Các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Trong thời đại hiện nay không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của tiếng Anh. Chính vì thế mà nhiều phụ huynh mong muốn cho con học tiếng Anh từ khi ở độ tuổi mầm non. Tuy nhiên để chọn ra phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp và hiệu quả thì không hề đơn giản. Hãy cùng Truonghoc247 tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Thời điểm vàng cho trẻ tiếp cận với tiếng anh

Trong quá trình phát triển của 1 đứa trẻ có 3 giai đoạn học Tiếng Anh hiệu quả nhất. Đó là giai đoạn 2,5 – 5 tuổi, 6 – 10 tuổi và từ 11 tuổi trở lên. Nếu bỏ qua những thời điểm vàng này, trẻ rất khó bắt đầu học Tiếng Anh một cách hiệu quả và phát triển ngôn ngữ vượt trội nhất.

Thời điểm vàng cho trẻ tiếp cận với tiếng anh
Thời điểm vàng cho trẻ tiếp cận với tiếng anh
  • Giai đoạn từ 2,5 – 5 tuổi: Đây được coi là giai đoạn vàng để tiếp thu ngôn ngữ nhanh và mạnh mẽ. Nếu được tạo điều kiện tiếp xúc với loại ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Giai đoạn này trẻ dễ dàng ghi nhớ, hình thành sự phản xạ và tư duy Tiếng Anh cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thuần thục.
  • Giai đoạn từ 6 đến 10 tuổi: Trẻ ở giai đoạn này có trí não phát triển mạnh mẽ, khả năng tư duy logic mạnh mẽ, có thể hiểu nhanh vấn đề. Chìa khóa để phát triển trí não là thường xuyên trò chuyện, chơi đùa với những người xung quanh và có môi trường sống và học tập đa dạng. Vì vậy, việc tham gia vào các hoạt động học tiếng Anh thú vị thông qua thể thao và trò chơi có thể giúp khơi dậy sự hứng thú của trẻ và khiến trẻ yêu thích việc học tiếng Anh hơn.
  • Từ 11 tuổi trở lên: Lúc này trẻ bước vào tuổi dậy thì và có những thay đổi rõ rệt về nhận thức, tâm trạng. Trẻ có sự phát triển vượt bậc về kiến ​​thức và phát triển vượt bậc về kỹ năng. Đặc biệt sau 11 tuổi, trẻ dần hình thành quan điểm cá nhân và thích thể hiện cái tôi độc lập, cá tính độc lập của mình. Vì vậy, việc học tiếng Anh thông qua các dự án sáng tạo, dự án nghiên cứu độc lập và trải nghiệm thực tế sẽ phù hợp với trẻ ở giai đoạn này.

Vì sao nên cho trẻ mầm non học tiếng Anh sớm

Tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider (Chuyên gia ngôn ngữ trẻ em tại Mỹ) cho biết nên cho trẻ em tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Vì trẻ em ở giai đoạn từ 1 – 5 tuổi có khả năng tiếp thu thông tin rất nhanh và nhạy bén.  

Cấu tạo cơ quan nghe và phát âm ở trẻ mầm non phát triển rất mạnh. Vì thế bé có thể nhanh chóng nghe và bắt chước cách phát âm tiếng Anh tốt hơn nhiều khi nhiều tuổi hơn. Trẻ cũng sẽ có thể phát triển tư duy logic và khả năng giao tiếp tốt hơn khi sớm được học thêm 1 ngôn ngữ mới. 

Tuy vậy, với độ tuổi nhỏ như trẻ mầm non thì khả năng tập trung và  nhận thức học tập chưa cao. Vì thế rất cần bố mẹ và giáo viên ở lớp giám sát và định hướng đúng đắn.

Lợi ích của việc dạy tiếng anh cho trẻ mầm non

Có rất nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn việc có nên cho trẻ mầm non học tiếng anh từ sớm không? Nhiều trẻ còn chưa nói sõi tiếng mẹ đẻ thì có học được tiếng Anh và có ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Việt không?… Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em ở độ tuổi mầm non (từ 1 – 6 tuổi) hoàn toàn có khả năng làm quen với ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, việc được học tiếng anh từ sớm sẽ đem lại nhiều lợi ích nổi bật như: 

Lợi ích của việc dạy tiếng anh cho trẻ mầm non
Lợi ích của việc dạy tiếng anh cho trẻ mầm non
  • Xây dựng được cho trẻ khả năng phản xạ, tư duy ngôn ngữ và hiểu được tiếng Anh một cách tự nhiên như tiếng Việt. Vì thế mà việc học tiếng Anh ở những bậc học cao hơn sẽ dễ dàng như tiếng Việt.
  • Trẻ mầm non bắt chước rất giỏi nên học tiếng Anh một cách bài bản, đúng đắn có thể giúp trẻ có cách phát âm, ngữ điệu chuẩn.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ ngay khi còn bé sẽ có tác động tích cực tới não bộ và tư duy của trẻ. Có thể hiểu đơn giản là trẻ nhanh nhạy và linh hoạt hơn khi được học tiếng Anh từ sớm.
  • Bên cạnh đó việc được học song ngữ từ độ tuổi mầm non sẽ giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn, vốn từ vựng phong phú, tư duy phản biện sâu sắc và phát triển toàn diện.

Các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non được các trường áp dụng

Mỗi trường mầm non sẽ áp dụng những phương pháp dạy tiếng Anh khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non được các trường áp dụng nhiều nhất:

Phương pháp chuẩn Common Core Mỹ 

Chương trình Tiếng Anh chuẩn Common Core Hoa Kỳ là phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non được rất nhiều trường mầm non quốc tế á dụng. Dưới đây là 4 phương pháp của chương trình Common Core Mỹ có thể hỗ trợ phát triển ngôn ngữ tối ưu cho trẻ mầm non: 

  • Phương pháp TPR (Total Physical Response – Phản xạ toàn thân): đây là phương pháp kết hợp hoạt động ngôn ngữ và vận động thể chất. Trẻ em được khuyến khích vận động cơ thể để phản ứng và tương tác ngay lập tức với lời nói của người lớn, hình thành phản xạ nghe, nói hiệu quả.
  • Phương pháp SSS (Short Simple Story – Học qua câu chuyện ngắn): Trẻ được thực hành kỹ năng đọc, phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy sáng tạo thông qua các câu chuyện ngắn thú vị, mới lạ theo chủ đề.
  • Phương pháp PPP (Presentation, Practice, Production): Hoạt động dạy và học Tiếng Anh được tiến hành theo 3 bước là Presentation – Practice – Production. Với phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em này trẻ sẽ được chủ động tiếp cận, làm chủ và vận dụng hiệu quả tiếng Anh trong cuộc sống.
  • Phương pháp Scaffolding (phương pháp giàn giáo): Trẻ sẽ được hỗ trợ, hướng dẫn, theo dõi và đánh giá sự tiến bộ ngôn ngữ qua từng ngày. Vì thế mà các kỹ năng tiếng Anh của con được cải thiện liên tục, đạt được sự thành thạo và tự nhiên nhất.

Phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese

Trong giai đoạn mầm non từ 0 – 6 tuổi, dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese là một trong những phương pháp được đánh giá đem lại hiệu quả rất cao. Ngôn ngữ Parentese là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày giữa trẻ và ba mẹ cũng như mọi người xung quanh.

Phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese
Phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese

Trong giao tiếp hàng ngày, mọi người có tiếp xúc với trẻ lặp đi lặp lại những câu nói ngắn gọn và thường xuyên giúp trẻ ghi nhớ và vận dụng được những câu nói đó. Nói chuyện với trẻ một cách chậm rãi, phát âm rõ từng từ Tiếng Anh, kết hợp ngôn ngữ cơ thể để tăng hiệu quả. 

Dạy Tiếng Anh qua Flashcard

Trẻ nhỏ luôn hứng thú với các hình ảnh, màu sắc. Đó là lý do những thẻ Flashcard chứa hình ảnh màu sắc đa dạng được ứng dụng trong quá trình dạy tiếng anh cho trẻ em. Giáo viên và phụ huynh có thể dành từ 5 – 10 phút mỗi ngày cho trẻ học các thẻ flashcard, xem tranh Tiếng Anh cùng trẻ và giải thích cho trẻ bằng những từ tiếng Anh đơn giản và lắng nghe những bài nhạc thiếu nhi bằng Tiếng Anh. Những cách thức này vừa giúp trẻ nhạy bén hơn, vốn từ vựng phong phú hơn qua từng ngày. 

Các phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non tại nhà bố mẹ không nên bỏ qua

Nếu các bố mẹ đang cố gắng tìm một phương pháp dạy tiếng anh cho con mình ở độ tuổi mầm non trên internet thì chắc sẽ không tránh khỏi sự hoang mang vì có quá nhiều phương pháp và không phải phương pháp nào trong số đó cũng thực sự đem lại hiệu quả. Truonghoc247 gợi ý cho các bố mẹ một số phương pháp mà các chuyên gia của chúng tôi đã tổng hợp và nghiên cứu đem lại hiệu quả cao. 

Chơi trò chơi bằng tiếng Anh

Có rất nhiều trò chơi mà bố mẹ có thể cho con chơi để rèn luyện khả năng tiếng Anh của con. Đây là cách giúp con học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi chơi. Các trò chơi trên điện thoại, ipad hay những trò chơi thủ công cũng có thể dễ dàng kết hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ. 

Chơi trò chơi bằng tiếng Anh
Chơi trò chơi bằng tiếng Anh

Sử dụng các tình huống hàng ngày để dạy tiếng Anh cho trẻ

Bố mẹ có thể dạy tiếng Anh cho trẻ ngay qua các tình huống hàng ngày và các đồ vật xung quanh từ đó cho trẻ thực hành nói tiếng Anh một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh. Ví dụ như khi dạy về đồ chơi và đồ vật trong nhà, bố mẹ hướng dẫn con dọn dẹp nhà cửa: Put the teddy bear on the bed (Hãy đặt gấu bông lên giường), Where is green car? (Chiếc ô tô màu xanh ở đâu?). Đây chính là phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em.

Sử dụng câu chuyện, sách, truyện tranh

Trẻ ở lứa tuổi mầm non luôn thích các cuốn sách với nhiều tranh ảnh minh họa hấp dẫn và màu sắc rực rỡ. Bố mẹ có thể cùng con khám phá những quyển sách này, chỉ vào các bức tranh và phát âm tiếng Anh tên của chúng và hướng dẫn trẻ nhắc lại.

Ví dụ: This is a cat (Đây là con mèo). Hỏi lại con: Where is a cat? (Con mèo đâu rồi?)

Cho trẻ nghe bài hát tiếng Anh

Học tiếng Anh qua các bài hát là phương pháp dạy tiếng anh trẻ mầm non hiệu quả. Qua các bài hát trẻ sẽ biết thêm nhiều từ mới và phát âm hay hơn. Ba mẹ hãy nhớ rằng nên chọn cho con những bài hát sinh động và có phát âm chuẩn. Tốt hơn hết, đó nên là các bài hát có hành động để con vừa nhìn, bắt chước vừa đoán ý nghĩa.

Xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh

Mỗi ngày, cha mẹ nên dành một chút thời gian để cùng con xem phim hoạt hình tiếng Anh. Chọn thời lượng và thể loại phim phù hợp dựa trên lịch trình và độ tuổi của bạn. Đây là một cách để trẻ cải thiện khả năng phát âm và hình thành ngữ điệu tiếng Anh chuẩn. Một số phim hoạt hình hay như: Peppa Pig, Magic School Bus, Finding Nemo, Ngôi nhà hạnh phúc của chuột Mickey…

Xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh
Xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh

Hãy hình thành thói quen học tiếng Anh tại nhà cho con em chúng ta. Tốt nhất là nên duy trì các buổi học ngắn và thường xuyên. Kiên trì và kỷ luật là bí quyết để trẻ học tiếng Anh hiệu quả. Bất kể phong cách, phương pháp và chủ đề nào, điều quan trọng nhất khi dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo là giúp bạn thư giãn, vui vẻ và biến việc học ngoại ngữ thành một trải nghiệm thú vị cho bạn và con bạn.

Nguyên tắc khi áp dụng các phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em

Khi áp dụng các phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non có thực sự đem lại hiệu quả không phụ thuộc rất nhiều vào sự đồng hành của bố mẹ. Khi dạy tiếng anh cho con tại nhà bố mẹ nên thực hiện theo các nguyên tắc sau: 

  • Không tạo áp lực cho con: Việc quát mắng, so sánh con sẽ làm con của bạn mất tự tin và cảm thấy sợ việc học. Có phương pháp dạy tiếng anh trẻ em phù hợp và con vui vẻ học, chắc chắn khả năng tiếng Anh của con sẽ dần tiến bộ hàng ngày.
  • Hãy dừng bài học khi con còn hứng thú sẽ kích thích sự hào hứng của con cho lần học tiếp theo
  • Trẻ mầm non thường thích các hoạt động vui chơi hơn là ngồi yên một chỗ để học vì vậy bố mẹ hãy áp dụng những phương pháp dạy học một cách tự nhiên để con có thể thoải mái và vui vẻ trong quá trình học tiếng Anh. 
  • Từ vựng là nền tảng tiếng Anh quan trọng với bất kì người học ngôn ngữ nào, kể cả với trẻ mầm non. Vì thế hãy bắt đầu dạy con với những từ vựng đơn giản nhé!
  • Tùy từng trẻ mà mẹ hãy vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy tiếng anh trẻ em phù hợp và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để dạy con. Không nên áp dụng cứng nhắc 1 phương pháp cho các con.
  • Khích lệ, động viên con để con cảm thấy những nỗ lực của mình được công nhận.
  • Quan tâm đến sở thích của con sẽ giúp duy trì hứng thú của con xuyên suốt quá trình học. 

Những lưu ý cho các trung tâm tiếng anh khi áp dụng các phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non

Đối với các trung tâm dạy tiếng Anh cũng cần phải lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non như sau: 

Cần phải đi theo thứ tự

Các kỹ năng cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh “nghe – nói – đọc – viết” là trình tự hợp lý nhất trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo. Tương tự như việc học tiếng Việt, khi còn nhỏ chúng ta nhìn và bắt chước những người xung quanh. Chỉ đến khi đi học cấp 1 chúng ta mới được học đọc, viết. Trong giai đoạn mầm non, ba mẹ và các thầy cô nên cho con phát triển kỹ năng nghe và nói của tiếng Anh trước. Kỹ năng đọc và viết có thể để sau. 

Tạo một môi trường học tiếng Anh hoàn toàn tự nhiên tại trung tâm ngoại ngữ cũng như tại nhà.

Sự ngại ngùng khi không dám nói vì sợ mắc lỗi là vấn đề lớn nhất đối với người Việt Nam khi học ngoại ngữ, điển hình là tiếng Anh. Do đó, điều quan trọng cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ em để tạo ra một môi trường nói tiếng Anh tự nhiên để trẻ có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều nhất có thể.

Trong lớp học tiếng Anh, phụ huynh hoặc giáo viên và học sinh không sử dụng tiếng Việt để giao tiếp và 100 % bằng tiếng Anh. Đặc biệt, đừng cười khi đứa trẻ phát âm sai, nhưng phải giúp đứa trẻ sửa nó ngay lập tức. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Anh một cách nhanh chóng.

Phương pháp dạy tiếng anh liên tục đổi mới

Ở trường mầm non, trẻ có xu hướng ghi nhớ nhanh nhưng lại hay quên nên việc cung cấp kiến ​​thức cho trẻ không phải là mối quan tâm hàng đầu. Kỹ năng và thái độ của trẻ trong việc xử lý từng tình huống, sự việc, hiện tượng mà câu chuyện trình bày là rất quan trọng.

Bản chất của việc học của trẻ là làm cho trẻ hiểu được những sự vật, hiện tượng xung quanh thông qua việc bắt chước, khám phá, trải nghiệm và thực hành.

Đồng thời, trẻ học cách thể hiện những hiểu biết này bằng cách chia sẻ và giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, cha mẹ hoặc giáo viên nên tìm hiểu các tình huống, tài liệu khác nhau để khuyến khích vui chơi và khuyến khích trẻ làm việc cùng nhau.

Lặp lại từ vựng trong một bài học

Khi bạn sử dụng trò chơi hoặc bài học để dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo, thời lượng bài học không quá 30 phút. Lặp lại nhiều lần trong ngày để giúp trẻ tiếp thu kiến ​​thức dễ dàng. Vì trẻ cần lặp lại để ghi nhớ từ tốt hơn. Lặp lại các từ trong bài học trong ngày thường xuyên nhất có thể để trẻ nhớ lâu.

Kiểm tra và điều chỉnh cho trẻ em

Bố mẹ nên lập lịch để kiểm tra kiến ​​thức cũ của con thường xuyên. Một cách dễ dàng để kiểm tra là hỏi con bạn đã học gì ngày hôm trước và thậm chí nếu đó là ngày cuối tuần, bạn có thể hỏi về ngày đầu tuần. Khi kiểm tra hãy sửa lại những gì trẻ nói sai và sửa ngay. Đánh giá thường xuyên là điều cần thiết để củng cố những gì con bạn đã học được.

Xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh
Xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh

Tránh nhấn mạnh vào các vấn đề ngữ pháp

Bạn nên dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo thông qua ngữ pháp tích hợp câu trong game. Hãy kết hợp giữa học và chơi để bé cảm thấy thoải mái nhất thay vì tập trung quá nhiều vào ngữ pháp.

Dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo chỉ đơn giản là cho trẻ tiếp xúc với một ngôn ngữ mới và học từ vựng. Việc dạy ngữ pháp ở giai đoạn này không chỉ khó hiểu mà còn tẻ nhạt và phản tác dụng.

Tránh cạnh tranh để nhận phần thưởng

Khi bạn sử dụng trò chơi hoặc lớp học để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non, nhiều giáo viên và phụ huynh cho rằng phần thưởng có thể khuyến khích trẻ học tích cực hơn, còn hình phạt có thể khiến trẻ sợ hãi nên nhiều giáo viên và phụ huynh thường cho học sinh đạt điểm cao, đạt thành tích cao. một số hình thức khen thưởng. Điểm tốt hoặc hình phạt cho những người học chậm hơn. Trên thực tế, đây chính là những sai lầm khiến bài tập về nhà trở nên nặng nề và căng thẳng. Và điều đó không hề tốt cho kết quả học tập của con bạn chút nào.

Trên đây, Truonghoc247 đã cùng bạn tìm hiểu về các phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bố mẹ và thầy cô chọn được phương pháp dạy hiệu quả và phù hợp nhất. 

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử