Top 3 mẫu CV gia sư chắc chắn được nhận lớp

CV được viết đầy đủ là Curriculum Vitae, là loại bản thảo với các thông tin sơ yếu lý lịch, tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc, địa chỉ liên hệ,… CV gia sư là loại CV là để tạo ấn tượng ban đầu với các trung tâm gia sư và phụ huynh. Những nội dung trong CV gia sư càng nổi bật thì càng giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng, có thêm nhiều cơ hội nhận được những lớp phù hợp.

Cấu trúc CV gia sư chuẩn

Tùy theo tính chất và đặc thù của mỗi công việc mà có những mẫu CV phù hợp khác nhau. Về cơ bản thì 1 CV gia sư chuẩn sẽ gồm các mục như: 

– Sơ yếu lý lịch với các thông tin cá nhân cơ bản
– Trình độ học vấn, bằng cấp
– Mục tiêu công việc, phấn đấu ra sao
– Kinh nghiệm làm việc, giảng dạy
– Kỹ năng làm việc, trình độ chuyên môn
– Giải thưởng, hoạt động đã tham gia
– Sở thích cá nhân
– Trung tâm giới thiệu

Cách viết CV gia sư chuyên nghiệp, ấn tượng

Để viết được CV gia sư chuyên nghiệp và ấn tượng không hề đơn giản. Dưới đây là cách viết CV mà bạn không thể bỏ qua. 

Cách viết CV gia sư chuyên nghiệp, ấn tượng
Cách viết CV gia sư chuyên nghiệp, ấn tượng

Chuẩn bị về hình thức của CV gia sư

Nhiều bạn gia sư là sinh viên cho rằng khi làm CV gia sư cần chú trọng vào nội dung mà quên đi việc chăm chút về hình thức. Việc này rất sai lầm vì hình thức CV sẽ gây ấn tượng hoặc làm mất điểm của gia sư trước phụ huynh. Điều này cũng phần nào cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ được nhận lớp của bạn. Khi làm CV hãy để ý đến một số điều sau để có một chiếc CV chỉn chu và tốt nhất nhé!

  • Lựa chọn những mẫu CV đơn giản, tinh tế, không hoa hoè rối mắt. Không nên chọn những mẫu CV quá cầu kỳ sẽ khiến người đọc khó chịu khi đọc. 
  • Màu sắc của CV cần thể hiện được sự trẻ trung, nhiệt huyết. Hãy chọn những màu sắc nhẹ nhàng, tươi sáng, làm nổi bật nội dung. 
  • Ảnh đại diện của CV là một yếu tố rất quan trọng. Các thầy cô gia sư nên chọn những ảnh chính diện, khuôn mặt tươi vui, nghiêm túc, lịch sự, chuyên nghiệp. 

Hướng dẫn viết nội dung CV gia sư, giáo viên dễ được nhận nhất

Thông tin cá nhân 

Ở phần thông tin cá nhân của CV gia sư bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản như họ tên, năm sinh, giới tính, địa chỉ, số điện thoại, email,… Bạn có thể thêm tình trạng bằng cấp, học vấn hiện tại. Hãy chắc chắn là những thông tin bạn cho vào CV chính xác vì phụ huynh hoặc trung tâm gia sư có thể liên hệ với bạn qua những thông tin trong mục này. Đừng để mất cơ hội nhận lớp bởi những lỗi cơ bản như ghi nhầm thông tin cá nhân nhé!

Học vấn 

CV gia sư là loại CV không quá quan trọng vào trình độ học vấn. Các bạn sinh viên năm 2 đại học đã có thể làm gia sư rồi. Tuy nhiên hãy chú ý ghi thêm tên trường bạn đang theo học, chuyên ngành để phụ huynh đánh giá đúng về trình độ học vấn cũng như có thêm sự tin tưởng hơn với bạn. 

Mục tiêu làm việc

Thông qua những gì bạn viết ở phần mục tiêu phụ huynh và trung tâm gia sư sẽ có thể đánh giá được thái độ làm việc của bạn. 

Để có thể viết tốt mục tiêu làm việc trong mẫu CV làm gia sư thì bạn nên tìm hiểu kỹ về mục tiêu hoạt động cũng như mục tiêu làm việc chung của trung tâm gia sư mà bạn muốn xin làm gia sư. Từ đó, bạn sẽ viết lên mục tiêu làm việc của mình sao cho gắn liền với trung tâm là được. Lưu ý là mục tiêu làm việc nên viết ngắn gọn, súc tích, tránh viết lan man, dài dòng.

Kinh nghiệm 

Nếu đã có kinh nghiệm làm gia sư thì quá tốt rồi. Còn nếu chưa có kinh nghiệm làm gia sư thì bạn cũng không nên để trống mục này. Bạn có thể thêm những công việc có liên quan hoặc có những kỹ năng liên quan đến công việc như từng soạn giáo án cho các thầy cô hay tham gia dạy học tình nguyện ở vùng cao… Đối với việc ghi kinh nghiệm làm việc thì bạn cũng nên đưa cả mốc thời gian vào để tạo sự tin tưởng hơn cho nhà tuyển dụng.

Kỹ năng

Cũng giống như bao công việc khác thì làm gia sư cũng yêu cầu những kỹ năng nhất định nên trong phần trình bày kỹ năng thì bạn nên trình bày những kỹ năng liên quan đến đối tượng là các em học sinh. Ngoài việc có kiến thức, có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thì bạn cũng cần phải có những kỹ năng cần thiết để có thể truyền đạt kiến thức đến học sinh. Dưới đây là những kỹ năng cần có nếu muốn làm gia sư mà bạn nên viết vào cách viết CV gia sư:
– Kỹ năng giao tiếp
– Kỹ năng thuyết trình
– Kỹ năng quản lý thời gian
– Kỹ năng sắp xếp
– Kỹ năng tổ chức công việc

Hoạt động, sở thích cá nhân

Phần hoạt động và sở thích cá nhân là phần mở rộng, bạn có thể cho vào hoặc không. Nếu bạn có tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thì bạn có thể đưa vào để thể hiện sự năng động, tự tin đối với phụ huynh học sinh.

Người tham chiếu

Người tham chiếu là người mà nhà tuyển dụng hay các trung tâm gia sư gọi điện đến để xác nhận những thông tin bạn viết trong CV làm gia sư có đúng không. Người tham chiếu ở đây có thể là bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp,… của bạn. Đối với gia sư là sinh viên thì thường người tham chiếu là các thầy cô. Bạn nên viết đầy đủ họ tên, số điện thoại, email của người đó để tiện liên hệ.

Xem thêm: Top 10 app làm gia sư online được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 3 mẫu CV gia sư chắc chắn được nhận lớp

Các thầy cô gia sư có thể dễ dàng tìm được rất nhiều mẫu CV trên internet. Tuy nhiên không phải mẫu CV nào cũng phù hợp với công việc gia sư. Dưới đây là 3 mẫu CV gia sư mà Truonghoc247 đã sưu tầm được: 

CV gia sư toán

Đây là mẫu CV gia sư cơ bản, dù đang giảng dạy ở bộ môn nào cũng có thể dùng được. 

CV gia sư toán
CV gia sư toán

Thông tin cá nhân

Trong bản CV gia sư, thầy cô cần điền chính xác và đầy đủ thông tin họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, số điện thoại và email để liên lạc. Gia sư phải đảm bảo các thông tin này hoàn toàn chính xác 100% để các trung tâm có thể đặt lịch phỏng vấn với các bạn trong thời gian nhanh nhất. Lưu ý khi chọn ảnh trong CV phải chọn những ảnh rõ nét, chụp chính diện và có thái độ nghiêm túc.

Gia sư nên chỉ rõ mình có thể dạy được theo hình thức nào online hay offline để các trung tâm nắm bắt thông tin mà giới thiệu các lớp phù hợp với mong muốn của các bạn.

Khu vực có thể đi dạy

Gia sư hãy giới hạn một khu vực dạy cụ thể, có thể dạy được trong bán kinh bao nhiêu để tiết kiệm thời gian di chuyển, đảm bảo đi dạy đầy đủ và đúng lịch. Các bạn có thể làm chủ phương tiện, hạn chế bị lạc đường, trễ thời gian dạy.

Trình độ học vấn 

Một phần quan trọng không thể thiếu đó là trình độ học vấn. Các bạn phải ghi rõ mình đang là sinh viên trường Đại học nào, thuộc ngành gì dù bạn không phải là sinh viên trường top và lưu ý chỉ nên liệt kê các cấp học từ lớp 10 trở lên. Trong phần này, những bạn nào học chuyên Anh, chuyên Toán thì nên tận dụng điều này và viết vào trong CV của mình.

Thành tích học tập

Ngoài ra, để tạo ấn tượng tốt với các bậc phụ huynh và trung tâm gia sư, các bạn phải ghi rõ các thành tích học tập đã từng đạt được trong quá trình học tập của mình. Lưu ý hãy trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, dễ nhìn, hãy lựa chọn những thành tích nổi bật nhất và có liên quan đến Tiếng Anh hoặc Toán. Khi đọc CV, các bậc phụ huynh cũng đánh giá được phần nào kiến thức chuyên môn của gia sư. CV càng nhiều thành tích nổi bật thì bạn càng khẳng định được kiến thức của mình.

CV gia sư tiếng anh

Mẫu CV này sẽ hợp với những bạn sinh viên năm hai trở lên khi đã có nhiều kinh nghiệm, trau dồi được các kỹ năng cần thiết, nếu GPA cao có thể nhận được nhiều đánh giá tốt từ trung tâm và các bậc phụ huynh.

CV gia sư tiếng anh
CV gia sư tiếng anh

Ngoài trình độ học vấn và các thành tích nổi bật, gia sư có thể ghi thêm kinh nghiệm giảng dạy. Với những bạn nào đã có kinh nghiệm giảng dạy thì cảm thấy phần này không quá khó viết. Các bạn có thể trình bày ngắn gọn kinh nghiệm của mình như từng dạy kèm các lớp Tiếng Anh, Toán lớp mấy, các thành tích mà học sinh đã đạt được sau khi học thêm với các bạn,…

Kĩ năng

Trong mẫu này, các bạn sẽ trình bày thêm các kỹ năng của mình. Đó có thể là bất cứ kĩ năng gì miễn là nó giúp ích cho công việc gia sư của bạn. Một số kĩ năng các bạn cần phải ưu tiên đó là kỹ năng truyền đạt, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nắm bắt tâm lý, kĩ năng tin học văn phòng (nếu dạy online),…Khi đi dạy, kiến thức thôi là chưa đủ, bạn còn cần thêm rất nhiều kĩ năng và kinh nghiệm phụ trợ để giúp các em học sinh đạt nhiều tiến bộ trong học tập.

Mục tiêu nghề nghiệp

Các bạn hãy ghi rõ những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Chẳng hạn, khi nhận một lớp gia sư Tiếng Anh 4, bạn hãy ghi rõ có thể giúp các em đạt mức điểm bao nhiêu có thể là 7 điểm hay 8 điểm trở lên. Như vậy, bạn càng tạo được uy tín với các bậc phụ huynh và trung tâm gia sư. Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp các bạn cần phải căn cứ vào học lực của học sinh và khả năng của bản thân để đưa ra một mục tiêu khả thi.

CV gia sư tại nhà 1 – 1

Gia sư ghi rõ thời gian kinh nghiệm đã từng gia sư và các cấp học, môn học mình gia sư tại nhà, kết quả đạt được sau khi kết thúc lớp học (bé tiến bộ, đậu trường Chuyên…)

CV gia sư tại nhà 1 - 1
CV gia sư tại nhà 1 – 1

Mục tiêu nghề nghiệp khi viết sơ yếu lý lịch gia sư là rất quan trọng đối với những ai muốn xin việc làm gia sư và các nhà tuyển dụng rất chú trọng đến nó. bạn là người như thế nào và bạn có thái độ như thế nào trong công việc.

Để viết đúng mục tiêu công việc trong mẫu sơ yếu lý lịch gia sư, bạn không chỉ cần mục tiêu công việc chung cho trung tâm gia sư mà bạn đang xem xét ứng tuyển vào vị trí gia sư, mà mục tiêu hoạt động cũng cần được điều tra kỹ lưỡng. Lưu ý mục đích công việc cần được viết ngắn gọn, súc tích để tránh những câu văn mơ hồ, dài dòng.

Trên đây, Truonghoc247 đã chia sẻ với bạn top 3 mẫu CV gia sư chắc chắn nhận được lớp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các thầy cô nhận được những lớp phù hợp. 

Xem thêm: Top 10 trung tâm gia sư uy tín tại Hà Nội và TPHCM

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử