Những phương pháp giúp tạo hứng thú khi dạy và học trực tuyến

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục, việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác giảng dạy không còn là điều xa lạ, các giáo viên hay học viên đều đã được tiếp xúc và trải nghiệm. Tuy nhiên, so với hình thức học truyền thống, lớp học trực tuyến vẫn còn gặp phải một số bất cập, trong đó câu hỏi mọi người đặt ra và được quan tâm nhiều nhất đó là làm thế nào để khiến cho một lớp học trực tuyến trở nên sôi nổi và thú vị hơn, giúp cho buổi học có được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang băn khoăn là phải làm gì để giúp lớp học online của mình không bị nhàm chán thì hãy cùng với truonghoc247 tìm hiểu về một số phương pháp giúp tạo hứng thú khi dạy và học trực tuyến dễ dàng hơn bao giờ hết.

Những nguyên nhân khiến lớp học trực tuyến trở nên nhàm chán.

Học trực tuyến là một phương pháp học mới, ban đầu phương pháp học này có thể đem lại sự mới mẻ, khơi dậy tính tò mò và hào hứng cho học viên. Tuy nhiên, sau một thời gian nếu như không có những đổi mới trong phương pháp dạy và học, thì việc học viên tham gia học cảm thấy mệt mỏi, chán nản là điều khó tránh khỏi. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho lớp học trực tuyến “đơn điệu”.

Những nguyên nhân khiến lớp học trực tuyến trở nên nhàm chán
Những nguyên nhân khiến lớp học trực tuyến trở nên nhàm chán
  • Gặp sự cố về đường truyền mạng, kết nối kém, làm gián đoạn quá trình học tập và giao tiếp.
  • Màn hình có độ phân giải thấp, giáo viên và học viên gặp khó khăn trong việc sử dụng các công cụ công nghệ và nền tảng trực tuyến.
  • Nội dung bài giảng có quá nhiều mục kiến thức, lan man, không đúng trọng tâm. Chất lượng hình ảnh, âm thanh kém không tạo được sự hứng thú. Giáo viên mải “độc thoại”, không có những hoạt động tương tác, trao đổi với học viên.
  • Môi trường học tập không phù hợp, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Gây phân tâm, làm giảm sự tập trung.
  • Thiếu sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy, không có sự sáng tạo trong việc thiết kế bài giảng.
  • Học viên thiếu động lực học, không có sự tự giác.

Phương pháp giúp tạo hứng thú khi dạy và học trực tuyến 

Là một giáo viên, chắc hẳn bạn luôn tìm tòi, trang bị cho mình những kiến thức cũng như kinh nghiệm để mong muốn làm sao có thể truyền tải được tất cả kiến thức có trong bài học đến cho học viên.

Phương pháp giúp tạo hứng thú khi dạy và học trực tuyến
Phương pháp giúp tạo hứng thú khi dạy và học trực tuyến

Tạo bài giảng, tài liệu học tập đa dạng, chất lượng

Bạn cần chú trọng vào chất lượng bài giảng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của dạy học trực tuyến. Hầu hết mọi người đều đã quen xây dựng bài giảng theo phương pháp truyền thống nên khi ứng dụng công nghệ vào dạy học cũng gây khá  nhiều khó khăn. Nhưng điều đó không còn là vấn đề khi hiện tại có rất nhiều các công cụ hỗ trợ tạo bài giảng trực tuyến một cách dễ dàng với giao diện bắt mắt, thu hút người xem.                                                                                                           

 Bạn có thể bắt đầu thiết kế bài giảng đơn giản bằng cách soạn slide mà không mất quá nhiều thời gian trên nền tảng Powerpoint. Khi dần làm quen và kỹ thuật soạn bài giảng trực tuyến đã được nâng cao, bạn có thể kết hợp nhiều loại tài liệu khác như video, hình ảnh, âm thanh, sơ đồ tư duy,…để tạo thêm sự đa dạng bằng một số phần mềm hỗ trợ như Canvas, Capcut, Imindmap,..

Thành thạo các tính năng của phần mềm dạy học trực tuyến

Và để cho các hoạt động được diễn ra hiệu quả, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn sử dụng phần mềm học trực tuyến có hỗ trợ những công cụ có thể giúp việc tương tác giữa giáo viên và học viên trở nên thuận tiện hơn, dễ dàng sử dụng trên mọi thiết bị. 

Ban đầu sẽ gây khó khăn cho những ai lần đầu tiếp xúc, tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ đã thiết kế ra những phần mềm dễ sử dụng, thao tác đơn giản, giúp bạn dễ dàng hơn với việc làm quen và sử dụng chúng. Nếu bạn đã thành thạo với tất cả những tính năng thì có thể dễ dàng xử lý mọi sự cố và xây dựng nên một buổi học chất lượng.

Xem thêm: Top 15 phần mềm dạy học trực tuyến (online) uy tín, hiệu quả

Nâng cao sức hấp dẫn với nội dung học tập đa dạng

Để “khởi động” cho buổi học, giúp học viên cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu thêm, bạn có thể kể một vài câu chuyện hoặc sự kiện để giới thiệu nội dung. Từ đó, với những gì mà học viên chưa biết, bạn sẽ đóng vai trò là người đồng hành và từng bước dẫn dắt mọi người đi tìm hiểu câu trả lời trong buổi học trực tuyến này.

Thông qua phần “khởi động”, bạn bắt đầu quá trình hình thành kiến thức. Thay vì “độc thoại” suốt buổi học, bạn nên chia nhỏ thời gian học thành các phiên ngắn, mỗi phiên từ 20-25 phút. Xen kẽ vào đó là các hoạt động khác nhau như các trò chơi giáo dục, câu đố học tập, tạo chủ đề thảo luận nhóm,…điều này vừa để tinh giản lượng kiến thức, vừa kích thích sự tương tác, tạo điều kiện cho các học viên thể hiện bản thân, tự tin đưa ra ý kiến của mình một cách tự nhiên và thoải mái nhất. 

Tăng cường tương tác giữa giáo viên và học viên

Sự tương tác qua lại trong buổi học thực sự đóng vai trò rất quan trọng. Bằng cách nào đó, bạn cần là người chủ động để tăng sự tương tác này lên, tạo không khí thoải mái và khơi gợi sự hứng thú từ các học viên. Nghiêm túc trong lớp học là điều cần thiết, tuy nhiên nếu điều đó trở nên quá mức thì sẽ khiến học viên cảm thấy bị ép buộc, không thoải mái và khiến việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn. Vậy nên, bạn có thể thay đổi phong cách giảng dạy một chút, không những tạo được không gian học tập vui vẻ, mà còn giúp học viên cảm thấy gần gũi, chủ động trao đổi, tương tác lại với giáo viên.

Kích thích tư duy, sự sáng tạo của học viên

Bạn có thể đưa ra một yêu cầu nhỏ cho học viên như vẽ sơ đồ tư duy, hệ thống lại kiến thức bản thân đã thu được sau buổi học hoặc chuẩn bị trước một phần nào đó cho bài học ngày hôm sau. Điều này vừa giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu hơn, vừa kích thích khả năng quan sát, suy luận  logic, đặt vấn đề, vừa tạo hứng thú cho bài học.

Phương pháp giúp học viên tham gia lớp học trực tuyến không bị nhàm chán

Phương pháp giúp học viên tham gia lớp học trực tuyến không bị nhàm chán
Phương pháp giúp học viên tham gia lớp học trực tuyến không bị nhàm chán

Xây dựng động lực, tinh thần tự giác học tập cho bản thân

Với phương thức học tập truyền thống, bạn cần đến địa điểm học trực tiếp và chịu sự tác động từ giáo viên, nhưng ngược lại khi tham gia lớp học trực tuyến, bạn có một tinh thần thoải mái, không bị giám sát từ ai, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc sao nhãng trong quá trình học. Để khắc phục được vấn đề này, bạn cần “cai quản” bản thân mình một cách có kỷ luật, xây dựng tinh thần tự giác cao độ và động lực vững vàng cho việc học trực tuyến.

Việc quản lý khả năng tự học sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác động bên ngoài nào, tạo ra một tâm lý thật sự sẵn sàng và thoải mái để chinh phục kiến thức trong buổi học.

Kiểm soát môi trường học tập thật tốt

Dù học trực tiếp trên lớp học hay tham gia lớp học trực tuyến thì kết quả bạn nhận lại là gì sau buổi học luôn là vấn đề được tất cả mọi người từ giáo viên đến phụ huynh quan tâm nhất. Chính vì vậy, cần lựa chọn những điều kiện thích hợp để áp dụng cho việc học trực tuyến nhằm mang đến những hiệu quả lý tưởng như mong đợi.

Một môi trường học tập phù hợp là điều rất quan trọng bởi điều này sẽ giúp bạn có được cảm giác thoải mái nhất và chắc chắn sẽ giúp quá trình học tập của bạn trở nên hứng thú, việc tiếp thu kiến thức cũng trở nên hiệu quả hơn. Vì vậy, trước khi tham gia vào lớp học, hãy chọn cho bản thân một không gian yên tĩnh, không khiến bạn bị mất tập trung trong quá trình học tập của mình.

Ngừng suy nghĩ tiêu cực về việc học trực tuyến

Không ít những bạn sẽ không thích hình thức học trực tuyến, họ cảm thấy đây là một điều khá phiền phức, gây cản trở trong việc tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, họ không thích việc phải ngồi một chỗ và chỉ nhìn vào màn hình máy tính, không được giao tiếp trực tiếp với giáo viên và bạn bè, cảm giác bị gò bó trong một không gian. Chính vì những suy nghĩ như vậy mà dường như thái độ học tập của một số bạn giảm sút sau buổi học đầu tiên. Thay vào đó hãy suy nghĩ tích cực về việc học trực tuyến, hãy nhìn vào những hiệu quả mà nó mang lại, tìm cách kết hợp sở thích cá nhân với việc học để tăng thêm hứng thú, ví dụ như một bản nhạc yêu thích giúp tâm trạng bạn tốt hơn, điều này là rất cần thiết.

Làm thế nào để học online hiệu quả hơn
Làm thế nào để học online hiệu quả hơn

Xác định mục tiêu học tập của bạn

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi trong quá trình học trực tuyến bởi nhiều vấn đề cần giải quyết mà việc trao đổi với giáo viên hay bạn bè lại gặp hạn chế. Vì vậy, việc xác định mục tiêu học tập ngay từ ban đầu rất quan trọng. Bạn nên tạo một lịch học tập cụ thể, phân chia thời gian học tập, đặt ra các mục tiêu nhỏ dễ hoàn thành để duy trì động lực. 

Khi bạn đã xác định được mục tiêu học tập bạn mong muốn thì cảm giác chán nản khi phải đối diện với lượng kiến thức khổng lồ sẽ không bao giờ xuất hiện. Điều đó giúp bạn tập trung hơn vào những bài học mà bản thân thật sự cần thiết.

Áp dụng nhiều phương pháp học

Bạn có thể chủ động trong việc tham gia học trực tuyến, tuy nhiên bạn cần có những phương pháp tiếp cận cách thức học tập này sao cho hợp lý. Không đơn giản là bạn chỉ cần ngồi và theo dõi các bài học mà cần phải kết hợp đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để giúp ích cho việc cập nhật và lưu trữ thông tin một cách khoa học, thuận tiện hơn cho việc ôn tập và tiếp thu kiến thức.

Đảm bảo vấn đề kỹ thuật trong quá trình tham gia học trực tuyến

Học trực tuyến là hình thức học tập mà bạn có thể tham gia một cách dễ dàng nhất khi bạn chỉ cần thiết bị điện tử và internet. Chắc hẳn bạn sẽ không thích việc quá trình học bị ngắt quãng bởi những lý do không đáng có, vì vậy cho nên hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tham gia lớp học trực tuyến. Điện thoại, laptop, máy tính bảng,… bất kỳ một thiết bị nào bạn có cũng có thể hỗ trợ bạn, nhưng quan trọng hơn là bạn nên chọn phần mềm học trực tuyến  nào mà có thể tương tích trên mọi thiết bị.

Làm ngay đừng “ trì hoãn”

Lớp học trực tuyến có ưu điểm là sẽ giúp bạn chủ động được thời gian, nhưng nếu bạn không quản lý được lịch trình của bản thân thì việc “trì hoãn” sẽ phá tan nỗ lực trau dồi kiến thức của bạn. Trừ những trường hợp đặc biệt, bạn nên tập thói quen nói không với hoãn việc học.

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử