Mọi người vẫn thường có hai định nghĩa về trí thông minh đó là xuất phát từ gen di truyền của bố mẹ và hình thành từ sự rèn luyện và định hướng cá nhân. Vậy theo bạn trí thông minh là gì và được hình thành như thế nào? Câu trả lời sẽ được Truonghoc247 giải đáp thông qua bài viết sau đây.
Trí thông minh là gì?
Mặc dù trí thông minh là một cụm từ vô cùng phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay, nhưng chưa có một định nghĩa cụ thể nào để khẳng định về nó cả. Chúng ta có thể hiểu đơn giản trí thông minh là những tư duy, năng lực, khả năng tổng hợp của một cá nhân mỗi người. Không có bất ký ai sinh ra có trí thông minh giống nhau kể cả những đứa trẻ sinh đôi, chúng hình thành và độc lập phát triển trên từng cá thể.
Theo nhà tâm lý học nổi tiếng Robert Sternberg đã khẳng định trong cuốn “Frames of Mind” về định nghĩa của trí thông mình là: “Những khả năng tinh thần cần thiết để thích ứng, định hình và đưa ra lựa chọn trong từng môi trường khác nhau”.
Khi trẻ mới được hình thành và phát triển đầy đủ các cơ quan trên cơ thể, chúng ta đã có thể tìm hiểu và định hình về loại hình thông minh mà trẻ đang sở hữu để từ đó thúc đẩy sự phát triển năng lực của bản thân, giúp thành công trong các vấn đề sau này. Trên thực tế trí thông mình hoàn toàn được rèn luyện hằng ngày để có thể hình thành và phát triển ở các cấp bậc cao hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
Cân nặng khi mới sinh
Cân nặng khi mới sinh của trẻ được coi là nhân tố ảnh hưởng đầu tiên tới trí thông minh (IQ), theo một nghiên cứu đã được kiểm chứng đăng trên tạp chí của Anh năm 2001 đã chứng mình rằng: “Những đứa trẻ mới sinh nặng dưới 2,5kg sẽ có chỉ số IQ thấp hơn so với những đứa trẻ có cân nặng phát triển bình thường từ 2,5kg trở lên”. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định số cân nặng của trẻ sẽ tỉ lệ thuận với chỉ số IQ, trẻ sơ sinh càng nặng thì chỉ số IQ càng cao.
Tuy nhiên không phải vì lý do này mà các bà mẹ khi mang thai tích cực ăn uống quá nhiều làm đứa trẻ trong bụng thừa cân nặng gây nên tình trạng khó sinh cho người mẹ. Chúng ta chỉ cần ăn uống đầy đủ, kết hợp các vitamin cần thiết để cả mẹ và con đều phát triển đồng đều.
Gen di truyền từ cha mẹ
Theo các chuyên gia đã nhận định trong y học, thì khi sinh đứa trẻ ra nó sẽ mang 40% là gen di chuyền của cha mẹ, có thể là ngoại hình tích cách và cả trí thông minh của trẻ. Nếu cha mẹ của trẻ có chỉ số IQ cao đồng nghĩa với việc đứa trẻ sinh ra cũng được thừa hưởng trí thông mình đó.
Nguồn sữa mẹ
Mỗi đứa trẻ khi được sinh ra, đều phát triển nhờ dòng sữa mẹ, tỏng đó có các chất vitamin giúp cho đứa trẻ phát triển tốt mẹ mọi mặt từ thể chất đến trí thông minh. Một nguồn sữa mẹ tốt sẽ nuôi dưỡng đứa trẻ với đầy đủ những dưỡng chất bổ ích nhất được cung cấp. Theo các bác sĩ sản nhi, trẻ em nên được bú sữa mẹ ít nhất đru 12 tháng để đảm bảo phát triển toàn diện bình thường.
Đối với người mẹ cần đặc biệt quan tâm đến dòng sữa dành cho con, không để những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ. Trong thời gian con dùng sữa mẹ, người phụ nữ tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích có hại, thường xuyên ăn các thực phẩm, hoa quả làm điều hoà dòng sữa.
Trọng lượng cơ thể của trẻ
Trẻ trong độ tuổi đang phát triển rất dễ gặp phải các trường hợp thừa, thiếu cân, điều này gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về trí não của trẻ. Đối với những đứa trẻ biếng ăn sẽ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, các chất trong cơ thể không cung cấp đủ để vận chuyển đến não bộ gây nên tình trạng trì trệ và khó phát triển trí thông minh.
Bởi đang trong giai đoạn tiếp thu và hấp thụ tốt nhất nên một số đứa trẻ cũng mắc phải tình trạng béo phì do phụ huynnh thường có xu hướng ép trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ khi bị thừa chất sẽ làm giảm sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, khả năng quan sát và tiếp cận thông tin sẽ giảm hơn so với những đứa trẻ được phát triển trong điều kiện bình thường.
Điều kiện môi trường xung quanh
Môi trường là các yếu tố xung quanh bên ngoài tác động đến nhận thức và sự phát triển của trẻ. Trẻ con sẽ thường có xu hướng học theo người lớn vậy nên môi trường xung quanh chính là tấm gương để trẻ có thể noi theo. Bạn nên lựa chọn môi trường tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn để đảm bảo rằng con trẻ lướn lên sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu.
Một ví dụ cụ thể đó chính là việc nhiều phụ huynh cho trẻ đi học từ rất sớm, đó cũng chính là cơ hội để trẻ tiếp cận với môi trường giáo dục để học những điều hay. Dần dần trẻ sẽ hình thành nên những tư duy sáng tạo mới và thúc đẩy trí thông mình ngày càng phát triển.
Xem thêm: Top 16 trò chơi trí tuệ giúp con phát triển trí thông minh
8 loại hình trí thông minh phổ biến ở trẻ
1. Trí thông minh không gian
Đây là loại hình trí thông minh thiên về thị giác là chủ yếu, cách nhìn nhận về không gian, những vật thể tưởng tượng, bạn hoàn toàn có thể hình dung ra sự vật hiện tượng khi chỉ mới nghe những mô tả cơ bản. Những người sở hữa trí thông minh không gian này sẽ thường có cái nhìn trừu tượng về mọi vật, khả năng phân tích vô cùng tốt. Không những vậy, họ còn có những năng khiếu như hội hoạ, nghiên cứu thiên văn,…
Một số biểu hiện đặc trưng của những người lien tưởng không gian tốt đó là: đam mê vễ tranh, thích nghiên cứu tranh trừu tượng, có khả năng trong thiết kế, có định hướng thời trang riêng,… Nếu như sớm phát hiện ở trẻ có trí thông minh này, phụ huynh cũng có thể định hướng nghệ nghiệp con trẻ theo các đam mê phù hợp như: hoạ sĩ, nhà toán học, kỹ sư thiết kế, nhiếp ảnh gia,…
2. Trí thông minh ngôn ngữ
Một số đứa trẻ tuy con rất nhỏ nhưng đã sử dụng ngôn ngữ khá tốt, phụ huynh vẫn thường ví là những “ông, bà cụ non” vì chúng đang sở trí thông minh về ngôn ngữ khá tốt. Loại hình này thường thiên về bẩm sinh với những người sinh ra đã có tài năng trong ăn nói một cách rất tự nhiên và rành mạch. Các câu, các ý trong lời nói hay trong khi viết văn đều thể hiện rất sâu sắc nội dung giúp người đọc dễ dàng hình dung được các sự vật hiện tượng.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể được bố mẹ rèn luyện cho từ nhỏ về cách tập đọc, tập nói, cùng những yếu tố môi trường tác động xung quanh, làm trẻ khi lớn lên cũng dần dần cải thiện được kỹ năng giao tiếp.
Biểu hiện của người có trí tuệ ngôn ngữ bao gồm: giỏi giao tiếp, có khả năng viết văn hay, tự tin khi tham gia tranh luận và bảo vệ ý kiến của mình,…Định hướng công việc tương ứng là trở thành giáo viên, nhà báo, dẫn chương trình,…
3. Trí thông minh logic-toán học
Ngay trong tên gọi của loại hình, bạn đã có thể đoán được bản chất của nó, bởi đây sẽ đại diện cho những người học giỏi môn toán, có khả năng tính toán nhanh nhẹn sắc bén với những con số công thức. Trong cuộc sống họ sẽ thường quyết định mọi việc theo lý trí khi đã có sự tính toán rõ ràng, thường không bị cảm xúc chi phối và có vẻ ngoài hơi khô khan.
Nếu bạn thuộc loại hình này, thì chắc hẳn bạn sẽ rất ít khi gặp phải những thất bại, do trong quá trình hình thành và phát triển bạn đã theo dõi và quan sát rất kỹ để bắt đầu công việc, mọi rủi ro xuất hiện đều nằm trong sự tính toán ban đầu của bạn.
Những người sở hữu khả năng tư duy thường phù hợp với những công việc liên quan đến kế toán, nhà toán học, kinh doanh, đầu tư,…
4. Trí thông minh thể chất
Chúng ta vẫn thường nghĩ, trí thông minh thì thường xuất hiện ở não bộ, tuy nhiên nhiên thể chất lại chính là loại hình khác biệt nhất do não bộ chỉ là cơ quan chi phối đến các hoạt động thể chất khác trong cơ thể. Bạn sẽ có thể điều chỉnh được những cơ quan vận hành theo một mục đích nhất định, kiểm soát và giám sát sao cho quá trình vận động diễn ra một cách nhuần nhuyễn và mang lại hiệu quả cao.
Nếu bạn sở hữu loại hình trí thông minh này, thì bạn sẽ thường ít tập trung vào khả năng học tập mà sẽ thiên về các vũ đạo và động tác vận động hơn. Bạn có khả năng tập theo một loạt các động tác chỉ thông qua một lần nghe hoặc nhìn người hướng dẫn, đây chính là năng lực nổi bật của bạn.
Các hoạt động phổ biến bao gồm: chơi thể thao tốt, tham gia vào các trò chơi mạo hiểm, học vũ đạo,… Nếu phát hiện con trẻ mình có tài năng, bạn hãy để con tự do được thực hiện ước mơ theo năng khiếu của mình để trở thành những người vũ công chuyên nghiệp hay những vận động viên thể thao quốc gia.
5. Trí thông minh âm nhạc
Âm nhạc là biểu hiện của những giai điệu, tiết tấu những nốt thăng trầm và bạn có thể tự nhiên cảm nhận những điều đó mà không cần phải ua trường lớp nào cả khi bạn đang sở hữu trí tuệ về âm nhạc.
Nhiều người cho dù họ có tham gia trường lớp hoặc cố gắng bắt chước theo những bài hát những cũng không thể nào hát đúng nhịp được do họ không có năng khiếu đó. Với bạn việc học các loại nhạc cụ hay rèn luyện giọng hát không phải là một vấn đề quá khó do cách ảnh nhận tốt, cũng đôi tai có thể phân biệt được các loại âm thanh. Biểu hiện của trí tuệ này thường xuất phát hay từ khi trẻ còn nhỏ khi chúng có thể hát và tập theo các bài múa trên tivi, điện thoại một cách nhanh chóng.
Năng khiếu kết hợp thêm sự rèn giũa trong học tập thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một ca sĩ, nhạc sĩ trong tương lai nếu có sự cố gắng và nỗ lực phát triển trong tương lai.
6. Trí thông minh tương tác xã hội
Sự tương tác xã hội được hiểu đơn giản là cách bạn giao tiếp, xử lý tình huống trong thực tế một cách thông minh, có khả năng thấu cảm với mọi người xung quanh. Bạn là một người có cái nhìn tổng quát trong đánh giá vấn đề, phân tích các góc nhìn đa chiều khác nhau rồi mới đưa ra kết luận. Những người có trí thông minh tương tác xã hội thường là người khá kỹ tính và được nhiều người yêu thương do sự tương tác của họ với mọi người đem lại nhiều thiện cảm.
Nếu bạn cảm thấy mình có khả năng phân tích vấn đề, thường xuyên cho người khác lời khuyên đúng đắn trong giải quyết tình huống thì bạn có thể quan tâm đến các ngành nghề trong tâm lý học bởi nó khá phù hợp với bạn
7. Trí thông mình liên cá nhân
Trí thông minh liên cá nhân còn có tên gọi khác là trí thông minh nội tâm, là sự biểu hiện của những người có xu hướng bên trong, thường cảm xúc quyết định rất nhiều hoạt động bên ngoài. Họ thường có lối suy nghĩa riêng, cái nhìn đa cảm về cuộc sống bên ngoài, mọi mục tiêu và ước mơ của bản thân sẽ đều được chuẩn bị theo một kế hoạch cụ thể rõ ràng.
Bạn có khả năng tự đánh giá và phân tích các ưu nhược điểm của bản thân và cả của người khác, từ đó có cái nhìn khách quan hơn khi xử lý các tình huống thực tiễn. Bạn có thể phát triển khả năng này để trở thành những nhà tâm lý học, triết gia, tác giả thơ văn,…
8. Trí thông minh tự nhiên
Đây cũng chính là hình thức cuối cùng trong 8 loại hình trí thông minh, người có những đam mê về thiên nhiên sẽ thường liên quan đến người việc trồng trọt, ngắm cảnh đẹp, yêu cảnh vật rộng lớn xung quanh.
Bạn sẽ thường có đam mê về khám phá thế giới, cảnh vật cây cối xung quanh, tích cực tham gia trong các công việc tự do như: làm nông, kiểm lâm, hướng dẫn viên du lịch,…
Cha mẹ cần lưu ý gì để phát triển trí thông minh cho con
Bổ sung đầy đủ thực phẩm tốt, chất dinh dưỡng cho trẻ
Thực phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giúp cảm thiện và tăng cường trí thông minh cho trẻ. Các bạn nhỏ đang trong giai đoạn tiếp thu rất tốt nên cần bổ sung nhiều vitamin rau cụ, chất đạm để não bộ tiếp nhận được nguồn năng lượng cần thiết để nuôi cơ thể.
Trong độ tuổi nhỏ không nên để trẻ ăn quá nhiều chất béo, như vậy sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể thừa chất gây tình trạng trí trệ não bộ, giảm khả năng tư duy và ghi nhớ.
Một số thực phẩm tốt cho trẻ trong giai đoạn tăng cường trí thông minh bao gồm: cà rốt, rau xanh, thịt, cá, trứng,…
Giúp trẻ tự lập khi còn nhỏ
Bạn nên cho trẻ tự lập và tự khám phá thế giới khi còn nhỏ để tăng khả năng tư duy sáng tạo với thế giới xung quanh. Khi trẻ muốn thực hiện bất cứ hoạt động nào, ngay lập tức não bộ sẽ phải tư duy để giải quyết vấn đề, dần dần trẻ sẽ được học hỏi và tiếp xúc nhiều thứ hơn trong cuộc sống.
Khi trẻ không còn dựa dẫm quá nhiều vào phụ huynh sẽ dần hình thành nên cơ chế tự lập và khả năng tư duy khi cần thiết. Đứa trẻ sẽ được phát triển nhờ vào khả năng của bản thân hoặc khi chúng làm sai cần sự giúp đỡ từ bố mẹ thì đó cũng là một bài học để trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài
Có rất nhiều các hoạt động vui chơi bên ngoài giúp cải thiện trí thông minh cho trẻ, việc để trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh sẽ làm tăng sự kích thích và tò mò trong não bộ, bắt trẻ phải tự khám phá thế giới quan xung quanh. Cha mẹ sẽ luôn là người đồng hành cùng với trẻ, hỗ trợ tích cực trong các hoạt động bên ngoài, giúp trẻ cải thiện các kỹ năng, hoạt động cơ bản.
Một đứa trẻ nếu không đảm bảo được các hoạt động vui chơi giải trí khi nhỏ thì sẽ không thể nào phát triển toàn diện được, là nguy cơ cao gây nên tình trạng trầm cảm ở trẻn nhỏ. Vậy nên các bậc phụ huynh dù bận bịu cỡ nào cũng nên dành một chút thời gian để vui chơi cùng con cái, giúp não bộ hoạt động tích cực hơn trong tương lai.
Hình thành các thói quen tốt cho trẻ
Việc hình thành thói quen tốt cho trẻ chính là tiền đề giúp trẻ phát triển hơn trong tương lai. Người lớn chính là một tấm gương phản chiếu, chỉ cần trong gia đình luôn hoạt động có kế hoạch, không thực hiện các hành vi xấu ví dụ: vứt rác bừa bãi, không chủ động dọn dẹp phòng,…thì trẻ sẽ không bao giờ có những biểu hiện không tốt đó.
Bởi vậy nên bạn cần rèn luyện cho trẻ những hành vi tốt ngay từ nhỏ để trẻ định hình và làm theo, lâu dần nó sẽ trở thành những thói quen giúp trẻ nâng cao khả năng, vốn xã hội cho bản thân mình. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển tư duy toàn diện.
Trong bài viết trên, Truonghoc247 đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về 8 loại hình trí thông minh ở trẻ, đây là những nguồn kiến thức vô cùng quan trọng giúp chúng ta định hướng cho con trẻ ngay trong giai đoạn còn nhỏ. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những chia sẻ bổ ích nhé!