8 cách học thuộc bài nhanh trong 5 phút không phải ai cũng biết

Đối với học sinh, sinh viên, học thuộc đã trở thành một công việc vô cùng quen thuộc sau mỗi giờ học và trước khi kiểm tra các môn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những cách học nhanh và hiệu quả để nắm chắc được kiến thức. Bài viết dưới đây Truonghoc247 sẽ chia sẻ đến bạn 8 phương pháp học thuộc bài nhanh trong 5 phút để bạn có thể đạt kết quả cao nhé!

8 cách học thuộc bài nhanh trong 5 phút

Lựa chọn không gian học tập lý tưởng

Muốn học nhanh và thuộc bài hiệu quả trong vòng 5 phút thì không gian học tập là một yếu tố rất quan trọng, bạn không thể nào học tập khi xung quanh có quá nhiều tiếng ồn hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động khác được. Chắc chắn rằng khi bạn lựa chọn được một không gian phù hợp và lý tưởng, sẽ tạo nên trạng thái thích thú và dễ dàng ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Hãy đảm bảo rằng không gian học của bàn luôn thoáng mát, sạch sẽ, bàn học cũng được bố trí gọn gàng ngăn nắp để có tinh thần học tập hơn. Bạn nên kiểm soát tốt không gian của mình để tránh khỏi những sự cám dỗ từ bên ngoài ví dụ như chiếc điện thoại hoặc các cuộc vui với bạn bè.

Bạn cũng có thể làm mới không gian học của mình bằng cách học tại thư viện hoặc các quán cà phê nhưng phải đảm bảo rằng đó là những nơi yên tĩnh mà bạn có thể tập trung vào việc học.

khong-gian-hoc-tap
Không gian học tập lý tưởng giúp bạn thỏa sức sáng tạo

Lọc các ý chính của bài

Với cách học quen thuộc, chắc hẳn các bạn sẽ đọc đi đọc lại một nội dung cho đến khi nào thuộc thì thôi và nghĩ rằng như thế mình sẽ nhớ lâu, tuy nhiên đó chỉ là cách học vẹt và bạn sẽ có thể quên ngay sau khoảng vài giờ đồng hồ thôi. Điều bạn cần làm trước khi học thuộc đó chính ra tìm và viết ra những ý chính cần học hoặc lấy bút nhớ có màu tô đậm vào những ý chính đó để làm nổi bật lên trong phần nội dung.

Khi xác định được những ý chính đó, bạn hoàn toàn có thể triển khai ra những ý nhỏ hơn và cách này sẽ làm cho bạn nhớ bài hiệu quả đến ngày hôm sau. Bạn có thể áp dụng sơ đồ tư duy vào hoạt động này để dễ dàng quan sát và theo dõi các phần một cách khoa học và dễ dàng. Nếu như bạn cứ học như dài trải các kiến thức thì bạn sẽ rất dễ bị loạn và nhầm giữa các nội dung với nhau.

Phân chia thời gian học thuộc hợp lý

Hãy phân bố thời gian để học bài một cách hiệu quả, bạn không nên dồn quá nhiều kiến thức vào đầu một lúc như thế sẽ làm phản tác dụng của việc học, Khi não bộ phải chịu cảm giác quá tải hoặc mất tập trung thì ngay lập tức sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và không còn hứng thú để hoạt động nữa.

Hãy chia nhỏ thời gian khoảng 10 phút một lần để tách các ý các nội dung, trong mỗi khoảng thời gian ấy bạn cần tập trung cao độ nhất có thể, học bài một cách nghiêm túc và tích cực nạp kiến thức vào đầu không nên học quá nhanh bởi sẽ không đọng lại được gì. Khi nghỉ bạn cũng chỉ nên nghỉ khoảng 2-3 phút thôi chứ không phải quá dài vì nếu quá dài thì các nội dung sẽ trở nên không liên kết được với nhau. Việc cho não bộ nghỉ ngơi cũng chính là cách để não bộ được thư dãn trong trạng thái tốt nhất mà không bị áp lực quá nhiều.

sap-xep-thoi-gian-hoc-tap
Phân chia thời gian học tập phù hợp trong ngày

Liên hệ bài học với thực tế

Trong quá trình học bạn cần phải kết hợp cả việc học thuộc bài lẫn thực thành trong thực tế như vậy mới đạt hiệu quả cao nhất. Một môn học nếu chỉ biết thuộc toàn bộ một quyển sách thì chắc chắn bạn không thể nào nắm được toàn bộ những kiến thức quan trọng. Việc áp dụng thành công trong thực tế cũng chính là cách bạn đang tự kiểm tra lại quá trình nắm kiến thức của mình.

Ví dụ về môn toán học, khi bạn đã học thuộc được nhưng quy tắc về hàm số nhưng không áp dụng thì chắc hẳn bạn sẽ quên nhanh chóng hoặc nhầm lẫn giữa các quy tắc với nhau. Bạn nên giải thật nhiều bài tập liên quan, áp dụng nhiều trong các dạng toán như vậy thì những công thức sẽ tự động in trong trí nhớ của bạn mà bạn chỉ cần nhìn đề bài thôi là ngay lập tức sẽ biết cách làm.

Sử dụng phương pháp liên tưởng

Liên tưởng hay còn gọi là cách bạn mã hoá các kiến thức thành các ký hiệu từ ngữ hình ảnh, hoặc là liên tưởng vào thực tế để có thể ghi nhớ toàn bộ nội dung của bài học. Bạn sẽ liên tưởng các kiến thức đã học của mình đến với những sự vật hình ảnh quen thuộc để bạn hệ thống chúng lại trong não bộ, cũng giống như ngày xưa cha ông ta sử dụng các chữ tượng hình tượng hình tượng thanh để trao đổi với nhau.

Một ví dụ dễ hiểu cho ban đó chính là khi phải học thuộc những sự kiện cột mốc lịch sử thì bạn có thể gắn nó cho ngày sinh nhật của bất ký người thân nào xung quanh bạn, hoặc một địa điểm lịch sử bạn có thể đặt cho nó những các tên về các loại thức ăn đặc sản tại đó, như vậy khi kiểm tra lại kiến thức bạn sẽ ngay lập tức nhớ lại nội dung đó là gì.

Xem thêm: Kế hoạch học tập là gì? 7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học?

Học thuộc bằng thị giác

Có nhiều người khi học thuộc thì thường thích đọc to và phát ra tiếng động thì mới có thể học thuộc được, tuy nhiên như vậy sẽ vừa gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh lại vừa dễ bị tác động có các điều kiện bên ngoài khác. Vậy nên bạn có thể lựa chọn phương pháp học thuộc bằng mắt để tiết kiệm thời gian và sức lực hơn.

Trong quá trình học bạn cần vô cùng nghiêm túc và tập trung dùng mắt để lướt và học những kiến thức, phương pháp này bạn sẽ cần đọc nội dung ở trong đầu và kiến thức sẽ được nạp vào bộ của bạn ngay lập tức khi bạn nghiêm túc thực hiện. Từ đó việc suy ngẫm hoặc tìm ra phương án mới cho bài tập cũng được não bộ xử lý nhanh hơn.

hoc-tap-phat-trien
Luôn nghiêm túc và tập trung trong quá trình học

Tránh nhồi nhét, không học nhiều môn cùng lúc

Việc phân bổ các môn học trong chương trình cũng là một điều vô cùng quan trọng bởi khi não bộ phải làm việc tập trung vào quá nhiều thứ sẽ gây ra cảm giác chán nản, khi đó bạn sẽ khó mà có thể tiếp thu trọn vẹn được. Các bạn nên tránh bỏ dở môn này rồi học sang môn khác, như thế sẽ rất dễ bị lẫn kiến thức và gây nên tình trạng rối loạn giữa các môn học với nhau. Bạn nên học dứt điểm từng môn một, sau đó nghỉ ngơi thư giãn một khoảng thời gian ngắn để não tái tạo lại năng lượng trước khi bắt đầu chuyển qua một môn học khác.

Bạn cần phải duy trì thói quen học tập khoa học này bằng cách phân chia thời gian biểu cho việc học giữa các môn này cụ thể theo từng ngày từng tuần để có thể bám sát vào nội dung đó và thực hiện theo. Như vậy bạn sẽ không phải lo lắng rằng mình lỡ bỏ quên một môn học nào rồi đến khi chuẩn bị thi mới vội vàng bắt đầu để học nhé.

Ôn lại bài trong ngày

Một tuyệt chiêu vô cùng hữu dụng và cũng là tuyệt chiêu cuối để học thuộc bài hiệu quả hơn đó chính là ôn lại bài ngay cuối ngày bằng cách tổng hợp và ghi chép lại những gì mình đã học ra giấy. Đây có thể xem là một cách thống kê lại một lần nữa những kiến thức mình đã học để củng cố và đảm bảo rằng ban sẽ vẫn nhớ bài cho đến ngày hôm sau.

Một bí quyết là bạn nên thực hiện hành động này trước khi ngủ vì theo khoa học đã chứng mình thì đó sẽ là thời gian mà não bộ chính ta thực hiện nhiệm vụ ghi nhớ tốt nhất. khi bạn viết lại những gì đã học cũng chính là lúc ban đang tự thực hiện hiện một bài kiểm tra thử, nếu làm tốt sau này bạn sẽ không cần lo lắng về việc đối diện với các bài kiểm tra tương tự.

Những sai lầm phổ biến trong cách học thuộc bài

Chưa xác định được phương pháp học tập phù hợp

Một số bạn trong quá trình học vẫn còn khá mông lung và mơ hồ không biết mình sẽ nên học gì, nên học như thế nào mới là hiệu quả nhất dẫn đến tình trạng các bạn dễ cảm thất chán nản mà muốn bỏ cuộc. Có rất nhiều những phương pháp học tập hiệu quả mà bạn có thể tham khảo từ những người xung quanh hoặc tìm kiếm trên mạng xã hội để lựa chọn cho mình một phương pháp học tập phù hợp nhất.

Khi bạn đã có lối đi đúng đắn, bạn sẽ thấy rằng việc học tập đôi khi lại rất đơn giản, chỉ cần nghiêm túc với từng môn học là bạn đã có thể đem lại một kết quả như mong muốn. Bạn cũng có thể thử qua nhiều phương pháp học tập khác nhau nếu như thất bại thì bạn sẽ có thêm kinh nghiệm chứ không được bỏ cuộc, chán nản giữa chừng.

Cách-chống-buồn-ngủ
Không có phương pháp học đúng đắn gây cảm giác chán nản

Không chủ động tự giác trong quá trình học

Đây là một sai lần mà hầu như bạn học sinh nào cũng từng mắc phải đó chính là không chịu chủ động tự giác trong quá trình học tập. Một số bạn chỉ làm bài tập chống đối theo yêu cầu của thầy cô hoặc sự giám sát của bố mẹ mà không hiểu được sâu xa bản chất của vấn đề là gì dẫn đến tình trạng không áp dụng được kiến thức trong các bài thi thật.

Bạn cần rèn luyện cho mình sự tự giác, sắp xếp các môn học theo thứ tự ưu tiên để chủ động học từng môn một cho đồng đều các kiến thức với nhau, hiểu nội dung bài và tự  nâng cao trình độ học tập của mình. Có thể bạn không được nhạy bén trong sự tư duy nhưng nếu bạn chăm chỉ thì mọi câu hỏi sẽ đều tìm được câu lời đúng của nó.

Học vẹt một cách máy móc

Học vẹt chính là hình thức các bạn nói lại toàn bộ kiến thức mà không hiểu gì về bản chất của vấn đề được đưa ra. Đối với các bạn học sinh khi bắt chước học bài một cách máy móc nhưng không hiểu gì thì sẽ rất thụ động và thường không đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.

Chính vì học vẹt mà các bạn học sinh chỉ giỏi được phần lý thuyết mà không biết cách áp dụng kiến thức vào trong thực tế, nếu còn tiếp tục tình trạng này chắc hẳn bạn sẽ thiếu hụt đi rất nhiều những kỹ năng quan trọng và không thu lại những kết quả đáng mong đợi từ việc học. Bạn nên thay đổi phương pháp học này, biết vận dụng những kiến thức mình đã học để tự tư duy và tìm hiểu thêm các yếu tố xung quanh, trang bị thêm cho mình nhiều nguồn kiến thức ngoài sách vở để phát huy tốt năng lực.

hoc-tu-hoc-vet
Học vẹt sẽ khiến bạn thụ động và không nắm được kiến thức

Học không đúng trọng tâm

Nhiều bạn trong quá trình học thuộc vẫn còn học rất lan man những nội dung bên ngoài mà không học vào đúng trọng tâm của bài học điều này sẽ làm cho kiến thức của bạn bị dài trải và khối lượng chữ phải hoc của bạn sẽ bị nhiều hơn. Hãy chắt lọc các ý trước khi học, phân biệt đâu là ý chính đâu là ý phụ để biết mình phải học gì cho đúng. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi khắc phục được sai lầm này trong quá trình học thuộc bài của mình đấy.

Học vì mục đích ngắn hạn

Học sinh ngày nay rất quen thuộc với cách học ngắn hạn này, tức nghĩa là nếu mai sáng các ban có bài thi thì tối hôm trước đó các bạn sẽ cố gắng học thuộc một cách nhanh nhất để có thể tự tin làm bài. Có thể buổi sáng hôm sau các bạn có thể nhớ nội dung đã học và có thể làm bài tốt tuy nhiên khi học như thế ban chỉ nhớ kiến thức được đúng trong một thời gian rất ngắn giống như kiểu học chống đối, học cho có.

Thực chất bạn đang tự làm lãng phí thời gian của chính mình, sau tất cả việc học sẽ đem lại cho chúng ta những kiến thức hay và bổ ích chứ không phải đem lại cho chúng ta những điểm số vô nghĩa trên giấy bằng cách học đó. Điểm số không phải là thước đo duy nhất để đánh giá chất lượng học tập của bạn mà nó là cả một quá trình học tập rèn luyện và học hỏi.

Bài viết trên, Truonghoc247 đã chia sẻ đến bạn 8 phương pháp học thuộc nhanh trong vòng 5 phút vô cùng hiệu quả. Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp học tập rèn luyện đúng đắn nhất để đạt kết quả cao trong học tập nhé.

Xem thêm: 19 cách rèn luyện trí nhớ khoa học, hiệu quả

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử