Lớp 1 chính là thời điểm quan trọng nhất của một đứa trẻ khi bắt đầu phải tiếp thu với nhiều môn học mới, các cách thức học tập khác xa với tuổi mầm non. Đặc biệt các phụ huynh rất quan tâm đến vấn đề rèn luyện cho trẻ các phương pháp để tính nhẩm nhanh và hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây, Truonghoc247 sẽ gợi ý cho các bạn phương pháp để xây dựng chương trình hiệu quả, dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm một cách chính xác nhé!
Tại sao cần phải dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm đúng cách?
Khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, giống như được trải nghiệm một thế giới mới khác xa hoàn toàn so với việc học mầm non trước đây. Trẻ sẽ phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học có tác động như thế nào đến tương lai sau này. Vậy nên việc chúng ta rèn luyện cho trẻ từ những bước cơ bản nhất là điều vô cùng quan trọng, đó là bắt đầu với những con số.
Việc dạy con em của mình có khả năng tính nhẩm ngay khi còn nhỏ sẽ giúp não bộ trẻ được hoạt động tốt hơn, tăng khả năng tư duy logic. Trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và tò mò về các con số, từ đó sự phát triển sẽ ngày càng nhanh nhẹn hơn.
Đây cũng chính là phương pháp giúp trẻ có thể rèn luyện sự tập trung, kiên nhẫn ngay từ khi còn nhỏ, rút ngắn thời gian xử lý tình huống. Một vài nghiên cứu đã cho rằng việc để trẻ rèn luyện tính toán sẽ giúp quá trình hình thành tư duy diễn ra nhanh hơn, giải quyết các vấn đề rõ ràng theo logic trong tương lai.
Xem thêm: Trí thông minh là gì? 8 loại hình trí thông minh phổ biến ở trẻ
7 cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm của người Nhật
1. Dạy trẻ làm quen với các con số
Để có thể tính nhẩm nhanh một cách có hiệu quả thì điều đầu tiên là cho trẻ tiếp xúc dần với các con số. Khi đến trường học, giáo viên sẽ là người luôn theo sát quá trình rèn luyện của các con, giới thiệu các bài học một cách rõ ràng để trẻ có thể quen dần với các kiến thức mới. Trẻ cần hiểu các định nghĩa về phép tính cộng, trừ cơ bản là như thế nào? Tiếp theo sẽ là làm quen với các dãy số tính toán.
Hiện nay, hầu hết các bạn nhỏ đã được làm quen với các con số ngay từ khi 1 – 2 tuổi, tuy nhiên trẻ vẫn chưa định hình được làm phép tính là gì. Cha mẹ phải luôn là người đồng hành và giúp con ôn lại các kiến thức được học. Việc theo dõi và kiểm tra thường xuyên sẽ hình thành nên trí nhớ để trẻ làm quen được hết với các con số một cách nhanh nhất.
2. Dạy trẻ đếm dãy số cách 2 đơn vị
Đếm số là một hoạt động không quá khó khăn với trẻ lớp 1 nhưng cần sự hỗ trợ từ giáo viên và phụ huynh để trẻ nhận biết được quy luật trong các day số. Trước tiên hãy để trẻ đếm các con số lần lượt theo thứ tự, có thể là từ 1 đến 20 và ngược lại, giải thích cho trẻ hiểu mỗi số tự nhiên sẽ có khoảng cách là 1 đơn vị. Chúng ta cần giải thích rõ dãy số theo thứ tự từ lớn đến bé thì số liền sau sẽ hơn số liền trước 1 đơn vị và tương tự ngược lại, đó chính là bước cơ bản của phép cộng trừ.
Dần dần chúng ta hãy tăng độ khó lên bằng cách yêu cầu trẻ đọc cách dãy số cách nhau 2, 3 đơn vị để trẻ vận dụng tư duy và quen dần với các phép tính lớn hơn. Việc dạy học là một công việc yêu cầu khả năng kiên trì tốt, bạn hãy cố gắng giải thích cho đến khi các em hiểu rõ được quy luật của các phép tính rồi mới chuyển sang nội dung học tiếp theo.
3. Dạy trẻ tính nhẩm bằng đồ dùng học tập
Có rất nhiều các bộ dụng cụ liên quan đến tính nhẩm mà phụ huynh có thể tìm và mua cho trẻ để phục vụ quá trình học tập. Với các vật dụng trên tay, trẻ có thể dễ dàng hình dung và thực hiện được các phép tính một cách nhanh nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên để trẻ lạm dụng quá nhiều đến các bộ đồ dùng này, bởi khi trẻ đã quen với việc giải toán theo phương pháp thủ công như vậy sẽ rất khó để áp dụng với những phép tính lớn hơn, giảm khả năng tư duy và sự kích thích não bộ phát triển. Vậy nên, sau khi đã quen với các bài toán cộng trừ đơn giản nhờ sự hỗ trợ từ các dụng cụ, hãy yêu cầu trẻ tự tính nhẩm để hoàn thành các bài tập.
4. Dạy trẻ tính nhẩm bằng hình ảnh
Trong quá trình dạy học cho trẻ, chúng ta cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các giáo cụ trực quan để tăng tính sinh động, kích thích các cảm giác tò mò. Với những hình ảnh thực tế, các bạn nhỏ sẽ dễ dàng hình dung về kết quả hơn, thực hiện phép tính dựa trên việc quan sát và tính nhẩm trong đầu để có câu trả lời.
Phương pháp này được sử dụng tại hầu hết các lớp học, giáo viên sẽ chuẩn bị các hình ảnh để trẻ được quan sát và vận dụng trả năng tư duy. Khi lớp học có nhiều bạn bè, trẻ sẽ thường có xu hướng làm theo các hoạt động chung, như vậy càng kích thích được các bạn nhỏ cùng nhau rèn luyện khả năng tính toán của mình.
5. Kết hợp các bài đố vui
Bố mẹ không nên ép buộc con nhỏ phải ngồi học quá lâu để ghi nhớ các con số, như vậy sẽ gây nên tác dụng ngược lại, trẻ không những không muốn học mà còn cảm thấy vô cùng áp lực. Với độ tuổi lớp 1, chúng ta nên kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí xen kẽ với việc học để trẻ có thể thoải mái nhất. Hằng ngày, bố mẹ có thể hỏi trẻ các bài đó vui để kiểm tra năng lực của con mình thường xuyên, ví dụ khi đang nấu ăn, bạn có thể hỏi “mẹ có 10 quả trứng, giờ mẹ nấu 2 quả thì nhà ta sẽ còn bao nhiêu?”.
Với cách dạy học này, trẻ sẽ không bị nản chí mà vô cùng hăng hái khi trả lời các câu đố của bố mẹ. Sau khi trả lời đúng, trẻ có thể được thưởng một món đồ chơi hoặc được xem hoạt hình, chỉ với những sự khích lệ nhỏ thôi cũng giúp cho trẻ có nhiều động lực để tư duy hơn.
6. Cho trẻ chơi các chương trình bổ trợ trên mạng
Hiện nay, mạng Internet đã trở thành chiếc chìa khoá vạn năng có thể hỗ trợ mọi người giải quyết hầu hết các vấn đề trong cuộc sống. Nhờ đó mà việc dạy trẻ lớp 1 học học tính nhẩm trở nên đơn giản hơn nhờ các ứng dụng, chương trình trên mạng. Nếu như phụ huynh luôn lo lắng về vấn đề các bạn nhỏ hiện nay thường xem tivi và điện thoại quá nhiều thì hay thay thế bằng các chương trình giải trí trên mạng có kết hợp giải toán.
Một số chương trình hiện nay kết hợp theo hình thức các trò chơi giải câu đố và giành được sự quan tâm từ khá nhiều bạn nhỏ. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và thích thú hơn là việc làm các phép tính khô khan. Với những video đầy màu sắc, các trò chơi học toán đa dạng chắc hẳn sẽ thu hút được sự tham gia của động đảo các em, từ đó tăng khả năng rèn luyện tính nhẩm theo từng ngày.
7. Luyện tập thường xuyên với con
Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là khi các con chỉ vừa mới bước chân vào môi trường giáo dục với đầy sự bỡ ngỡ và mới lạ. Ngoài thời gian học tập trên lớp, cha mẹ sẽ là người thầy, người bạn luôn đồng hành cùng con để hỗ trợ trong các vấn đề mà trẻ chưa hiểu rõ.
Mỗi tối, các bậc phụ huynh dù bận cũng nên dành ít thời gian để theo dõi quá trình học bài của con, cùng con ôn luyện các kiến thức mới để dần dần hình thành nên các thói quen tốt, tăng khả năng ghi nhớ và phát triển tư duy.
Khả năng tính nhẩm tốt có thể xuất phát từ bẩm sinh nhưng cũng có thể được hình thành từ quá trình chăm chỉ, rèn luyện mỗi ngày. Vậy nên, phụ huynh hãy thường xuyên hỗ trợ luyện tập, cùng trẻ tham gia giải các câu đố vui, áp dụng linh hoạt với cả cuộc sống hằng để đạt được hiệu quả cao nhất nhé!
5 bước đơn giản dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm siêu nhanh
- Bước 1: Khi bắt đầu hỗ trợ bé cách để tính nhẩm hiệu quả, phụ huynh cần định hình cho trẻ biết các phép tính là gì và sẽ được sử dụng như thế nào? Chúng ta bắt đầu từ việc cho trẻ đếm các số từ 1 đến 10 và quy ước vị trí trên 2 bàn tay. Đây là cách giúp trẻ bắt đầu suy đoán về các kết quả của phép tính. Ví dụ: 5 ngón tay bên phải khi thêm một ngón tay bên trái sẽ được 6 ngón, đây chính là phép cộng và tương tự giải thích về phép trừ có nghĩa là bớt đi môt ngón tay.
- Bước 2: Dạy trẻ biết đâu là số chẵn và đâu là số lẻ, chúng ta sẽ gợi ý số lẻ đầu tiên là 1 và số chẵn là 2, các số sẽ hơn kém nhau 2 đơn vị tính. Sau đó bạn sẽ yêu cầu trẻ viết ra dãy số chắn và lẻ mà trẻ đã tính được. Dần dần, trẻ sẽ học được cách tính nhẩm với cách dãy số cách đều lớn hơn.
- Bước 3: Cha mẹ sẽ đặt ra các phép tính đơn giản thông qua hình ảnh để trẻ áp dụng cách tính nhẩm trả lời. Ví dụ như: mẹ có 5 cái kẹo, mẹ cho con 2 cái thì mẹ còn mấy cái? Với những hình ảnh thực tế, trẻ sẽ dễ dàng hình dung để đưa ra đáp án chính xác nhất.
- Bước 4: Thường xuyên tổ chức các hoạt động đố vui có thưởng để kích thích trí tò mò và sự cố gắng của trẻ. Một số trò chơi ví dụ như: chia kẹo, đếm số, đoán chẵn lẻ,…
- Bước 5: Tìm kiếm các công cụ hỗ trợ là phương pháp được nhiều phụ huynh tin tưởng. Các chương trình sẽ kết hợp các hoạt động vui chơi giải trí cùng hỗ trợ làm toán để trẻ hứng thú hơn với việc học.
Việc học tập của trẻ là cả một quá trình dài nên sự đồng hành, động viên của phụ huynh cũng như các thầy cô là vô cùng quan trọng. Hy vọng với bài viết trên, Truonghoc247 đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm siêu nhanh và mang lại hiệu quả cao. Chúc mọi người sẽ áp dụng thành công với con em mình!
Xem thêm: Top 16 trò chơi trí tuệ giúp con phát triển trí thông minh