Sách là một sản phẩm của trí tuệ, tổng hợp và tích luỹ rất nhiều những nguồn kiến thức hay và bổ ích. Dù thời đại công nghệ ngày càng phát triển nhưng không một ai có thể chối bỏ lợi ích của việc đọc sách. Nhưng liệu các bạn đã biết đến cách để đọc sách nhanh và hiệu quả nhất hay chưa. Cùng Truonghoc247 tìm hiểu các phương pháp đọc sách hiệu quả thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xác định rõ mục đích của việc đọc sách
Sách chính là nguồn kiến thức rộng lớn mà mỗi chúng ta ai cũng cần phải học hỏi và trau dồi thêm để có thể tự phát triển bản thân. Đọc những cuốn sách hay chính là chìa khoá để mở ra những kiến thức mới, khám phá tư duy của nhân loại, làm giàu vốn từ cho bản thân. Tuy nhiên trước khi để đạt những hiệu quả đó, bạn cần phải biết được mục đích đọc sách của mình là gì thì mới có thể tìm đến kết quả cuối cùng được.
Mục đích của việc đọc sách của mỗi người sẽ là khác nhau, có người sử dụng sách như một “công cụ” hỗ trợ quá trình viết lách, giao tiếp, có người lại coi sách là liều thuốc chữa lành tâm hồn mỗi khi họ gặp phải những vấn đề trong cuộc sống. Dù là với mục đích gì đi chăng nữa, bạn cũng sẽ bổ sung cho mình rất nhiều vốn hiểu biết từ việc duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày.
2. Lựa chọn thể loại sách yêu thích, phù hợp
Khi bạn đã xác định được cho mình mục đích của việc đọc sách thì công việc tiếp theo đó chính là lựa chọn cho mình một cuốn sách hay phù hợp với sở thích của bạn, điều này sẽ giúp cho quá trình đọc sách trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Không giống như việc học là việc bắt buộc thì đọc sách lại là hoạt động tự nguyện, bởi vậy nên khi được làm một hoạt động mà mình yêu thích bạn sẽ trở yêu công việc đó hơn và chú tâm vào nội dung mà mình đã lựa chọn.
Một cuốn sách hay sẽ khiến bạn tập trung hơn trong quá trình đọc mà không có cảm giác buồn ngủ hay chán nản giữa chừng. Do vậy trước khi đọc cuốn sách nào nó bạn nên tìm hiểu trước về nội dung xem có phù hợp với bản thân mình hay không? Bạn không nên đọc một cuốn sách chỉ vì nó được người khác giới thiệu hay nó là một cuốn sách nổi tiếng, nếu không phù hợp thì kết quả cuối cùng bạn sẽ chẳng thu được gì.
3. Chọn môi trường và thời gian đọc hiệu quả
Để đảm bảo về hiệu quả mà việc đọc sách mang lại, bạn nên lựa chọn cả về thời gian và không gian sao cho phù hợp nhất. Mỗi một ngày, bạn nên dành một khoảng thời gian cố định cho việc đọc sách, đó có thể là vào buổi tối khi mà bạn đã hoàn thành xong công việc, bạn sẽ tự thưởng cho mình một chút thời gian đọc sách để thư giãn đầu óc. Việc đọc sách trước khi ngủ sẽ giúp não bộ của bạn tái tạo lại nguồn năng lượng, tăng khả năng ghi nhớ và tỉnh táo hơn vào ngày hôm sau.
Không gian đọc sách cũng là yếu tố tác động không nhỏ, bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, tránh các nơi quá ồn ào như quán cafe để có thể không bị mất tập trung trong quá trình đọc sách và dễ bị lẫn các nội dung vào nhau.
4. Duy trì tư duy tích cực khi đọc sách
Bạn không nên đọc sách một cách qua loa và hình thức, việc đọc sách giống như việc bạn đang được nạp thêm các kỹ năng kiến thức vào trong chính cuộc sống của mình. Vậy nên trong quá trình đọc sách bạn hãy cố gắng tư duy tích cực về thực tế, liên hệ những nội dung trong sách ra đến ngoài đời. Bạn cần chắt lọc đâu là nội dung cần thiết, cần được quan tâm, đâu là những kiến thức dư thừa để từ đó bạn sẽ biết mình nên cần làm gì trong một số trường hợp của thực tế.
Việc duy trì lối tư duy tích cực khi đọc sách sẽ giúp bạn tăng khả năng phát triển bản thân cả trong việc học tập lẫn công việc. Bạn sẽ không bị thụ động khi phải xử lý những tình huống khó, bằng sự vận dụng đó chắn hẳn bạn sẽ điều khiển được cảm xúc cá nhân để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh bên ngoài.
Xem thêm: Top 20 thư viện ebook miễn phí hay nhất trong và ngoài nước
5. Phương pháp đọc sách hiệu quả – Đọc phần review về sách
Đây là một kỹ năng bổ sung cho bạn trước khi bỏ thời gian ra để đọc một cuốn sách đó chính là nghiên cứu về phần review. Bạn có thể tìm kiếm những phần đánh giá của các đọc giả đi trước để có cái nhìn khách quan về về nội dung mình định đọc. Điều này sẽ giúp ban nhận định được đây là một tác phẩm như thế nào và nó sẽ đem lại lợi ích gì khi bạn đọc hết cuốn sách. Mục đích cuối cùng của mỗi cuốn sách đều là giá trị cốt lõi mà tác giả muốn gửi gắm nên nếu như review sách không theo định hướng bạn mong muốn thì hãy lựa chọn muốn cuốn sách khác phù hợp hơn để không lãng phí thời gian của bản thân.
6. Phương pháp đọc sách hiệu quả – Dừng thói quen đọc thầm
Đọc thầm chắc hẳn là một thói quen hết sức quen thuộc của chúng ta nhất là đối với các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên theo khoa học phương pháp này không nên áp dụng phổ biến bởi thói quen đọc chữ trong đầu sẽ làm giảm tốc độ đọc của bạn, trung bình một người sẽ đọc khoảng 150-160 từ/1 phút. Việc dừng thói quen trên sẽ giúp bạn đọc sách một cách nhanh và hiệu quả hơn, tốc độ đọc sách cũng không bị ảnh hưởng. Bạn không nên đọc một cách quá to, chỉ cần đọc vừa đủ nghe hoặc lướt nhanh bằng mắt, để bạn tự nghe và ngẫm lại những gì mình đang đọc, bạn sẽ nhớ nội dung sách lâu hơn.
7. Đọc theo từng nội dung chia nhỏ
Mỗi cuốn sách có thể dài hoặc ngắn nhưng đều rất nhiều chữ, bạn không thể nào đọc từng chữ một rồi ghi nhớ nội dung được. Bạn cần phải tìm phương pháp để nắm được toàn bộ ý chính của cuốn sách bằng cách chia nhỏ nội dung thành từng đoạn để dễ đọc hơn. Ở mỗi đoạn bạn sẽ tổng hợp và chắt lọc ra mình đã vừa đọc những ý chính nào, những điều gì cần nhớ trong nội dung. Sau đó bạn hãy nghỉ ngơi tầm 1 phút rồi mới tiếp tục đọc tiếp. Bạn làm tương tự như vậy cho đến khi hết cuốn sách, như vậy bạn sẽ dễ dàng nắm được toàn bộ nội dung mà không bị dàn trải quá nhiều con chữ, với phương pháp này bạn cũng đang vận dụng kỹ năng tư duy và ghi nhớ của mình để đạt được hiệu quả tốt hơn.
8. Phương pháp đọc sách hiệu quả – Đọc theo nhịp độ của tay
Với phương pháp này, bạn sẽ cần dụng cụ đi kèm là bút hoặc thước, khi bắt đầu đọc bạn sẽ sử dụng vật dụng đó để chỉ theo các dòng chữ, căn chỉnh nhịp đọc và tốc độ của mắt sao cho vừa phải và bạn có thể theo dõi kịp nội dung của sách. Bạn sẽ không bị nhầm lẫn khi đọc các dòng với nhau, hạn chế việc đọc thầm trong đầu, điều này làm tăng năng xuất và hiệu quả trong quá trình đọc sách.
9. Tập trung trong quá trình đọc
Một số bạn thường lật lại trang trước để đọc vì không nhớ nội dung hoặc đọc lại những câu trước do không hiểu cuốn sách viết gì, điều này đều xuất phát từ việc các bạn không tập trung trong quá trình đọc. Nếu việc này được lặp đi lặp lại nhiều lần thì đương nhiên hiệu quả mang lại sẽ không còn cao nữa, bạn sẽ cảm thấy mất động lực và không còn hứng thú với việc đọc sách.
Để hạn chế sự thiếu tập tập trung này, bạn nên thư giãn nghỉ ngơi đầu óc một chút trước khi đọc, trong quá trình đọc có thể nghỉ ngơi một chút khi thấy mỏi mắt và đặc biệt là nếu như không còn tỉnh táo thì bạn nên dừng việc đọc sách lại, không ép bản thân phải tiếp tục khi mệt mỏi. Hãy bắt đầu lại khi tâm trạng của bạn ổn định nhất để có thể tập trung tuyệt đối trong quá trình đọc sách và đạt được hiệu quả cao hơn.
10. Phương pháp đọc sách hiệu quả – Tóm tắt nội dung sau khi đọc
Cũng giống như việc học bạn cần phải tổng kết kiến thức hay sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp bài thì đọc sách cũng vậy. Để có thể nhớ nội dung được lâu hơn cũng như nắm được toàn bộ nội dung của sách thì sau khi đọc xong bạn cần thêm một bước đó chính là tóm tắt toàn bộ nội dung để biết được là bạn nắm được bao nhiêu phần trăm nội dung của sách.
Phương pháp tóm tắt thì cũng giống như việc học, bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp lại bài, với các màu sắc và hình dáng thu hút bạn vừa có thể ghi nhớ lạ vừa mang tính thẩm mỹ mỗi khi chúng ta muốn giới thiệu nội dung cuốn sách này đến những bạn đọc khác. Bạn cũng có thể để lại tóm tắt, review trên mạng xã hội để có thêm những đánh giá và tranh luận về cuốn sách để bạn có những góc nhìn khách quan hơn và nhớ nội dung lâu hơn.
11. Sử dụng kỹ năng tìm câu hỏi và trả lời trong quá trình đọc
Khi đọc đến những nội dung khó hiểu mà bạn chưa từng trải qua, hãy liên tục đặt các câu hỏi vì sao? Tại sao lại như thế? Nếu xử lý khác thì sao? Việc liên tục đặt câu hỏi sẽ thôi thúc bạn muốn tìm hiểu thêm về nội dung cuốn sách này. Bạn hãy tổng hợp tất cả những câu hỏi thắc mắc của mình và dần dần tìm ra các câu trả lời khi đọc hết nội dung của cuốn sách. Bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn về những điều mà mình muốn khám phá hơn là đọc nội dung một cách qua loa và không lắng đọng lại điều gì.
12. Vận dụng những gì đã đọc vào thực tế
Để có thể hiểu những gì đã đọc nhất là đối với các bạn nhỏ, chúng ta nên khuyến khích việc áp dụng những điều đã học vào trong thực tế để nắm chắc được kiến thức. Đây cũng chính là những mục tiêu mà tác giả muốn hướng tới người đọc, làm sao để họ có thể vận dụng được những điều đã học vào cuộc sống, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cần thiết trong giải quyết vấn đề.
Khi bạn đọc nhiều cuốn sách hay và ý nghĩa, bạn sẽ tự điều chỉnh được thái độ và cảm xúc của bản thân để có thể hài hoà được mọi thứ trong cuộc sống. Việc vận dụng những kiến thức này sẽ giúp bạn làm quen với việc tiếp thu kiến thức hơn và thúc đẩy tinh thần ham học hỏi để duy trì các trải nghiệm cho bản thân.
13. Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày
Đây là phương pháp cuối cùng và cũng là phương pháp quan trọng nhất muốn chia sẻ đến cho các bạn đó chính là việc rèn luyện việc đọc sách trở thành một thói quen hằng ngày của bạn. Các bạn hãy bắt đầu với những cuốn sách mà mình yêu thích, thêm vào thời gian biểu hằng ngày một khoảng thời gian nhất định dành cho việc đọc sách. Để hình thành được thói quen này, mỗi cá nhân cần chủ động và tự giác hơn trong quá trình đọc và học hỏi những kiến thức mới mẻ trong sách vở để áp dụng vào cuộc sống.
Bài viết trên, Truonghoc247 đã chia sẻ cho bạn những phương pháp để đọc sách nhanh và hiệu quả nhất, Hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình những phương pháp phù hợp để có thể tiếp thu thêm nhiều nguồn kiến thức vô tận và hình thành nên thói quen tốt cho bản thân.
Xem thêm: Đọc sách là gì? 10 lợi ích của việc duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày