Ngành GD&DT và mục tiêu chuyển đổi số

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ tạo ra môi trường giáo dục số, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học, quản lý giáo dục và quản trị nhà trường. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục, hình thành nền tảng số cho xã hội học tập, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục thông minh, chất lượng tốt, chi phí thấp cho người dân.

Chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số trong giáo dục

 

Thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và CĐS trong ngành GD&ĐT giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở GD&ĐT ban hành 12 văn bản triển khai CĐS trong các cơ sở giáo dục. Hiện, toàn tỉnh có 519 trường học cập nhật số hóa dữ liệu, trong đó, 176 trường mầm non, 123 trường tiểu học, 77 trường tiểu học và THCS, 6 trường PTCS, 96 trường THCS, 30 trường THPT. Thực hiện số hóa hệ thống sổ sách quản lý văn bằng cấp THCS và THPT từ những năm 1960 – 2022. Phát triển ứng dụng tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 trên nền tảng Zalo OA. Phát triển hệ thống quản lý thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia theo hình thức trực tuyến (tự phát triển). Về kết nối cơ sở dữ liệu ngành với cơ sở dữ liệu quốc gia, năm 2023 có 10.324/11.862 công chức, viên chức, người lao động trong ngành được cấp mã định danh, đạt 87%; 109.435/135.791 học sinh được cấp, đạt 80,59%. Kết nối cơ sở dữ liệu công chức, viên chức tỉnh đối với các đơn vị trực thuộc đạt 100%.

Trên nền cơ sở dữ liệu của hệ sinh thái giáo dục tỉnh, ngành triển khai hiệu quả các ứng dụng phục vụ công tác thống kê, quản lý, điều hành của ngành, cấp tài khoản quản lý cho 536 đơn vị (10 phòng GD&ĐT các huyện, Thành phố, 8 đơn vị trực thuộc Sở, 518 cơ sở giáo dục). Triển khai dịch vụ công đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến, năm học 2023 –  2024 có 5.796 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT và cổng dịch vụ công. Đối với triển khai thí điểm học bạ điện tử (cấp tiểu học), Sở chỉ đạo các đơn vị thực hiện đăng ký chữ ký số 1.640 tài khoản (206 của cán bộ quản lý, 1.434 của giáo viên) với 10/10 huyện, Thành phố triển khai thí điểm, trong đó, huyện Hạ Lang và Thành phố triển khai đại trà; số trường tham gia triển khai đạt 87,86%, vượt 37,86% kế hoạch.

Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trùng Khánh Hoàng Văn Đông cho biết: Đến nay, 100% cơ sở giáo dục có kết nối Internet và được trang bị máy tính phục vụ việc triển khai ứng dụng CNTT và CĐS. Các cơ sở giáo dục tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; 100% trường học đẩy mạnh thực hiện hồ sơ chuyên môn điện tử với hơn 500 giáo viên thực hiện hồ sơ chuyên môn (giáo án không in ra giấy) trên môi trường điện tử; các trường học tăng cường khai thác, sử dụng các phần mềm Microsoft Teams, Zoom, Google Meet, Zalo, Messenger… phục vụ công tác giảng dạy, học tập của học sinh, giáo viên; 63/63 trường đang vận hành và sử dụng có hiệu quả cổng thông tin điện tử của đơn vị, thường xuyên đăng tải các thông tin phục vụ công tác tuyên truyền, giảng dạy, học tập của học sinh, giáo viên. 100% học sinh được xác thực số định danh cá nhân với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Năm 2024, trên địa bàn huyện có 74 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng kiến thức kỹ năng số, an toàn thông tin. Đối với việc triển khai thí điểm học bạ số của ngành GD&ĐT, toàn huyện triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh lớp 3, 4; khuyến khích các đơn vị triển khai thêm cho học sinh các lớp 1, 2; tiến hành đăng ký mua chữ ký số cá nhân cho 263/463 giáo viên. Đến ngày 30/6/2024, triển khai hoàn thành học bạ số, có 26/26 trường triển khai học bạ số cho học sinh lớp 3, lớp 4 (19 trường triển khai thêm học bạ số cho học sinh lớp 1, lớp 2 với tổng số 4.380/4.812 học sinh). Năm học 2024 – 2025, 100% cơ sở giáo dục cấp tiểu học áp dụng triển khai học bạ số cho 100% học sinh từ lớp 1 – 5 để thuận tiện trong công tác quản lý, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện CĐS trong ngành giáo dục.

Hiện nay, việc CĐS trong hoạt động dạy và học duy trì hệ thống học, họp trực tuyến qua nền tảng Google Meet, Microsoft Team cho 91.000 học sinh và 9.000 giáo viên; tiếp tục sử dụng hệ sinh thái giáo dục trong công tác quản lý, điều hành của các cơ sở giáo dục với chức năng phê duyệt giáo án điện tử, quản lý hồ sơ và học bạ của học sinh…

Trong công tác cải cách hành chính, duy trì sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý và điều hành văn bản, 100% văn bản ban hành dưới dạng điện tử có sử dụng chữ ký số và con dấu số; 79/82 thủ tục hành chính, đạt 94% thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được thực hiện toàn trình (mức độ 4) vượt 50% chỉ tiêu UBND tỉnh giao; 100% thủ tục hành chính được đăng tải trên cổng dịch vụ công quốc gia; đến hết tháng 7/2024, tiếp nhận và trả kết quả 292 thủ tục hành chính, 100% thủ tục hành chính được trả đúng hạn; trả kết quả qua bưu chính công ích đạt trên 50% (năm 2013 đạt 13%); số hóa hồ sơ kết quả tiếp nhận và trả kết quả đạt 100% (năm 2023 đạt hơn 20%).

Năm học 2024 – 2025, ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục triển khai hiệu quả Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; tham mưu UBND tỉnh tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng, kỹ thuật, kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học và kiểm tra, đánh giá, dạy học trực tuyến; triển khai các nền tảng dạy học trực tuyến, tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy học và quản lý giáo dục.

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử