Tại sao lại buồn ngủ khi học? 20 cách chống buồn ngủ khi học siêu hiệu quả

Buồn ngủ có thể thể xem là một trong những điều gây khó khăn nhất khi bạn bắt đầu ngồi vào bàn học. Bạn không thể nào tập trung đầu óc khi hai đôi mắt mình đang nặng trĩu và không thể tiếp thu kiến thức vào đầu. Bài viết dưới đây Truonghoc247 sẽ giải đáp cho bạn vì sao chúng ta lại buồn ngủ và bày cho bạn 20 cách chống buồn ngủ khi học siêu hiệu quả nhé!

Tại sao lại buồn ngủ khi học

Đây có thể là câu hỏi mà bất kỳ học sinh, sinh viên nào cũng đặt ra mà chưa có câu trả lời thích đáng nào cho vấn đề này. Chúng ta có thể vui chơi, hoạt động, giải trí cả ngày thế nhưng mỗi khi ngồi vào bàn học, khi bạn cần một không gian yên tĩnh để có thể tiếp thu kiến thức thì bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của buổi học. Chúng ta sẽ lý giải tại sao lại buồn ngủ khi học qua một số nguyên nhân sau:

Do buổi tối thức quá khuya

Việc thức khuya vào mỗi buổi tối đã trở thành thói quen của hầu hết các bạn trẻ nhất là đối với sinh viên. Việc thức đến 11,12h đêm là điều hết sức bình thường không những vậy các bạn còn tự ý thay đổi đồng hồ sinh hoạt các nhân bằng cách thức khuya sau đó 3-4h sáng mới dậy để học bài hoặc ôn luyện cho các kỳ thi. Buổi sáng giờ đi học của các bạn sẽ thường bắt đầu vào 7h sáng.

cach-het-buon-ngu-khi-di-hoc
Thức khuya gây nên tình trạng ngủ vật vờ khi đến lớp.

Nói đến đây chắc nhiều bạn cũng đã thấy bản thân mình trong đó, việc thức khuya 1-2 ngày các bạn sẽ thấy bình thường tuy nhiên lâu dần sẽ gây nên cảm giác chán nản, không muốn làm bất cứ công việc gì. Khi đến lớp học, các bạn sẽ chỉ nằm dài trên bàn do thiếu ngủ, não bộ không còn tỉnh táo để tiếp tục hoạt động.

Việc thức khuya đã chiếm đi thời gian ngủ đủ giấc của bạn, do cơ thể chúng ta mỗi ngày cần phải đi ngủ, nghỉ ngơi từ 7-8 tiếng mới có thể đảm bảo sức khỏe để vận động. Nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao ban ngày họ ngủ thêm cho đủ 8 tiếng rồi những cơ thể vẫn mệt mỏi mà buồn ngủ trong khi học. Điều này cũng dễ giải thích, vào ban ngày cơ thể bạn chìm vào giấc ngủ những không được sâu nữa, chu kỳ ngủ của các bạn đã bị rối loại nên hiệu quả mang lại không được như mong đợi.

Sự khác biệt giữa ngủ không đủ giấc mà ngủ đủ 8 tiếng một ngày.

Do không ngủ trưa

Có nhiều quan điểm cho rằng việc ngủ trưa là không cần thiết, thời gian nghỉ trưa của mỗi người đều rất hạn chế nên mọi người thường lựa chọn tranh thủ xem phim hoặc đi cafe với bạn thay vì dành thời gian đó để chợp mắt vì sợ buổi chiều sẽ càng mệt mỏi thêm. Nhưng tuy nhiên thay vì muốn ngủ nhiều, mỗi ngày các bạn chỉ cần dành ra 15-30 phút để nghỉ ngơi thư giãn đầu óc, điều này sẽ không làm các bạc cảm thấy mệt mỏi mà ngược lại cơ thể sẽ được nạp năng lượng cho một buổi chiều dài.

ngu-trua-tot-cho-suc-khoe
Duy trì thói quen ngủ trưa rất cần thiết cho một ngày làm việc hiệu quả.

Do não bộ thiếu oxi, mệt mỏi, căng thẳng hoặc đang bị bệnh

Một số bạn buồn ngủ là do não bị thiếu oxi do lười vận động hoặc do làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi. Các bạn sinh viên vẫn thường tranh thủ thời gian rảnh để đi làm thêm điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập nếu như bạn không quản lý thời gian tốt. Bạn quá mệt mỏi sau một ngày đi làm, vậy nên khi ngôi vào bàn học bạn lập tức đã cảm thấy buồn ngủ. Điều này là không nên vì  nó sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng học tập mà ngay cả tình trạng sức khỏe của các bạn cũng rất đáng lo ngại.

Do bản thân chưa muốn học

Đây là một nguyên nhân chủ quan từ phía các bạn là do chính bản thân không có hứng thú với môn học đó. Khi đến lớp bạn thường xuyên ngồi bàn cuối không chịu khó nghe giảng, mất tập trung nên không chú ý vào bài giảng và sẽ nằm ngục xuống bàn để ngủ thay vì tiếp tục ngồi mà không hiểu cô giáo đang nói gì.

Khi ngồi vào bàn học tại nhà bạn lại bị chi phối bởi rất nhiều những yếu tố xung quanh: điện thoại, tivi.. và không chú ý đến sách vở vì đó không phải là môn học mà bạn yêu thích. Một quyển sách toàn chữ sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản và không muốn bắt đầu. Khi bản thân không có tâm trí trong việc học thì bạn chỉ có cách đi ngủ theo sự điều khiển của não bộ chứ không thể nào ép bản thân làm theo điều mình không muốn được.

hoc-hanh-qua-muc
Bạn không thể ép bản thân mình học trong khi bạn không hề muốn.

Ảnh hưởng từ việc buồn ngủ khi học

Việc buồn ngủ khi học bài sẽ ảnh hưởng trực tiết đến chất lượng của buổi học ngày hôm đó. Khi tất cả những buổi học đã đều có trong dự định kế hoạch của bạn mà bạn không làm theo thì sẽ làm giảm tiến độ môn học, lâu dần sẽ làm sa sút kết quả học tập cá nhân.

Việc này cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn, có thể bản thân chúng ta luôn thờ ơ coi việc này là những nhu cầu sinh lý hết sức bình thường do bản thân bị thiếu ngủ. Tuy nhiên bạn đã vô tình làm thay đổi đồng hồ sinh hoạt cá nhân một cách không tốt. Tình trạng buồn ngủ khi học kéo dài là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang rất mệt mỏi, có thể là do áp lực từ những công việc khác hoặc do tâm trạng căng thẳng lo âu. Bạn nên đi gặp bác sĩ hoặc tự điều chỉnh công việc cũng như các thói quen sinh hoạt của mình để phù hợp hơn.

20 cách chống buồn ngủ khi học siêu hiệu quả

1. Thư giãn khi bị mỏi mắt

Đây là cách hết buồn ngủ đầu tiên mà bạn có thể áp dụng ngay tại chỗ. Khi mắt bạn phải tập trung làm việc với cường độ cao, nhìn quá nhiều vào sách vở hay màn hình máy tính, điều này sẽ gây nên hiện tượng mỏi mắt và hoa mắt làm chúng ta trong phút chốc không nhìn rõ các sự vật xung quanh nữa.

Ngay lúc này bạn có thể đứng lên di chuyển qua lại hướng mắt đến một nơi khác có ánh sáng bình thường không chói quá cũng không tối quá, sau đó bạn có thể ngồi xuống và thực hiện một số động tác mát xa mắt để giúp đỡ mỏi. Nếu như không có nhiều thời gian bạn cũng có thể nhỏ trực tiếp thuốc nhỏ mắt và tiếp tục học bài được như bình thường.

Thu-gian-mat-khi-hoc
Thư giãn mắt khi đã quá mỏi, tránh tổn hại mắt.

2. Uống nhiều nước

Tình trạng thiếu nước trong cơ thể cũng chính là một nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và buông ngủ. Ngay khi cảm thấy bản thân uể oải chán nản, bạn hãy đi lấy một cốc nước lạnh, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn rất nhiều. Hãy đảm bảo rằng bạn uông đủ lượng nước trong một ngày hoặc bạn có thể thêm lượng nước từ các loại trái cây hoa quả bổ sung lượng vitamin rất lớn cho cơ thể : dưa hấu, táo, cam, lê…

cach-uong-nuoc-dung-cach
Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.

3. Ăn vặt để tăng năng lượng

Khi chúng ta làm việc cơ thể sẽ bị mệt mỏi có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp do làm việc quá sức, có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu một lượng đường nhất định. Những lúc như thế này chỉ cần một viên kẹo ngọt thôi cũng có thể làm cho huyết áp của bạn dần trở lại bình thường. Trong đồ ăn vặt có đường sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng sau khi quá uể oải mệt mỏi dẫn đến tình trạng buồn ngủ.

Cụ thể bạn có thể sử dụng một số đồ ăn vặt lành mạnh tốt cho sức khỏe mỗi  khi chúng ta ngồi vào bàn học như: các loại hạt, sữa chua, yến mạch, trái cây,…

cac-loai-hat-dinh-duong-chong-met-moi
Bổ sung các loại hạt dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

4. Đi bộ khi buồn ngủ

Theo một nghiên cứu của Mỹ, đi bộ 10 phút có thể giúp bạn tỉnh táo trong vòng 2 giờ làm việc nhờ hoạt động bơm oxi qua tĩnh mạch, não và sự vận động của các dây thần kinh.

Đây là một phương pháp dễ dành hiệu quả, bạn có thể đứng dậy mà đi lấy nước hoặc bổ trái cây khi thấy bản thân mình đang có dấu hiệu mệt mỏi. Việc vận động di chuyển sẽ giúp cho các cơ quan được hoạt động tiếp tục mà không bị rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Hoặc mỗi ngày bạn cũng nên dành ra khoảng 30 phút- 1 tiếng để đi bộ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh cảm giác thiếu năng lượng. Việc lười vận động ở yên trong nhà cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bạn thường xuyên mệt mỏi.

di-bo-30-phut-dot-chay-calo
Tập thể dục thường xuyên, tăng cường sức khỏe.

5. Khi buồn ngủ hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ khi đang học, đừng gập luôn đống sách vở trước mặt mà lên giường nghỉ ngơi, hãy thử bắt đầu một cuộc trò chuyện để giúp bản thân mình tỉnh táo hơn.

Khi đó bạn có thể gọi điện cho bạn bè để nói chuyện, tiện để trao đổi bài vở với nhau hoặc hai bạn có thể tâm sự những câu chuyện vui như vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái và giảm được căng thẳng đi rất nhiều và quên đi cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên cuộc trò chuyện của bạn cũng chỉ nên diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, không nên quá sa đà vào câu chuyện mà quên đi nhiệm vụ chính trước mắt là học.

Bạn nên trò chuyện với bạn bè để trao đổi về học tập để tránh cảm giác buồn ngủ.

6. Điều chỉnh ánh sáng xung quanh mạnh hơn

Môi trường học tập xung quanh với ánh sáng mờ nhạt sẽ làm bạn cảm thấy khó khăn trong việc tiếp tục học tập, ảnh hưởng đến quá trình dãn nở của đồng tử gây cho chúng ta cảm giác buồn ngủ thường xuyên.

Các nguyên cứu đã chỉ ra rằng việc điều chỉnh ánh sáng phòng mạnh hơn sẽ làm giảm cảm giác buồn ngủ và tăng sự tỉnh táo cho cơ thể. Khi không biết cách nào giảm buồn ngủ mà muốn nhanh chóng để tiếp tục bạn hãy mở đèn phòng lên thay cho đèn học hoặc mở cửa sổ để tăng ánh sáng từ bên ngoài, bạn sẽ không còn cảm giác bí bách, ngột ngại nữa và có thể tiếp tục cho việc học tập.

chieu-sang-dung-cho-con-hoc-bai
Điều chỉnh ánh sáng phòng phù hợp.

7. Chợp mắt khi quá buồn ngủ

Ngủ nghỉ là một trong số những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất của con người, vậy nên chúng ta không thể nào làm trái với quy luật được. Trong những trường hợp bản thân đã quá mệt mỏi, không tiếp tục học được thì bạn hãy cho phép bản thân mình được nghỉ ngơi một chút, bạn có thể chợp mắt khoảng 25-30 phút giống như một giấc ngủ trưa để nạp lại năng lượng cho cơ thể.

Việc bạn ép bản thân mình tiếp tục làm việc thay vì nghỉ ngơi sẽ khiến cho cơ thể bạn trở nên suy nhược mệt mỏi và ngày càng không thể tập trung được. Bạn hãy đảm bảo rằng cơ thể mình đủ tỉnh táo để bắt đầu cho việc học tập thay vì cố gắng nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

ngu-khi-ban-than-qua-met-moi
Đừng cố gắng khi cơ thể quá mệt, hãy chợp mắt để nạp lại năng lượng.

8. Thay đổi không gian, cách thức học tập

Khi bạn liên tục lặp đi lặp lại một môn học một cách nhàm chán, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ vì công việc này quá đơn điệu, không có sự thay đổi và ngày nào cũng diễn ra như vậy. Bạn nên đổi mới cách thức học tập của mình theo nhiều cách khác nhau để cảm thấy yêu thích hơn với môn học. Thay vì học thuộc một bài thơ đơn điệu nhiều bạn đã lựa chọn đưa vần thơ tạo thành các đoạn nhạc rap. Đây là một ý tưởng khá hay, vừa giúp các bạn nhanh thuộc bài, vừa giúp việc học trở nên vô cùng thú vị.

Đối với không gian học tập, bạn cũng thường xuyên nên thay đổi mới mẻ hơn bằng cách trang trí lại bàn học cho đẹp mắt hơn hoặc đổi các địa điểm học khác nhau như: thư viện, quán cà phê,…

quan-cafe-hoc-nhom
Thay đổi không gian học tập tại các quán ca phê để tăng sự mới mẻ với công việc.

9. Điều trị hội chứng ngủ nhiều

Hầu hết chúng ta đều có những ngày cảm thấy vô cùng buồn ngủ do đã làm việc quá sức dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược và không thể tiếp tục vận động được cơ thể. Tuy nhiên lại có rất nhiều trường hợp học có thể buồn ngủ rất nhiều lần trong ngày, ngay cả khi đang vui chơi giải trí cũng có thể xảy ra tình trạng buồn ngủ. Đây chính là một triệu chứng của hội chứng ngủ li bì.

Người bị chứng ngủ nhiều mặc dù đã ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm nhưng vào ban ngày họ vẫn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, tổng số giờ ngủ trong ngày có thể lên đến 17-18 tiếng/1 ngày. Với tình trạng trở nên kéo dài, bạn có thể liên hệ đến các bác sĩ để được kê thuốc hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp tự điều trị tại nhà. Một số phương pháp hiệu quả như:

  • Đi ngủ cố định trong một khung giờ, trước 23h đêm và dậy trước 7h sáng
  • Thiết lập duy trì các thói quen trước khi đi ngủ: thư giãn, ngâm chân,… để giấc ngủ hiệu quả hơn.
  • Dành thời gian cho các hoạt động thể chất khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Thư giãn mắt tránh tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính.

Xem thêm: Kế hoạch học tập là gì? 7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học?

10. Ngủ đủ giấc trong ngày

Với mong muốn học được nhiều hơn nhưng thời gian vui chơi giải trí ban ngày là quá nhiều nên các sinh viên thường chọn học bài vào đêm muốn hoặc khi gần sáng, điều này có thể mang lại hiệu quả trước mắt cho việc học nhưng tuy nhiên lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu do chế độ nghỉ ngơi không được đảm bảo. Cơ thể chúng ta cần phải được đảm bảo nghỉ ngơi đủ 7-8 tiếng/1 ngày cộng thêm cả thời gian nghỉ trưa ngắn mỗi ngày, mới có đủ năng lượng để học tập trong một ngày dài. Bạn hãy duy trì bản thân một thói quen tốt hơn, đi ngủ đúng giờ giấc không thức quá khuya, không làm việc quá sức để đảm bảo duy trì sức khỏe cho bản thân mình.

11. Nhai kẹo cao su thường xuyên

Mặc dù chỉ là tác dụng tạm thời, tuy nhiên việc nhai kẹo cao su lại có tác dụng rất tốt để bạn đánh tan cơn buồn ngủ trong chốc lát. Trong kẹo cao su có chứa thành phần bạc hà, giúp giảm cơn buồn ngủ ban ngày và tăng cảm giác tỉnh táo. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào kẹo cao su mà ăn liên tục, do trong quá trình nhai kẹo miệng chúng ta sẽ liên tục diễn ra quá trình tiết nước bọt, làm tăng cảm giác nhanh đói trong cơ thể.

nhai-keo-cao-su-thuong-xuyen
Ăn kẹo cao su giúp tỉnh táo hơn trong quá trình học.

12. Không nên ăn quá no

Trong bữa ăn bạn không nên ăn quá no, điều này sẽ khiến cơ thể bạn ngay lập tức muốn đi ngủ, như ông bà ta đã từng nói” Căng da bụng trùng da mắt” . Trong các bữa ăn chính, bạn hãy ăn một lượng vừa đủ và có thể bổ sung thêm các bữa phụ ở trong ngày để cơ thể tiếp đủ nguồn năng lượng. Bạn có thể sử dụng một số thức ăn nhẹ trước mỗi buổi học, thức ăn nên chứa nhiều vitamni: sữa, hạt dinh dưỡng,…

13. Sử dụng cà phê khi buồn ngủ

Uống cà phê chính là một phương pháp được nhiều người sử dụng nhất khi cảm thấy buồn ngủ, trong cà phê có chất làm giảm tác động của  Adenosine – là một chất hóa học tự nhiên làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên cái gì lạm dụng quá cũng không tốt trong một ngày bạn nên uống một lượng cà phê không quá 400-500 mg và cũng không nên uống thường xuyên đều đặn mỗi ngày, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và còn tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Khi uống cà phê, bạn nên chia nhỏ lượng uống chứ không nên uống một lần với một số lượng lớn. Việc chia nhỏ sẽ giúp có tác dụng tốt hơn trong quá trình học, làm bạn tỉnh táo hơn, thời gian khoảng từ 2-4 tiếng tùy vào tác dụng của từng loại cà phê.

14. Tránh xa đồ uống có cồn

Việc sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn cũng là một tác nhân dẫn đến tình trạng buồn ngủ, không thể tập trung vào công việc. Khi uống rượu, lượng đường trong máu giảm xuống, khiến cho cơ thể run rẩy, đổ mồ hôi và hoa mắt chóng mặt,  chất ethanol trong rượu làm cho não phản ứng chậm với các kích thích, lúc này  bạn sẽ thấy mệt mỏi, mất tỉnh táo cũng như buồn ngủ.

Khi phải tham gia các buổi tiệc, liên hoan phải sử dụng chất kích thích tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi, sau khi tỉnh táo hãy trở lại với việc học. Nếu như bạn kiểm soát mọi thứ tốt có thể hạn chế hết mức các trường hợp phải sử dụng đồ uống có cồn, vừa tốt cho sức khỏe lại vừa không ảnh hưởng đến quá trình học tập.

khong-nen-su-dung
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để tốt cho sức khỏe.

15. Sử dụng hương bạc hà, chanh hoặc bưởi

Hương bạc hà luôn được biết đến với cảm giác thanh mát, giúp không khí xung quanh trở nên tươi mát hơn và giúp giảm cảm giác buồn ngủ. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có hương liệu liệu để sịt trong không gian phòng học của mình giúp cho đầu óc luôn được thoải mái và tập trung vào việc học hơn, không gian thoải mái sẽ quyết định đáng cả đến sự hứng thú của bạn khi muốn bắt đầu vào các công việc. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn hoặc ngửi các loại trái cây như: cam, quýt, chanh,… cũng có các tác dụng tương tự.

16. Hết buồn ngủ bằng cách tắm nước lạnh

Tinh thần và thể chất của cơ thể chúng ta sẽ được tỉnh táo trở lại sau khi đột ngột tiếp xúc với nguồn nước lạnh, là cách đơn giản khi cơn buồn ngủ ập đến bạn. Tắm nước lạnh có thể làm tăng nhịp tim cơ thể đồng thời thúc đẩy quá trình lưu thông oxy, kích thích các giác quan hoạt động trở lại.  Khi não được cấp đủ oxy bạn sẽ cảm thấy tràn đầy tinh thần và năng lượng để bắt đầu cho việc học.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý vào thời gian tắm cũng như khi nào mới tắm nước lạnh, tất nhiên khi vào mùa đông bạn không thể áp dụng cách này do cơ thể nhiệt độ bên ngoài đã rất lạnh rồi. Thời gian tắm không quá lâu và cũng không nên tắm muộn quá, sau 20h tối bạn không nên tắm với nước lạnh sẽ rất dễ gây nên tình trạng đột quỵ.

tam-dem-co-tac-hai-ntn
Tắm nước lạnh đúng thời điểm, tránh gây hại cho cơ thể.

17. Nghe một bản nhạc yêu thích

Âm nhạc được coi là một liều thuốc chữa trị tinh thần vô cùng hiệu quả, có thể giúp bạn giảm căng thẳng mệt mỏi và nâng cao sức tưởng hơn trong một buổi học.  Nghe những bài hát yêu thích sẽ giúp tăng cường sự tương tác giữa não bộ và thính giác. Âm nhạc sẽ tăng khả năng sáng tạo, năng suất làm việc và giúp bạn tỉnh táo hơn quên đi cơn buồn ngủ.

18. Học nhóm cùng bạn bè

Nếu khả năng tập trung của bạn không tốt, bạn không thể tự học khi ở một mình thì học nhóm chính là một phương án tốt dành cho bạn. Việc học nhóm sẽ làm tăng quá trình trao đổi bài tập, các bạn sẽ cùng nhau học những môn học tạo ra sự lành mạnh trong quá trình cạnh tranh và đương nhiên bạn sẽ không có cảm giác buồn ngủ khi học cùng người khác.

Trong quá trình học, bạn có thể dành ra thời gian khoảng 15-20 phút để trò chuyện cùng nhau, để thư giãn sau quá trình học tập, không nên dồn một lượng lớn khối lượng công việc một lúc sẽ làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi và chán nản.

Hieu-qua-hoc-nhom
Học nhóm sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn trong các buổi học.

19. Không học những chỗ quá thoải mái cho việc ngủ

Nơi học tập cần được thiết kế trong không gian nghiêm túc với ghế và bàn học, nhiều bạn lại chọn nơi học bài của mình là ở trên giường do bạn lười trong việc phải ngồi học nghiêm túc và tiện để ngả lưng nghỉ ngơi mỗi khi bạn thấy mệt mỏi.

Tốt nhất bạn nên để bàn học học của mình tránh xa khỏi vị trí giường ngủ, thay đổi thói quen và ngồi nghiêm chỉnh trên bàn học để đạt được chất lượng buổi học cao hơn. Nhất là vào những ngày mùa đông lạnh, tâm lý ai cũng chỉ muốn được cuộn mình trong chăn ấm nên bạn hãy tránh tầm mắt ra khỏi chiếc giường thân yêu để tránh mất tập trung.

20. Sử dụng dầu gió

Phương pháp này là một phương pháp truyền thống từ ngày xưa được truyền lại, dầu gió giống như một loại thuốc có thể chữa được rất nhiều loại bệnh: đau bụng, đau nhức chân tay,… và chúng ta cũng có thể dùng nó để giảm buồn ngủ. Bạn dùng một lượng dầu nhất định xoa đều hai bên thái dương hoặc có thể cho trực tiếp vào phần nhân trung để hít được vị cay của dầu.  Bạn hãy đặt một chai dầu gió cạnh bàn học để có thể ứng phó nhanh nhất khi cơn buồn ngủ ập đến.

Su-dung-dau-gio-giam-buon-ngu
Sử dụng lượng dầu gió vừa đủ để kết thúc cơn buồn ngủ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn lý do tại sao chúng ta lại buồn ngủ khi học và gợi ý cho bạn 20 cách giúp giảm buồn ngủ hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp ích nhiều đến bạn, mong bạn hãy lựa chọn cho mình những phương pháp hiệu quả nhất để có kết quả học tập tốt nhất.

Xem thêm: Chinh phục kiến thức với 11 cách học thuộc nhanh nhất

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử