Giới Thiệu về Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực
Mục tiêu và ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực
Kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi xác định, đánh giá nhóm năng lực của học sinh đạt được sau khi hoàn thành chương trình THPT được tổ chức bởi các trường Đại học với nội dung bao hàm các nhóm kiến thức, đề thi giúp hạn chế tình trạng học tủ, học lệch của thí sinh và đánh giá năng lực một cách toàn diện nhất. Đây là một trong những hình thức xét tuyển được ưa chuộng, đặc biệt là ở những trường có đánh giá cao về khả năng sáng tạo, tư duy logic và năng lực tổng quát của ứng viên. Trong khi các điểm tốt nghiệp THPT vẫn là yếu tố quan trọng trong quá trình xét tuyển, kỳ thi đánh giá năng lực mang lại một cái nhìn sâu hơn về năng lực và tiềm năng của từng thí sinh. Không chỉ đánh giá kiến thức học thuật, kỳ thi này còn đánh giá các kỹ năng mềm và khả năng thích ứng với môi trường học tập và làm việc.
Các phần thi và cách thức đánh giá kỹ năng của thí sinh
Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm. Thông thường, các kỹ năng đánh giá năng lực năm 2023 sẽ bao gồm các môn liên quan đến việc tư duy logic, phân tích số liệu, ngôn ngữ và giải quyết các vấn đề như toán học, ngữ văn, tiếng Anh, vật lí, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý,… Tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau. Nhưng về cơ bản các môn thi trong kỳ thi đánh giá năng lực gồm đang dạng các môn học, từ 06 đến 08 môn.
Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực bao gồm các phần:
- Tư duy định lượng
- Tư duy định tính
- Khoa học – tự nhiên & xã hội
Với từng bài thi của từng phần, nhằm đánh giá khả năng của các thí sinh theo 3 nhóm năng lực chính:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực lập luận, tư duy logic, tính toán, xử lý dữ liệu.
- Năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học.
“ Giải mã ” kỳ thi đánh giá năng lực
Cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi đánh giá năng lực.
Để tham gia và đạt được kết quả tốt nhất, các thí sinh cần hiểu rõ cấu trúc cũng như yêu cầu của kỳ thi đánh giá năng lức.
Đây là kỳ thi tập trung vào kiến thức cụ thể trong một lĩnh vực nhất định. Ví dụ, trong một kỳ thi đánh giá năng lực toán học, có thể bao gồm các câu hỏi về toán học cơ bản, giải tích, đại số, hình học, và các lĩnh vực liên quan. Ngoài ra, các bài kiểm tra để đánh giá khả năng sử dụng kỹ năng nhất định, chẳng hạn như khả năng viết, đọc hiểu, giải quyết vấn đề, phân tích và suy luận logic. Về hình thức, các bài thi sẽ có cả phần trắc nghiệm và tự luận điền đáp án, nhằm đánh giá kiến thức và hiểu biết của thí sinh trong một loạt các lĩnh vực, thử nghiệm khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể và khả năng sử dụng ngôn ngữ, phân tích và lập luận logic. Mỗi điểm thi sẽ ra cấu trúc đề thi và thời gian làm bài khác nhau, thí sinh sẽ thi trực tiếp trên máy tính. Sau khi kỳ thi hoàn thành, điểm số thường được tính toán dựa trên hiệu suất của thí sinh trong các phần khác nhau của kỳ thi. Đánh giá có thể được thực hiện bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn đã đề ra trước đó hoặc so sánh với hiệu suất của những người khác.
Trước khi bước vào kỳ thi, thí sinh cần chuẩn bị hành trang kiến thức đầy đủ, tìm hiểu rõ về hình thức đăng ký thi, địa điểm, thời gian và quy chế thi với mục tiêu đạt được kết quả cao nhất.
Lợi ích khi áp dụng chiến lược hiệu quả trong quá trình chuẩn bị.
Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực quan trọng nhất, xác định được điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần cải thiện của bản thân, các thí sinh có thể tối ưu hóa kỹ năng và kiến thức của mình. Việc thí sinh chuẩn bị một chiến lược rõ ràng giúp tăng thành công trong kỳ thi, giảm bớt căng thẳng và lo lắng, tận dụng thời gian một cách hiệu quả hơn từ đó sẽ đạt được kết quả tốt hơn.
Chiến lược hiệu quả cho kỳ thi đánh giá năng lực.
Về phương pháp làm bài thi, bài thi đánh giá năng lực có những yêu cầu khác hẳn với các bài thi kiểm tra kiến thức thông thường về cách bố trí câu hỏi, đặt câu hỏi. Có những điều tưởng như đơn giản nhưng thí sinh rất dễ mắc sai lầm, dẫn đến điểm chưa cao, mặc dù cố gắng ôn tập, ôn luyện rất nhiều.
Để làm bài thi hiệu quả, các thí sinh cần lưu ý:
- Đây là kỳ thi làm bài trên máy tính. Khác với bài thi trên giấy, ở bài thi trên máy tính, câu hỏi sẽ xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó và các câu hỏi sẽ xuất hiện lần lượt, đồng thời. Do đó, thí sinh hãy cân đối để phân bố trả lời các câu hỏi sao cho hợp lý.
- Đọc kỹ phần hướng dẫn yêu cầu của đề thi, từ đó thí sinh sẽ nắm chắc được những yêu cầu mà bài thi đưa ra. Về cơ bản, đề thi đánh giá năng lực thật sự sẽ không quá khó. Vậy nên, để chinh phục được điểm số cao, thí sinh cần vận dụng các kiến thức đã học cũng như khả năng tư duy. Quan trọng hơn hết, các thí sinh cần giữ vững tinh thần tự tin khi bước vào phòng thi, tránh lo lắng quá ảnh hưởng đến tâm lý quá trình làm bài.
- Ngoài ra, trong bài thi sẽ có những phần gợi mở, những đáp án đối ngược lại nhau. Nếu không có một câu trả lời chính xác hoàn toàn như mình tin tưởng thì từ những đáp án còn lại sẽ gợi mở cho chúng ta tư duy logic để suy luận, quyết định câu trả lời nào là phù hợp nhất. Đây cũng là xác suất tương đối cao để đánh giá khả năng tư duy, phân tích của thí sinh.
- Tìm hiểu và luyện tập thi thử tại gia các đề thi của các kỳ thi đánh giá năng lực những năm trước, làm quen và hiểu được nội dung đề thi, tự tạo ra kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân, tạo ra sự tự tin để tham gia thi.
Bí mật giúp bạn đạt điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực
Thống kê điểm thi năm 2023, mức điểm cao nhất 133/150, thấp nhất 31/150. Gần 80 trường đại học, học viên trong cả nước khai thác sử dụng kết quả bài thi để phục vụ tuyển sinh. Theo Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, sau bốn đợt thi với tổng số khoảng 44.000 thí sinh tham dự, đây là điểm số cao nhất. Cả nước chỉ có 5 em đạt mức 120 điểm trở lên, điểm trung bình thí sinh đạt được là 75,2/150 điểm.
Nguyễn Đăng Huy (THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc) giành 129/150 điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội, là thí sinh có điểm cao nhất 04 đợt thi đầu tiên. Đây là kết quả của Đăng Huy trong đợt thi đánh giá năng lực ngày 8/4/2023. Điểm thành phần Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học của em lần lượt là 47 điểm, 42 điểm và 40 điểm.
- Ôn tập đúng trọng tâm, không dàn trải
Chia sẻ bí quyết đạt điểm cao trong kỳ thi đánh giá năng lực Hùng Dũng cho biết: “Trước kỳ thi, em chia thành nhiều giai đoạn để ôn tập tất cả các môn. Em chú trọng vào các môn không phải thế mạnh của mình như Văn, Sử, Địa. Em học chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, môn Văn em ôn cả những bài đọc thêm, học tác giả, tác phẩm, phần từ loại, từ láy,… Sau khi đã ôn tập kiến thức, em sẽ luyện đề để có thêm kinh nghiệm và tìm ra được các lỗi sai của bản thân sau khi làm bài”.
- Xây dựng lộ trình ôn thi đánh giá năng lực cho riêng mình
“Ôn thi đánh giá năng lực là cả một lộ trình, kiến thức thi không quá khó nhưng lượng kiến thức rất nhiều. Do vậy, không thể chỉ trong một vài buổi hoặc một vài tháng mà có thể học được. Bản thân em xác định mục tiêu ôn thi đánh giá năng lực nên em có kế hoạch từ sớm. Em chủ động sắp xếp lộ trình ôn tập cho mình, cố gắng tiếp thu, lĩnh hội bài giảng của thầy, cô trên lớp và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa. Thời gian nghỉ ở nhà, em thường lên mạng tìm thêm tài liệu để ôn luyện và giải những đề thi của các năm trước đó”. Huy chia sẻ thêm!
Xem thêm: Kế hoạch học tập là gì? 7 bước xây dựng kế hoạch học tập linh hoạt
Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức nhằm đánh giá và có thể dùng kết quả từ kỳ thi để xét tuyển. Đây là một hình thức kiểm tra cơ bản, chính xác thực tế năng lực của thí sinh chuẩn bị bước chân vào đại học. Do đó, tham gia kỳ thi đánh giá năng lực không những giúp thí sinh tăng khả năng trúng tuyển vào trường mong muốn theo học mà còn giúp các bạn được thử sức, kiểm tra lại lượng kiến thức, kỹ năng đã được học trong 3 năm THPT và có thể định hướng cho học sinh lựa chọn đúng ngành học phù hợp với năng lực của chính bản thân.