Chúng ta biết đến nhiều phương pháp học tập khác nhau để áp dụng cho việc dạy trẻ – những mầm non mới bước đầu đến với công việc học tập. Một trong những phương pháp dạy học mang lại hiệu quả cao được nhiều cơ sở, tổ chức giáo dục áp dụng là phương pháp học thông qua chơi.
Phương pháp học thông qua chơi là gì?
Học thông qua chơi là một phương pháp giáo dục nổi tiếng đã được nhiều cơ sở giáo dục trên thế giới áp dụng vào công việc giảng dạy với đối tượng chính là trẻ em. Học thông qua chơi là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và tâm lý học để mô tả một đứa trẻ có thể học được cách hiểu thế giới xung quanh. Thông qua những hoạt động vui chơi, trẻ em sẽ phát triển được kỹ năng và có nhận thức về xã hội từ đó trưởng thành về mặt cảm xúc và có được sự tự tin cần thiết để tham gia vào các trải nghiệm và môi trường mới.
Những cách chính mà trẻ nhỏ học bao gồm: Chơi, ở cùng với người khác; năng động, khám phá, tạo ra trải nghiệm mới; tự nói chuyện với chính mình, khám phá bản thân; giao tiếp với người khác; tự đối mặt với những thử thách về thể chất và tinh thần; học thêm những điều mới từ cuộc sống; thực hành và lặp lại các kỹ năng học được trong tâm thế vui vẻ.
Vận dụng lý thuyết trên, phương pháp học thông qua chơi ra đời mang đến một phương pháp giảng dạy hoàn toàn mới theo hướng tự nhiên mà trải nghiệm, khác biệt với phương pháp giảng dạy truyền thống thiên về cung cấp lý thuyết.
Phương pháp học thông qua chơi gồm 2 yếu tố chính:
- Trẻ em phát triển những kỹ năng toàn diện bằng cách tương tác với con người, đồ vật, hình ảnh trong các tương tác xã hội một cách tích cực, vui vẻ, có ý nghĩa và lặp đi lặp lại.
- Các trải nghiệm được thực hành và tạo điều kiện thuận lợi bởi những nguồn lực có sẵn để trẻ em có thể có được trải nghiệm thú vị, ý nghĩa.
Xem thêm: Phương pháp học Feynman là gì?
Nguyên tắc của phương pháp học thông qua chơi
Trẻ em còn non trẻ, ít kinh nghiệm và va chạm xã hội nên vốn tò mò và thích chơi. Các chương trình học dựa trên trò chơi tạo nền tảng và động lực cho việc học của trẻ. Thay vì các phương pháp giảng dạy thông thường giữa giáo viên và học sinh, phương pháp học thông qua chơi giúp người học tự khám phá, tự trải nghiệm, thử nghiệm từ đó đúc kết lại kinh nghiệm cho bản thân.
Chương trình học thông qua chơi do giáo viên kết hợp với học sinh khởi xướng. Vui chơi là một hoạt động thú vị đối với trẻ em, là một hoạt động mang tính tự nhiên nên một chương trình học tập như vậy sẽ thúc đẩy trẻ học hỏi. Thông qua cách thức đó, trẻ em cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp cũng như là các kỹ năng xã hội.
Nguyên tắc vui vẻ
Vui vẻ là nguyên tắc đầu tiên được chúng tôi nhắc đến đầu tiên vì vui vẻ là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến thái độ tiếp nhận việc học. Nguyên tắc vui vẻ được thể hiện thông qua việc chơi. Hoạt động vui chơi cho phép trẻ em hiểu được thế giới của chúng. Với bản tính tò mò muốn khám phá của trẻ, chơi là phương tiện để trẻ thực hiện điều đó. Việc chơi đúng nghĩa được hiểu như sau:
- Chơi là phải thú vị
- Chơi là hành động tự phát và hoàn toàn tự nguyện
- Chơi là phải không có mục tiêu bên ngoài, không có quy định nào được đặt ra
- Chơi là phải có sự tham gia tích cực của người chơi
- Chơi không phải là thật
Vui vẻ sẽ tạo động lực cho việc học tập, thúc đẩy tinh thần tự do khám phá trong trẻ. Không chỉ áp dụng riêng với việc học tập của trẻ, dù đối với bất cứ ai khác khi làm công việc nào đi nữa, sự vui vẻ giúp chúng ta làm việc năng suất và hiệu quả hơn hẳn tâm thái làm việc trong sự ép buộc.
Nguyên tắc có ý nghĩa
Hoạt động học tập trở nên có ý nghĩa là khi trong quá trình học tập, học sinh có cơ hội liên hệ đến những kiến thức mà mình đã biết để học sinh nhận thấy được ý nghĩa của cuộc sống, ý nghĩa của những điều đã học.
Bên cạnh đó, học sinh kết hợp những kiến thức mình đã biết vào để mở rộng phạm vi hiểu biết, khám phá ra những kiến thức mới thông qua việc trải nghiệm, thực hành để lý thuyết được song hành với thực tế. Điều này giúp cho những trải nghiệm của trẻ trở nên sâu sắc, tạo động lực học tập cho trẻ, giúp trẻ mở rộng tư duy khám phá.
Nguyên tắc tương tác xã hội
chúng ta lớn lên trong một môi trường xã hội nên tính tương tác xã hội là vô cùng quan trọng. Tương tác xã hội thể hiện ở việc học sinh được nói, chia sẽ và đưa ra những quan điểm của mình về vấn đề chung và những đóng góp, chia sẻ của em cần được lắng nghe và thấu hiểu.
Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu lớn nhất của con người là nhu cầu thể hiện bản thân. Mỗi người đều có nhu cầu thể hiện bản thân, chứng minh năng lực của mình và mong được người khác công nhận. Vì vậy tính tương tác xã hội sẽ mang đến cho trẻ tinh thần phấn đấu không ngừng học hỏi, tăng khả năng giao tiếp và khả năng phản biện cho trẻ.
Nguyên tắc có nhiều thử nghiệm
Nguyên tắc tiếp theo, học sinh cần có nhiều cơ hội với nhiều trải nghiệm mới. Một vấn đề được đưa ra thông thường sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau và lựa chọn cách giải quyết như thế nào là phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta. Trong trường hợp này, học sinh có thể tự do khám phá, tìm hiểu đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau cho một vấn đề, từ đó trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy lập luận.
Nguyên tắc tham gia tích cực
Không chỉ áp dụng với phương pháp học tập tích cực mà còn áp dụng với các phương pháp học tập khác, chỉ khi tham gia thực sự tích cực thì mới có thể đạt được kết quả tốt. Tham gia tích cực giúp trẻ nhập tâm hoàn toàn vào việc học, chủ động tìm hiểu, vận dụng kỹ năng và kiến thức để tạo ra một kết quả học tập tốt.
Tại sao phương pháp học thông qua chơi lại phổ biến?
Trẻ nhỏ khám phá và học hỏi nhiều kỹ năng một cách tự nhiên thông qua vui chơi. Chơi là một hoạt động thú vị và có ý nghĩa. Nó cho phép trẻ em học theo cấp độ và tốc độ của riêng chúng trong khi tạo kết nối. Khi chơi, trẻ đang phát triển các kỹ năng nhận thức, thể chất và giao tiếp. Phương pháp học thông qua chơi, quan trọng là vì phương pháp học tập này giúp trẻ phát triển những kỹ năng sau:
Phát triển kỹ năng tương tác xã hội
Thông qua hoạt động chơi kết hợp với học tập, trẻ em hình thành kỹ năng tương tác xã hội ở giai đoạn đầu đời. Trẻ em bắt đầu hình thành các biểu cảm khác nhau trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể và thậm chí cả giọng nói. Việc trẻ học cách thể hiện bản thân với người khác cũng rất tốt. Trẻ sẽ tiếp thu các tín hiệu xã hội thông qua phản hồi và lắng nghe. Trẻ cũng sẽ học các kỹ năng ngôn ngữ mới để có thể giao tiếp tốt hơn với người khác.
Phát triển trí tưởng tượng
Thông qua trò chơi mang tính giả vờ, trẻ em đang tiến hành các thí nghiệm của riêng mình với cách tìm hiểu thế giới của riêng mình thông qua hoạt động chơi. Chúng sẽ tạo ra các nhân vật khác nhau và tự tưởng tượng ra những điều chúng sẽ nói hoặc làm. Điều này thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ, phát triển trí tưởng tượng thông qua những trải nghiệm thực tế.
Phát triển khả năng sáng tạo
Tầm quan trọng của việc học thông qua chơi trong những năm đầu đời thể hiện ở chỗ mỗi đứa trẻ có cơ hội thể hiện khía cạnh sáng tạo của mình. Chúng sẽ tự do khám phá, tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình. Chính điều này sẽ thúc đẩy trẻ không ngừng sáng tạo để tìm ra cách giải quyết vấn đề, phát triển khả năng sáng tạo.
Phát triển khả năng điều tiết cảm xúc
Phương pháp học thông qua chơi giúp trẻ học được khả năng điều tiết cảm xúc của mình. Trong khi học thông qua chơi, trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc, hạn chế việc bốc đồng vượt kiểm soát.
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ
Thông qua chơi và giao tiếp với người khác, khả năng giao tiếp của trẻ được tăng cường, tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu thông tin và học hỏi thêm từ bạn bè đồng trang lứa. Cũng thông qua hoạt động tương tác, trẻ biết cách điều chỉnh âm thanh lời nói của mình, học cách lắng nghe người khác.
Phát triển kỹ năng chia sẻ
Bên cạnh các kỹ năng xã hội, phương pháp học thông qua chơi giúp trẻ học được cách thỏa hiệp, cho đi và nhận lại, đồng thời cho phép người khác dẫn đầu trong các hoạt động. Các hoạt động vui chơi đòi hỏi sự hợp tác hình thành cho trẻ kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm bên cạnh đó là kỹ năng thỏa hiệp, đàm phán.
Xem thêm: Phương pháp học Pomodoro là gì?
Ưu và nhược điểm của phương pháp học thông qua chơi
Cho đến ngày nay, một số chương trình học tập chỉ chú trọng vào việc học thuật dù trẻ vẫn còn nhỏ. nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy và truyền đạt toàn bộ kiến thức mình có cho trẻ từ màu sắc, hình ảnh, âm thanh, chữ cái. Đối với chương trình học tập này, giáo viên là người điều khiển và trẻ là người tiếp thu thụ động.
Thay vào chú trọng việc học tập lý thuyết và kiến thức khô khan, phương pháp học thông qua chơi tập trung vào việc phát triển toàn diện cho trẻ. Phương pháp dạy học này khuyến khích bản chất tò mò, xây dựng sự tự tin, phát triển các kỹ năng nhận thức của trẻ.
Ưu điểm của phương pháp học thông qua chơi
Phương pháp học tập thông qua chơi mang đến nhiều lợi ích cho trẻ, một số ưu điểm của phương pháp học tập này gồm:
- Tạo sự thu hút cho trẻ khi tham gia vào hoạt động học tập
- Phát triển kỹ năng xã hội thông qua sự tương tác xã hội
- Phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp cho trẻ
- Thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
Nhược điểm của phương pháp học thông qua chơi
Ngoài những ưu điểm tuyệt vời, phương pháp học thông qua chơi còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với các khái niệm khoa học, chữ cái, những con số
- Trẻ sẽ khó đạt được điểm cao trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn.
Qua bài viết này, Trường học 247 tổng hợp những kiến thức bổ ích về phương pháp học thông qua chơi. Hy vọng với những kiến thức chúng tôi chia sẻ, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích và áp dụng thành công vào việc học tập của trẻ!