Thông tin thi vào lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội và bí quyết làm bài đạt điểm cao

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 -2025 tại Hà Nội đang đến gần, nếu các sĩ tử vẫn chưa nắm đầy đủ thông tin và bí quyết làm bài để đạt điểm cao. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích cho kì thi sắp tới ngay nhé!

Thông tin quan trọng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hà Nội

Các em học sinh trao đổi thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào 10
Các em học sinh trao đổi thông tin về kỳ thi tuyển sinh vào 10

Lịch thi và các môn thi

 

Ngày

Buổi

Bài thi 

Thời gian làm bài Giờ bắt đầu làm bài

Giờ thu bài

08/6/2024

Sáng Ngữ Văn 120 phút 8 giờ 00 10 giờ 00

08/6/2024

Chiều Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 00

15 giờ 00

09/6/2024 Sáng Toán 120 phút 8 giờ 00

10 giờ 00

Nguyện vọng và khu vực tuyển sinh vào lớp 10

Mỗi thí sinh được đăng ký nguyện vọng (NV) dự tuyển tối đa 03 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự NV1, NV2, NV3; trong đó NV1, NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định, NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kì.

Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký.

Quy định về điểm xét tuyển cho nguyện vọng như sau: học sinh không trúng tuyển NV1, muốn xét NV2 phải có điểm cao hơn điểm chuẩn NV1 của trường ít nhất 1 điểm, và xét NV3 phải cao hơn ít nhất 2 điểm

Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2023-2024 dự kiến toàn Thành phố Hà Nội có khoảng 133.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Trong đó tuyển sinh vào trường THPT công lập khoảng 81.200 học sinh.

Xác nhận nhập học: Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực tiếp) từ ngày 10/7/2024 đến ngày 12/7/2024; nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày 19/7/2024 đến ngày 22/7/2024.

Bí quyết làm bài đạt điểm cao của các môn Toán, Tiếng anh, Ngữ Văn

Trong giai đoạn gấp rút này, học sinh nên lập kế hoạch ôn tập từng ngày, dành nhiều thời gian luyện đề và có tâm lý vững vàng khi bước vào phòng thi. Sau đây là những bí kíp cụ thể cho từng môn mà các bạn có thể áp dụng cho kỳ thi tuyển vào lớp 10.

Đối với môn Toán

Bí quyết làm bài môn Toán
Bí quyết làm bài môn Toán

Chiến thuật “dễ làm trước, khó làm sau”: Sau khi nhận được đề, nên dành ra 5 phút đầu tiên để đọc lướt qua 1 lượt, câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau. Phân bổ thời gian hợp lý cho từng câu, từng bài.

Trình bày bài theo phương châm đúng và đủ ý: giúp thí sinh tránh bị trừ điểm lặt nhặt đáng tiếc và trình bài lan man dài dòng gây mất thời gian.

Luôn luôn kiểm tra lại bài: tránh tình trạng làm xong cả bài rồi mới phát hiện ra sai sót, sửa lại toàn bộ dẫn đến mất thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý. 

Nháp ý tưởng và trình bày thẳng vào bài thi: Khi có các bước giải rõ ràng, học sinh nên trình bày luôn vào bài thi, khi đó sẽ tập trung cao nên ít xảy ra sai sót, tránh trường hợp trình bày ra nháp sau đó mới chép vào tờ giấy thi.

Đối với môn Tiếng Anh

Bí quyết làm bài môn Tiếng anh
Bí quyết làm bài môn Tiếng anh

Phân bổ thời gian hợp lý: Thí sinh nên đọc lướt cả đề bài 1 lần ngay sau khi nhận được đề, xác định thứ tự và phân bổ thời gian các dạng bài sẽ làm, ưu tiên dễ làm trước, khó làm sau. Nên dành ra 5-10 phút cuối giờ để kiểm tra lại kết quả, xem có khoanh nhầm hay bỏ sót câu nào không.

Tùy vào năng lực của bản thân, thí sinh không nên cố dịch hết bài đọc: như vậy sẽ rất mất rất nhiều thời gian. Trước tiên nên đọc lướt để nắm được nội dung, xử lý các câu hỏi về từ vựng, sau đó đến câu hỏi về thông tin và cuối cùng là các câu hỏi về nội dung.

Gạch dưới từ khóa: Học sinh có thể dùng bút chỉ để gạch ý chính trong bài , đây là  một mẹo khi làm bài đọc hiểu. Điều này giúp học sinh nắm được thông tin nhanh và chính xác hơn.

Đọc kỹ yêu cầu câu hỏi: Đôi khi người ra đề sẽ cho một vài chi tiết nhỏ để “bẫy” học sinh, vì vậy các em cần đọc thật kỹ, xác định đúng trọng tâm câu hỏi để tránh bị mất điểm do nhầm lẫn. 

Đối với môn Ngữ văn

Bí quyết làm bài môn Ngữ văn
Bí quyết làm bài môn Ngữ văn

Phân bổ thời gian làm bài hợp lý: tránh tập trung vào một phần mà mất thời gian cho phần khác. Các em nên dành từ 15-20 phút cho bài Đọc hiểu, 30 phút cho bài Nghị luận, thời gian còn lại cho phần Nghị luận Văn học.

Phần đọc hiểu, làm bài chắn chắc để lấy điểm: phần này sẽ gồm 4 câu hỏi, các em nên đọc kỹ và đánh dấu những yếu tố liên quan đến yêu cầu của đề. Sau đó lần lượt trả lời những câu hỏi một cách ngắn gọn, súc tích, đủ ý. Đây là phần khá dễ trong đề, các thí sinh cần làm bài cẩn thận để tránh mất điểm không đáng có.

Câu nghị luận xã hội, cần nắm được những thao tác quan trọng: gồm giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Quan trọng nhất là phải đưa ra dẫn chứng sát thực, làm rõ được vấn đề, không nói chung chung. 

Về nghị luận văn học nên chú ý bố cục: phần này chiếm 4 điểm, thí sinh cần viết đúng và đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận. Cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài.

Các bí kíp trên sẽ giúp thí sinh có những phương pháp làm bài và tận dụng thời gian một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để đạt điểm cao thì kiến thức là điều vô cùng quan trọng. Các em nên nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, luyện tập các dạng bài, làm các đề thi thử để rèn luyện khả năng và kỹ năng. Thí sinh nên lập kế hoạch ôn tập chi tiết từng ngày, đặc biệt là giữ tinh thần thoải mái, sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học và nghỉ ngơi để đạt được mức điểm mình mong muốn.

Chúc các em tự tin bước vào kì thi sắp tới!

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử