10 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả nhất

Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý được các bố mẹ đặc biệt quan tâm bởi đây là tình trạng của rất nhiều bạn nhỏ. Nếu những biểu hiện mất tập trung giảm chú ý xuất hiện ở mức độ cảnh báo thì bố mẹ cần có những biện pháp tức thời để giúp con điều trị. Dưới đây là một số thông tin chi tiết nhất về mất tập trung giảm chú ý, hãy cùng nhau theo dõi nhé.

Cách nhận biết trẻ bị mất tập trung giảm chú ý

mat-tap-trung-giam-chu-y-o-tre
Mất tập trung giảm chú ý ở trẻ

Mất tập trung giảm chú ý có thể xuất hiện ở bất kỳ bạn nhỏ nào với những biểu hiện rất rõ ràng. Một số cách nhận biết như sau:

  • Các bé rất dễ bị mất tập trung và phân tâm ngay cả khi đang chơi một trò chơi rất thú vị hoặc đang ở trong lớp học.
  • Các bé thường không quan tâm đến những chi tiết nhỏ nên thường gặp những lỗi do không cẩn thận trong quá trình học tập hoặc trong những hoạt động khác.
  • Các bé không lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không làm theo những điều mà cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn.
  • Các con thường không giữ được sự tập trung trong thời gian dài khi làm một công việc gì đó hoặc không thích làm những việc cần phải tập trung.
  • Các bé thường hay quên, hoặc làm mất đồ dùng học tập.

Nguyên nhân trẻ bị mất tập trung giảm chú ý

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nhận định rõ ràng nguyên nhân của mất tập trung giảm chú ý. Tuy nhiên, các bé có xuất hiện triệu chứng mất tập trung giảm chú ý có thể do di truyền hoặc người mẹ khi mang thai bị các bệnh lý gây tổn thương não hoặc cũng có thể là các bệnh lý sau sinh.

Bên cạnh đó, mất tập trung giảm chú ý cũng được hình thành bởi một số nguyên nhân khác như:

  • Môi trường sống của các bé không thuận lợi như: ồn ào, lộn xộn, có quá nhiều người,…
  • Các bé nghiện trò chơi điện tử, xem ti vi quá nhiều,…
  • Môi trường sống bị ô nhiễm, độc hại.

10 cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả

Bất kỳ bậc phụ huynh nào khi thấy con có những biểu hiện của mất tập trung giảm chú ý sẽ đều cực kỳ lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy con mình có những biểu hiện rõ ràng, hãy thực hiện các cách dưới đây để khắc phục tình trạng này cho con của mình nhé.

Cho trẻ hoạt động với thời gian biểu khoa học

cho-be-hoat-dong-theo-thoi-gian-bieu-khoa-hoc
Cho trẻ hoạt động với thời gian biểu khoa học

Các bé được hoạt động theo thời gian biểu thường có ít các vấn đề về tâm lý, hành vi hơn so với những trẻ hoạt động tự do. Các bố mẹ nên tạo cho con của mình thời gian biểu khoa học, phù hợp với độ tuổi của bé. Đây là một trong những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả nhất.

Trên thực tế, nếu các bố mẹ sắp xếp thời gian biểu cho bé một cách khoa học thì các bé sẽ làm việc dễ dàng hơn, các hoạt động không bị chồng chéo và các bé sẽ không cảm thấy bị gấp gáp. Các bố mẹ nên ghi rõ thời gian với các đầu việc cụ thể như: 6h30 thức dậy, 7h ăn sáng, 7h45 đi học,…

Chia công việc mỗi ngày thành những đầu việc nhỏ cho bé

Do các bé bị mất tập trung, giảm chú ý thường dễ bị phân tán bởi những yếu tố bên ngoài nên các bé sẽ thường xuyên ở trong tình trạng không biết bản thân đang làm gì. Do đó, để tránh các bé quên mất việc cần làm, bố mẹ hãy chia nhỏ các đầu việc để bé thực hiện từng việc nhỏ. 

Các bậc phụ huynh cần tạo không gian riêng tư, yên tĩnh cho con làm các nhiệm vụ đã giao phó. Đặc biệt, khi các con học bài cần không được ồn ào để trẻ có thể tập trung. Ngoài ra, việc chia nhỏ các đầu việc còn giúp các bé hứng thú hơn với những nhiệm vụ tiếp theo sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trước đó.

Giảm bớt và loại bỏ phiền não cho trẻ

giam-phien-nao-cho-tre
Giảm bớt và loại bỏ phiền não cho trẻ

Một trong những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý cần các bố mẹ phải thực hiện đó là giảm bớt dần và loại bỏ phiền não cho trẻ. Chính những thứ làm phân tâm trẻ sẽ khiến các con khó tập trung và giảm hiệu quả, chất lượng công việc. 

Các bố mẹ cần tạo môi trường sống không ồn ã, không ô nhiễm và có không gian riêng tư nhất định cho bé. Việc cho bé làm 1 việc duy nhất trong 1 khoảng thời gian quy định cũng giúp bé tập trung hơn. Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể lên lịch nghỉ ngơi cho các bé trong khoảng 15 phút giữa các hoạt động để các con cảm thấy thỏa mái, dễ chịu, không bị ngợp.

Hướng dẫn các bé thực hiện mà không làm thay các bé

Đối với các bé bị mất tập trung giảm chú ý, các bố mẹ cần giải thích rõ công việc cho các bé hiểu nếu muốn bé thực hiện. Ví dụ, thay vì nói: “con phải dọn dẹp phòng ngủ của mình sạch sẽ” thì hãy nói với con rằng: “con cần phải gấp chăn và thu dọn đồ chơi trong phòng ngủ của mình”.

Khi các bố mẹ đã giải thích rõ ràng mà các bé vẫn gặp những khó khăn thì các bố mẹ có thể hướng dẫn chi tiết hơn từng nhiệm vụ nhỏ. Dù mất nhiều thời gian nhưng tuyệt đối các bố mẹ không được làm thay cho trẻ.

Cần có những lời động viên, khen ngợi trẻ

khen-tre-em
Cần có những lời động viên, khen ngợi trẻ

Bất kỳ người lớn hay trẻ em đều cần có những lời động viên, khen ngợi khi làm đúng, làm tốt một công việc nào đó. Bố mẹ đừng tiếc lời khen mà hãy động viên trẻ để trẻ hoàn thiện bản thân mình hơn. Ngay cả khi kết quả các bé đạt được chưa thực sự tốt thì cha mẹ hãy  khích lệ tinh thần cho các con.

Mặc dù vậy, các bố mẹ cũng cần tránh đưa ra những lời khen không đúng lúc. Phải cân nhắc khi động viên các bạn nhỏ. Thay vì thường xuyên ca tụng các bạn không đúng thời điểm khiến con dễ bị ảo tưởng thì hãy xem xét việc bé làm đã hợp lý hay chưa.

Giải thích cho các bé hiểu về những hành vi tiêu cực của bé

Với những trẻ bị mất tập trung giảm chú ý thì việc dùng đòn roi hay mắng mỏ sẽ không có tác dụng mà thậm chí còn làm tình trạng của bé càng nặng hơn. Vì thế, trong những trường hợp các bé mắc lỗi, bố mẹ hãy tận tình chỉ cho các bé hiểu về những hành vi sai trái của mình.

Sau khi các bé tự nhận thức ra lỗi sai của mình, các bé sẽ tự sửa chữa những lỗi lầm ấy và hạn chế việc tái phạm. Ngoài ra, các bố mẹ cần đưa ra những hình phạt thích đáng như: không được xem ti vi, không được đưa đi chơi,… Điều này rất có tác dụng với những bé thường xuyên không nghe lời.

Xem thêm: Phương pháp học Feynman là gì? Cách áp dụng kỹ thuật Feynman hiệu quả nhất

Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, giáo dục thể chất

cho-tre-tham-gia-hoat-dong-ngoai-khoa
Cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, giáo dục thể chất

Hoạt động ngoại khóa hay thể chất có tác dụng rất tốt với các bé bị mất tập trung, giảm chú ý. Các bố mẹ nên khuyến khích và tạo điều kiện cho các con tham gia các môn thể thao như: nhảy dây, cầu lông, đá bóng, bơi lội,… 

Đây là cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý rất hiệu quả bởi nó vừa đáp ứng được sở thích của bé lại vừa tăng cường sức khỏe cũng như giải phóng năng lượng dư thừa cho các bé hiếu động.

Không cho bé làm quá nhiều việc cùng một lúc

Bất kỳ người lớn hay trẻ em đều làm tốt nhất công việc của mình khi không phải làm quá nhiều việc cùng một lúc. Đặc biệt, với những bé bị mất tập trung giảm chú ý, các bố mẹ hãy giao cho bé một nhiệm vụ nhất định trong một thời điểm cụ thể. Điều này sẽ giúp bé gia tăng sự chú ý, tập trung cho công việc ấy.

Chẳng hạn, các bố mẹ có thể yêu cầu con thực hiện từng nhiệm vụ một như: gấp chăn, sắp xếp bàn học, cất đồ chơi,… Đây là một nhóm các hoạt động trong công việc dọn dẹp phòng ngủ. Nhờ cách này mà các bé có thể tập trung hơn và tránh bị xao nhãng do phải làm nhiều việc một lúc.

Dành thời gian rảnh để chơi và học tập cùng bé

danh-thoi-gian-choi-cung-cac-be
Dành thời gian rảnh để chơi và học tập cùng bé

Việc nuôi dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý gây mất khá nhiều thời gian của bố mẹ. Tuy nhiên, hãy tận dụng thời gian rảnh để dành cho con. Các bố mẹ có thể dạy các bé tập trung hơn thông quá các trò chơi hoặc cùng bé giải quyết những tình huống thực tế. Những tình huống thực tế thường gây hứng thú hơn cho các bé.

Thông qua những trò chơi logic hoặc các tình huống, bố mẹ cũng có thể rèn luyện cho con sự kiên nhẫn và kỹ năng xử lý tình huống tuyệt vời. Các bậc phụ huynh có thể dành 1 tiếng mỗi ngày để chơi lego, giải đố, đọc sách,… với các con của mình.

Phối hợp với nhà trường

Một trong những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý rất quan trọng đó là các bậc phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để cải thiện tình trạng cho bé. Các bố mẹ cần không dấu giếm mà hãy chia sẻ thật về tình trạng của bé với thầy cô giáo và ban giám hiệu để mọi người đưa ra những phương pháp hỗ trợ trẻ tốt nhất.

Các bậc phụ huynh nên nhờ các thầy cô sắp xếp chỗ ngồi cho bé ở nơi yên tĩnh, tránh xa cửa sổ hoặc cửa ra vào để các bé giảm sự phân tâm. Các thầy cô cũng cần tạo điều kiện để các bé có thể di chuyển trong lớp để giảm bớt các năng lượng dư thừa. Một số việc mà các thầy cô có thể giao cho các bé như: thu vở của các bạn, điểm danh, lau bảng,…

Lưu ý khi dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

luu-y-khi-day-tre-mat-tap-trung-giam-chu-y
Lưu ý khi dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý

Khi đã phát hiện các bé có biểu hiện của tập trung giảm chú ý, các bậc phụ huynh cần phải can thiệp kịp thời để tránh những hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, trong quá trình dạy con, các bố mẹ cần phải lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên cho trẻ làm trắc nghiệm tâm lý để bố mẹ hiểu hơn về cảm xúc, hành vi, trí tuệ,… của các bé. Từ đó, các bố mẹ có thể xác định được về tình trạng của bé.
  • Tìm các chuyên gia để giúp bé cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Nếu tình trạng mất tập trung giảm chú ý của bé quá nặng thì cần phải đưa bé đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
  • Hãy tạo môi trường sống tốt nhất cho bé bởi yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển của trẻ.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn giảm đi các triệu chứng và điều trị tốt nhất cho con. Ngoài ra, nếu các bạn mong muốn tìm một nền tảng học trực tuyến cho con của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất nhé.

Xem thêm: Top 10 phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên thời đại mới

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử