Nhiều phụ huynh thường chưa quan tâm đến bước đầu của trẻ khi từng bước tập đếm với những con số. Hoạt động dạy số cho bé từ nhỏ là một điều vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến tư duy và định hướng phát triển. Hãy cùng Trường học 247 giải đáp thắc mắc về việc có nên dạy số cho bé từ nhỏ hay không thông qua bài viết dưới đây?
Có nên dạy số cho bé từ sớm không?
Trên thực tế, trẻ em trong gia đoạn bắt đầu tập nói từ 1 đến 2 tuổi đã được làm quen dần với các con số. Song song với việc trẻ gọi những tiếng bà, mẹ đầu tiên thì chúng ta vẫn thường cho trẻ đếm số trên 10 đầu ngón tay. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi việc đếm số sẽ kích thích não bộ trẻ phát triển nhanh hơn, tư duy nhạy bén và hướng đến việc yêu thích môn toán trong tương lai.
Giai đoạn trẻ 3 đến 5 tuổi là quá trình não bộ được phát triển mạnh mẽ, vậy nên hãy dạy trẻ đếm nhiều con số hơn, giải thích về quy luật cách đều của những con số trong dãy số tự nhiên. Như vậy trẻ sẽ không bị bỡ ngỡ khi phải làm các phép toán cộng trừ sau này. Bởi vậy các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến quá trình trẻ đang bắt đầu phát triển, dạy số chính là nền tảng đầu tiên cho trẻ làm quen với việc đi học và tiếp thu nhiều nguồn kiến thức khác nhau.
Thời điểm bé học số phù hợp
Không có một thời điểm cụ thể nào để việc dạy số trở nên có hiệu quả nhất bởi mỗi sự phát triển của trẻ là khác nhau. Bởi vậy nên thông thường phụ huynh sẽ dạy kèm các con số đồng thời trong quá trình trẻ đang tập nói. Tại thời điểm này, trẻ rất có hứng thú với mọi vật mọi việc xung quanh, tiếp nhận mọi nguồn thông tin để thêm vào vốn hiểu biết của mình. Trẻ có thể làm theo những hoạt động của người lớn, dạy trẻ đếm từ 1 đến 10 trên hai bàn tay là rất hiệu quả.
Hiện nay, trẻ từ 2 đến 5 tuổi sẽ được đi theo học tại các trung tâm, trường mầm non, tại đây trả sẽ được tiếp xúc thêm với nhiều kiến thức mới, làm quen dần với việc phải đi học mỗi ngày. Các bậc phụ huynh sẽ tiếp tục bổ sung cho con thêm nhiều nguồn kiến thức về các con số trong thời điểm này. Chúng ta sẽ đi từ bước cơ bản đến bước nâng cao hơn, dạy các số có 2 chữ số, các quy luật cách đều 1 đến 3 đơn vị. Trẻ sẽ tiếp cận kiến thức hiệu quả và không gặp khó khăn nhiều với môn toán sau này.
Xem thêm: Trí thông minh là gì? 8 loại hình trí thông minh phổ biến ở trẻ
Phương pháp giúp trẻ nhận biết con số cơ bản
1. Vẽ tranh tô màu
Để có thể giúp trẻ nhận biết các con số một cách dễ dàng, phụ huynh nên sử dụng các hình ảnh trực quan để có thể kích thích khả năng ghi nhớ và tò mò của trẻ. Các bạn nhỏ vẫn thường rất thích tô màu trong độ tuổi mẫu giáo, vậy nên chúng ta hãy kết hợp với việc tô màu các con số để trẻ có thể dễ dàng phân biệt. Khi được trực tiếp làm và viết lại các mẫu, trẻ có thể tự ghi nhớ và không cần sự hỗ trợ từ bố mẹ.
2. Sử dụng hai bàn tay
Một phương pháp khá đơn giản và cũng vô cùng hiệu quả đó chính là sử dụng chính là ngón tay để hỗ trợ trẻ trong quá trình ghi nhớ. Bạn có thể thường xuyên giơ các ngón tay lên 1 ngón, 2 ngón để bé sẽ trả lời các câu hỏi. Sau đó hãy khen các con vì đã rất giỏi trong việc đếm số, sự khen ngợi sẽ đem đến các cảm giác thích thú và luôn cố gắng giải đáp các câu hỏi của bố mẹ đặt ra.
3. Dạy số từ cuộc sống xung quanh
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều những hoạt động, sự vật liên quan đến các con số, hãy bắt đầu cho trẻ từ những việc này để hiểu được sự ứng dụng của toán học như thế nào. Thông qua đó, các bạn nhỏ sẽ thấy các con số rất quan trọng và nỗ lực hơn để tìm hiểu.
Các bậc phụ huynh sẽ liên tục hỏi các bạn nhỏ về số đếm thông qua các vật dụng trong nhà, trang sách, số người,…Các con số hay hoạt động đếm số được diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, chỉ cần quan tâm đến trẻ và chú trọng vào vấn đề này là bạn sẽ có thể nuôi dạy con trẻ một cách hiệu quả.
4. Phương pháp sử dụng trò chơi
Trò chơi luôn là tâm điểm dễ thu hút sự chú ý của các bạn nhỏ nhất, vậy tại sao chúng ta lại không lồng ghép quá trình học đếm số vào trong các trò chơi để trẻ tham gia một cách hứng khởi nhất. Việc học toán sẽ trở nên đơn giản hơn với trẻ khi được tham gia những hoạt động giải trí mà mình yêu thích.
Một số trò chơi liên quan đến học số cho trẻ ví dụ như: đếm số liên tiếp, nhảy lò cò, trốn tìm,…Bất cứ hoạt động nào yêu cầu đọc số ví dụ như trò trốn tìm con sẽ phải đếm từ 1 đến 30 để có thể bắt đầu trò chơi, đó chính là công dụng của việc lồng ghép.
5. Đếm số mọi lúc mọi nơi
Với các bạn nhỏ, việc thường xuyên lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó sẽ tạo nên thói quen và hình thành tư duy phát triển. Vậy nên phụ huynh trong quá trình dạy con đếm số cần liên tục cho con thực hành mọi lúc mọi nơi. Bất kể trong thời gian, hoàn cảnh nào cũng hãy dành thời gian và ôn luyện cùng bé để giúp con học thuộc nhanh nhất, không lãng phí thời gian rảnh mà bỏ bê việc học hành của con cái
6. Đếm số thông qua bài hát
Đây cũng một trong các phương pháp vô cùng hiệu quả cần phải được nhắc đến. Kể cả người lớn chúng ta việc học thuộc kiến thức đôi khi rất khó khăn nhưng với các bài hát được nghe nhiều lần lại có thể hát theo ngay được. Trẻ em cũng vậy, trong giai đoạn não bộ được phát triển nhất việc ghi nhớ các bài hát mang lại hiệu quả ất cao. Hiện nay, có rất nhiều bài hát thiếu nhi liên quan đến việc học đếm số.
Cha mẹ sẽ cần thời gian để tìm hiểu mà thường xuyên mở cho trẻ nghe để bé ghi nhớ và hát theo được các giai điệu. Trong quá trình đó, phụ huynh cũng cần lý giải cho các con hiểu đó là con số gì, việc con học hát cũng chính là cách để biết đếm số là như thế nào. Phương pháp này có thể kết hợp cùng nhiều giáo cụ trực quan khác để dễ trong việc hình dung, nhận dạng các số của trẻ.
7. Dạy trẻ đếm ngược
Đếm ngược là một phương pháp dạy trẻ hiệu quả bởi nó đòi hỏi sự tư duy và khả năng ghi nhớ cực cao. Bởi bình thường chúng ta vẫn hay dạy trẻ đếm các số tự nhiên từ nhỏ đến lớn, theo thứ tự nhất định nên đếm ngược sẽ thể hiển cho việc các bé có hiểu về các con số hay không.
Bước đầu tiên bố mẹ có thể cho con đếm ngược với số lượng nhỏ từ 3 đến 4 số sau đó hãy tăng dần cấp độ để bé dần thích nghi với phương pháp học này. Khi đã quen dần, phụ huynh có thể yêu cầu trẻ vừa đọc ngược rồi lại đọc theo tăng dần để trẻ học toán một cách dễ dàng hơn.
8. Sử dụng phần mềm học toán
Thời đại công nghệ 4.0 đi kèm cùng rất nhiều những ứng dụng phục vụ cho mọi nhu cầu mục đích cho người sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu một số ứng dụng về học toán đếm số cho trẻ, các phần mềm này rất đơn giản nên bé nào cũng có thể học theo và sử dụng. Nhưng lưu ý đây chỉ là phương pháp hỗ trợ và bạn không nên cho trẻ tiếp xúc công nghệ quá nhiều từ khi còn nhỏ.
Các bước dạy bé học số hiệu quả giúp bé quen nhanh, nhớ lâu
Bước 1: Đọc số
Trong giai đoạn trẻ đang tập nói, phụ huynh hãy bắt đầu kết hợp với việc dạy trẻ đếm số trước tiên với 10 ngón tay. Bằng cách minh hoạ việc đếm các đầu ngón tay, trẻ sẽ dần học theo vì khi này, trẻ rất dễ học và tiếp thu với toàn bộ kiến thức xung quanh. Các con cũng có thể được học thông qua những câu hát hoặc câu vè có vần điệu dễ dàng ghi nhớ.
Bước dạy đọc số chính là nền tảng để trẻ có thể hiểu được bản chất của nó và tăng khả năng ghi nhớ, tư duy nhất là đối với môn toán sau này. Hoạt động này cần được lặp đi lặp lại một cách thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Dạy số cho trẻ thông qua trò chơi
Kết hợp với quá trình trẻ đã nhận thức được các con số đơn giản từ 1 đến 10, phụ huynh sẽ tiếp tục giúp con tư duy hiệu quả hơn thông qua việc liên kết với các trò chơi. Quá trình vừa được vui chơi xem lẫn việc học sẽ giúp trẻ không cảm thấy nhàm chán mà còn hứng thú hơn rất nhiều.
Một số trò chơi có thể giới thiệu đến trẻ như trốn tìm, đây là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu. Nếu bạn hoặc bé phải đi tìm thì cần phải đọc to các số từ 1 đến 10, đây cũng chính là quá trình trẻ có thể tự ôn tập lại kiến thức.
Bước 3: Giới thiệu các ký hiệu của số
Việc để trẻ học thuộc thông qua lời nói và các hình ảnh chỉ mới là bước đầu, quá trình tiếp theo đó là việc để trẻ tìm hiểu về các ký hiệu của số. Trẻ có thể học và nhận biết được các mặt số một cách bài bản hơn, cần thiết cho các bé đang trong quá trình học viết.
Vì là một hoạt động mới được tiếp cận nên cha mẹ cần phải có sự kiên nhẫn trong quá trình giảng dạy. Chúng ta không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một buổi và cần chia nhỏ, có thể là từng số một để trẻ dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ. Song song với đó chúng ta sẽ theo dõi và kiểm tra lại bài cũ của con thường xuyên để đảm bảo bé có học và tiếp thu những điều mình dạy.
Bước 4: Nhấn mạnh từng chữ số, tương đương số lượng
Nhấn mạnh từng con số và hoạt động gắn các con số với các hình ảnh trực quan giúp trẻ có thể liên kết được các điều được học vào trong thực tế. Ví dụ bạn chỉ vào những quá trứng và nói đây là 4 quả trứng, trẻ sẽ tự hình dung được số lượng 4 là như thế nào và hằng ngày mình sẽ được tiếp xúc với rất nhiều các con số như thế này.
Hằng ngày, bạn có thể sử dụng rất nhiều đồ vật, hình ảnh quen thuộc để giúp trẻ nhớ lại số lượng đã được học, hỏi theo các cách ngược lại ví dụ yêu cầu trẻ lấy giúp mình 3 cái kẹo thay vì đưa ra hình ảnh và hỏi số lượng là bao nhiêu. Bằng cách kết hợp linh hoạt các phương pháp, trẻ sẽ quen dần với các con số từ đơn giản đến phức tạp hơn.
Bước 5: Tạo bảng các con số đơn giản
Các con số từ 1 đến 10 có thể được gắn vào bảng theo đúng trình tự nhất định và được gắn vào các hình ảnh tương ứng. Bởi khi được học số việc kết hộ với các hình ảnh thực tế, sự vật xung quanh sẽ giúp trẻ cảm thấy gần gũi và dễ tiếp thu hơn. Sau đó thứ tự các bảng sẽ được xáo trộn và yêu cầu trẻ phải sắp xếp các con số với hình ảnh có số lượng chính xác.
Bước học tập này sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy và phản ứng lại với những bài toán đơn giản trước tiên. Phụ huynh sẽ luôn là người đồng hành và kèm cặp trẻ trong suốt quá trình trẻ giải quyết các vấn đề.
Bước 6: Ôn tập và củng cố kiến thức thường xuyên
Bước cuối cùng trong việc học tập chắc chắn là quá trình ôn bài vầ củng cố các kiến thức thường xuyên. Đối với trẻ việc ghi nhớ các con số rất đơn giản nhưng nếu như quá bận tâm và các trò chơi, hoạt động khác và không thường xuyên ôn lại thì cũng rất nhanh quên. Bởi vậy nên mỗi dành phụ huynh cần cùng con tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã được học để trẻ không quên bài.
Quá trình ôn tập cũng chính là một phương pháp để trẻ rèn luyện thói quen học tập hiệu quả trong tương lai, khả năng kiên nhẫn và tư duy phát triển.
Một số quan điểm sai lầm thường mắc khi dạy bé học số
Ép con học quá nhiều kiến thức trong một thời điểm
Đây có thể là sai lầm mà rất nhiều phụ huynh đã từng mắc phải đó chính là bắt ép con học quá nhiều kiến thức. Đối với các bạn nhỏ việc học tập là một khái niệm khá mới mẻ và chúng hoàn toàn chưa hiểu đây là một hoạt động cần thiết trong tương lai. Vậy nên bạn không nên tạo ra quá nhiều áp lực bằng việc dồn ép, chúng ta cần nhẹ nhàng để tự trẻ cảm thấy hứng thú với hoạt động này, như vậy mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Việc bắt ép sẽ gây ra nhiều tác dụng ngược khi trẻ có những trạng thái cảm xúc không ổn định khi nhận được quá nhiều áp lực từ viêc học tập. Vậy nên các phụ huynh cần kiên nhẫn với trẻ trong thời gian đầu này, luôn thể hiện trạng thái tích cực để con tự do phát triển đúng giai đoạn, lứa tuổi.
Sử dụng các hình phạt để giáo dục trẻ
Có rấ nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc tạo ra các hình phạt để dạy dỗ trẻ khi làm sai là điều cần thiết và răn đe hiệu quả. Tuy nhiên trong việc học số mới chỉ là bước đầu tìm hiểu về kiến thức học tập, nếu phải chịu các hình phạt trẻ sẽ chán ghét việc học tập và luôn muốn từ chối tiếp thu. Dù trẻ có trả lời sai hoặc chưa nhớ được các con số bạn đã dạy thì chúng ta cũng cần nhẹ nhàng, kiên nhẫn để trẻ tìm hiểu lại. Chúng ta không nên đặt yêu cầu quá cao ở một đứa trẻ chỉ mới 2 – 3 tuổi và buộc chúng phải có trí nhớ cực tốt.
Để trẻ tự học một mình
Dù bạn có là người bận rộn với công việc như thế nào cũng không nên bỏ mặc con cái học tập một mình. Bởi trong giai đoạn này, trẻ chưa có nhiều kiến thức với thế giới xung quanh, luôn luôn cần một người đồng hành và định hướng các nội dung mới. Trẻ sẽ không có cảm giác buồn chán và không bị lơ là trong quá trình học, nhớ sự động viên của cha mẹ mỗi ngày, trẻ sẽ cảm thấy có tinh thần hứng khởi và dễ dàng trong việc ôn tập các con số.
Bắt ép trẻ học tập quá nghiêm túc
Bạn nên kết hợp nhiều trò chơi các hoạt động thú vị xen kẽ với việc học, tạo cho trẻ môi trường năng động và không quá bó buộc như vậy mới đem đến hiệu quả cao nhất. Các bạn nhỏ khó có thể nào tập trung học tập nghiêm túc trong 30 phút đến 1 tiếng do chưa thể định hình được kỹ năng tập trung và còn có quá nhiều thứ xung quanh. Vậy nên bạn cũng không cần bắt ép trẻ quá nhiều, cứ kết hợp linh hoạt giữa hoạt động vui chơi và học tập để đem lại cảm giác hứng thú nhiều nhất.
Những lưu ý cần quan tâm khi dạy bé học số
Không đặt nặng vấn đề học tập
Phụ huynh không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề học tập trong giai đoạn trẻ mới phát triển do đây là độ tuổi vui chơi và tìm hiểu về thế giới xung quanh rất nhiều. Việc học tập chỉ mang cơ sở là bước đệm và nền tảng trong tương lai sau này. Đồng nghĩa với việc bạn không cần tạo áp lực mà hãy tạo ra sự hứng thú để các con tự nguyện học hỏi và theo dõi cuộc sống xung quanh.
Khi trẻ mặc phải những sai lầm, bạn cũng hay vui vẻ và tiếp tục đồng hành cùng bé chỉ ra những lỗi sai và giúp con tiếp tục cố gắng hơn. Có sự ủng hộ của cha mẹ, trẻ sẽ vui vẻ cố gắng để học thuộc các con số một cách hiệu quả.
Dạy trẻ từ cơ bản đến nâng cao
Bất cứ một việc làm hay hoạt động nào cũng cần phải đi từ cơ bản đến nâng cao và dạy trẻ đếm số cũng vậy. Phụ huynh hãy để trẻ ôn luyện dần dần với các con số cơ bản từ 1 đến 10, không nhồi nhét quá nhiều kiến thức sẽ tạo cảm giác áp lực đến với trẻ. Quá trình càng chậm càng chắc thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao.
Luôn tạo môi trường học tập thoải mái
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của trẻ. Chỉ khi bản thân mình được học hỏi trong môi trường điều kiện thoải mái, thuận lợi thì mới thu vè được những kết quả như mong muốn. Chúng ta hãy luôn tạo ra không khí vui vẻ, môi trường học tập riêng tư, yên tĩnh để nâng cao khả năng tập trung và tránh bị làm phiền. Thỉnh thoảng phụ huynh sẽ chuyển qua không gian khác để kết hợp với các trò chơi hoặc chương trình về học đếm số dành cho trẻ để không bị nhàm chán.
Việc dạy trẻ học đếm số khi còn nhỏ là một hoạt động đòi hỏi tính kiên trì của phụ huynh thì mới mong đạt được những kết quả cao. Bởi vậy nên các bậc cha mẹ phải có những kế hoạch và phương pháp phù hợp để không mắc phải sai lầm trong quá trình học tập của con. Những chia sẻ của Trường học 247 chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ giúp được các phụ huynh phần nào trong quá trình giúp trẻ làm quen với các con số thật hiệu quả nhé!
Xem thêm: 7 cách dạy toán lớp 1 cho trẻ dễ hiểu, dễ thành thạo