Kỹ năng vận động tinh là mối quan tâm hàng đầu dành cho các mẹ trong quá trình hỗ trợ con phát triển về nhận thức và trí tuệ. Quá trình này sẽ giúp con trẻ có thêm nhiều trải nghiệm về thế giới xung quanh, sự linh hoạt và khéo léo trong hoạt động. Mời các bậc phụ huynh hãy cùng Trường học 247 tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng vận động tinh trong giai đoạn đầu của con nhỏ.
Vận động tinh là gì?
Vận động tinh là sự chuyển động của các nhóm cơ nhỏ thường xuất hiện ở các ngón tay, ngón chân thông qua sự điều khiển của dây thần kinh. Để thực hiện được kỹ năng này, trẻ cần được học hỏi từ những người xung quanh, có sự tương tác và tạo thành kinh nghiệm để trẻ có thể tự thực hiện. Việc chủ động thực hiện những cử động ngón tay sẽ giúp chúng là được nhiều hành động khó hơn và dần tạo nên tinh thần tự lập để phát triển nhanh.
Vận động tinh có nhiều cấp độ khác nhau từ dễ đến khó, chúng ta có thể đánh giá được mức độ phát triển, thông minh của trẻ thông qua biểu hiện này. Thông thường ở trẻ sơ sinh sẽ được từng bước thực hiện qua các hoạt động: lẫy, bò, đi, chạy,…Đứa trẻ nào càng thông mình linh hoạt thì sẽ càng nhanh phát triển, các hệ thần kinh, não bộ phải phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Vận động tinh được coi là yếu tố quan trọng để nhận biết con nhỏ có đang phát triển bình thường hay không? Nếu nhận thấy ở độ tuổi phù hợp mà con vẫn chưa có các sự vận động thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và tìm hiểu các nguyên do để có hướng giải quyết kịp thời nhất.
Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng vận động tinh
Kỹ năng vận động tinh là một kỹ năng cơ bản và quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ bởi nó liên quan đến sự vận động trong cuộc sống hằng ngày. Một đứa trẻ phải điều khiển linh hoạt sự chuyển động của những ngón tay thì mới có thể cầm nắm đồ vậy. Nếu như kỹ năng này không được hình thành, con bạn sẽ bị thiếu hụt trong các hoạt động và dần dần phát triển chậm hơn với các bạn nhỏ cùng lứa tuổi.
Các kỹ năng vận động tinh ở trẻ sẽ được phát triển theo các cấp độ khác nhau. Nhiều bạn nhỏ thông minh, nhanh nhẹn có thể chủ động được cử chỉ ngón tay trong thời gian rất ngắn. Đây là quá trình rút ngắn sự phát triển để có hoàn thiện vận động cơ bản của con người. Nhưng cũng có một số đứa trẻ dù đã quá độ tuổi phát triển nhưng vẫn chưa thể hình thành được các hoạt động đúng với lứa tuổi. Cha mẹ cần đăc biệt quan tâm đến việc hình thành kỹ năng vận động tinh ở trẻ để thúc đẩy con linh hoạt và nhận thức thế giới hiệu quả hơn.
Xem thêm: Giáo dục sớm là gì? Top 9 phương pháp giáo dục sớm hiệu quả nhất cho trẻ hiện nay
Những kỹ năng vận động tinh bé cần phát triển
Thông thường một đứa trẻ sẽ cần được phát triển các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, cụ thể là:
- Cố định cổ tay: Khi não bộ điều khiển được hoạt động cổ tay, bé sẽ điều khiển và hoạt động theo ý muốn của mình.
- Sử dụng kéo: Khoảng 2 – 3 tuổi trẻ sẽ được tiếp xúc với kéo đồ chơi và học cách cầm, sử dụng.
- Đóng mở lòng bàn tay: Hoạt động này cần có sự phối hợp từ các ngón tay, não bộ chỉ động hoạt động diễn ra thường xuyên và linh hoạt để trẻ quen thuộc hơn.
- Sự khéo léo: Trẻ cần phải được học kỹ năng cầm thìa, xúc cơm, vẽ trang,…những công việc thể hiện sự khéo léo và cần chăm chú trong khi sử dụng tay.
- Sử dụng hai tay: Việc sử dụng hai tay trong hoạt động giúp trẻ cố định được tư duy, điều khiển 2 cử chỉ cùng lúc làm tăng sự nhịp nhàng.
Đây chỉ là những kỹ năng cơ bản nhất, ngoài ra trong quá trình phát triển của trẻ còn xuất hiện rất nhiều các hoạt động cần sử dụng tay. Tốc độ phát triển nhanh hay chậm còn phụ thuộc và nhiều yếu tố môi trường xung quanh nên cha mẹ hãy quan sát và cũng đừng lo lắng quá khi con mình không linh hoạt bằng các bạn cùng tuổi.
Cột mốc phát triển kỹ năng vận động tinh quan trọng
Những đứa trẻ từ khi sinh ra đã phải rèn luyện các vận động để có thể phát triển bình thường giống như các bạn cùng trang lứa. Bố mẹ sẽ là người luôn đồng hành và hướng đến sự toàn diện cho con của mình, dưới đây là một số mốc quan trọng việc rèn luyện kỹ năng vận động tinh:
- Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi: Trẻ mới sinh có thể phát triển rẩ nhiều các hoạt động ở tay nhue việc đói ăn sẽ có thói quen đưa tay lên miệng.
- Giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi: Mức độ chuyển động sẽ phát triển hơn ở việc trẻ có thể đưa mắt nhìn theo các đồ vật để cầm, nắm hoặc di chuyển chúng từ tay này sang tay kia.
- Giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi: Trẻ đã có thể dùng lực của ngón tay để cào cấu chúng ta, điều khiển hoạt động vỗ tay và dùng hai tay để nắm đồ chơi.
- Giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn quá trình chuyển giao khi trẻ chuẩn bị tròn 1 tuổi, mọi hoat động dường như đã trở nên cụ thể, trẻ có thể điều khiển cả hai tay của mình, dùng ngón cái ngón trỏ và cả việc tự đưa thức ăn vào miệng.
- Giai đoạn 1 – 2 tuổi: Một số trẻ trong giai đoạn này đã có thể thành thạo việc ăn bằng thìa, sử dụng bút để vẽ tranh, sắp xếp các món đồ chơi theo trình tự.
- Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Nhờ có sự hướng dẫn của phụ huynh để trẻ có thể biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn cơm bằng muống hoặc đũa. Những đứa trẻ thông minh còn có khả năng tháo lắp các món đồ chơi đơn giản tại nhà.
- Giai đoạn 3 – 4 tuổi: Giai đoạn trẻ đi mẫu giáo là hầu như có thể tự chủ trong mọi hoạt động từ việc mặc quần áo, múa hát, ăn uống để trở nên dễ dàng.
- Giai đoạn 5 – 7 tuổi: Trẻ có thể tự do vẽ tranh với chủ đề tự chọn, tô màu và cải thiện mức độ ghi nhớ của bản thân trong gia đoạn này. Các hoạt động yêu cầu dùng sức ví dụ như bê đồ, dọn dẹp,…trẻ cũng có thể hoàn thiện tốt nhất.
Những hoạt động giúp bé phát triển kỹ năng vận động tinh
Vận động tinh là một quá trình vô cùng quan trọng ở trẻ giúp hình thành nên khả năng nhận thức và tư duy hoạt động. Cha mẹ có thể rèn luyện cho con rất nhiều những hoạt động từ khi còn nhỏ để thúc đẩy thêm quá trình phát triển.
- Xúc gạo: Đây là hoạt động giúp trẻ thành thạo hơn trong việc vận chuyển bằng cách sử dụng một bát không và yêu cầu trẻ dùng thìa để xúc gạo từ bát đầy sang bát trống.
- Xỏ các vận dụng có lỗ: Với các vật dụng có đầu lỗ, bạn sẽ yêu cầu trẻ xỏ sợi dây qua để thành một hàng cố định, hoạt động này đòi hỏi trẻ cần có khả năng tỉ mỉ và cẩn thận khi sử dụng tay.
- Cắt bìa: Bạn có thể vẽ các hình đơn giản lên trên một tấm bìa nhỏ và để trẻ sử dụng kéo thủ công nhỏ để cắt theo hình dạng trong đó, khi con đã thành thạo bạn có thể để con thử sức với những hình thù khó hơn.
- Rót nước: Công việc hằng ngày, bạn hãy để con tự chủ động rót nước vào cốc mỗi khi bé thấy khát, lần đầu có thể con sẽ làm tràn ly những bạn hãy tiếp tục hướng dẫn để bạn nhỏ sẽ làm tốt hơn trong những lần sau.
- Mở và đóng hộp: Khi thực hiện hoạt động này, trẻ sẽ cần một lực cố định từ đôi bàn tay giúp rèn luyện thêm được kỹ năng vận động tinh.
- Dọn bàn: Bạn hãy định hướng cho trẻ sự gọn gàng ngăn nắp ngay từ khi còn bé, tự sắp xếp bàn học hoặc các đồ chơi mỗi khi trẻ hoạt động xong.
- Cởi cúc áo: Đối với một số chiếc áo sơ mi gắn nhiều cúc, chúng ta nên hướng dẫn để trẻ có thể tự làm.
- Gấp quần áo: Hoạt động tiếp theo cũng để rèn luyện cả tính kiên nhẫn đó là yêu cầu trẻ tự gấp và sắp xếp gọn gàng quần áo của mình.
Phân biệt kỹ năng vận động tinh và vận động thô. Cái nào quan trọng hơn?
Hiểu một cách đơn giản vận động thô chính là quá trình rèn luyện giúp trẻ điều khiển được các nhóm hơn lớn hơn để thực hiện hoạt động cụ thể như: lăn, trườn, đi, chạy,…Quá trình vận động thô yêu cầu sự phối hợp từ nhiều bộ phận trên cơ thể hơn để giúp giữ thăng bằng và thực hiện được hành động. Kỹ năng này cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo quá trình trẻ phát triển bình thường cả thể chất lẫn chiều cao. Trẻ rất dễ bị tổn thương trong quá trình này nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến từng chuyển động của con.
Để so sánh giữa vận động tinh và vận động thô chỉ khác nhau về cách thức hoạt động. Đó là vận động tinh hướng đến sự chuyển động của các nhóm cơ nhỏ như ngón tay để linh hoạt trong cơ thể còn vận động thô yêu cầu sự kết hợp của các nhóm cơ lớn hơn để thực hiện hoạt động cho toàn cơ thể. Trong giai đoạn mới sinh, sự phát triển của trẻ là một điều vô cùng quan trọng và chính các kỹ năng vận động này là yếu tố để tạo nên đứa trẻ có được phát triển đầy đủ về mặt thể chất hay không?
Chúng ta có thể khẳng định vận động tinh hay vận động thô đều có những vai trò quan trọng như nhau và sẽ được phát triển song song trong quá trình trẻ lớn dần. Các bậc phụ huynh phải chú trọng rèn luyện cả hai kỹ năng này để hướng đến sự toàn diện cả về thể chất lẫn năng lực hành vi của trẻ trong tương lai sau này.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển vận động tinh
Trong độ tuổi khi trẻ mới sinh, chúng ta thường khó nhận biết được trẻ có dấu hiệu chậm phát triển vận động tinh hay không? Do mỗi đứa trẻ có một chế độ ăn, môi trường sống khác nhau nên không thể áp đặt một số hành động phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên khi trẻ dần lớn lên khoảng sau 1 tuổi thì dấu hiệu chậm phát triển vận động tinh sẽ được rõ nét hơn thông qua một số hoạt động thường ngày:
- Trẻ không thể tự xúc cơm ăn mặc dù đã được hướng dẫn và làm theo người lớn.
- Trẻ không biết sử dụng kéo, khó khăn trong việc cắt, xé các tờ giấy.
- Thường xuyên làm rơi đồ vật là dấu hiệu của việc con bạn khó điều khiển được sự hoạt động của ngón tay.
- Khi trẻ lớn hơn nhưng không biết tự buộc dây giày, khó khăn trong việc làm các công việc có tính tỉ mỉ cao.
Có rất nhiều dấu hiệu để cha mẹ có thể suy đoán rằng con mình đang bị chậm phát triển vận động tinh. Tuy nhiên mọi nhận định phải được đưa ra từ bác sĩ, bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ khi bắt đầu phát hiện có dấu hiệu bất thường ở trẻ.
Những lưu ý cần biết khi phát triển vận động tinh ở trẻ
Không tạo ra môi trường gia đình căng thẳng cho trẻ
Trẻ em có một tâm hồn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên những ảnh hưởng của thời thơ ấu sẽ có thể tiêu cực đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Những điều này sẽ ảnh hưởng đến não bộ, các vùng dây thần kinh và làm giảm khả năng tư duy cả trong học tập. Vậy nên gia đình là yếu tố quan trọng để trẻ có thể phát triển toàn diện trong mọi mặt.
Bạn hãy mang đến cho những đứa trẻ tình yêu thương và môi trường lành mạnh, vui vẻ để giúp chúng có những trải nghiệm thuận lợi, phát triển đồng đều trong các kỹ năng vận động. Trẻ sẽ có điều kiện để hoàn thiện bản thân, được bao bọc và có sự đồng hành từ những người thân trong gia đình.
Trẻ nên được tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh
Cha mẹ vẫn thường có xu hướng muốn bảo bọc con cái nên đôi khi đã làm giảm đi sự phát triển của con. Những đứa trẻ cần được tiếp xúc nhiều hơn với môi tường xung quanh, tiếp xúc với nhiều con người mới. Sự trải nghiệm sẽ mang lại cho trẻ nhiều sự phát hiện mới mẻ về thế giới xung quanh, nhận thức được các yếu tố để giúp bản thân tự có thể làm được.
Nhất là khi được tiếp xúc với nhiều bạn bè, trẻ sẽ có thể tự học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần tự giác. Trong môi trường tốt trẻ sẽ có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho các kỹ năng vận động cơ bản, không cần quá nhiều sự giúp đỡ từ cha mẹ.
Não bộ của trẻ phát triển liên tục
Theo khoa học, chắc các bậc phụ huynh cũng biết não bộ của con người sẽ phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn 3 tuổi đầu. Ví vậy chúng ta thường mặc định sai lầm về việc chỉ chú trọng cho con phát triển toàn diện trong giai đoạn đó, đôi khi còn tạo nên sự thừa chất trong cơ thể của trẻ. Mặc dù não bộ phát triển mạnh ở thời thơ ấu tuy nhiên nó vẫn không ngừng phát triển trong tương lai, chỉ là tốc độ sẽ chậm hơn bởi vì phải ổn định các tư duy và nhận thức phức tạp.
Cha mẹ cần chú trọng đến sự vận động và phát triển của con trong mọi giai đoạn để có thể luôn đồng hành ở cả hiện tại lẫn tương lai. Trẻ cần có được mỗi trường học tập lành mạnh từ nhỏ cho đến khi lớn lên để hình thành nên con người tư duy toàn diện.
Trên đây là một số những thông tin mà Trường học 247 muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh đang trong quá trình tìm hiểu về vận động tinh cho trẻ. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho cha mẹ lựa chọn và vận dụng các phương pháp phù hợp để hoàn thiện kỹ năng vận động, giúp con em nâng cao khả năng nhận thức và khôn lớn mỗi ngày.
Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì? Top 9 kỹ năng cứng quan trọng nhất hiện nay.