Chỉ số EQ là gì? 14 câu hỏi kiểm tra nhanh chỉ số EQ

Trong cuộc sống, bạn sẽ cần phải đối diện với rất nhiều những tình huống khó khăn đòi hỏi một cách giải quyết hợp lý, cách điều chế cảm xúc để không làm ảnh hưởng đến công việc. Bên cạnh đó, bạn còn có khả năng duy trì các mối quan hệ hiệu quả, ứng xử thông minh và giảm các nguy cơ xung đột, thì đây chính là biểu hiện của chỉ số EQ cao. Bài viết sau, Trường học 247 sẽ lý giải chỉ số EQ là gì? Cung cấp cho bạn 14 câu hỏi kiểm tra nhanh kiến thức về chỉ số EQ.

Chỉ số EQ là gì?

Chỉ số EQ là viết tắt của cụm từ Emotional Quotient, được hiểu đơn giản là chỉ số đo lường cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này là biểu hiện của khả năng lắng nghe, thấu cảm và bộc lộ cảm xúc, thúc đẩy suy nghĩ cá nhân theo hướng tích cực để giảm bớt những căng thẳng tiêu cực. Một người có chỉ số EQ cao sẽ có thể dễ dàng đồng cảm được với người khác, tạo dựng nên các mối quan hệ hiệu quả trong cuộc sống.

Ngoài ra, chỉ số EQ cũng giúp bạn có những suy nghĩ đúng đắn để phán đoán đưa ra các quyết định chính xác dựa trên việc phân tích các khía cạnh phù hợp theo chuẩn mực trong xã hội. Khi bạn biết kiểm soát cơn tức giận, các cảm xúc không đúng đắn của bản thân thì hiển nhiên bạn sẽ có thể đạt được nhiều thành công hơn, nhất là thăng tiến trong công việc.

Chi-so=EQ-là-gi
EQ là chỉ số đo lường về mức độ hạnh phúc, hài lòng của mỗi người.

Ý nghĩa của chỉ số EQ

Việc hình thành những cảm xúc, quan điểm cá nhân luôn là vấn đề được coi trọng dù là ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hiện nay có khá nhiều các đơn vị từ giáo dục đến nhà tuyển dụng đã cho các thành viên tham gia thực hiện bài kiểm tra test nhanh về EQ. Kết quả thu được sẽ là những chỉ số về trí tuệ cảm xúc của từng người để từ đó có thể xây dựng được chương trình giáo dục phù hợp hoặc phát huy các điểm mạnh trong công việc tương lai.

Ngoài ra, việc nắm bắt được chỉ số EQ của bản thân sẽ giúp bạn chủ động xây dựng các biện pháp để rèn luyện, kích thích EQ phát triển. Bạn có thể tăng khả năng sáng tạo của bản thân, cải thiện các mối quan hệ nhờ vào việc kích thích chỉ số EQ mỗi ngày. Nếu đạt được chỉ số EQ cao, bạn có thể tự chủ trong mọi tình huống, kiểm soát cơn tức giận để tránh xảy ra những tình trạng xung đột không đáng có.

Các yếu tố của chỉ số EQ

Khả năng nhận thức

Đây là một yếu tố cơ bản nhất của chỉ số EQ mà chắc chắn ai cũng cần phải đạt được đó chính là khả năng tự nhận diện và hiểu bản thân mình. Ngay bản thân bạn còn không kiểm soát được những mong muốn, suy nghĩ thì chắc hẳn sẽ rất khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc.

Trong từng hoàn cảnh, bạn cần phải xác định đâu là điều mình được làm và không được làm, từ đó mới giúp bản thân hình thành thói quen tự kiểm soát cảm xúc cá nhân. Một cơn nóng giận, có thể sẽ khiến bạn giải toả được những bức bối, khó chịu trong người ngay tại thời điểm đó, tuy nhiên bạn sẽ bỏ lỡ nhiều hơn về các mối quan hệ hay các cơ hội phát triển sau này.

Khả năng nhận thức còn được thể hiện thông qua việc bạn xác định rõ sở thích, mục tiêu,…của bản thân mình để từ đó xây dựng nên các bước phát triển mới, vận dụng các tiềm lực sẵn có để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Chi-so=EQ-la-gi
Để trẻ tự nhận thức cảm xúc của mình là phương pháp giáo dục hiêu quả

Khả năng điều chỉnh cảm xúc

Từ khả năng nhận thức, bạn có thể hình thành nên khả năng tự điều chỉnh cảm xúc cá nhân trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên tự điều chỉnh phải đi kèm với hoàn cảnh phù hợp và phát huy được những thế mạnh của nó. Cảm xúc của bạn sẽ bao gồm cả tích cực và tiêu cực và điều hiển nhiên rằng bạn nên duy trì các cảm xúc tích cực trong cuộc sống để không bị các áp lực dồn nén.

Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc phụ thuộc phần lớn vào việc bạn kiểm soát các cảm xúc tiêu cực như thế nào? Bạn có thể lựa chọn phương pháp trút cơn giận bằng cách giải trí thay vì mâu thuẫn với người khác, hoặc suy nghĩ mọi điều một cách đơn giản hơn biến những vấn đề lớn thành vấn đề nhỏ và có thể giải quyết được. Đây chính là cách để bạn rèn luyện chỉ số EQ mỗi ngày.

Khả năng thúc đẩy sự phát triển

Với những người có chỉ số EQ cao, họ thường có xu hướng thể hiện rõ quyết tâm để thúc đẩy sự phát triển. Bằng việc xây dựng các mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ nỗ lực hơn trong từng ngày để cố gắng hoàn thành các công việc đề ra. Khi gặp khó khăn, thay vì cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc thì họ lại càng muốn phấn đấu nhiều hơn nữa, giữ vững một tinh thần luôn lạc quan, đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để giải quyết vấn đề.

Khả năng đồng cảm, sẻ chia

Đồng cảm là cả một quá trình từ việc lắng nghe, tìm hiểu đến đặt mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những gì họ đã trải qua. Đây không phải là một khả năng mà ai cũng có thể khám phá được nhất là trong cuộc sống hiện nay khi mọi người vội vã chạy theo xu thế của xã hội và dần quên đi việc quan tâm, chia sẻ lẫn nhau. Vị dụ như bạn bè, người thân gặp những chuyện không may, bạn sẽ cố gắng hỏi hạn, động viên và truyền cho họ nhưng năng lực tích cực nhất để vượt qua điều đó, như vậy chính là một cách ứng dụng EQ hiệu quả.

Rèn luyện khả năng đồng cảm cũng giúp cho bạn cho nhiều cơ hội hơn trong môi trường làm việc. Việc đặt mình vào cảm xúc suy nghĩ người khác sẽ giúp bạn có những cư xử đúng mực hơn, ứng xử khéo léo và tạo dựng mối quan hệ xã hội hiệu quả.

Dong-cam-va-chia-se
Đồng cảm và chia sẻ là một tiêu chí đánh giá của chỉ số EQ

Các kỹ năng giao tiếp xã hội

Các kỹ năng xã hội nói chung bao gồm về cách giao tiếp, ứng xử, lắng nghe,…Bạn có một khả năng giao tiếp tốt sẽ đem đến nhiều cơ hội hiệu quả hơn trong tương lai, nên việc rèn luyện các kỹ năng cơ bản từ nhỏ là điều vô cùng cần thiết.

Một người thành công trong một lĩnh vực nào đó, nếu như không đảm bảo về các kỹ năng xã hội thì cũng không thể hoàn thiện bản thân được. Bởi vì chỉ số EQ cũng sẽ là cách để người khác nhìn nhận về bạn trên nhiều khía cạnh và đôi khi trong thực tế thái độ là yếu tố quyết định sự thành công.

Chỉ số EQ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Môi trường xã hội

Môi trường là một yếu tố có tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến EQ của trẻ từ khi còn nhỏ.Về yếu tố môi trường sống, việc tiếp xúc với những môi trường sống không lành mạnh, điều kiện gia đình khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý trẻ, lâu dần sẽ hình thành nên những trạng thái tiêu cực, không có sự nỗ lực phát triển và bị chi phối bởi suy nghĩ của người khác.

Khi không được sống trong tình yêu thương hoặc xảy ra những vấn đề tâm lý trong quá khứ sẽ làm giảm đi khả năng phát triển các mối quan hệ xung quanh, dần dần thu hẹp bản thân với xã hội. Bởi vậy nên việc được sinh sống trong môi trường xã hội ổn định cả về vật chất và tinh thần là điều kiện cần thiết để một đứa trẻ bình thường phát triển EQ theo tự nhiên.

Gen di truyền

Gen di truyền là yếu tố hình thành nên chỉ số EQ ở một đứa trẻ. Chỉ số EQ của cha mẹ cao hay thấp sẽ tỷ lệ thuận với chỉ số EQ của con cái. Bởi vậy nên các bậc phụ huynh có thể tự rèn luyện kích thích EQ của mình để có thể thừa hưởng lại cho những đứa trẻ sắp chào đời, kết hợp cùng các điều kiện, yếu tố nuôi dạy phù hợp nhất.

Phương pháp giáo dục

Giao-duc-giup-tang-EQ
Giáo dục là biện pháp cải thiện EQ hiệu quả cho trẻ ngay khi còn nhỏ

Chỉ số EQ không phải là một yếu tố cố định trong mỗi con người, vậy nên hoàn toàn có thể thay đổi, phát triển nhờ có giáo dục. Ngay khi còn nhỏ, những đứa trẻ cần được cha mẹ dạy bảo những điều hay lẽ phải, cách giao tiếp ứng xử trong cuộc sống để có thể áp dụng trở thành thói quen. Dần dần, trẻ sẽ quen với việc tự điều chỉnh cá nhân theo chuẩn mực xã hội, biết yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ mọi người.

Nếu không có giáo dục, trẻ em sẽ không tự định hướng được cho bản thân, dẫn đến những hành vi lệch chuẩn trong cả nhận thức và tu tưởng.

Chế độ rèn luyện 

Chế độ rèn luyện thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn một tinh thần thoải mái, vui vẻ và từ đó đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân mình. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ luôn hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống, thúc đẩy các quá trình tư duy và khả năng sáng tạo.

Nếu như bạn đang gặp các vấn đề về tâm lý hoặc căng thẳng do công việc thì tập luyện chính là phương pháp giúp bạn giải toả những áp lực đó.

Sự khác nhau giữa EQ và IQ

Trước tiên, chúng ta cần hiểu IQ là gì? Intelligence Quotient là chỉ số thông minh của mỗi cá nhân được viết tắt bằng IQ. Cụ thể, người sở hữu IQ cao sẽ thường có năng khiếu trong các lĩnh vực về toán học, logic, phân tích, có trí nhớ và khả năng tiếp thu nhanh.

Chi-so-EQ-va-IQ-khac-nhau-nhu-the-nao
Phân biệt giữa EQ và IQ

Để so sánh sự khác nhau giữa EQ và IQ, chúng ta sẽ phân tích dựa trên một số khía cạnh:

Yếu tố hình thành

  • EQ hình thành dựa trên các yếu tố: khả năng tự nhận thức, khả năng điều chỉnh cảm xúc, khả năng thúc đẩy sự phát triển, khả năng đồng cảm, các kỹ năng xã hội.
  • IQ hình thành dựa trên: khả năng tính toán, suy luận logic, khả năng ghi nhớ, phân tích,…

Khả năng đạt được

  • Người có EQ cao tuy thường không đạt được thành tích học tập xuất sắc tuy nhiên lại rất thành công khi bước ra ngoài xã hội.
  • Người có IQ cao sẽ có thành tích học tập xuất sắc, có khả năng trở thành nhà bác học, công việc, nguồn thu nhập đều thành công.

Mối quan hệ xã hội

  • Người có EQ cao thường được mọi người yêu quý, có khả năng lãnh đạo vì biết chia sẻ và lắng nghe.
  • Người có IQ cao dễ có tính cách tự cao coi thường người khác nên các mối quan hệ thường không tốt, họ coi trọng kết quả hơn là việc cư xử chuẩn mực trong xã hội.

Tính cách cá nhân

  • Chủ động chia sẻ lắng nghe, yêu thương mọi người và chung thuỷ.
  • Do quá coi trọng kết quả nên người có IQ cao thường dễ nản lòng khi gặp thất bại, khó hoà đồng và vui vẻ tích cực trong cuộc sống.

Nhìn chung chỉ số IQ và EQ đều là những yếu tố quan trọng và cần thiết của mỗi con người để có thể vận dụng phù hợp trong từng hoàn cảnh. Người có chỉ số IQ cao sẽ sớm thành công trong lĩnh vực mà họ mong muốn, tuy nhiên để có thể bền vững với công việc, vượt qua mọi áp lực thì cần thêm nhiều khả năng của chỉ số EQ, hãy kết hợp với nhau để đạt được những kết quả như bạn mong muốn.

EQ và IQ có phải do di truyền?

Gen-di-truyen
Chỉ số EQ và IQ đều có ảnh hưởng từ gen di truyền của cha mẹ

Theo như các yếu tố có thể ảnh hưởng đến EQ thì chúng ta sẽ một lần nữa khẳng định cả EQ hay IQ đều được hình thành và ảnh hưởng từ gen di truyền của bố mẹ. Với sự kiểm tra EQ của 46861 người tham gia khảo sát từ nghiên cứu của Đại học Cambridge và Paris Diderot, Viện Pasteur, công ty 23andMe đã phân tích toàn bộ các liên kết gen để khẳng định rằng việc nhận thức, suy nghĩ, đồng cảm của con người có bị ảnh hưởng từ gen di truyền.

Đối với chỉ số IQ, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đo lường thông qua kết quả từ các cặp song sinh, với những đứa trẻ song sinh cùng trứng có khả năng tương đồng về chỉ số IQ cao hơn các cặp song sinh khác trứng. Cha mẹ sở hữu chỉ số IQ cao cũng tương đương với chỉ số IQ của con cái.

Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng cả EQ và IQ đều bị ảnh hưởng bởi gen di truyền, tuy nhiên đó chỉ là một yếu tố có sẵn và việc hình thành, phát triển còn phải dựa vào các yếu tố xung quanh khác nữa do quá trình rèn luyện, kích thích khả năng.

Cách cải thiện chỉ số EQ ở trẻ

Gắn nhãn cảm xúc

Đối với một đứa trẻ, việc nhận thức thế giới xung quanh rất mơ hồ, chủ yếu dựa vào sự chỉ dạy của thầy cô, bố mẹ. Vậy nên cha mẹ cần định hướng cho trẻ cách gọi tên những cảm xúc của mình. Khi chúng cảm thấy khó chịu hay bực tức hãy giải thích cho con hiểu đó là những cảm xúc tiêu cực và không nên áp dụng trong thực tế, khi con có những biểu cảm đó sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình nhận thức.

Việc đặt tên cho những cảm xúc sẽ là một biện pháp giúp trẻ nhận ra những sai lầm của mình trong tương lai, ứng xử một cách phù hợp hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng đừng quên mang đến cho con những cảm xúc tích cực để trẻ có thể đơn giản hoá các vấn đề khó khăn mà chúng gặp phải.

Luôn lắng nghe và cảm thông với trẻ 

Lang-nghe-con-cai-chia-se
Cha mẹ phải luôn luôn lắng nghe con cái để giúp trẻ giải toả cảm xúc trong lòng

Có nhiều bậc phụ huynh chọn phương pháp giáo dục răn đe để uốn nắn trẻ ngay từ khi còn nhỏ, nhưng tuy nhiên đôi khi sẽ tạo nên tác dụng ngược, càng làm trẻ ấm ức và có những thái độ tiêu cực hơn nữa. Một cách tiếp cận phù hợp hơn đó chính là hãy lắng nghe trẻ nói, hiểu được những gì chúng chia sẻ và thể hiện sự đồng cảm.

Khi trẻ đang trong trạng thái nóng giận hoặc khó chiu, cha mẹ cần nhẹ nhàng và giải thích cho con hiểu đó là hành vi không đúng, luôn động viên để trẻ cảm thấy được an ủi phần nào. Với những đứa trẻ được sống trong tình yêu thương đúng nghĩa từ cha mẹ, chúng sẽ dần kích thích được chỉ số EQ trong tương lai, trở thành những người sống có ích cho xã hội.

Hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề

Khi cha mẹ đã giúp trẻ nhận ra được những vấn đề mà mình gặp phải thì bước tiếp theo đó là để trẻ tự học cách giải quyết vấn đề. Mọi đứa trẻ đều rất hồn nhiên và vô tư nên việc để trẻ biết cách tự kiểm soát cảm xúc bản thân là điều vô cùng khó, cần nhiều thời gian để xây dựng thói quen mỗi ngày. Khi đứa trẻ nóng giận và liên tục khóc thét, hãy yêu cầu trẻ hít thở thật sâu, bình tĩnh lại và tự tìm ra giải pháp cho mình.

Cha mẹ không nên quá bảo bọc trẻ, như vậy sẽ dẫn đến cảm giác ý lại vào người lớn, sự phụ thuộc sẽ không giúp trẻ không quá trình tự lập và phát triển EQ một cách hoàn thiện nhất.

Luôn giúp đỡ mọi người

Đây chắc hẳn là vấn đề mà bậc phụ huynh nào cũng muốn con cái của mình trở thành một người có ích, luôn yêu thương và giúp đỡ tất cả mọi người xung quanh. Ngay từ khi còn nhỏ, đứa trẻ cần phải học cách phụ giúp bố mẹ trong một số công việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, dần dần nó sẽ trở thành thói quen sau này. Không những vậy, cha mẹ phải luôn là tấm gương để con cái noi theo, hãy luôn cố gắng sống thật tốt, biết chia sẻ đồng cảm để nuôi dạy trẻ hiệu qua hơn.

Cach-cai-thien-EQ-cho-tre
Định hướng từ nhỏ cho trẻ rằng luôn phải giúp đỡ mọi người

Xem thêm: Trí thông minh là gì? 8 loại hình trí thông minh phổ biến ở trẻ

14 câu hỏi kiểm tra nhanh chỉ số EQ

Để hiểu thêm về chỉ số EQ cũng như cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất, Trường học 247 sẽ gợi ý cho bạn 14 câu hỏi kiểm tra nhanh kiến thức về chỉ số EQ. Đáp án sẽ được cung cấp ở nội dung cuối cùng kèm phần lý giải để bạn đối chiếu với phần trả lời của mình.

Bộ 14 câu hỏi

Câu 1: Bạn có bao giờ tự nhiên cảm thấy hạnh phúc hay không?

  • Không

Câu 2: Trên thế giới, quốc gia nào đứng số 1 về sự hài lòng?

  • Mỹ
  • Anh
  • Đan Mạch
  • Nhật Bản

Câu 3: Theo bạn, cảm xúc tiêu cực luôn mạnh hơn cảm xúc tích cực hay không?

  • Đúng
  • Sai

Câu 4: Những người có chỉ số EQ cao không đồng nghĩa với việc:

  • Luôn thể hiện lòng biết ơn và học cách tha thứ, chấp nhận
  • Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khoẻ và ngủ ngon
  • Có thu nhập cao và trí tuệ cao
  • Biết cách tự tìm kiếm niềm vui và sự lạc quan

Câu 5: Tại Hoa Kỳ, những người có chỉ số hạnh phúc cao thường sống ở vùng nào?

  • Phía đông Bắc
  • Miền Nam
  • Bờ biển phía Tây
  • Miền trung Tây

Câu 6: Nếu sống ở California, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc?

  • Đúng
  • Sai

Câu 7: Ở trong khoảng độ tuổi nào, con người thường cảm thấy hạnh phúc?

  • 17-20 tuổi
  • 20-29 tuổi
  • 29-45 tuổi
  • Trên 50 tuổi

Câu 8: Hormone nào không khiến cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn?

  • Endorphin, Tryptophan
  • Serotonin, Dopamine
  • Cortisol, Prolactin
  • Oxytocin, Vasopressin

Câu 9: Điều gì sẽ khiến cho một người bình thường cảm thấy hạnh phúc hơn?

  • Tiền bạc
  • Tình dục

Câu 10: Âm nhạc có tác dụng chữa lành cảm xúc? Tại sao?

  • Giúp bạn quên đi những điều tiêu cực
  • Giúp não tiết ra hormone Dopamine
  • Kích hoạt đồng thời hai bán cầu não

Câu 11: Cố gắng không để bản thân buồn phiền giúp bạn duy trì hạnh phúc lâu dài?

  • Đúng
  • Sai

Câu 12: Làm gì để có thể gia tăng cảm giác hạnh phúc?

  • Niềm vui mỗi ngày
  • Sự biết ơn

Câu 13: “ Hedonophobia”, “Hedonism” và “ Hedonist” là những từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là gì?

  • Niềm vui
  • Nỗi buồn
  • Khó khăn
  • Hạnh phúc

Câu 14: Niềm vui, tiếng cười có tác dụng như thế với cơ thể?

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Cải thiện hệ bài tiết
  • Tăng chỉ số hạnh phúc

Đáp án và lý giải

Câu 1: 

Bạn sẽ không tự nhiên cảm thấy hạnh phúc, do hạnh phúc được đến từ những thái độ sống được bạn lựa chọn để theo đuổi mỗi ngày chứ không phải điều hiển nhiên mà bạn có được.

Câu 2:

Đan Mạch là quốc gia có chỉ số hạnh phúc số 1 trên thế giới theo số liệu đã được nghiên cứu vào năm 2012, mặc dù mức thu nhập đứng ở vị trí 17 những mọi người đánh giá mức độ hài lòng tương đối cao do có sự đồng đều giữa cả cuộc sống và công việc.

Câu 3:

Câu trả lời là sai. Khi bạn nóng giận, có thể cảm xúc tiêu cực sẽ mạnh hơn cảm xúc tích cực ngay trong thời điểm đó. Nhưng về lâu dài cảm xúc tích cực vẫn luôn chiến thức để duy trì cuộc sống hằng ngày.

Câu 4:

Những người có chỉ số EQ cao không đồng nghĩa với việc có thu nhập tốt và trí tuệ cao hơn. Chỉ số hạnh phúc chỉ cho thấy bạn là người có cách sống lạc quan, luôn vui vẻ và yêu thương mọi người.

Câu 5:

Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ năm 2009 đã chỉ ra rằng các bang miền Nam có chỉ số hạnh phúc cao nhất so với các vùng còn lại.

Câu 6:

Câu trả lời là sai, với nghiên cứu về 51 địa điểm thì California xếp hạng thứ 46 về chỉ số hạnh phúc, đây là vị trí rất tệ trong bảng xếp hạng tại Hoa Kỳ.

Câu 7:

Khi trên 50 tuổi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc do không còn phải quá căng thẳng và suy nghĩ về công việc, tiền bạc. Bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày.

Câu 8:

Câu trả lời đúng là hormone Cortisol, Prolactin sẽ không khiến cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Câu 9:

Tình dục sẽ khiến cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn do đây là vấn đề nhu cầu cơ bản của sinh lý. Những người đã kết hôn có chỉ số hạnh phúc cao hơn 30% so với người chưa kết hôn.

Câu 10:

Âm nhạc khiến bạn hạnh phúc hơn do não tiết ra hormone Dopamine, đây là chất giúp tăng cảm giác thích thú, giúp đầu óc thư giãn và hướng tới sự tích cực nhiều hơn.

Câu 11:

Cố gắng không để bản thân buồn phiền giúp bạn duy trì hạnh phúc lâu dài, đây là một nhận định sai. Bởi trong thực tế ai cũng phải có những nỗi buồn riêng, nếu như bạn cố gắng không bộc lộ ra những điều đó thì sẽ càng làm bản thân trở nên tuyệt vọng và chán nản.

Câu 12:

Theo các nhà tâm lý, lòng biết ơn chính là yếu tố giúp bạn tăng cảm giác hạnh phúc.

Câu 13:

“ Hedonophobia”, “Hedonism” và “ Hedonist” mang ý nghĩa là niềm vui trong tiếng Hy Lạp.

Câu 14:

Niềm vui, tiếng cười có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Thường xuyên tạo ra tiếng cường mỗi ngày có tác dụng giúp bạn tăng các kháng thể tốt, các tế bào miễn dịch cũng được cải thiện. Chúng ta có thể so sánh với việc, một người xem phim truyền hình sẽ thường có xu hướng căng thẳng dẫn đến lưu thông máu còn những người xem phim hài có lưu lượng máu bình thường ổn định.

Chỉ số EQ là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống, thúc đẩy đến sự thành công của mỗi cá nhân. Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu như chỉ số EQ của mình chưa được cao vì chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện nó mỗi ngày. Hy vọng với bài viết trên, Trường học 247 đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về chỉ số EQ và áp dụng các phương pháp hỗ trợ một cách hiệu quả nhé!

Xem thêm: IQ là gì? Cách tăng IQ hiệu quả cho trẻ

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử