31 kỹ thuật dạy học tích cực giúp thu hút học sinh hiệu quả

kỹ thuật dạy học tích cực là một trong những kỹ thuật dạy học được sử dụng rất nhiều trong chương trình giáo dục tại Việt Nam. Phương pháp này mang đến hiệu quả rất tốt cho người dạy và người học. Dưới đây là tổng hợp về các kỹ thuật dạy học tích cực, hãy cùng nhau theo dõi nhé.

ky-thuat-day-hoc-tich-cuc
32 Kỹ thuật dạy học tích cực

1. Kỹ thuật giải quyết vấn đề

Kỹ thuật này có tác dụng giúp cho học sinh chủ động giải quyết các vấn đề khi gặp phải. Khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, học sinh sẽ biết được mình cần làm việc gì trước. Cụ thể quy trình thực hiện như sau:

  • Giáo viên đặt vấn đề nghiên cứu cho học sinh.
  • Học sinh thu thập và liệt kê các thông tin liên quan để giải quyết vấn đề.
  • So sánh các cách giải quyết.
  • Lựa chọn cách thức giải quyết tối ưu nhất.
  • Thực hiện cách giải quyết tối ưu nhất ở trên.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm với các vấn đề liên quan.

Cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn vấn đề phù hợp với bài học.
  • Chọn vấn đề phù hợp với trình độ của học sinh.
  • Vấn đề phải có tính thực tế.
  • Có thể diễn tả vấn đề bằng nhiều hình thức.
  • Vấn đề phải gợi ra cho học sinh nhiều hướng giải quyết.

Khi giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề cần lưu ý:

  • Các nhóm có thể cùng giải quyết một vấn đề.
  • Cần chắc chắn học sinh thực sự hiểu vấn đề trước khi đi vào tìm hướng giải quyết.
  • Cần kết hợp sử dụng phương pháp động não cho học sinh.
  • Mỗi học sinh sẽ có cách giải quyết tối ưu khác nhau.

2. Kỹ thuật sơ đồ tư duy

ky-thuat-so-do-tu-duy
Kỹ thuật sơ đồ tư duy

Kỹ thuật dạy học tích cực sơ đồ tư duy được áp dụng rất nhiều trong công tác giảng dạy hiện nay của các thầy cô giáo. Kỹ thuật này khai thác các ý tưởng bằng cạc sử dụng các màu sắc để  ghi chép nội dung.

Kỹ thuật sơ đồ tư duy giúp cho các em học sinh kết nối thông tin với sự hiểu biết của mình. Ngày ra, các em học sinh cũng sẽ luyện tập được cách tổ chức thông tin. Nhờ vậy mà việc ôn tập, hệ thống kiến thức hiệu quả hơn rất nhiều.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị bút màu, giấy khổ lớn.
  • Giáo viên phân nhóm và giao chủ đề thảo luận cho từng nhóm.
  • Mỗi thành viên trong nhóm kết nối ý tưởng trung tâm về chủ đề đó với ý tưởng cá nhân để vẽ ra những hình ảnh có tính liên kết và thẩm mỹ.
  • Nhóm trưởng trình bày sơ đồ tư duy trước lớp.

Cần phải lưu ý:

  • Giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi ý cho các học sinh khi lập sơ đồ tư duy.
  • Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều biểu tượng, hình vẽ, ý tưởng,…
  • Để học sinh tự do lựa chọn loại biểu đồ.

3. Kỹ thuật đọc tích cực

Kỹ thuật đọc tích cực có tác dụng giúp các em học sinh có thể tăng khả năng tự học. Nhờ đó, kỹ thuật này giúp tiết kiệm được thời gian trên lớp để các bạn học sinh có thể học nhiều kiến thức khác. Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên nêu định hướng phần bài đọc cho học sinh kèm theo các câu hỏi.
  • Học sinh cần lướt qua bài đọc để đoán trước nội dung, sau đó tìm ý chính và tóm tắt bài đọc.
  • Tiếp đến, học sinh cần chia sẻ những gì mình đã đọc theo nhóm và thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên.
  • Trước khi kết thúc, các học sinh có thể nêu lên câu hỏi, thắc mắc của mình với giáo viên nếu có.

4. Kỹ thuật các mảnh ghép

ky-thuat-cca-manh-ghep
Kỹ thuật các mảnh ghép

Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật kết hợp cá nhân với các nhóm để cùng nhau giải quyết một vấn đề. Kỹ thuật các mảnh ghép giúp cho các học sinh phát huy được tinh thần làm việc nhóm cũng như đề cao trách nhiệm của từng cá nhân. Ngoài ra, nó còn giúp học sinh đào sâu kiến thức để giải quyết những hiểu  biết lệch lạc.

Các bước thực hiện như sau:

  • Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và có nhóm trưởng.
  • Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm.
  • Các nhóm trong lớp thảo luận để đưa ra kết luận về vấn đề cần thảo luận. Cần để cho các thành viên đề có cơ hội được thể hiện bản thân.
  • Các nhóm sẽ tách ra và tạo ra các nhóm mới theo sơ đồ.
  • Tiếp tục cho các thành viên trình bày kết quả đã thảo luận trước đó.

Lưu ý khi sử dụng kỹ thuật này:

  • Các chủ đề phải có tính độc lập, không phản biện lẫn nhau.
  • Trước khi tiến hành tách nhóm thì phải đảm bảo các thành viên phải có khả năng trình bày kết quả đã thảo luận trước đó.

5. Kỹ thuật nói cách khác

Kỹ thuật này giúp các bạn học sinh hiểu sâu hơn một vấn đề và nhìn nhận vấn đề một cách tổng quan nhất.

  • Với kỹ thuật này, giáo viên cần chia học sinh thành các nhóm rồi liệt kê khoảng 10 thói quen xấu mà mọi người hay mắc phải.
  • Sau đó, yêu cầu các nhóm chỉ ra cách hay hơn để nói về các thói quen xấu đó nhưng vẫn cùng ý nghĩa.
  • Các nhóm hãy đưa ra những gì mình đã tìm được và cùng nhau thảo luận về những cách để thay đổi các thói quen xấu đó.

6. Kỹ thuật tranh luận ủng hộ – phản đối

ky-thuat-tranh-luan-ung-ho-phan-doi
Kỹ thuật tranh luận ủng hộ – phản đối

Đây là kỹ thuật hiệu quả được sử dụng trong thảo luận về một chủ đề có chứa tính xung đột. Những ý kiến khác nhau được xem là nhiều mặt của một vấn đề. Bằng cách này, các bạn học sinh có thể hiểu tổng quan nhất về một vấn đề nào đó. Cần lưu ý, mục tiêu của cuộc tranh luận không phải để “hạ gục” một ai mà nhằm xem xét một vấn đề dưới nhiều góc độ.

Cách thực hiện kỹ thuật này như sau:

  • Các thành viên trong lớp được chia thành hai nhóm có góc nhìn đối lập nhau khi tranh luận về 1 chủ đề.
  • Một nhóm thu thập các luận điểm ủng hộ cho vấn đề còn một nhóm thu thập các luận điểm phản đối vấn đề đó.
  • Hai nhóm cử đại diện trình bày về các luận điểm mà mình đã tổng hợp được.
  • Sau đó, giáo viên sẽ đưa ra thảo luận chung và đánh giá kết quả của cuộc tranh luận.

7. Kỹ thuật khăn trải bàn

Kỹ thuật này giúp nâng cao tính tự lập và trách nhiệm của học sinh. Kỹ thuật khăn trải bàn đực sử dụng bằng cách kết hợp hoạt động của các cá nhân với một nhóm. Từ đó có thể thúc đẩy sự hứng thú tham gia của các bạn học sinh. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường tính độc lập và tăng sự tương tác với nhau giữa các học sinh.

Cách thức thực hiện như sau:

  • Cần chuẩn bị bút và giấy khổ lớn cho các nhóm.
  • Chia lớp thành các nhóm nhỏ và phân tổ trưởng, thư ký.
  • Giáo viên đưa đề tài cho các nhóm và mỗi thành viên của nhóm viết ý kiến của mình vào các góc của tờ giấy.
  • Trưởng nhóm sẽ tổng hợp ý kiến của cả nhóm và thư ký sẽ viết vào giữa của khổ giấy.

Cần lưu ý, mỗi người cần phải tự làm việc tại góc của mình.

8. Kỹ thuật động não

ky-thuat-dong-nao
Kỹ thuật động não

Kỹ thuật động não là kỹ thuật có tác dụng tạo ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo của các học sinh khi thảo luận. Đây là cách làm dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian và phát huy được não bộ của học sinh. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị giấy, bút và thiết bị có kết nối mạng internet.
  • Chia học sinh thành các nhóm nhỏ.
  • Phân nhóm trưởng cho mỗi nhóm.
  • Giáo viên giao chủ đề cho nhóm.
  • Nhóm trưởng điều hành nhóm để cùng thảo luận về chủ đề và ghi vào giấy những ý tưởng của chủ đề đó.

Lưu ý, nên ưu tiên lựa chọn những ý kiến tối ưu nhất, tránh trùng lặp.

9. Kỹ thuật tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm

Đây là kỹ thuật có thể giúp các bạn học sinh hiểu và nâng cao hiểu biết của mình thông qua việc đọc những tài liệu, nghe, nhìn, đặt câu hỏi, thảo luận. Các giáo viên có thể cho học sinh của mình thực hiện kỹ thuật này bằng các bước dưới đây:

  • Phân học sinh thành những nhóm nhỏ rồi yêu cầu các bạn đọc tài liệu được phát và thảo luận về các câu hỏi.
  • Cử ra đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
  • Các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi cho nhóm vừa trả lời để các bạn trong nhóm trả lời.

10. Kỹ thuật hỏi và trả lời

ky-thuat-hoi-va-tra-loi
Kỹ thuật hỏi và trả lời

Kỹ thuật dạy học tích cực này giúp cho các bạn học sinh có thể củng cố được kiến thức. Đồng thời, bằng cách này, các em học sinh cũng sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức đã học. Các bước thực hiện như sau:

  • Các thầy cô giáo cần nêu chủ đề.
  • Thầy cô giáo cần đặt một câu hỏi về chủ đề đã đưa ra và yêu cầu một học sinh bất kỳ trả lời.
  • Học sinh vừa trả lời sẽ tiếp tục đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu học sinh bất kỳ trả lời.
  • Cứ tiếp tục hoạt động này cho đến khi giáo viên muốn dừng lại khi các học sinh đã thực sự hiểu được vấn đề.

11. Kỹ thuật phân tích video

Video là một trong những công cụ để giáo viên có thể truyền đạt nội dung của bài học. Các video nên có thời gian từ 5-10 phút, tránh dài dòng, lan man, ảnh hưởng tới buổi học. Cần chú ý, các giáo viên phải xem trước nội dung video rồi mới cho học sinh xem. Nhờ kỹ thuật này mà các bạn học sinh sẽ hứng  thú và tiếp thu nhanh hơn.

Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên nêu một số vấn đề cần thảo luận để các bạn học sinh tập trung hơn.
  • Cho học sinh xem video.
  • Sau khi kết thúc video, giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung đã xem và rút ra bài học.
  • Giáo viên tổng kết lại cho học sinh.

Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học là gì? Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

12. Kỹ thuật bể cá

ky-thuat-be-ca
Kỹ thuật bể cá

Đây là kỹ thuật này có khả năng phát triển rất tốt khả năng quan sát của các học sinh. Ngoài ra, nó còn giúp giáo viên có thể giải quyết được vấn đề mà mình đã đặt ra. Với kỹ thuật bể cá, các bạn học sinh sẽ được chọn thành một nhóm ngồi vòng tròn. Còn các bạn còn lại sẽ ngồi thành một vòng tròn bên ngoài để theo dõi cuộc thảo luận.

Khi đó, những bạn học sinh ở vòng tròn ngoài có thể được xem cuộc thảo luận giống như xem những con cá ở trong bể. Cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này đó là có thể để trống một vị trí để các bạn ở vòng ngoài có thể quan sát dễ dàng hơn.

Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên chuẩn bị giấy và bút cho học sinh.
  • Giáo viên đặt vấn đề cho nhóm thảo luận.
  • Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận.
  • Các thành viên còn lại của lớp sẽ lắng nghe cuộc thảo luận và quan sát.
  • Giáo viên sẽ tổng kết vấn đề cho cả lớp.

15. Kỹ thuật XYZ

Đây cũng là một trong những kỹ thuật có tác dụng nâng cao sự tích cực trong các cuộc thảo luận nhóm. X là số người có mặt trong nhóm, Y là số ý kiến của mỗi cá nhân trong nhóm, Z là số thời gian dành cho một người đưa ra ý kiến (thường tính bằng phút).

Kỹ thuật XYZ hay còn được gọi là kỹ thuật 635 bởi cần 6 người 1 nhóm, mỗi người 1 ý kiến trong vòng 5 phút. Nhờ kỹ thuật này mà tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể làm việc. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị giấy và bút cho mỗi thành viên trong nhóm và phân nhóm trưởng.
  • Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận cho nhóm và phải quy định về số thời gian trả lời.
  • Các thành viên trong nhóm suy nghĩ và nêu ra ý kiến của mình.
  • Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến để đánh giá và lựa chọn.
  • Giáo viên tổng hợp lại vấn đề cho học sinh.

14. Kỹ thuật trò chơi

ky-thuat-tro-choi
Kỹ thuật trò chơi

Kỹ thuật này có thể giúp học sinh tìm hiểu một vấn đề thông qua một trò chơi nào đó. Nhờ vậy mà các bạn học sinh sẽ hứng thú hơn với việc tham gia các hoạt động của lớp. Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên phổ biến cách chơi và nội dung cho học sinh.
  • Học sinh tiến hành chơi theo luật giáo viên đã nói.
  • Học sinh bắt đầu chơi trò chơi.
  • Đánh giá và rút ra kết luận sau khi trò chơi kết thúc.

15. Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi

Đây là kỹ thuật dạy học tích cực có khả năng phát triển năng lực tư duy của các học sinh khi giải quyết một vấn đề bất kỳ. Nhờ kỹ thuật này mà các bạn học sinh sẽ tăng khả năng lăng nghe, quan sát, tổng hợp để đưa ra câu trả lời tốt nhất.

Các bước thực hiện:

  • Giáo viên đưa ra một vấn đề bất kỳ cho học sinh và đặt các câu hỏi mở và cho học sinh thời gian để suy nghĩ.
  • Thành lập nhóm đôi để thảo luận và trao đổi ý tưởng.
  • Nhóm đôi này tiếp tục tiến hành trao đổi ý tưởng với các nhóm khác hoặc với cả lớp.
  • Giáo viên tổng hợp ý kiến cho học sinh.

Cần lưu ý, khi thực hiện kỹ thuật này, giáo viên cần giải thích cụ thể để học sinh nắm được việc phải chia sẻ ý tưởng cá nhân và ý tưởng đã nhận được trước đó.

16. Kỹ thuật KIPLING

Kỹ thuật Kipling thường được sử dụng nếu muốn có thêm ý tưởng mới để phát triển một chủ đề. Kỹ thuật này có tính logic cao nên có thể áp dụng với nhiều tình huống khác nhau. Đặc biệt, nó rất thích hợp để sử dụng cho các cá nhân. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị giấy và bút.
  • Giáo viên đưa ra các câu hỏi theo chủ đề với thứ tự ngẫu nhiên thông qua các từ khóa như: ai, cái gì, thế nào, tại sao, khi nào và ở đâu.
  • Cho học sinh trả lời các câu hỏi trong một thời gian nhất định.
  • Giáo viên tổng hợp lại nội dung và kết luận cho học sinh.

Cần lưu ý đặt các câu hỏi đúng trọng tâm chủ đề, tránh lan man.

17. Kỹ thuật tia chớp

ky-thuat-tia-chop
Kỹ thuật tia chớp

Kỹ thuật dạy học này giúp tăng sự sẵn sàng tham gia các hoạt động của học sinh. Nhờ vậy mà có thể nâng cao sự tự tin trong giao tiếp của các học sinh. Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên đặt vấn đề cho cả lớp.
  • Từng em học sinh phải trả lời thật nhanh theo ý hiểu của mình.
  • Tổng hợp ý kiến của các bạn và cùng nhau thảo luận để đưa ra kết quả cuối cùng.

Lưu ý: Kỹ thuật này có thể được sử dụng bất kỳ lúc nào khi giáo viên cảm thấy cần thiết.

18. Kỹ thuật trình bày 1 phút

Kỹ thuật trình bày 1 phút giúp cho các học sinh có thể tổng kết lại các kiến thức mà mình đã học. Các câu hỏi và các câu trả lời của học sinh sẽ củng cố thêm những kiến thức giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn.

Các bước tiến hành kỹ thuật dạy học tích cực này như sau:

  • Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi như: Bài học các em nhận được hôm nay là gì, vấn đề quan trọng nhất được rút ra qua bài học là gì?,…
  • Học sinh suy nghĩ câu trả lời trong một thời gian nhất định rồi viết ra giấy các câu trả lời. 
  • Mỗi học sinh sẽ trình bày trước lớp trong vòng 1 phút đồng hồ.
  • Giáo viên tổng kết lại một lần nữa cho học sinh.

19. Kỹ thuật đóng vai

ky-thuat-dong-vai
Kỹ thuật đóng vai

Đây là kỹ thuật giáo viên cho các em học sinh thử thực hành ứng xử một số tình huống giả định. Nhờ cách này, các em có thể làm quen với nhiều tình huống để có thể xử trí nhanh chóng trong cuộc sống. Kỹ thuật này cũng giúp các em học sinh quan sát nhiều hơn thông qua những trải nghiệm.

Quy trình thực hiện như sau:

  • Giáo viên đưa chủ đề để các bạn học sinh đóng vai.
  • Chia lớp thành các nhóm.
  • Giáo viên quy định thời gian chuẩn bị.
  • Các thành viên trong nhóm thảo luận để đóng vai.
  • Các bạn học sinh của mỗi nhóm tiến hành đóng vai.
  • Cả lớp cùng nhau thảo luận về cách xử trí cho các tình huống.
  • Giáo viên kết luận cách ứng xử cho học sinh.

20. Kỹ thuật đặt câu hỏi

Đây là kỹ thuật dạy học tích cực mà giáo viên phải đưa ra những câu hỏi mở để có thể dẫn dắt học sinh hiểu được những kiến thức của từng chủ đề bài học. Ngoài việc giáo viên hỏi học sinh thì học sinh cũng cần đưa ra những câu hỏi cho giáo viên để có thể làm sáng tỏ nội dung bài học.

Nhờ có kỹ thuật này mà giáo viên có thể dẫn dắt được học sinh hiểu sâu vấn đề. Giáo viên qua đó cũng đánh giá được khả năng của học sinh, nâng cao sự hứng thú, tập trung của các em 

21. Kỹ thuật dự án

ky-thuat-du-an
Kỹ thuật dự án

Kỹ thuật dạy học tích cực này có tác dụng làm cho các lý thuyết mà học sinh được học sẽ gắn liền với thực hành. Kỹ thuật này cũng rất thu hút học sinh bởi các em làm việc theo nhóm và kết quả là những sản phẩm được đưa ra là các dự án.

Các bước thực hiện kỹ thuật này như sau:

B­ước 1: Lập kế hoạch

  • Giáo viên đưa ra các chủ đề cho các nhóm lựa chọn.
  • Các nhóm xây dựng tiểu chủ đề.
  • Các học sinh lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện dự án

  • Các học sinh tiến hành thu thập thông tin.
  • Các học sinh tiến hành thực hiện điều tra.
  • Các thành viên thảo luận với nhau.
  • Các học sinh có thể hỏi sự tư vấn từ giáo viên.

Bước 3: Tổng hợp kết quả

  • Các thành viên tổng hợp kết quả quá trình thảo luận và tìm kiếm thông tin.
  • Tiến hành xây dựng sản phẩm.
  • Các thành viên của nhóm trình bày kết quả.
  • Giáo viên tổng kết cho vấn đề cho học sinh.

22. Kỹ thuật giao nhiệm vụ

Kỹ thuật giao nhiệm vụ giúp cho học sinh có thể nắm được trách nhiệm mà mình cần phải thực hiện. Việc giao nhiệm vụ phải được dựa trên những câu hỏi cụ thể như: nhiệm vụ được giao cho cá nhân hay nhóm nào? Địa điểm và thời gian thực hiện như thế nào? Phương tiện thực hiện là gì? Cách thức trình bày như thế nào?…

Bên cạnh đó, các nhiệm vụ cũng cần phù hợp với độ tuổi và mục tiêu của học sinh cũng như cơ sở vật chất của lớp học.

23. Kỹ thuật thông tin phản hồi

ky-thuat-thong-tin-phan-hoi
Kỹ thuật thông tin phản hồi

Kỹ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học có tác dụng điều chỉnh quá trình dạy và học sao cho hiệu quả nhất. Các giáo viên và học sinh sẽ cùng đưa ra những nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình học tập. 

Một số đặc điểm của hoạt động này như sau:

  • Có sự cảm thông giữa giáo viên và học sinh.
  • Có sự kiểm soát.
  • Được mọi người chờ đợi ý kiến của những người khác.
  • Các ý kiến được đưa ra cụ thể.
  • Mang tính khách quan.
  • Kịp thời, đúng lúc.
  • Không nhận xét về giá trị.
  • Có thể làm cho những ý kiến thành hành động thực tế.

Tuy nhiên, cần áp dụng một số quy tắc sau:

  • Cần diễn đạt ý kiến một cách ngắn gọn, có trình tự.
  • Không vội vã kết luận mà cần lắng nghe những tâm tư, tình cảm.
  • Tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của các vấn đề.
  • Giải thích những ý kiến mà mình không đồng ý.
  • Chấp nhận sự đánh giá của mọi người.
  • Chỉ nên tập trung giải quyết những vấn đề có tính thực tế.
  • Xem cuộc thảo luận này là cơ hội để có thể thay đổi, hoàn thiện.
  • Xem xét, đánh giá và đưa ra những khả năng để có thể lựa chọn.

24. Kỹ thuật phòng tranh

ky-thuat-phong-tranh
Kỹ thuật phòng tranh

Kỹ thuật phòng tranh là kỹ thuật dạy học tích cực có thể được dùng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Bằng cách này, các bạn học sinh có thể sắp xếp nội dung một cách khoa học và thỏa sức sáng tạo.

Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên đặt vấn đề cho nhóm hoặc cả lớp.
  • Các thành viên hoặc nhóm sẽ vẽ ra giấy ý tưởng của mình và dán lên xung quanh lớp học.
  • Học sinh đi tham quan “triển lãm tranh” ngay tại lớp để có thể hiểu được nội dung của vấn đề.
  • Giáo viên và các bạn học sinh sẽ chọn ra các phương án tối ưu nhất để có thể làm thành một bản hoàn chỉnh nhất.

25. Kỹ thuật công đoạn

Kỹ thuật công đoạn giúp cho các bạn học sinh có thể làm việc một cách khoa học, có trật tự. Để thực hiện kỹ thuật này, các học sinh trong lớp phải được chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ được giao cho một nhiệm vụ giải quyết các vấn đề khác nhau.

Các nhóm sau khi thảo luận sẽ ghi kết quả mình vừa kết luận vào khổ giấy lớn. Nội dung của nhóm nào cần ghi rõ tên nhóm ở trên. Sau đó, các nhóm sẽ bổ sung ý kiến cho các nhóm khác.

Cuối cùng, từng nhóm sẽ ghi lại các ý kiến đóng góp cũng như ý tưởng của mình để tạo thành một bản hoàn chỉnh. Sau khi viết thành một bản hoàn chỉnh, các học sinh có thể treo kết quả kết luận của mình trong lớp học để có thể đọc lại.

26. Kỹ thuật hỏi chuyên gia

ky-thuat-hoi-chuyen-gia
Kỹ thuật hỏi chuyên gia

Kỹ thuật hỏi chuyên gia này sẽ thu hút các em học sinh hứng thú với bài học nhiều hơn. Ngoài ra, giáo viên cũng sẽ xây dựng được cho các em tính tự tin và tinh thần không sợ đám đông. Cụ thể cách thực hiện như sau:

  • Cho học sinh tự xung phong hoặc giáo viên phân công một nhóm chuyên gia về một chủ đề.
  • Các chuyên gia bắt đầu nghiên cứu và thảo luận về những điều liên quan đến chủ đề.
  • Nhóm chuyên gia được sắp xếp ngồi phía trên của lớp học.
  • Giáo viên hoặc một bạn sẽ được phân công nhiệm vụ điều khiển cuộc thảo luận.
  • Các chuyên gia mời các bạn trong lớp đặt câu hỏi về vấn đề được thảo luận.

27. Kỹ thuật KWL

Kỹ thuật KWL giúp cho học sinh cảm thấy hứng thú hơn với các bài học. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng góp phần hình thành khả năng tự định hướng cho việc học tập của các em học sinh. Giáo viên có thể đánh giá đực kết quả học tập và định hướng cho các em học sinh trong tương lai.

Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên lựa chọn một bài đọc có nhiều ý nghĩa gợi mở.
  • Tạo bảng KWL cho học sinh.
  • Giáo viên đặt yêu cầu cho học sinh ghi ra những cụm từ có liên quan đến chủ đề bài đọc và ghi vào cột K.
  • Giáo viên tiếp tục gợi mở về nội dung bài học cho học sinh. Các bạn học sinh nêu ra tất cả các ý tưởng thì cả giáo viên và học sinh ghi vào cột W.
  • Bắt học sinh tự tìm câu trả lời và ghi vào cột L.
  • Sau khi kết thúc, giáo viên cùng học sinh sẽ tổng hợp lại bảng và đưa ra kết luận.

Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này:

  • Giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi thú vị cho học sinh.
  • Yêu cầu các học sinh giải thích về những ý kiến mà các bạn đưa ra.
  • Cần đặt các câu hỏi có tính nối tiếp và gợi mở.
  • Nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi để học sinh tập trung vào cột W.
  • Khuyến khích học sinh ghi nhiều ý kiến vào cột L.

28. Kỹ thuật viết tích cực

ky-thuat-viet-tich-cuc
Kỹ thuật viết tích cực

Đây là kỹ thuật giúp cho học sinh có thể thể hiện được những điều mà mình nghiên cứu, tìm hiểu về một vấn đề. Ngoài ra, các giáo viên có thể dùng kỹ thuật này để đúc kết lại bài học cuối giờ. Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh.
  • Học sinh viết câu trả lời của mình ra giấy.
  • Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần trả lời của mình trước lớp.
  • Cuối giờ, giáo viên tổng kết lại nội dung bài học và những điều học sinh còn hiểu sai về vấn đề hoặc bài học đó.

29. Kỹ thuật ổ bi

Kỹ thuật ổ bi thường được sử dụng trong các cuộc thảo luận mà học sinh được sắp xếp ngồi thành hai vòng tròn đồng tâm. Nó giống như một ổ bi và các thành viên ngồi đối diện nhau. Cách này giúp cho các học sinh có điều kiện để nói chuyện lần lượt với các học sinh ở nhóm khác.

Các bước thực hiện như sau:

  • Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh theo hình ổ bi.
  • Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng ngoài sẽ trao đổi với các học sinh ở vòng trong.
  • Sau khi đã hết một lượt thảo luận, học sinh vòng trong sẽ chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ và tiếp tục thảo luận.
  • Giáo viên có thể tổng hợp và đánh giá cuộc thảo luận vào cuối giờ.

30. Kỹ thuật 3 lần 3 

Đây là kỹ thuật giúp cho giáo viên có thể lấy được ý kiến phản hồi của học sinh và thay đổi sao cho phù hợp nhất. Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên đặt yêu cầu cho học sinh đưa ra ý kiến phản hồi cho một vấn đề bất kỳ.
  • Mỗi học sinh cần chỉ ra: 3 ưu điểm, 3 nhược điểm và 3 đề nghị hoàn thiện vấn đề.
  • Giáo viên thu thập ý kiến của học sinh và cùng thảo luận với học sinh để đưa ra những thay đổi phù hợp.

31. Kỹ thuật chia nhóm

ky-thuat-chia-nhom
Kỹ thuật chia nhóm

Kỹ thuật này giúp cho các em học sinh hứng thú hơn với các hoạt động chia nhóm. Đồng thời, các em học sinh sẽ được giao lưu với nhiều bạn hơn trong lớp. Các cách chia nhóm mà giáo viên có thể tham khảo như sau:

  • Chia nhóm theo số thứ tự trong danh sách, theo ngày, theo các mùa trong năm,…:
  • Chia nhóm theo hình ghép: Cắt một bức hình với số mảnh bằng với số thành viên của nhóm. Những người có các mảnh ghép của một bức tranh sẽ là một nhóm.
  • Chia nhóm theo sở thích: Giáo viên đưa ra các sở thích khác nhau để cho các em lựa chọn cùng lúc.
  • Một số cách chia nhóm khác như: nhóm hỗn hợp,…

32. Kỹ thuật chúng em biết 3

Kỹ thuật chúng em biết 3 này có hiệu quả rất tốt giúp các bạn học sinh được bộc lộ những khả năng nhận biết của bản thân. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể chỉnh sửa những ý hiểu sai của học sinh. Các bước thực hiện như sau:

  • Giáo viên đặt vấn đề thảo luận cho học sinh.
  • Chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 người và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong khoảng 10 phút về vấn đề đã đặt ra trước đó.
  • Các nhóm cần chỉ ra 3 điểm chính để nói trước lớp.
  • Mỗi đại diện của các nhóm sẽ trình bày về 3 điểm chính đã liệt kê ra.
  • Giáo viên tổng hợp và chỉnh sửa các điểm mà học sinh đã nói ở trên.

Trên đây là tổng hợp các kỹ thuật dạy học tích cực mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng các bạn có thể áp dụng tốt nhất vào quá trình dạy và học của mình. Nếu muốn các kỹ thuật này đạt hiệu quả vượt trội, hãy tìm cho mình nền tảng dạy học tiện ích nhất. Nếu các bạn đang tìm hiểu về nền tảng dạy học chất lượng thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhất nhé.

Xem thêm: Kế hoạch dạy học là gì? Các bước lập kế hoạch dạy học chi tiết

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử