Kỹ năng sống đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Việc rèn luyện kỹ năng sống nên có lộ trình và bắt đầu từ sớm. Với trẻ mầm non, giáo viên và phụ huynh nên chú trọng việc dạy và rèn luyện dần các kỹ năng sống cơ bản, giúp phát triển nhận thức cho các con. Bài viết dưới đây, Trường học 247 sẽ làm rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống với trẻ mầm non và cách kỹ năng sống cần thiết nhất cho các em để bố mẹ có thể tham khảo nhé.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là gì?
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là giúp các con rèn luyện những kỹ năng cơ bản, ở mức độ phù hợp, tạo tiền đề cho sự phát triển về nhận thức và tư duy. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có thể bắt đầu từ những điều cơ bản như: dạy các con tự xúc cơm, chơi với bạn bè, thu dọn đồ chơi xong khi chơi xong, vứt rác đúng nơi quy định, ngủ trưa khi tới giờ và không đi theo hoặc nhận đồ từ người lạ,…
Tại sao cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ cần có những kỹ năng sống nhất định. Những kỹ năng này ngoài tự phát triển còn do sự giáo dục từ phía người lớn. Những kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ mầm non bao gồm: kỹ năng giao tiếp, nhận thức, tư duy, xử lý tình huống, dọn dẹp sắp xếp, hoà đồng, tôn trọng những người xung quanh,…
Một số trong số đó cũng là các kỹ năng của người lớn. Đối với trẻ mầm non, mức độ yêu cầu của kỹ năng chưa cao nhưng những kỹ năng này đều cần từng bước được xây dựng. Có câu nói, những kỹ năng trong cuộc sống đều được dạy từ khi bạn đi học mầm non. Điều này khá thú vị khi ta nhìn thấy các kỹ năng giao tiếp với mọi người, sắp xếp đồ đạc, kỷ luật bản thân, kiểm soát cảm xúc, lắng nghe người khác hay xử lý vấn đề,…
Giai đoạn mầm non có khả năng học hỏi rất cao. Các con tò mò và khám phá thế giới nên những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm của các con giai đoạn này đều được ghi sâu trong trí nhớ. Các con có xu hướng nghe theo những gì người lớn dạy và dần hình thành, phát triển nhận thức, tư duy.
Vậy nên, nếu phụ huynh bỏ qua giai đoạn vàng này để giáo dục các con, các bé sẽ tự tiếp thu những kiến thức quan sát được, học hỏi những điều nó thích và hướng hành vi theo những quy tắc đó, hay được gọi là bắt chước. Bố mẹ không thể kiểm soát những gì các con tiếp thu và gặp khó khăn để uốn nắn khi trẻ lớn hơn.
16 kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non
Kỹ năng tự ăn
Đây là kỹ năng mà phụ huynh và giáo viên nên rèn luyện cho trẻ ngay từ khi trẻ có khả năng ngồi và cầm nắm đồ ăn. Trẻ cần biết cách tự ăn để tự chăm sóc bản thân khi bố mẹ bận. Kỹ năng này sẽ dần hình thành tính tự lập ở trẻ. Việc dạy trẻ tự ăn lúc đầu có thể gặp phải khó khăn do trẻ không hợp tác hoặc làm rơi vãi thức ăn, nhưng người lớn hãy kiên nhẫn tạo hứng thú và thói quen cho trẻ.
Kỹ năng xếp lại đồ đạc
Đồ chơi là thứ vô cùng thu hút với những đứa trẻ giai đoạn mầm non. Chúng là cách trẻ khám phá và học hỏi về thế giới. Tuy nhiên, người lớn cũng vô cùng mệt mỏi khi phải thu dọn bãi chiến trường ngổn ngang sau khi trẻ chơi xong. Vậy tại sao không hướng dẫn trẻ cách chơi và sắp xếp đồ đúng nơi quy định. Người lớn nên làm gương cho trẻ trước, sau đó động viên con xếp đồ đúng nơi. Lâu dần, bé sẽ quen với việc giữ đồ đạc gọn gàng, vừa nhanh chóng tìm lại, vừa rèn cho trẻ thói quen ngăn nắp ngay từ bé.
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân ở trẻ mầm non rất đơn giản. Chỉ đơn thuần là tự cởi dép, bỏ ba lô đúng nơi, vệ sinh răng miệng đúng giờ, đội mũ nón,…Những điều này tuy nhỏ nhặt nhưng góp phần giúp trẻ học cách tự chăm sóc bản thân mình. Người lớn có thể yên tâm hơn và những đứa trẻ cũng dần biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân.
Kỹ năng bày tỏ ý kiến
Trẻ con mầm non tuy còn nhỏ nhưng việc tiếp thu và nhìn nhận là rất nhanh. Vì vậy, người lớn nên hỏi các con về cảm nhận cũng như những gì các con quan sát được trong cuộc sống hàng ngày. Điều này vừa nâng cao tình cảm với trẻ, vừa giúp cha mẹ cũng như thầy cô nắm bắt được cách trẻ quan sát. Từ đó, người lớn dễ dàng chỉ bảo, uốn nắn kịp thời.
Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Kỹ năng cần có khi giải quyết vấn đề
Kỹ năng lắng nghe
Trẻ con mầm non rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh. Vì vậy, chúng thường bị mất tập trung. Người lớn cần dạy trẻ cách lắng nghe một cách tập trung hơn, bằng cách tạo màu sắc, sự chuyển động, cảm xúc và luôn động viên, khích lệ. Kỹ năng lắng nghe có thể được dạy qua những câu chuyện, những video truyền hình hay những hoạt động, trò chơi đội nhóm,…
Kỹ năng quan sát
Đã là trẻ con thì khả năng quan sát thường đều tốt. Tuy nhiên, để các con quan sát và học hỏi đúng thứ bố mẹ và thầy cô muốn trẻ học được, họ cần dạy trẻ kỹ năng quan sát. Những câu nói như: con hãy nhìn vào bức tranh và chỉ ra cho cô con thỏ, trong bức tranh có những màu gì, hay những trò chơi thiên về quan sát đều rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Kỹ năng tuân thủ kỹ luật
Những kỷ luật nhỏ sẽ tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Ăn đúng giờ, ngủ đủ số tiếng một ngày, không sử dụng thiết bị điện tử nên dưới 1 giờ mỗi ngày,…là những kỷ luật đầu tiên mà trẻ cần phải tuân thủ. Dạy trẻ cách tuân thủ kỷ luật không chỉ tốt cho trẻ trong quá trình phát triển mà còn tạo nên những đứa trẻ biết kỷ luật bản thân, tạo tiền đề cho một tương lai lành mạnh.
Kỹ năng bơi lội
Trẻ mẫu giáo nên được cha mẹ tạo điều kiện học bơi. Kỹ năng này là kỹ năng sinh tồn, chắc chắn sẽ giúp ích. Việc học bơi còn tạo cho trẻ cơ hội tiếp xúc môi trường mới, tạo hứng thú, tạo sự sáng tạo cho con hoạt động và phát triển. Nếu có cơ hội, cha mẹ có thể cùng con tham gia một số hoạt động dưới nước thời gian ngắn, giúp các con làm quen và phòng tránh rủi do đuối nước xuống mức thấp nhất.
Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm
Xã hội hiện đại luôn tiềm ẩn những nguy hiểm. Bố mẹ không phải lúc nào cũng ở bên con, vì vậy, trẻ cần được học cách phòng tránh nguy hiểm để tự bảo vệ bản thân. Nguy hiểm ở đây có thể là đám cháy, là giao thông, là người lạ có ý xấu hay là nguồn điện hở, hoặc bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra. Các em cần học cách kêu cứu, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, để đảm bảo an toàn cho bản thân. Cha mẹ, thầy cô có thể tạo tình huống để các em diễn thử cho thành thạo. Bài học cần lặp lại nhiều lần vì các em nhanh nhớ, nhanh quên.
Kỹ năng giúp đỡ mọi người
Trẻ mầm non còn bé nên những công việc làm được thường vụn vặt. Tuy nhiên, người lớn vẫn nên dạy trẻ tư duy giúp đỡ mọi người xung quanh những việc vừa sức mình. Trẻ dần học được cách quan tâm tới mọi người, cách yêu thương, giúp đỡ và tương tác với mọi người tốt hơn. Đây là một kỹ năng quan trọng, giúp trẻ trở thành người có ích, hòa nhập nhanh và được mọi người yêu quý.
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non chỉ cần dừng lại ở mức bày tỏ được suy nghĩ, cảm xxúc, mong muốn của bản thân, biết lễ phép với người lớn và hòa đồng, nhường nhịn bạn bè và em nhỏ. Những kỹ năng này được rèn luyện qua các tình huống thực tế. Người lớn nên bắt đầu bằng cách dạy trẻ chào hỏi khi gặp người lớn, chơi cùng bạn và dạy trẻ sẵn sàng chia sẻ đồ chơi của mình với bạn. Đồng thời, bố mẹ có thể dành thời gian mỗi ngày chơi cùng trẻ, vừa gắn kết tình cảm, vừa tạo những tình huống giáo dục kỹ năng giáo tiếp cho con tốt hơn.
Kỹ năng quản lý cảm xúc
Quản lý cảm xúc đối với trẻ là biết nghe lời thầy cô, bố mẹ. Trẻ hạn chế quấy nhiễu khi bố mẹ làm việc, nằng nặc đòi một điều gì đó khi bố mẹ không cho, hờn dỗi khi bố mẹ làm điều gì chưa phải ý hay tranh giành món đồ chơi yêu thích với bạn,…Kiểm soát cảm xúc với trẻ mầm non đơn giản là học cách nghe lời khi bố mẹ, thầy cô nói và không nằng nặc đòi hỏi quá đáng
Kỹ năng từ chối người lạ
Câu chuyện bắt cóc trẻ con là những câu chuyện hàng ngày trên các trang báo. Tuy nhiên, nhiều người lớn còn chủ quan trước thực trạng này. Những trẻ mầm non không được dạy về cách phòng tránh khi có người lạ cho kẹo, dụ dỗ, giả làm người nhà,…Sự khéo léo của những kẻ lạ mặt đôi khi làm những đứa trẻ của chúng ta sa bẫy. Vậy những bài học của người lớn phải sống động, thu hút trẻ và còn phải lặp lại nhiều lần để trẻ có thể ghi nhớ sâu.
Kỹ năng nấu ăn
Kỹ năng nấu ăn là kỹ năng xuyên suốt theo chúng ta cả đời. Vì vậy, với trẻ nhỏ, việc học những bước làm nhỏ nhất trong nấu ăn vừa giúp trẻ hứng thú, khám phá thêm, vừa trân trọng công sức của người nấu vì cảm thấy được là một phần trong bữa ăn đó. Trẻ có thể bắt đầu từ hoạt động nhặt rau, rửa rau, chuẩn bị nguyên liệu. Cha mẹ giúp con có tình yêu với căn bếp nhỏ, để con phát triển toàn diện hơn về thể chất cũng như tinh thần.
Kỹ năng làm việc nhóm
Trẻ mầm non được tổ chức thành các đội nhóm chơi trò chơi hoặc học tập. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, trẻ cần biết cách lắng nghe, điều hòa trong đội. Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu, giúp trẻ đẩy nhanh tốc độ hòa nhập và thích nghi với công việc trong tương lai.
Kỹ năng vượt qua khó khăn
Trong cuộc sống con người, mỗi người đều gặp phải những khó khăn, thử thách tưởng chừng khó để vượt qua. Nhưng bằng cách nào đó, ta đã vượt qua chúng. Suy ngẫm một chút, khi còn là những đứa trẻ, ta cũng đã tự mình vượt qua muôn vàn khó khăn trong quá trình tập lẫy, tập bò, tập đi, tập chạy. Việc bố mẹ để con cố gắng đạt được một điều gì đó là cách thức tuyệt vời rèn luyện sự tự lập và tinh thần vượt khó ở trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đưa ra các phần thưởng để làm mục tiêu cho các con cố gắng. Đây là một cách tạo động lực tuyệt vời.
Trên đây là những kỹ năng cơ bản để cha mẹ và thầy cô chú trọng rèn luyện cho trẻ mầm non. Trẻ mầm non giống như một tờ giấy trắng, chúng tò mò và muốn khám phá về thế giới. Do đó, chúng cần định hướng của cha mẹ và thầy cô, đảm bảo những gì trẻ tiếp thu đúng đắn và mang tính tích cực. Chúc cha mẹ và thầy cô thành công trong hành trình đồng hành và giáo dục trẻ.
Xem thêm: 17 cách dạy trẻ của người Do Thái khiến thế giới thán phục