Tính diện tích hình chữ nhật là một phần kiến thức quan trọng trong chương trình giáo dục của Việt Nam. Tuy nhiên đối với các học sinh cấp tiểu học khi mới làm quen với những kiến thức mới về hình học thì còn khá nhiều bỡ ngỡ. Để giúp quá trình giảng dạy của các thầy cô và bố mẹ cũng như góp phần tăng hiệu quả học tập của các em học sinh, Truonghoc247 tổng hợp kiến thức liên quan Công thức tính diện tích hình chữ nhật và các dạng bài thường gặp trong bài viết này.
Ôn tập kiến thức về hình chữ nhật
Trước khi đi vào tìm hiểu kiến thức liên quan đến tính diện tích hình chữ nhật, Truonghoc247 cung cấp một số kiến thức lý thuyết cơ bản về hình chữ nhật để các thầy cô, phụ huynh và các em học sinh dễ dàng liên kết, hiểu bài học hơn.
Hình chữ nhật là một hình tứ giác có 4 góc vuông, hay là một hình bình hành đặc biệt.
Tính chất của hình chữ nhật
Tính chất của một hình chữ nhật cơ bản là:
- Hình chữ nhật có 2 cạnh đối song song và bằng nhau.
- Hình chữ nhật có 4 góc bằng nhau (góc vuông/90 độ).
- Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường (tạo thành 4 tam giác đều, với 2 cặp tam giác đối nhau là bằng nhau).
Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Khi gặp một trong các dấu hiệu sau đây thì đó chính là một hình chữ nhật:
- Một tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật (vì tổng các góc trong 1 tứ giác là 360 độ nên góc còn lại cũng là 90 độ).
- Hình thang cân có một góc vuông thì đó chính là hình chữ nhật.
- Hình bình hành có một góc vuông thì đó chính là hình chữ nhật.
- Một tứ giác được đặt trên một mặt phẳng có hai đường chéo bằng nhau chính là hình chữ nhật.
Tại sao cần học tính diện tích hình chữ nhật
Công thức tính diện tích của một hình chữ nhật, không chỉ được ứng dụng trong toán học tiểu học, mà còn là kiến thức nền tảng để phát triển nhiều kiến thức hình học ở các bậc học cao hơn.
Bên cạnh đó, với kiến thức về tính diện tích hình chữ nhật còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong đời sống từ đo đạc, xây dựng, thiết kế, đo lường,… Vậy nên, việc nắm chắc nền tảng kiến thức cơ bản về tính diện tích hình chữ nhật có ý nghĩa quan trọng không chỉ với các bé, học sinh mà ngay cả người lớn cũng rất cần thiết.
Xem thêm: Công thức tính diện tích hình tròn và những dạng bài thường gặp
Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Công thức tính diện tích hình chữ nhật rất quan trọng đối với việc học tập. Đồng thời cũng được ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống, vì thế việc nắm vững công thức tính diện tích hình chữ nhật là rất cần thiết đối với mọi người.
Diện tích hình chữ nhật được hiểu là độ lớn của bề mặt hình, là phần mặt phẳng ta có thể nhìn thấy của hình chữ nhật.
Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng
Công thức tính hình chữ nhật là:
S = a x b
Trong đó:
S là diện tích hình chữ nhật
a là chiều rộng hình chữ nhật
b là chiều dài hình chữ nhật
Ví dụ: Muốn tính hình chữ nhật hình chữ nhật ABCD có chiều rộng hình chữ nhật là 5 cm; chiều dài là 7 cm. Ta có: (5 x 7) = 35 cm2
Đáp số: 35 cm2
Ví dụ 2: Cho hình chữ nhật MNPQ có chiều dài 8 cm, chiều rộng 3 cm. hãy tính diện tích hình chữ nhật đã cho.
Bài giải
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là
8 x 3 = 24 cm2
Đáp số 24 cm2
Quy tắc diện tích hình chữ nhật
Khi làm các bài tập tính diện tích hình chữ nhật cần chú ý một số quy tắc sau:
- Đơn vị đo: Khi tính diện tích hình chữ nhật hay bất kỳ hình nào khác cần chắc chắn rằng đơn vị đo, các kích thước tính toán có cùng đơn vị đo. Nếu là cm thì tất cả phải là cm. Nếu đơn vị khác nhau, cần phải quy đổi về cùng một đơn vị rồi mới thực hiện phép tính.
- Đơn vị đo diện tích là có bình phương: nhiều học sinh khi tính diện tích của hình chữ nhật hay bị quên đơn vị đo của chúng phải có bình phương như cm2, m2, dm2….
- Ghi nhớ công thức chính xác: Vì hình chữ nhật là tứ giác đặc biệt, nên công thức dễ bị nhầm lẫn với các hình tứ giác khác. Nên cần nắm rõ, nếu sai công thức thì tất nhiên kết quả cũng sẽ sai.
Xem thêm: Hình tròn là gì? Kinh nghiệm giúp bé học các kiến thức hình tròn hiệu quả
Các dạng bài tập về diện tích hình chữ nhật
Trong chương trình học, có rất nhiều dạng toán liên quan tới tính diện tích của hình chữ nhật. Nhưng với cấp tiểu học, có 2 dạng toán cơ bản sau:
Dạng 1: Tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài, chiều rộng
Dạng bài tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng được xem là dạng bài tập cơ bản nhất, khi đề bài đã cho đầy đủ thông tin cần thiết để tính diện tích hình chữ nhật theo công thức S = a x b.
Ví dụ: Tính diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm:
Giải: Áp dụng công thức ta có: S= 8 x 5 = 40 (cm2).
Dạng 2: Tính một cạnh của hình chữ nhật khi biết diện tích, chiều dài 1 cạnh
Với dạng toán này sẽ ngược lại dạng 1 ở trên, khi bài toán sẽ cho biết diện tích của hình chữ nhật, cùng chiều dài hoặc chiều rộng và yêu cầu tìm cạnh còn lại. Khi giải cũng sẽ áp dụng công thức S = a x b để suy ra thông tin cạnh cần tìm chính xác. Cụ thể:
- Biết chiều rộng: Chiều dài = Diện tích : Chiều rộng
- Biết chiều dài: Chiều rộng = Diện tích : Chiều dài
Ví dụ: Cho mảnh vườn hình chữ nhật, biết diện tích của mảnh vườn là 20cm2, biết chiều rộng của mảnh vườn là 4cm. Tính chiều dài mảnh vườn đó.
Giải: Áp dụng công thức ta có chiều dài mảnh vườn = 20 : 4 = 5cm
Một số bài tập tự luyện về diện tích hình chữ nhật
Để thành thạo các dạng bài của diện tích hình chữ nhật, học sinh cần luyện tập nhiều bài tập thường xuyên. Dưới đây là một số bài tập học sinh có thể luyện tập ở nhà:
Một số bài tập tính diện tích hình chữ nhật cơ bản (có lời giải)
Bài 1: Một hình chữ nhật có chiều dài 8cm và chiều rộng 4cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Giải:
Muốn tính diện tích của hình chữ nhật ta có:
A = chiều dài x chiều rộng = 8cm x 4cm = 32 cm².
Vậy diện tích của hình chữ nhật đó là 32 cm².
Bài 2: Hình chữ nhật ABCD có chu vi bằng 30cm và đường chéo BD bằng 13 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.
Giải:
Vì đường chéo BD chia hình chữ nhật ABCD thành hai tam giác vuông cân ở trung điểm của BD, nên ta có thể sử dụng định lý Pythagoras để tính được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật:
BD² = AB² + AD² (định lý Pythagoras) 13² = (AB/2)² + (AD/2)² 169 = (AB/2)² + (AD/2)²
Vì chu vi của hình chữ nhật ABCD bằng 30 cm, ta có:
2(AB + AD) = 30 AB + AD = 15
Ta giải hệ phương trình để tìm được giá trị của AB và AD:
AB + AD = 15 (AB/2)² + (AD/2)² = 169/4
Giải hệ phương trình này ta có: AB = 8 cm và AD = 7 cm.
Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD là:
A = AB x AD = 8 cm x 7 cm = 56 cm².
Bài 3: Hình chữ nhật có chiều dài gấp đôi chiều rộng, và chu vi của nó là 24 cm. Hãy tính diện tích của hình chữ nhật đó.
Giải:
Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x thì chiều dài của nó là 2x.
Theo đề bài, ta có:
2(2x + x) = 24 6x = 24 x = 4
Vậy chiều rộng của hình chữ nhật là 4 cm, và chiều dài của nó là 8 cm.
Vậy diện tích của hình chữ nhật là:
A = chiều dài x chiều rộng = 8cm x 4 cm = 32 cm².
Một số bài tập tự luyện tính diện tích hình chữ nhật (không lời giải)
Bài 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 28cm, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Hãy tính diện tích mảnh vườn.
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 20 cm và diện tích bằng 100cm2. Hãy tính chiều rộng của hình chữ nhật.
Bài 3: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật biết chiều rộng bằng 15cm và nửa chu vi bằng 40cm?
Bài 4: Diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm là bao nhiêu?
Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 36cm, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Diện tích của hình chữ nhật là bao nhiêu?
Bài 6: Một hình chữ nhật có chiều dài 24cm và diện tích bằng 386cm². Chiều rộng của hình chữ nhật là bao nhiêu?
Bài 7: Tìm các độ dài còn lại của hình chữ nhật biết:
a, Chiều rộng của hình chữ nhật là 15cm và diện tích bằng 390cm²
b, Chiều dài của hình chữ nhật là 34cm và diện tích bằng 748cm²
Bài 8: Tính
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 9cm
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 2m5cm, chiều rộng 8cm
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều rộng 50mm, chiều dài 2dm4cm
Bài 9: Một hình chữ nhật có chu vi 60 cm.Biết chiều rộng bằng ⅔ chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 10: Một hình chữ nhật có chu vi 50cm Biết chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 11: Cho một hình chữ nhật, nếu giảm chiều dài 3cm, tăng chiều rộng 2cm thì được một hình vuông có chu vi 32cm. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 12: Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm. Nếu kéo thêm chiều dài 3cm thì diện tích tăng thêm 21cm².Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ban đầu.
Bài 13: Một tấm vải hình chữ nhật có chiều dài 1m và chiều rộng là 36cm. Diện tích của tấm vải hình chữ nhật theo đơn vị xăng ti mét vuông là?
Bài 14: Một hình chữ nhật có chu vi 44cm. Nếu tăng chiều rộng 7cm, tăng chiều dài 1cm thì được 1 hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Bài 15: Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm. Nếu kéo thêm chiều dài 3cm thì diện tích tăng thêm 21cm².Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật ban đầu.
Kinh nghiệm dạy học giúp bé hiểu nhanh, ghi nhớ lâu các kiến thức diện tích hình chữ nhật
Kiến thức về diện tích hình chữ nhật ở tiểu học không khó và chỉ ở mức độ cơ bản. Tuy nhiên đây là kiến thức nền tảng nên cần phải nắm vững. Nhiều học sinh vì mải chơi mà cũng sẽ cảm thấy khó khăn khi học phần kiến thức này. Dưới đây, Truonghoc247 đã tổng hợp một số kinh nghiệm dạy học giúp bé hiểu nhanh và ghi nhớ lâu các kiến thức về tính diện tích hình chữ nhật.
Đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về hình chữ nhật
Một trong những yếu tố quan trọng khi giải bài tập diện tích hình chữ nhật chính xác đó là nắm vững kiến thức cơ bản từ khái niệm, đặc điểm, tính chất, công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích, các dạng bài tập… Các thầy cô và bố mẹ có thể tham khảo trong phần ôn tập kiến thức ở đầu bài. Chỉ khi nắm vững được các kiến thức cơ bản, học sinh mới thực sự hiểu để giải bài tập, thực hành một cách chính xác.
Vì thế, các thầy cô và phụ huynh cần kiểm tra kiến thức của con em thường xuyên bằng việc đặt ra những câu hỏi cho bé như “công thức tính diện tích của hình chữ nhật như thế nào?”, “làm sao để tìm chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích?”…
Cho học sinh thực hành, luyện tập nhiều hơn
Sau khi đã nắm chắc lý thuyết, các thầy cô và phụ huynh cần tạo điều kiện để bé được thực hành nhiều hơn. Từ việc làm nhiều bài tập về tính diện tích hình chữ nhật từ cơ bản đến nâng cao, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về hình chữ nhật trên internet, tự tổ chức các cuộc thi toán nhỏ cho bé, tạo các trò chơi liên quan, học nhóm cùng bạn bè,…
Việc được thực hành nhiều sẽ góp phần giúp bé hiểu bản chất của lý thuyết, biết cách áp dụng khi gặp bài tập và giải quyết, gia tăng khả năng ghi nhớ và tư duy học toán hiệu quả.
Học công thức tính diện tích hình chữ nhật qua bài thơ
Bên cạnh những bí quyết trên, học sinh sẽ ghi nhớ công thức tính diện tích và cả chu vi của hình chữ nhật nhanh hơn, lâu hơn qua bài thơ dưới đây:
Diện tích chữ nhật tính sao?
Dài nhân với rộng ra liền khó chi
Chu vi chữ nhật cần gì?
Chiều dài cộng rộng ta thì nhân hai
– Sưu tầm –
Trong bài viết này, Truonghoc247 đã tổng hợp các kiến thức liên quan đến Công thức tính diện tích hình chữ nhật và các dạng bài thường gặp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho việc dạy và học của các thầy cô cũng như các em học sinh.