19 cách rèn luyện trí nhớ khoa học, hiệu quả

Hầu hết vấn đề liên quan đến trí nhớ là do ảnh hưởng của tuổi tác hoặc stress làm thay đổi cấu trúc, chức năng của não bộ. Những thay đổi đó có thể làm chậm quá trình nhận thức của con người và gây khó khăn trong việc sàng lọc những yếu tố gây xao nhãng. Dưới đây là một số gợi ý tuyệt vời cho mọi người về cách rèn luyện trí nhớ để tăng khả năng ghi nhận thông tin mới và cải thiện trí nhớ. Hãy cùng nhau theo dõi nhé.

ren-luyen-tri-nho
Rèn luyện trí nhớ sao cho hiệu quả nhất?

Trí nhớ là gì? Có thể cải thiện trí nhớ không?

Trí nhớ là khả năng lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể con người. Quá trình này được thực hiện bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện lại những điều đã trải qua. Các hình ảnh được tạo ra bởi trí nhớ được người ta gọi là biểu tượng. Đó là hình ảnh được lưu lại trong trí óc khi không còn sự tác động trực tiếp của chúng lên giác quan của con người. 

Trí nhớ hoàn toàn khác với cảm giác và tri giác bởi cảm giác và tri giác chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan. Còn trí nhớ phản ánh sự vật, hiện tượng khi chúng không còn tác động trực tiếp vào giác quan của con người.

Biểu tượng của trí nhớ là kết quả của sự tái tạo và khái quát hóa các hình ảnh của cảm giác và tri giác trước đây. Không có cảm giác và tri giác thì sẽ không có biểu tượng. Chính vì thế, những người bị mù bẩm sinh thì trong não bộ của họ sẽ không xuất hiện bất cứ biểu tượng nào về màu sắc và những người bị điếc bẩm sinh sẽ không có biểu tượng về âm thanh.

tri-nho-la-gi
Trí nhớ được hiểu là gì?

Biểu tượng của trí nhớ có sự khác biệt so với hình ảnh của cảm giác và tri giác ở đặc điểm biểu tượng của trí nhớ sẽ phản ánh được sự vật, hiện tượng. Do đó, các biểu tượng của trí nhớ có thể vừa mang tính trực quan lại vừa mang tính khái quát.

Mặc dù vậy, so với biểu tượng của trí tưởng tượng thì biểu tượng của trí nhớ sẽ không thể khái quát bằng. Ngoài ra, nếu biểu tượng của trí tưởng tượng mang tính sáng tạo, thì biểu tượng của trí nhớ sẽ mang tính tái tạo những gì đã trải qua.

Vậy con người có thể cải thiện được trí nhớ hay không? Câu trả lời là có. Trí nhớ được tạo ra bởi sự hình thành những đường liên kết thần kinh tạm thời. Các phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ. 

Sự củng cố, bảo vệ các đường liên kết thần kinh tạm thời đã được thành lập trước đó được coi là là cơ sở của quá trình giữ gìn và tái hiện trí nhớ. Các quá trình đó đã gắn chặt giúp con người có thể ghi nhớ được những hình ảnh tâm lý. Do đó, con người tập luyện ghi nhớ thường xuyên sẽ có thể tạo thành thói quen và nâng cao khả năng ghi nhớ của mình.

19 cách rèn luyện trí nhớ khoa học, hiệu quả 

Rèn luyện não bộ

Sai lầm lớn nhất của nhiều người đó là cho rằng trí não không thể được rèn luyện. Con người lao động trí óc càng nhiều thì càng nâng cao khả năng xử lý và ghi nhớ thông tin. Mặc dù vậy, các bạn cần biết lựa chọn cho mình những hoạt động tập luyện trí não phù hợp nhất. Mọi người hãy làm quen với việc rèn luyện trí nhớ bằng cách phá vỡ những thói quen của mình cùng với đó là thiết lập lộ trình phát triển trí não mới.

ren-luyen-nao-bo
Rèn luyện não bộ

Hãy dạy cho não bộ những điều mới mẻ: Các bạn cần thay đổi và phát triển các hoạt động rèn luyện trí não thường xuyên. Đồng thời, những hoạt động ấy cần nằm ngoài vùng an toàn của mỗi người. Để rèn luyện trí não một cách hiệu quả, các bạn cần tiếp tục học hỏi và phát triển thêm nhiều kỹ năng mới.

Thách thức khả năng ghi nhớ: Mỗi chúng ta có thể tăng cường trí não tốt nhất thách thức bản thân trong trạng thái tập trung hoàn toàn. Nếu không đủ tập trung thì bạn sẽ cảm thấy bài tập rèn luyện kém hiệu quả. Chính vì vậy, để não bộ hoạt động và bị thách thức một cách liên tục mới được gọi là rèn luyện trí não. Ví dụ, học làm một bài toán mới sẽ được tính là thử thách mới còn làm một bài toán khó mà bạn đã thuộc lòng thì không.

Hình thành các kỹ năng mới: Các bạn có thể tiến hành tìm kiếm các hoạt động ở mức cho phép của bản thân. Hãy bắt đầu với các cấp độ dễ trước và thực hiện lặp đi lặp lại đến khi kỹ năng đó được cải thiện. Trước khi bắt đầu hình thành kỹ năng mới với cấp độ khó hơn thì bạn cần giữ cho tinh thần thoải mái để có thể giải quyết tốt nhất.

Tập trung chú ý 

tap-trung-chu-y
Tập trung chú ý

Tập trung chú ý cũng là một trong những cách rất hiệu quả để rèn luyện trí nhớ. Để các thông tin thu nhận được từ các giác quan chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn, thì mỗi người cần tích cực tập trung trong mọi trường hợp. Bạn có thể sắp xếp việc học ở một nơi không có sự phân tâm như tiếng ồn của người khác, tivi, âm nhạc và các trò chơi. 

Xem thêm: 17 cách tăng IQ hiệu quả nhất định phải biết

Không nhồi nhét quá nhiều 

Não bộ của con người có thể ghi nhớ thông tin tốt hơn nếu được hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên với những ai đang cố gắng dung nạp lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn hay còn gọi là nhồi nhét kiến thức thì điều này thực sự không hiệu quả. Chính vì thế, cần phải sắp xếp thời gian học tập và làm việc một cách hợp lý để tránh “nước đến chân mới nhảy”.

Sắp xếp các thông tin theo nhóm 

sap-xep-thong-tin-theo-nhom
Sắp xếp các thông tin theo nhóm

Những thông tin từ môi trường bên ngoài được não bộ tiếp nhận rồi được tổ chức theo các cụm liên quan. Do đó, mỗi chúng ta đều có thể tận dụng điều này để  sắp xếp lại các thông tin đang nghiên cứu và giúp chúng tạo thành cấu trúc trong não bộ của mình. Các bạn có thể thử tập hợp các khái niệm và thuật ngữ tương tự với nhau lại hoặc lập các sơ đồ tư duy hay viết tóm tắt bài đọc sách giáo khoa sẽ rất tốt cho việc ghi nhớ.

Sử dụng công cụ ghi nhớ 

Cuộc sống ngày càng phát triển thì này càng có nhiều công cụ giúp con người có thể tăng khả năng ghi nhớ. Một số công cụ thường được học sinh sử dụng để hỗ trợ cho việc ghi nhớ các thông tin bài giảng như: Bút nhớ, giấy nhớ, điện thoại, máy tính, flashcard,… 

Luyện trí nhớ bằng việc ghi lại thông tin quan trọng vào các công cụ hỗ trợ chính là cách để ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn. Bạn có thể ghi lại các thông tin cần ghi nhớ bằng thuật ngữ mà mình quen thuộc. Điều này sẽ giúp cho việc nâng cao khả năng trí nhớ trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp ghi nhớ tốt nhất mà bạn có thể sử dụng đó là kết hợp với hình ảnh, chi tiết hài hước hoặc điều mới lạ, thu hút.

Nhẩm lại chi tiết 

nham-lai-thong-tin
Nhẩm lại thông tin

Để trí não có thể ghi nhớ nhiều thông tin và chính xác hơn, các bạn cần tiến hành mã hóa thông tin vào bộ nhớ dài hạn. Một trong những kỹ thuật mã hóa hiệu quả nhất được mọi người áp dụng đó chính là nhẩm lại chi tiết. Ví dụ, khi bạn đọc một thuật ngữ mới bất kỳ, hãy cố gắng tập trung phân tích thuật ngữ đó, rồi đọc mô tả chi tiết hơn. Sau đó, hãy lặp lại quá trình này một vài lần thì việc nhớ lại thông tin sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Nhắc lại khái niệm 

Nhiều người cho rằng não bộ có khả năng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn so với từ ngữ. Tuy nhiên, việc nhắc lại khái niệm nhiều lần sẽ giúp bạn có thể hiểu sâu hơn nội dung. Đồng thời, bạn có thể liên kết khái niệm với hình ảnh để có thể ghi nhớ lâu hơn.

Liên kết các thông tin với nhau 

lien-ket-thong-tin
Liên kết các thông tin với nhau

Khi bạn đang tìm kiếm và nghiên cứu các thông tin mới hãy dành thời gian để tìm mối liên hệ giữa thông tin này với những thông tin mà bạn đã biết trước đó. Hãy tiến hành thiết lập mối quan hệ giữa các nhóm thông tin với nhau để giúp tăng khả năng nhớ lại những thông tin đã học.

Đọc to và tập trung lắng nghe 

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 chỉ ra rằng việc đọc to  và tập trung lắng nghe giọng nói của mình có thể giúp cải thiện trí nhớ một cách đáng kể. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi chia sẻ kiến thức hoặc giảng dạy lại kiến thức cho người khác cũng giúp con người tăng cường sự hiểu biết và khả năng ghi nhớ tốt hơn.

Lưu ý các thông tin khó nhớ 

luu-y-cac-thong-tin-kho-nho
Lưu ý các thông tin khó nhớ

Nhiều nhà nghiên cứu đã từng phát hiện ra rằng thứ tự của thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ghi nhớ. Đây được gọi là hiệu ứng nối tiếp. Mặc dù, có rất nhiều người gặp khó khăn trong việc cố nhớ lại phần thông tin ở giữa của một tài liệu nhưng chúng ta có thể khắc phục vấn đề này bằng cách dành thời gian để nhẩm lại chúng nhiều lần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mẹo hệ thống hóa lại thông tin để dễ nhớ hơn.

Luôn tự đặt câu hỏi 

Khi rèn luyện trí nhớ không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ chăm chăm vào việc ghi nhớ. Bạn cần phải tìm ra phương pháp ghi nhớ sáng tạo của riêng mình. Một trong những phương pháp cực kỳ hữu hiệu đó chính là đặt câu hỏi cho từng vấn đề và tự tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho chúng. 

Chính việc tìm những câu trả lời cho những câu hỏi ấy sẽ giúp bạn phải lục lại kiến thức trong trí nhớ để xem nó nằm ở đâu trong bộ não của mình. Sau khi đã tìm ra được những câu trả lời cho những thắc mắc của mình, chắc chắn bạn sẽ ghi nhớ những thông tin đó lâu hơn. 

Lặp đi lặp lại  

lap-di-lap-lai
Lặp đi lặp lại

Việc lặp đi lặp lại tưởng chừng như là một việc làm khá  nhàm chán nhưng nó lại là cách rất dễ dàng để ghi nhớ thông tin. Nếu bạn nhắc lại một vấn đề trong nhiều lần và trong một thời gian dài thì não bộ của bạn sẽ ghi nhớ thông tin ấy một cách chính xác và lâu nhất có thể. 

Tuy nhiên, khi lặp đi lặp lại một vấn đề thì bạn cũng cần hiểu được bản chất của vấn đề chứ không phải ghi nhớ một cách máy móc từng câu từng chữ như một cái máy. Việc lặp lại trong vô thức chỉ khiến cho bạn không hiểu nội dung, bản chất vấn đề và nhàm chán hơn. Não bộ của bạn sẽ trở nên lười biếng nếu nó thực sự không hiểu thông tin đầu vào.

Luôn giữ tinh thần thoải mái, tích cực 

Chắc chắn bạn sẽ không thể nhớ bất cứ vấn đề nào nếu bản thân lúc nào cũng trong tình trạng lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Để việc rèn luyện trí nhớ được hiệu quả hơn thì hãy lưu ý rằng, tinh thần là yếu tố cực kỳ quan trọng. Hãy luôn lạc quan, yêu đời, thoải mái ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Một tâm trạng tốt sẽ giúp bạn có thể hệ thống thông tin và ghi nhớ mọi thứ tốt hơn. 

Thử học ngôn ngữ mới

thu-hoc-ngon-ngu-moi
Thử học một ngôn ngữ mới

Học một ngôn ngữ mới cũng là cách rất hiệu quả để bạn có thể tăng khả năng ghi nhớ của mình. Nhiều người cho rằng chỉ khi bạn học một ngôn ngữ ở lớp học mới thực sự hiệu quả. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Các bạn có thể tự học một ngôn ngữ ngay tại nhà.

Việc học một ngôn ngữ mới đồng nghĩa với việc não bộ của bạn sẽ được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới. Đồng thời, bạn có thể liên kết những thông tin đã học với ngôn ngữ mới. Việc này sẽ giúp kích thích tối đa sự hưng phấn của não bộ. Vì thế, hãy tự học một ngôn ngữ mà bạn cảm thấy thực sự yêu thích.

Tăng cường các hoạt động thể chất 

Nếu bạn chỉ hoạt động não bộ mà không hoạt động thể chất thì việc tiếp nhận các thông tin có thể sẽ kém hiệu quả. Hoạt động thể chất góp phần tăng khả năng ghi nhớ của một con người, góp phần ngăn ngừa hiệu quả bệnh Alzheimer. Việc hoạt động thể chất cũng hỗ trợ tăng cường tư duy cho não bộ của bạn và giúp bạn làm việc tốt hơn. Một số hoạt động thể chất có lợi mà bạn nên thử như: tập yoga, đạp xe, chạy bộ.

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh 

che-do-an-uong-khoa-hoc
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Ăn uống khoa học có tác dụng cải thiện trí nhớ của bạn một cách đáng kể. Bạn nên hạn chế các đồ ăn chiên, rán hoặc sử dụng các chất kích thích, đặc biệt  là không uống rượu bia quá nhiều. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho não bộ như: cá hồi, hạt óc chó,… trong khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện trí nhớ.

Luôn ngủ đủ giấc và đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Theo các nhà nghiên cứu về não bộ cho biết, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng ghi nhớ của mỗi người. Ngay cả khi bạn ngủ trưa sau một thời gian học ở trên trường cũng có thể giúp quá trình ghi nhớ của bạn nhanh và tốt hơn. 

Ngoài ra,một giấc ngủ ngon cũng góp phần giúp bạn có thể sắp xếp lại các ký ức của mình, hình thành kết nối mạnh mẽ giữa những ký ức đã thu được trước đó. Đồng thời, giấc ngủ cũng giúp cho não bộ của bạn liên kết nhiều thông tin mới, tiếp thu, thúc đẩy sự sáng tạo của bản thân.

Đẩy lùi gốc tự do 

day-lui-goc-tu-do
Đẩy lùi gốc tự do

Gốc tự do là tác nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ, thoái hóa thần kinh ở con người. Liên kết giữa các tế bào thần kinh bị giảm về cả chất lượng lẫn số lượng do gốc tự do gây nên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của não và làm suy giảm trí nhớ. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng những tế bào bị tổn thương đầu tiên thường nằm trong vùng não. Chúng cũng có mối liên quan mật thiết đến việc hình thành ký ức mới. Vì thế, người bị suy giảm trí nhớ thường quên bất chợt các sự kiện trong thời gian gần khi vẫn nhớ chính xác những việc đã xảy ra từ lâu. Do đó, mỗi chúng ta cần phải hành động các biện pháp giúp đẩy lùi gốc tự do.

Sắp xếp mọi thứ có tổ chức 

Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng hay quên ở người chính là mọi thứ không được sắp xếp có tổ chức. Nhiều người thường có thói quen để đồ vật quá bừa bộn, không ngăn nắp khiến cho bản thân mất rất nhiều thời gian tìm kiếm. Vậy thế, hãy đảm bảo các đồ vật, thông tin,… được sắp xếp thật khoa học để chúng không bị bỏ quên. 

Trên đây là một số thông tin chi tiết nhất về các cách rèn luyện trí nhớ siêu hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn tăng khả năng ghi nhớ của mình một cách đáng kể. Nếu các bạn đang mong muốn tìm cho mình một website để dạy và học trực tuyến, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.

Xem thêm: 20 nguồn khoá học online nâng cấp bản thân hàng đầu thế giới

 

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử