Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lưu Quang Vũ được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh lớp 12. Cùng trường học 247 phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt một cách ngắn gọn, đủ ý qua bài viết dưới đây.

Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Tìm hiểu chung về tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Giới thiệu chung về tác giả Lưu Quang Vũ

Giới thiệu chung về tác giả Lưu Quang Vũ
Giới thiệu chung về tác giả Lưu Quang Vũ

Tiểu sử

Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, nhà viết kịch sinh năm (1948 – 1988) sinh tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, quê ở thành phố Đà Nẵng. Thời thơ ấu, ông sinh sống ở Phú Thọ và về sau ông đi học tập tại Hà Nội.

Lưu Quang Vũ được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu và là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền văn học đổi mới, kết hợp hài hòa giữa lối viết hiện thực kết hợp với hài hước, trào phúng. 

Sự nghiệp văn học

Lưu Quang Vũ bắt đầu sáng tác thơ ca vào những năm 60 của thế kỷ XX. Những tác phẩm của ông nhanh chóng nổi tiếng và được dàn dựng thành những thành tiết mục kịch sân khấu. Sự nghiệp của ông đạt đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm đoạt giải cao trong các hội diễn sân khấu lớn nhỏ như: Sống mãi tuổi 17, Nếu anh không đốt lửa, Nàng Xi- ta, Tôi và chúng ta,…

Năm 2000, bằng những đóng góp cho ngành sân khấu, Lưu Quang Vũ được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật

Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ hướng đến việc bày tỏ quan niệm sống, bày tỏ khát khao được hoàn thiện nhân cách con người. Thơ ca của ông giàu tình cảm dưới ngòi bút sâu sắc và bay bổng. 

Giới thiệu chung về tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt được viết từ năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới chính thức ra mắt công chúng. Hồn Trương Ba da hàng thịt được xem là một trong những tác phẩm kịch thành công và gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt nằm trong vở Vll và là đoạn kết của vở kịch.

Sơ đồ tư duy tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Sơ đồ tư duy tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Sơ đồ tư duy tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Bố cục tác phẩm 

Tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt được chia ra làm 3 phần chính:

Phần 1: (Từ đầu đến “vợ Trương Ba bước vào”): Miêu tả cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

Phần 2: (Tiếp đó đến “không cần!”): Miêu tả cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

Phần 3: (Phần còn lại): Miêu tả cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích, quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba.

Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt

Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Tóm tắt cốt truyện

Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt được nhà văn Lưu Quang Vũ xây dựng với một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Sự độc đáo của tác phẩm được phản ánh tinh tế qua sự mâu thuẫn giữa việc “tồn tại” và “sống” hay rõ ràng hơn là việc được sống về mặt sinh học và việc sống làm chính mình (về mặt tình cảm và đạo đức).

Nhân vật chính của truyện là nhân vật Trương Ba, một người làm vườn tốt bụng, giỏi đánh cờ, có gia đình hạnh phúc nhưng vì sai lầm của Nam Tào và Bắc Đẩu, Trương Ba đã bị chết oan.

Đế Thích là một người thích chơi cờ và đã có nhiều dịp chơi cờ với Trương Ba, ông coi Trương Ba là tri kỷ nên biết Trương Ba bị chết oan, ông đã giúp Trương Ba sống lại dưới thân xác của anh hàng thịt- một người đàn ông thô lỗ khác hoàn toàn với Trương Ba. Từ đó những mâu thuẫn giữa một tâm hồn chính trực, thanh cao và một thân xác kệch cỡm, vô lại bắt đầu nảy sinh. Hồn Trương Ba cảm thấy bản tính chính trực, thanh cao của mình không thể khống chế được thân xác thô kệch với các tình huống như: Thân xác đánh đập đứa con trai chảy máu mồm máu mũi, có phản ứng “tay chân run rẩy” khi đứng bên cạnh vợ anh hàng thịt trong thân xác mình. Cao trào lên đến đỉnh điểm khi đến cả gia đình – những người yêu thương mình cũng dần rời xa và không công nhận mình.

Thay vì được sống mà không được công nhận, sống trong thân xác của kẻ khác để rồi lý trí không điều khiển được bản năng, ham muốn của thân xác, sống trong dằn vặt, Trương Ba đã quyết định lựa chọn cái chết. Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt gửi đến bạn đọc một thông điệp sâu sắc: Chúng ta chỉ thật sự đang sống khi chúng ta sống là chính mình, khi lý trí và hành động hợp nhất và con người luôn cần cải thiện chính mình để ngày càng tiến bộ, để gìn giữ những đức tính tốt đẹp cũng như để bảo vệ lương tâm trong sạch. 

Xem thêm: 10 cách học văn hiệu quả nắm chắc kiến thức môn ngữ văn

Cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và xác hàng thịt

Hồn Trương Ba

Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn còn có một tính cách chính trực, đời sống nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn. Trong khi đó, hồn Trương Ba xem cái xác chỉ là vật vô tri, là cái vẻ hình thức bề ngoài âm u đui mù, không có tư tưởng, không có chính kiến, không có suy nghĩ, không thể biểu đạt được cảm xúc mà nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. 

Hồn Trương Ba từ chối mọi thức có liên quan đến anh hàng thịt, một mạch phủ nhận sự ảnh hưởng tác động của thân xác đến linh hồn với thái độ từ chối quả quyết, mạnh mẽ chuyển sang ấp úng, bịt tai lại và tuyệt vọng không muốn nghe.

Xác anh hàng thịt

Xác anh hàng thịt cho rằng hồn Trương Ba phụ thuộc khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm và mọi hành động của hồn Trương Ba đều do thể xác chi phối như: đánh con bật máu bằng sức mạnh ghê gớm, ăn những món ăn mà thân xác mong muốn như khấu đuôi, tiết canh,…

Xác anh hàng thịt có thái độ giễu cợt, quả quyết mạnh mẽ lấn át hồn Trương Ba và giành thắng thế.

Cuộc đối thoại kết thúc với sự thắng thế của anh hàng thịt. Một sự thật rằng khi tồn tại trong thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba có mạnh mẽ tỏ ra chính trực bao nhiêu thì vẫn bị những cám dỗ, những bản năng tồn tại trong thân xác anh hàng thịt tha hóa. Từ đó chúng ta thấy được cuộc đấu tranh giữa phần con với phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa lý trí và hành động.

Cuộc đối thoại của hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

Hồn Trương Ba

Bên cạnh gia đình của mình, hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, là một con người chính trực, trong sạch và thẳng thắn.

Các thành viên trong gia đình

Mọi người trong gia đình đã cố gắng thông cảm, cố gắng thích nghi với việc linh hồn của người thân mình đang sống trong thân xác một người khác nhưng vẫn không chấp nhận nổi sự thật vì tình hình oái oăm trong nhà mình. 

Bà vợ: Bà vợ rất thương chồng, biết rằng chồng chịu nhiều thiệt thòi khi sống trong thân xác của một kẻ có đức tính hoàn toàn trái ngược nhưng vẫn không thể chịu đựng được, để rồi bà phải thốt lên rằng “ông đâu còn là ông”.

Đứa cháu gái: Trẻ con vốn ngây thơ và chỉ tin vào những gì chúng nhìn thấy. Những hành động được thực hiện từ một thân xác thô kệch khiến nó không chấp nhận được: làm hỏng cây hoa, hỏng diều của cu Tị, nó cho rằng ông của nó đã chết rồi và đây chỉ là một ông đồ tể thô kệch đang ở nhà nó.

Chị con dâu: Chị con dâu là người hiểu và thương bố chồng nhất cũng e sợ vì sự đổi thay của bố chồng. Chị chỉ nhìn thấy sự thô lỗ, tàn nhẫn mà bố chồng thể hiện ra dưới thân xác anh hàng thịt.

Bi kịch bị chính những người thân yêu xa lánh đã dồn hồn Trương Ba đến bước đường cùng, hồn Trương Ba không thể không nhìn lại những ảnh hưởng của thân xác tác động đến mình để rồi dằn vặt và tự hỏi “Lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày đánh mất chính mình?”

Xem thêm: Top 15 cách học nhanh nhớ lâu 

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích

Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích

Hồn Trương Ba gặp lại Đế Thích và từ chối cảnh sống mâu thuẫn giữa hồn và xác, kiểu bên ngoài một đằng bên trong một nẻo.

Đế Thích khuyên ngăn hồn Trương Ba vì mọi vật trên thế giới tồn tại phải dung hòa với nhau, dù là cuộc sống tự nhiên hay xã hội phải tồn tại những điều mâu thuẫn, những nghịch lý. 

Đế Thích đề ra yêu cầu muốn Trương Ba sống dưới thân xác cu Tị nhưng bị Trương Ba kiên quyết từ chối, Trương Ba phê phán lòng tốt nửa vời của Đế Thích rằng chỉ biết là cho người khác được sống còn sống như thế nào thì ông không quan tâm. Điều này cho chúng ta nhận ra rằng lòng tốt như có như không không mang lại điều gì tốt đẹp mà còn đẩy người khác vào bi kịch.

Kết thúc vở kịch

Trương Ba trả lại thân xác cho anh hàng thịt, đón nhận cái chết để linh hồn được trong sạch “thà làm ngọc nát còn hơn ngói lành”, muốn là một sự tự hào của gia đình để hình ảnh đẹp mãi tồn tại trong tâm trí của những người yêu thương. Từ đó cái thiện đã chiến thắng cái ác, tâm hồn trong sạch đã chiến thắng những cám dỗ dơ bẩn, tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thitj đã minh chứng cho sự chiến thắng của cái thiện.

Trên đây, Trường học 247 gửi đến bạn đọc bài phân tích ngắn gọn, dễ hiểu về tác phẩm Hồn Trương Ba da hàng thịt. Hy vọng bài phân tích của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm này!

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử