khác. Như vậy sẽ chẳng có công việc nào được hoàn thiện cả, tất cả đều không đạt được yêu cầu mong muốn.

lua-chon-phuong-phap-doc-sach-nhanh
Tâp trung trong quá trình đọc để tăng tốc độ đọc nhanh và hiệu quả hơn

7. Mở rộng mắt để tăng tốc độ đọc

Mắt là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả đọc nhanh trong quá trình bạn đọc sách. Nếu bạn đang mỏi mắt hoặc mở mắt quá bé thì sẽ không thể tăng tốc trong việc dò chữ được. Theo một nghiên cứu thì trung bình một tích tắc thôi, mắt bạn cũng có thể đọc được từ 3-5 chữ. Vậy bạn nên chăm sóc đôi mắt của mình kỹ càng hơn một chút, trong quá trình đọc cố gắng giãn nở để tăng tốc độ đọc, nếu mắt của bạn bị mỏi có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc hãy nghĩ ngơi, tránh để mắt làm việc quá sức sẽ không đem lại hiệu quả tốt mà còn làm lãng phí thời gian của bạn.

8. Tóm tắt lại nội dung sau các đoạn đọc

Trong quá trình đọc sách, bạn nên chia nhỏ các nội dung khi đọc, như vậy đảm bảo được việc đọc đến đâu bạn sẽ đều hiểu nội dung đến đó. Thao tác sau khi đọc xong từng đoạn đó chính là bạn cần hình dung và tóm tắt lại những gì mình đã vừa đọc. Cách này không những giúp bạn dễ dàng ghi nhớ lại những nội dung vừa đọc xong, lại có thể cho bạn khoảng một phút để nghỉ ngơi sau khi phải hoạt động các dây thần kinh liên tục. Bạn sẽ không bị dồn dập quá nhiều nội dung cùng một lúc và những kiến thức đó thì đều được bạn tóm tắt hết trong đầu.

9. Hạn chế đọc lại

Đôi khi bạn sẽ thường lật lại trang trước vì không nhớ nội dung trước đó mình đọc là gì, hoặc nhìn dòng ở trên vì không hiểu nội dung của dòng dưới . Đây là một điều vô cùng hạn chế khi bạn muốn đọc nhanh nội dung của sách. Việc đọc nhanh không đồng nghĩa là bạn lướt qua nội dung một cách hời hợt, bạn phải rèn luyện kỹ năng vừa có thể đọc sách nhanh lại vừa hiểu hết nội dung một cách cụ thể chứ không phải qua loa. Hạn chế việc đọc lại sẽ giúp nội dung bạn đọc chạy một mạch từ đầu đến cuối mà không bị ngắt quãng.

tap-trung-hon-khi-doc-sach
Hạn chế đọc lại các nội dung sách để không làm giảm hiệu quả thu được

10. Không nên đọc thầm

Đọc thầm là một thói quen của rất nhiều người khi đọc bất kỳ một tài liệu nào đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Trong khi đọc thầm bạn lại bắt não làm thêm một nhiệm vụ là chạy các dòng chữ trong đầu và sau đó là đến tai sẽ phải nghe các âm thanh được hình dung trong não bộ. Điều này sẽ làm giảm tốc độ đọc khiến bạn không thể nào đọc nhanh được mà phải chạy theo từng con chữ. Chúng ta nên thay thế đọc thầm bằng phương pháp đọc bằng mắt vừa cải thiện được tốc độc đọc, lại vừa nâng cao chất lượng trong việc tiếp thu kiến thức.

11. Đọc theo nhịp độ tay

Với phương pháp này bạn cần thêm dụng cụ là bút, thước kẻ hoặc sử dụng chính ngón tay của bạn. Bạn sẽ dùng tay để dẫn dắt nhịp đọc và căn chỉnh tốc độ đọc của mắt sao cho di chuyển phù hợp với đường tay các bạn đang chỉ trên các dòng chữ. Với kỹ thuật này bạn sẽ hạn chế luôn được thói quen đọc thầm của bản thân, lại vừa có thể cải thiện tốc độ đọc nhanh khi bạn kết hợp nhuần nhuyễn giữa tay và mắt trong quá trình đọc.

12. Lựa chọn thời gian, không gian phù hợp

Các yếu tố bên ngoài cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp bạn có thể đọc sách nhanh và hiệu quả hơn. Bạn nên lựa chọn một không gian yên tĩnh, phù hợp, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của tiếng ồn để tránh làm gián đoạn sự tập trung. Lựa chọn thời gian trong ngày thật hợp lý, không nên chọn thời gian bản thân quá mệt mỏi để đọc sách như vậy sẽ gây nên tác dụng ngược và không thu lại kết quả tốt. Trước khi ngủ chính là thời điểm khá phù hợp để bạn nghiên cứu sách, do khi đó não bộ đã được nghỉ ngơi và không phải vận động quá nhiều, giúp tăng khả năng ghi nhớ và đọc sách một cách nhanh và logic hơn.

lua-chon-phuong-phap-doc-sach-nhanh
Đọc sách trước khi ngủ giúp trẻ tăng cường trí nhớ của não bộ

Đọc sách mang lại cho chúng ta rất nhiều những kiến thức bổ ích và áp dụng được trong thực tế. Hy vọng với bài viết trên, Truonghoc247 đã giúp bạn lựa chọn cho mình những phương pháp đọc sách nhanh phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng cá nhân. Mong rằng các bạn có thể áp dụng và đạt được hiệu quả như mong muốn nhé!

Xem thêm: Bật mí 13 phương pháp đọc sách hiệu quả giúp hiểu nhanh, nhớ lâu

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử