Gia sư là công việc không còn quá xa lạ với nhiều người. Khác với những giáo viên ở trên trường, gia sư được phụ huynh thuê để dạy kèm, nâng cao kiến thức và năng lực cho học sinh tại nhà. Đây là một công việc không hề đơn giản. Ngoài có kiến thức vững chắc thì bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm để trở thành một gia sư giỏi, công việc được diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là một vài kinh nghiệm làm gia sư mà Truonghoc247 đã rút ra được:
Gia sư là gì?
Gia sư được hiểu là một giáo viên dạy kèm học sinh ngoài phạm vi và giờ học của trường lớp, thường là dạy kèm tại nhà nhằm nâng cao kiến thức, năng lực cho học sinh để đáp ứng nhu cầu học ở trường lớp.
Các môn gia sư dạy học hiện nay cũng khá đa dạng từ các môn chính thức ở trên lớp như toán, lý, hoá, văn, anh,… đến các môn năng khiếu như múa, vẽ, thanh nhạc, đần piano, nhảy,…
Ai có thể trở thành gia sư? Ai có thể làm công việc gia sư? Câu trả lời là bất cứ ai có đủ khả năng, năng lực chuyên môn và kỹ năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức đều có thể trở thành gia sư. Không cần có bằng sư phạm mới có thể trở thành gia sư. Các bạn sinh viên là lực lượng gia sư rất đông đảo.
Tuy nhiên không phải vì thế mà công việc dễ dàng với tất cả mọi người. Công việc gia sư đòi hỏi bạn ngoài phải có đủ kiến thức, kỹ năng giảng dạy mà còn cần có sự kiên nhẫn, đạo đức, tính kỷ luật khi thực hiện công việc này. Gia sư cần phải đảm bảo rằng việc giảng dạy phù hợp và có hiệu quả, lực học của học sinh phải có sự phát triển, tiến bộ qua từng ngày.
Tuỳ từng môn học và nhu cầu của từng học sinh mà gia sư sẽ thực hiện những công việc giảng dạy khác nhau. Ví dụ như:
- Kiểm tra, đánh giá năng lực, trình độ của học sinh
- Soạn thảo, xây dựng giáo án, kế hoạch giảng dạy phù hợp với năng lực của học sinh
- Tư vấn phương pháp học và chương trình học phù hợp với phụ huynh và học sinh
- Dạy kèm tại nhà theo nhu cầu của từng học sinh: ôn thi tốt nghiệp, ôn thi chuyển cấp, tăng điểm số trên lớp, ôn thi học sinh giỏi, học lấy chứng chỉ, rèn luyện kỹ năng vẽ, hát, đàn,…
- Giám sát quá tiến độ, hiệu quả, sự tiến bộ của học sinh
- Thay đổi cách dạy sao cho việc giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất
- Theo dõi, quan sát chuyển biến tâm lý và các vấn đề khác của học sinh để có biện pháp can thiệp hoặc tư vấn cho phụ huynh điều chỉnh kịp thời để giúp học sinh học tập hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm giảng dạy khi đi làm gia sư
Truonghoc247 chia sẻ với các bạn gia sư một số kinh nghiệm giảng dạy khi làm gia sư dưới đây:
Lựa chọn đối tượng giảng dạy
Kinh nghiệm làm gia sư đầu tiên là bạn nên xác định rõ đối tượng giảng dạy của mình là ai trước khi bắt đầu làm gia sư. Nếu không có sự kiên trì, tính bao dung, yêu trẻ nhỏ thì bạn không nên làm gia sư cho các bạn học sinh tiểu học. Ở độ tuổi mải chơi này, rất khó để các em tập trung và việc học vào việc học ở nhà quá lâu. Hãy lựa chọn đối tượng học sinh phù hợp với năng lực và tính cách của mình. Ví dụ bạn có kiến thức chuyên sâu về các môn học tự nhiên như toán, lý, hoá, sinh, tin,… và mong muốn dạy các bạn học sinh lớp 6, lớp 7.
Ngoài những thông tin cơ bản đã biết như tuổi, giới tính của học sinh, trước khi bắt đầu vào dạy bạn hãy hỏi phụ huynh thêm về thông tin như tính cách, năng lực học, khả năng tập trung, các gia sư trước, sở thích, sở ghét,… để có cách chủ động tiếp cận và giảng dạy học sinh hiệu quả nhất.
Chuẩn bị bài trước ở nhà
Dù là dạy kèm ở nhà thì cũng cần phải xây dựng giáo án, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập chỉn chu, đầy đủ. Đây là một trong những yếu tố để phụ huynh đánh giá sự chuyên nghiệp và lựa chọn một gia sư cho con của họ. Trước khi soạn giáo án, bạn cần kiểm tra trình độ của học sinh. Chương trình học cần phù hợp với trình độ và khả năng tiếp thu với từng học sinh. Nhu cầu học của từng học sinh là khác nhau. Trước mỗi giờ học bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi dạy, tránh tình trạng học sinh hỏi mà bạn không trả lời được. Hãy chuẩn bị thật kỹ để có một tâm lý dạy học tự tin nhất.
Đảm bảo an toàn
Trên thực tế thì những việc như đi gia sư rồi bị lừa đảo, xâm hại, bạo hành,… đã có xảy ra. Nên khi nhận việc gia sư bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ, để ý trong lần gặp đầu tiên xem hoàn cảnh gia đình, tính cách phụ huynh như thế nào. Nếu có người quen giới thiệu và đảm bảo thì sẽ yên tâm hơn.
Thường thì phụ huynh sẽ không quá soi xét và quan tâm đến đời tư của bạn mà sẽ quan tâm đến phương pháp giảng dạy, việc học của con, chia sẻ càng nhiều về con của họ thì có thể yên tâm hơn. Nhiều bạn sinh viên đi học ban ngày và tranh thủ thời gian buổi tối đi dạy gia sư. Các bạn nên lựa chọn đi dạy ở gần khu vực sinh sống để đảm bảo an toàn hơn, đặc biệt là các bạn gia sư nữ.
Giữ tác phong sư phạm
Hãy ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đi dạy. Tránh ăn mặc không đúng gây mất thiện cảm với phụ huynh và làm xấu hình ảnh trước mặt học sinh. Hãy tự tin với những kiến thức bạn có, cần có thái độ đúng mực khi dạy học, nói chuyện rõ ràng, dứt khoát và thẳng thắn.
Hãy tạo cho học sinh không khí học thoải mái, gần gũi. Tránh việc quát mắng, gây căng thẳng và áp lực cho học sinh.
Tuyệt đối không sử dụng điện thoại hoặc làm việc riêng khi dạy học. Việc này sẽ làm mất đi sự chuyên nghiệp và làm tấm gương xấu cho học sinh. Thậm chí những hành động này sẽ khiến bạn mất điểm trước mặt phụ huynh và khiến bạn không duy trì được công việc này nữa.
Nếu có việc bận không đến dạy theo lịch học được thì hãy gọi điện xin phép phụ huynh và thông báo cho học sinh biết. Hạn chế đến muộn vì phụ huynh sẽ đánh giá thấp sự nhiệt tình và tận tâm của bạn.
Tạo ấn tượng trong buổi đầu tiên
Kinh nghiệm làm gia sư cho thấy ấn tượng trong buổi đầu tiên rất quan trọng. Đây là buổi mà bạn cần trao đổi về phương pháp giảng dạy và kế hoạch giảng dạy của mình. Bạn nên test trình độ và khả năng học của học sinh để có định hướng phù hợp.
Hãy bắt đầu buổi học bằng việc làm quen, lắng nghe chia sẻ từ học sinh để thấu hiểu những khó khăn của học sinh. Thay vì nghiêm túc tạo ra sự xa cách thì hãy cố gắng trở thành 1 người bạn của học sinh.
Giữ mối quan hệ tốt với phụ huynh
Phụ huynh học sinh là người thuê và trả tiền cho bạn để bạn dạy học cho con của họ. Vì thế hãy cố gắng để lại những ấn tượng tốt, mối quan hệ tốt với phụ huynh. Việc này sẽ giúp công việc của bạn trở nên suôn sẻ hơn. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như ăn mặc lịch sự, nói chuyện lễ phép, đúng mực, đi dạy đúng giờ, dạy học nhiệt tình, nên chủ động báo cáo tình hình kết quả học tập của học sinh,…
Giữ mối quan hệ tốt với học sinh
Học sinh là người mà bạn cần phải tiếp xúc và dạy học trực tiếp. Hãy trao đổi thẳng thắn, tinh tế về kế hoạch học tập, mong muốn của bạn với học sinh và đề nghị học sinh hỗ trợ, cố gắng hơn trong học tập. Kinh nghiệm làm gia sư của các thầy cô của Truonghoc247 là nếu được học sinh yêu quý thì công việc của bạn cũng sẽ thuận lợi hơn. Nếu gặp một học sinh học lực kém, hư, nghịch ngợm thì hãy khéo léo để hoà hợp và có mối quan hệ tốt để tránh những rắc rối không đáng có xảy ra.
Đặc biệt hãy khiến học sinh tôn trọng, nể phục về tính cách, kiến thức mà bạn có. Kỹ năng kể chuyện, dẫn dắt câu chuyện để buổi học trở nên thú vị, hấp dẫn và đặc biệt là truyền cảm hứng học tập cho học sinh là rất quan trọng.
Phương pháp giảng dạy phù hợp
Tuỳ vào từng học sinh mà cần áp dụng phương pháp dạy học khác nhau:
Học sinh ngoan, giỏi, chủ động trong học tập: Bạn cần có kiến thức chắc chắn và nâng cao để đáp ứng lực học của đối tượng học sinh này. Bạn chỉ cần hướng dẫn phương pháp và cho học sinh tự làm bài tầm. Chú ý giám sát quá trình làm bài và kịp thời điều chỉnh những vấn đề của học sinh khi làm bài.
Học sinh lười học, không chủ động trong học tập thì yêu cầu sự kiên nhẫn rất nhiều từ gia sư. Ngoài việc giảng dạy nhiệt tình thì bạn cần truyền động lực học và rèn tính chủ động trong việc học cho học sinh. Việc này rất khó nhưng không phải không thể.
Học sinh có học lực kém, học trước quên sau, trí não chậm phát triển yêu cầu gia sư cần thấu hiểu, cảm thông và kiên nhẫn với học sinh.
Sử dụng thời gian giảng dạy hiệu quả
Hãy tìm hiểu những khó khăn của học sinh, tại sao học sinh học không hiệu quả. Hãy tập trung khắc phục những khó khăn của học sinh tránh việc cứ cố gắng nhồi nhét kiến thức, dạy học lý thuyết nan man, không trọng tâm khiến việc học trở nên nhàm chán và không hiệu quả. Hãy theo sát chương trình học ở trên trường của học sinh và luyện cho học sinh những dạng bài tương tự để tăng khả năng tư duy của học sinh.
Rèn luyện khả năng tự học cho học sinh
Các bạn gia sư thương không quá quan tâm đến điều này. Nhưng đây là việc rất quan trọng để tăng hiệu quả của việc giảng dạy. Học sinh ở nhiều gia đinh thường lười học, không chịu động não, bài tập không chịu làm, chép đáp án từ sách giải,… Hãy cố gắng thay đổi thói quen này dù nó khá khó khăn. Đừng quá căng thẳng hay quát mắng học sinh khi thấy học sinh như vậy. Hãy chọn cách tiếp cận vấn đề một cách thông minh và tinh tế hơn như giao những bài tập mà không có lời giải, giao những nhiệm vụ học tập, thử thách thú vị,…
Xem thêm: Top 10 phần mềm học online không giới hạn thời gian
Kinh nghiệm làm gia sư lần đầu gặp phụ huynh cần chú ý
Dưới đây là một vài kinh nghiệm làm gia sư cho những bạn lần đầu gặp phụ huynh:
Đến sớm hơn 10 – 15 phút
Hãy đến sớm hơn thời gian hẹn từ 10 – 15 phút để tạo thiện cảm và ghi điểm với phụ huynh học sinh. Phụ huynh sẽ đánh giá bạn nhiệt tình, trân trọng và nghiêm túc với công việc gia sư này. Đừng đến muộn trong lần đầu gặp phụ huynh, ít nhất thì hãy đến đúng giờ. Rất có thể công việc của bạn sẽ không thành công nếu gặp phải phụ huynh khó tính.
Tác phong, ăn mặc đúng đắn
Ăn mặc gọn gàng, lịch sự sẽ khiến bạn tự tin, chuyên nghiệp và tạo thiện cảm với phụ huynh. Công việc gia sư thực sự không phù hợp với những kiểu ăn mặc quá cá tính, quá hở hang, sexy,…
Nắm chắc kiến thức
Hãy chắc chắn về những kiến thức bạn có trong lần đầu đến gặp phụ huynh. Việc nói sai kiến thức sẽ làm mất uy tín và khiến phụ huynh đánh giá thấp khả năng của bạn.
Làm quen học sinh
Hãy chủ động làm quen với học sinh, toạ cảm giác gần gũi và thoải mái trong buổi gặp mặt đầu tiên sẽ giúp bạn có những trải nghiệm dạy gia sư thoải mái hơn. Kinh nghiệm làm gia sư cho thấy là việc chỉ dạy học đơn thuần mà không tích tương tác với học sinh sẽ không đem lại hiệu quả học tốt nhất.
Bài kiểm tra ngắn đánh giá năng lực
Nên có 1 bài kiểm tra ngắn tầm 15 – 30 phút để bạn đánh giá được năng lực của học sinh và cũng để phụ huynh thấy sự trách nhiệm, chuyên nghiệp của bạn. Bải kiểm tra không nên quá khó, hãy soạn 1 bài test ở mức độ dễ thôi.
Trao đổi với phụ huynh về học sinh
Sau khi cho học sinh làm bài kiểm tra, bạn nên trao đổi với phụ huynh về những đánh giá của bạn về học sinh như học lực, điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất lộ trình học phù hợp. Đây là cách mà nhiều bạn có kinh nghiệm làm gia sư đã áp dụng để gây ấn tượng, tăng sự tin tưởng của phụ huynh trong buổi gặp đầu tiên.
Sắp xếp lịch dạy cố định
Thay vì dạy học theo lịch lộn xộn thì hãy sắp xếp 1 lịch học cố định để việc dạy học của bạn hiệu quả hơn. Lịch dạy cố định cũng giúp cả bạn và học sinh dễ dàng sắp xếp thời gian dạy – học.
Kinh nghiệm làm gia sư lần đầu
Ngoài những kinh nghiệm làm gia sư mà Truonghoc247 chia sẻ ở trên thì dưới đây là 2 yếu tố dành cho những bạn lần đầu đi làm gia sư cần quan tâm và chú ý:
Lương gia sư, hình thức thanh toán
Tuỳ từng cấp học, học lực của học sinh, nhu cầu học của học sinh, khả năng của gia sư mà sẽ có mức lương gia sư khác nhau. Bạn cần lưu ý thoả thuận rõ ràng với phụ huynh trước khi vào dạy. Hình thức thanh toán và ngày trả lương cũng cần được 2 bên thống nhất cụ thể để tránh những vấn đề phát sinh.
Địa chỉ và thời gian dạy học
Bạn cần xác định rất rõ ràng về địa chỉ và thời gian dạy học cố định trước khi vào dạy. Việc đi dạy quá xa cũng sẽ gây khó khăn cho bạn và thời gian dạy không cố định sẽ khiến bạn khó sắp xếp thời gian sinh hoạt.
Kinh nghiệm làm gia sư – cần chuẩn bị những gì?
Theo kinh nghiệm làm gia sư của giảng viên tại Truonghoc247, trước khi làm gia sư, các bạn cần chuẩn bị cho mình:
- Nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng truyền đạt, giảng dạy, kỹ năng sư phạm tốt
- Yêu trẻ con, lòng bao dung và sự yêu nghề
- Nghiêm túc, trách nhiệm khi làm gia sư
- Trung thực, giảng dạy nhiệt tình, tận tâm, đặt hiệu quả học tập của học sinh nên hàng đầu.
Trên đây là những kinh nghiệm làm gia sư mà Truonghoc247 tổng hợp và đúc kết từ nhiều thầy cô làm gia sư lâu năm. Hy vọng những thông tin ở trên sẽ giúp bạn trở thành một gia sư giỏi.
Xem thêm: Cách ghi nhớ nhanh giúp tăng hiệu quả học tập, làm việc