Dạy học hợp tác được hiểu là gì? Áp dụng dạy học hợp tác vào kỹ thuật giảng dạy

Phương pháp dạy học là yếu tố đóng một vai trò quyết định trong công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng bài giảng của giáo viên dành cho học sinh. Chính vì vậy, không chỉ giáo viên mà các bậc phụ huynh hay các em học sinh cũng đặc biệt chú trọng đến các phương pháp dạy học. Dạy học hợp tác là một trong số cách dạy học được chú ý hiện nay. Vậy phương pháp này có gì đặc biệt? Cùng Trường học 247 khám phá dạy học hợp tác ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Dạy học hợp tác là gì?

Dạy học hợp tác có tên tiếng Anh là (Collaborative Learning). Đây là phương pháp dạy học có sự kết nối, tham gia của nhiều cá nhân khác nhau. Tập thể này được gọi là một nhóm học tập và tất cả mọi người trong nhóm có nhiệm vụ, vai trò như nhau. Tất cả mọi người đều phải hỗ trợ, giúp đỡ đồng đội để cùng hướng đến mục tiêu chung của nhóm. Cụ thể, để đạt được mục tiêu học tập, nhóm cần phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân và yêu cầu cá nhân đó phải hoàn thành trong một thời gian nhất định.

Dạy học hợp tác có tên tiếng Anh là (Collaborative Learning)
Dạy học hợp tác có tên tiếng Anh là (Collaborative Learning)

Trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ, các học sinh sẽ tương tác, trao đổi thông tin với nhau. Việc này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề cũng như tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ chính người bạn của mình đúng như câu nói “học thầy không tày học bạn”. Mỗi nhóm thường có khoảng 4 – 6 thành viên. Số lượng thành viên này không quá nhiều, không quá ít và phù hợp để thực hiện công việc nhóm không bị trồng chéo nhiệm vụ, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý. Đây là một phương pháp khoa học, được đánh giá cao về hiệu quả.

Phương pháp dạy học hợp tác là cách dạy học mang tính tập thể gồm nhiều cá nhân khác nhau. Trong đó, mọi người hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau dể đạt mục tiêu chung. Dạy học hợp tác giúp người học tiếp thu kiến thức qua các hoạt động tương tác đa dạng như giữa người học với người học, giữa người dạy với người học, giữa người học và môi trường. Phương pháp dạy học hợp tác mang lại nhiều lợi ích trong dạy và học, đặc biệt là dạy môn Toán.

Yêu cầu đối với từng thành viên của nhóm

Để tham gia dạy học hợp tác, mỗi thành viên cần phải hiểu được trách nhiệm và ý thức được vai trò của bản thân đối với mục tiêu chung của nhóm. Cụ thể:

  • Thành viên trong nhóm hiểu rằng mình chính là một phần quan trọng của cả nhóm, có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu chung của cả nhóm.
  • Kết quả dù tốt hay không đều ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Từ đó hiểu được vai trò của mình hơn.
  • Để có kết quả tốt nhất, các thành viên liên tục phải trao đổi, kết nối với nhau và tạo động lực để cả nhóm giải được những vấn đề khó khăn.
  • Luôn lắng nghe ý kiến của người khác. Mọi cuộc thảo luận được diễn ra phải có sự cộng nhận lẫn nhau, không được đưa đánh giá chủ quan vào để bác bỏ ý kiến của đồng đội.
Yêu cầu đối với từng thành viên của nhóm
Yêu cầu đối với từng thành viên của nhóm

5 yếu tố cần có của dạy học hợp tác

Theo nghiên cứu của Johnson. Phương pháp dạy học hợp tác được cấu thành bởi năm yếu tố. Các yêu tố cụ thể được trình bày chi tiết như sau:

1. Sự tương tác (Interaction)

Sự tương tác ở đây không chỉ nhắc đến giữa các thành viên trong nhóm với nhau và còn đề cập đến mối liên hệ giữa các học sinh với giáo viên của mình. Mối liên hệ này cần phải được thực hiện tuần tự. Học sinh có nhiệm vụ đưa ra câu hỏi và giáo viên có trách nhiệm trả lời từng câu hỏi một cho đến khi các em cảm thấy không còn khúc mắc gì nữa. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần tạo cơ hội để các em tự chủ động trình bày suy nghĩ của mình bằng cách hãy lắng nghe nhiều hơn

Bên cạnh đó, dạy học hợp tác cũng cổ vũ sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Bằng cách liên tục trao đổi, cả nhóm mới có thể giải quyết được vấn đề giáo viên đặt ra.

2. Sự phụ thuộc tích cực (Positive Interdependence)

Mỗi thành viên trong nhóm luôn cần biết vai trò và trách nhiệm của mình khi xuất hiện trong nhóm. Mỗi cá nhân đều có đóng góp to lớn đến mục tiêu chung của cả nhóm. Vì vậy, các bạn phải liên hệ, đoàn kết với nhau. Kết quả thu thập được của bạn này sẽ phục vụ cho kết quả của bạn kia và phục vụ cho kết quả chung – đó được gọi là sự phụ thuộc tích cực.

3. Quá trình vận hành nhóm (Group processing)

Cách vận hành cho những hoạt động của nhóm cũng đặc biệt quan trọng. Ngoài việc tương tác, các thành viên phải đưa ra các đánh giá chéo. Với các tiêu chí đánh giá cụ thể có thể được lập bởi giáo viên phụ trách hay trưởng nhóm. Từ kết quả đánh giá đó, thành viên sẽ biết được điểm mạnh điểm yếu của mình nằm ở đâu.

4. Trách nhiệm cá nhân (Individual responsibility)

Bởi mỗi cá nhân đều có ảnh hưởng đến kết quả chung của cả nhóm. Do đó, trách nhiệm của mỗi người là khá lớn. Khi ý thức sâu sắc được điều này, cá nhân ấy sẽ xác định được trọng trách, nhiệm vụ của mình và từ đó tập trung tinh thần cũng như nghiêm túc hơn trong quá trình thảo luận, nghiên cứu.

Yêu cầu đối với từng thành viên của nhóm
Yêu cầu đối với từng thành viên của nhóm

5. Kỹ năng

Giáo viên cần đảm bảo rằng học sinh sẽ được cải thiên những kỹ năng quan trọng sau khi buổi trình bày này kết thúc. Theo đó, học sinh sẽ được nâng cao trình độ giao tiếp, biết cách giữ bình tĩnh khi tranh luận, biết tôn trọng ý kiến của người khác và biết cách lắng nghe hơn.

Xem thêm: GrapeSEED là gì? Các đặc điểm nổi bật của GrapeSEED

Mục đích của dạy học hợp tác

Có không ít nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích đến từ việc tổ chức phương pháp dạy học hợp tác. Và khó có ai dám phủ nhận mục đích tốt đẹp mà phương pháp này mang đến. Cụ thể:

  • Dạy học hợp tác nâng cao chất lượng giảng dạy rõ rệt và cải thiện kết quả học tập của các em học sinh.
  • Giúp học sinh nhận ra được sức mạnh của tập thể và tác dụng khi học nhóm.
  • Giúp các thành viên trong nhóm có cơ hội giao tiếp với nhau nhiều hơn, tạo sự gắn kết và củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên.
  • Giúp học sinh tự tin hơn, quyết đoán hơn khi đưa ra ý kiến của cá nhân.

Hình thức triển khai phương pháp dạy học hợp tác

Để áp dụng phương pháp học tập phổ biến này, nhiều giáo viên đã thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cuối cùng, dạy học hợp tác được cho là hiệu quả nhất khi:

  • Dạy học hợp tác dưới hình thức thảo luận nhóm: Đây được hiểu là tất cả các thành viên trong nhóm cùng thảo luận về một vấn đề. Mỗi người phải đưa ra được những quan điểm của riêng mình. Các thành viên còn lại có trách nhiệm thảo luận về ý kiến đó. Cuối cùng, cả nhóm sẽ thống nhất phương hướng giải quyết vấn đề và đi đến kết quả chung cuộc.
  • Dạy học hợp tác dưới hình thức hoạt động nhóm: Thông qua các hoạt động cụ thể mà giáo viên đưa ra, các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến để cùng giải quyết tình huống bằng những hành động cụ thể. Kết quả cuối cùng sẽ do cả nhóm chịu trách nhiệm.
  • Dạy học hợp tác theo dạng hội thảo: Hình thức này có nhiều điểm tương đồng với dạng thảo luận nhóm nhưng ở phiên bản nâng cấp hơn. Điểm khác biệt dễ thấy nhất là chủ đề trong hình thức này khá phức tạp. Để có thể giải quyết hiệu quả, đòi hỏi các thành viên trong nhóm cần hết sức tập trung và hỗ trợ lẫn nhau để có thể tìm được lời giải hay nhất.
  • Dạy học hợp tác theo hình thức dự án: Để tham gia dưới hình thức này, các thành viên trong nhóm phải hoàn thành được nhiệm vụ phức tạp, có phần khó nhằn. Bằng việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành cùng với việc liên tục trao đổi kiến thức, tiếp thu kiến thức từ nhiều tài liệu. Kết quả cuối cùng sẽ được cả nhóm thuyết trình trước cả lớp.
Hình thức triển khai phương pháp dạy học hợp tác
Hình thức triển khai phương pháp dạy học hợp tác

Ưu – nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác

Giống như nhiều phương pháp học tập khác, dạy học hợp tác cũng tồn tại những điểm mạnh và yếu. Chi tiết về ưu – nhược điểm của hình thức dạy học này sẽ được làm rõ ngay sau đây.

Ưu điểm của phương pháp dạy học hợp tác

Phương pháp dạy học phổ biến này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy và quản lý của giáo viên. Với xu hướng hiện nay, hình thức học tập này đang ngày càng dược cải tiến để tốt hơn. Đó chính là lý do tại sao dạy học hợp tác ngày càng được hưởng ứng đến vậy. Cụ thể:

  • Các bạn học sinh được học tạp, làm việc cùng với các bạn học sinh khác. Điều này giúp cho các em nâng cao kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm từ đó cộng tác tốt với nhau trên nhiều khía cạnh khác từ học tập đến đời sống.
  • Từng học sinh có thể tự do đưa ra quan điểm ý tưởng của mình mà không cảm thấy quá áp lực hay bị tự ti. Đồng thời, việc được mọi người lắng nghe cũng góp phần củng cố niềm tin, sự tự tin hơn cho các em học sinh.
  • Việc cả nhóm cùng đưa ra những ý kiến sẽ giúp cho buổi thảo luận sôi nổi. Quan trọng là vấn đề được nhìn nhận từ nhiều phía khác nhau sẽ có thể được giải quyết triệt để hơn. Bên cạnh đó, việc phản biện ý kiến của các thành viên trong nhóm còn làm tăng hiệu suất làm việc và giúp cả nhóm có thể tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất.
  • Theo đó, kiến thức học sinh được tiếp cận ở dưới góc độ khách quan, đa chiều hơn và điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc củng cố và nâng cao kiến thức vĩ mô cho các em.
  • Việc bàn bạc, trao đổi với nhau về từng vấn đề cụ thể còng giúp các em ghi nhớ nhanh và lâu hơn.
  • Tạo môi trường học tập cởi mở, thân thiện. Từ đó, kích thích tinh thần của các em học sinh ngay cả những bạn rụt rè, tự ti và thiếu năng động nhất. Ngoài ra, việc này còn giúp cho các em có cơ hội được học hỏi cách giao tiếp của nhau từ đó tự cải thiện kỹ năng cho chính mình một cách hiệu quả nhất.
Ưư - nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác
Ưư – nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác

Những nhược điểm của phương pháp dạy học hợp tác

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, phương pháp dạy học hợp tác cũng có nhiều điểm cần cải thiện để có một cách dạy học hiệu quả nhất. Trong đó:

  • Giáo viên có nhiệm vụ quan trọng trong việc phân công nhóm. Với những học sinh nhút nhát nếu không được phân vào nhóm phù hợp có thẻ sẽ khiến các em càng thu mình và tự ti hơn. Từ đó, sẽ khiến cho các em vừa không thể tiếp nhận kiến thức một cách tốt nhất vừa ảnh hưởng đến kỹ năng sống của bạn. Do đó, nếu giáo viên không hiểu rõ ý nghĩa của việc phân chia nhóm sẽ rất dễ làm cho phương pháp dạy học này phản tác dụng đối với một số học sinh.
  • Ý kiến thảo luận của các bạn đưa ra có thể trái ngược nhau. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn. Nếu các bạn học sinh không kiểm soát được thái độ có thể sẽ hành xử không phù hợp cả trong môi trường học tập lẫn cuộc sống bên ngoài.
  • Thời gian học tập có thể dài hơn bởi để các quy trình của dạy học hợp tác được diễn ra bài bản, giáo viên cần phải dành cho các em khác nhiều thời gian tìm hiểu.
  • Khi thực hiện dạy học hợp tác, các em học sinh bắt buộc phải thảo luận và gây ra tiếng ồn. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh.

Áp dụng dạy học hợp tác khi nào?

Phương pháp dạy học hợp tác sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi được thực hiện đúng cách và đúng trường hợp. Một trong những trường hợp dưới đây chính là thời điểm hoàn hảo để giáo viên triển khai dạy học hợp tác.

  • Khi muốn tìm hiểu kỹ về một chủ đề, bài học nào đó hay muốn củng cố sâu kiến thức.
  • Khi muốn nâng cao khả năng phối hợp của cá nhân dành cho nhóm, giáo viên thường tổ chức dạy học hợp tác.

Để triển khai hình thức dạy học hợp tác, người ta thường dựa trên những câu hỏi sau:

  • Những câu hỏi được sử dụng để kiểm tra là gì?
  • Nhiệm vụ của các nhóm là giống hay khác nhau?
  • Chủ đề của bài có phù hợp để triển khai hình thức dạy học hợp tác hay không?
  • Yêu cầu về kiến thức để tham gia phương pháp này của từng học sinh đã đạt hay chưa?
  • Các nhóm sẽ trình bày kết quả thu thập được như thế nào?
  • Tiêu chí để chia nhóm hoạt động là gì?
  • Tổ chức phòng học, sắp xếp bàn ghế như thế nào để phù hợp.
Áp dụng dạy học hợp tác khi nào?
Áp dụng dạy học hợp tác khi nào?

Hướng dẫn triển khai dạy học hợp tác hiệu quả

Các thầy cô muốn triển khai phương pháp dạy học dự án có thể thực hiện theo cách dưới đây:

Bước 1: Làm việc chung với cả lớp

  • Ở bước này, các thầy cô cần nêu được chủ đề chính của bài học và xác định các mục tiêu cần đạt được sau khi kết thúc bài học đó.
  • Tiến hành tổ chức nhóm và phân chia thời gian cụ thể. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
  • Đề xuất, hướng dẫn cách thức làm việc cho các nhóm để các em có được định hướng thực hiện tốt nhất.

Bước 2: Làm việc với từng nhóm

  • Cần xây dựng được kế hoạch làm việc chi tiết.
  • Đưa ra các quy tắc và yêu cầu các em phải thực thi.
  • Bầu trưởng nhóm, sau đó cùng trưởng nhóm phân công công việc cho từng thành viên.
  • Thảo luận, trao đổi các ý kiến. Khi các em có thắc mắc, giáo viên cần có nhiệm vụ giải đáp mang tính định hướng cho các em.

Bước 3: Đánh giá kết quả

  • Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả thu thập được.
  • Yêu cầu các nhóm khác góp ý, đánh giá, bình luận bài được trình bày.
  • Giáo viên nhận xét bài trình bày. Xác định ưu – nhược điểm và đánh giá kết quả chung.

Những lưu ý khi tổ chức dạy học hợp tác

Khi ứng dụng phương pháp dạy học hợp tác, các thầy cô cần lưu ý một số nội dung sau:

  • Đưa ra quy định rõ ràng về thời gian thảo luận cũng như trình bày kết quả.
  • Có thể trình bày bằng tiểu phẩm, tranh ảnh, văn bản hay bằng lời thoại.
  • Bài trình bày của nhóm có thể được thực hiện bởi 1 bạn đại diện hoặc cả nhóm cùng nhau trình bày.
  • Tạo điều kiện để các nhóm được đánh giá lẫn nhau.
  • Khi các nhóm hoạt động, thầy cô có trách nhiệm lắng nghe và định hướng cho các em.

Trên đây là những nội dung chi tiết về phương pháp dạy học hợp tác. Hy vọng những thông tin này đã giải đáp được cho bạn các thắc mắc về hình thức dạy học phổ biến này.

Xem thêm: Phương pháp học Feynman là gì? Cách áp dụng kỹ thuật Feynman hiệu quả nhất

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử