Top 15 cách học nhanh nhớ lâu hiệu quả, dễ áp dụng 

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng gặp tình trạng mệt mỏi căng thẳng do phải học tập, làm việc quá lâu mà không có hiệu quả. Não bộ của bạn có dấu hiệu suy giảm về khả năng ghi nhớ do nó hoạt động không đúng cách. Bài viết dưới đây, Trường học 247 sẽ chia sẻ đến bạn tổng hợp các cách giúp học nhanh và nhớ lâu hơn siêu hiệu quả.

Tầm quan trọng của việc học nhanh nhớ lâu 

Khi bạn làm một công việc, chắc hẳn không ai muốn phải bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức mà cũng không mạng lại hiệu quả. Vậy nên việc học nhanh nhớ lâu sẽ mang lại rất nhiều những lợi ích cho bạn:

  • Tiết kiệm thời gian: Khi bạn đã biết cách để ghi nhớ thật tốt thì chắc hẳn sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian vào việc tập trung. Chúng ta có thể tăng được năng suất làm việc và phân bổ thời gian hợp lý hơn.
  • Tăng khả năng tự tin: Nếu trở thành một người có trí nhớ tốt, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, nhất là đối với những bài thuyết trình. Khi bạn nắm chắc các kiến thức thì khả năng truyền đạt cũng hiệu quả hơn rất nhiều.
  • Tăng cường trí nhớ: Khi bạn rèn luyện được các phương pháp học nhanh nhớ lâu chắc hẳn trí não bạn cũng được cải thiện. Chúng ta có thể nhớ được nhiều nội dung và thông tin khác nhau, phục vụ cho việc học tập và làm việc.
Tin-hieu-cach-hoc-nhanh-nho-lau
Tìm hiểu về việc học nhanh, nhớ lâu hiệu quả

Xem thêm: 10 cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ hiểu, nhớ lâu

15 cách học nhanh nhớ lâu hiệu quả, dễ áp dụng 

1. Ký hiệu hoá các thông tin

Việc ghi nhớ đôi khi lại trở nên rất đơn giản khi bạn gắn chúng với những điều dễ nhớ xung quanh cuộc sống. Ví dụ như một thuật ngữ bạn hãy gắn với các lý giải đơn giản nhất liên quan đến sự vật hằng ngày, từ đó bạn sẽ nhớ lâu và dễ dàng liên tưởng hơn.

2. Tìm hiểu thông tin chi tiết

Để có thể bắt đầu với việc học kiến thức nào đó, bạn cần nhiều các thông tin chi tiết hơn để tìm ra bản chất vấn đề thay vì học vẹt. Khi đó não bộ sẽ tự động ghi chép lại những nguồn tin mà bạn đã tìm kiếm. Kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu hơn mỗi khi bạn cần lấy ra sử dụng.

3. Thường xuyên ôn lại các kiến thức cũ

Đương nhiên việc thường xuyên nhất để ghi nhớ bài hiệu quả đó là ôn lại bài cũ. Mỗi ngày bạn hãy dành ra 5 – 10 phút để tổng kết lại các kiến thức đã nhớ, sau đó mới học bài mới. Như vậy, bạn mới không lo về việc học trước quên sau mỗi ngày.

On-tap-kien-thuc-moi-ngay
Ôn lại kiến thức thường xuyên sẽ tăng khả năng ghi nhớ

4. Tóm tắt các thông tin cần nhớ

Đây là một bước phụ nhưng lại rất quan trọng khi bạn bắt đầu học bài và ghi nhớ thông tin. Việc tóm tắt các nội dung sẽ giúp bạn tổng hợp được các ý chính và chỉ cần ghi nhớ nội dung ngắn đó thôi. Khi ôn lại bài, bạn sẽ hình dung các ý chính đó và hoàn toàn có thể diễn đạt được ra hết những điều mình đã học trước đó.

5. Ghi chú các ý chính ra giấy

Bạn có thể sử dụng các tờ giấy note để ghi chú lại các nội dung chính cần học. Bằng cách dán lên xung quanh những vị trí dễ thấy hằng ngày, bạn sẽ tự động ghi nhớ và não bộ một cách tự nhiên nhất. Trong khi viết bạn hãy đừng nhìn lại sách vở vì đó cũng chính là một lần bạn ghi nhớ lại kiến thức của mình, khi hoàn thành hãy đối chiếu lại rồi hãy dán lên tường hoặc là bàn học.

Ghi-chu-noi-dung-ra-giay
Học thuộc đơn giản với việc ghi chú nội dung

6. Tập trung trong quá trình học bài

Dù là làm bất cứ việc gì cũng vậy, để mang lại kết quả cao như mong đợi, chúng ta đều phải có sự tập trung và nghiêm túc trong công việc. Trong khi học, bạn hãy tránh xa các thiết bị điện thoại để không gây ảnh hưởng. Chỉ cần bạn bỏ công việc đang làm thì chúng ta phải mất ít nhất 25 phút mới có thể quay lại được. Vậy nên đừng làm lãng phí thời gian khi học, hãy trân trọng nó và tập trung hết mức có thể. 

7. Không ép bản thân học quá nhiều

Nhiều bạn cứ cho rằng việc ép bản thân học càng nhiều càng tốt, trong một khoảng thời gian rất dài. Tuy nhiên điều này là phản khoa học, não bộ chúng ta cần có quá trình được nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng sau mỗi thời gian hoạt động căng thẳng. Vậy nên hãy làm việc vừa sức mình, không tự tạo áp lực để khiến cơ thể thêm mềm mỏi, chán nản.

8. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục là một yếu tố cũng quan trọng không kém trong quá trình giúp cơ thể và não bộ phát huy tốt khả năng ghi nhớ. Đây là một hình thức để bạn tái tạo lại năng lượng cơ thể, giúp đầu óc trở nên minh mẫn là đạt hiệu quả cao. Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục 3 buổi/tuần để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân mình.

Tap-the-duc-tang-cuong-tri-nho
Tập thể dục mỗi ngày giúp trẻ tăng cường trí nhớ

9. Ăn nhiều hoa quả, vitamin

Các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh các loại thực phẩm như rau củ, hoa quả, thịt cá,…có tác dụng cung cấp vitamin tốt cho não bộ, rèn luyện khả năng ghi nhớ và tái tạo cơ thể. Vậy nên bạn cần liên tục bổ sung các nguồn thực phẩm này vào trong cơ thể để đảm bảo duy trì các hoạt động học tập và lao động bình thường, mang lại hiệu quả cao.

10. Ngủ đủ giấc, tránh mệt mỏi

Con người chúng ta cần phải đạt được 8 tiếng ngủ trong một ngày thì mới đảm bảo được cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh và tỉnh táo nhất. Các bạn trẻ hiện nay vẫn thường có thói quen thức đêm học bài và không đảm bảo đủ giấc ngủ, điều này lâu dần sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ và tình trạng sức khỏe không ổn định. Trong quá trình học thuộc nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi, không thể tiếp tục ngồi ngọc, vậy hãy nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng chứ đừng ép bản thân.

11. Chọn môi trường ghi nhớ phù hợp

Môi trường bên ngoài cũng là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng ghi nhớ của bạn. Chúng ta rất khó lòng tập trung được trong khi có quá nhiều người và hoạt động xung quanh ảnh hưởng đến khả năng tập trung

12. Học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh

Học hỏi luôn là một yếu tố cần thiết trong cuộc bởi vì nó sẽ mở mang cho bạn rất nhiều nguồn thông tin khác nhau. Đó có thể là những thông tin đúng hoặc sai nên khi tiếp nhận chúng ta cần có quá trình kiểm chứng. Bạn có thể tham khảo cách học thuộc nhanh từ những người đi trước sau đó áp dụng với bản thân để xem phù hợp hay không. Chúng ta nên tìm đến những người đã thành công với hoạt động này trước đó để có được kinh nghiệm tích lũy tốt nhất nhé.

13. Thường xuyên thuyết trình trước đám đông

Thuyết trình là một hoạt động không thể thiết của thời học sinh nhất là khi bạn bước lên Đại học. Để có thể thuyết trình được bạn cần nắm chắc toàn bộ các kiến thức cần thiết. Khi đó bản thân sẽ có tinh thần trách nghiệm hơn, cố gắng để đạt được kết quả cao nhất. Và chỉ khi bạn ghi nhớ nội dung tốt thì mới có thể tự tin đứng trước đám đông để thuyết trình được.

Bai-thuyet-trinh
Rèn luyện khả năng thuyết trình để thúc để thúc đẩy khả năng ghi nhớ

14. Thư giãn trước khi bắt đầu học

Để chuẩn bị cho quá trình học được tập trung và không áp lực căng thẳng, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động thư giãn. Bạn có thể chọn cách nghe một bản nhạc, chơi một trò chơi để giữ cho bản thân tinh thần thoải mái và không có áp lực gì cảm. Với cách này, quá trình học diễn ra sẽ được trôi chảy và tập trung hơn, bạn sẽ ít quan tâm đến các hoạt động và sự vật xung quanh.

15. Chia nhỏ nội dung trong buổi học

Để việc học thuộc và ghi nhớ đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy chia nhỏ các ý nội dung cần học. Việc học từng đoạn nhỏ, sẽ giúp bạn nắm chắc kiến thức, học phần nào đảm bảo phần đó được luôn. Sau mỗi lần ghi nhớ như thế bạn hãy viết lại những nội dung mình vừa học một lần nữa ra giấy, rồi mới tiếp tục học. Các đoạn phải được chia theo logic từ đầu đến cuối, không được sắp xếp linh tinh sẽ làm quá quá trình ghi nhớ trở nên rắc rối hơn.

Các kỹ thuật để rèn luyện trí nhớ 

Kỹ thuật tập trung cao độ

Tập trung cao độ là một kỹ thuật không đơn giản khi phải tập trung não bộ vào một đối tượng duy nhất. Kỹ thuật này không tự nhiên sinh ra mà cần có sự rèn luyện theo từng cấp độ. Bắt đầu từ thời gian ngắn với khối lượng công việc ít đòi hỏi bạn phải tập trung và ghi nhớ theo yêu cầu. Sau đó dần tăng cấp độ lên để duy trì thành thói quen và được áp dụng thường xuyên hiệu quả.

Tap-trung-trong-hoc-bai
Rèn luyện kỹ năng tập trung cao độ trong quá trình ghi nhớ

Kỹ năng nhận thức thị giác

Kỹ năng nhận thức thị giác là quá trình chúng ta gán những nội dung cần ghi nhớ sang một hình ảnh quen thuộc mà tiếp xúc thường xuyên. Điều này sẽ giúp cho bạn tối ưu được thời gian học thuộc mà những kiến thức đã được chuyển hóa sang não bộ với những hình ảnh. Ví dụ như khi bạn học định luật hấp dẫn chúng ta chỉ cần gắn nó vào hình ảnh quả táo rơi trúng đầu, và khi đó chỉ cần nhắc lại là bạn có thể trình bày được định lý thông quá trí nhớ có sẵn.

Kỹ thuật liên tưởng

Cũng gần tương tự với kỹ năng nhận thức thị giác, chúng ta cũng có thể hiểu kỹ thuật liên tưởng là quá trình biến những thứ cần học thuộc thành những khái niệm liên tưởng riêng trong não bộ của bạn. Bạn có thể tự liên tưởng đến những ký hiệu riêng để ghi nhớ ngắn gọn hơn, tuy nhiên quá trình này cũng cần thời gian rèn luyện vì không phải cứ liên tưởng là bạn sẽ nhớ được nội dung của nó. Hãy sử dụng kỹ thuật này thường xuyên để làm tăng quá trình học nhanh nhớ lâu của bạn nhé.

Kỹ thuật lặp đi lặp lại

Khi  bạn liên tục lặp lại một nội dung trong đầu hoặc nói ra bằng miệng thì chắc hẳn não bộ sẽ tự động ghi nhớ các nội dung đó. Kỹ thuật này sẽ không yêu cầu bạn cần rèn luyện quá nhiều bởi ai cũng có thể thực hiện được. Bạn hãy ghi nhớ và lặp lại kiến thức mỗi ngày, thường xuyên ôn tập sẽ giúp bạn không bao giờ quên được những gì mình đã học.

Sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ

Sơ đồ tư duy được dùng trong rất nhiều nhưng mục đích khác nhau từ học tập đến công việc. Với các thiết kế đơn giản, dễ hiểu, chúng ta có thể áp dụng sơ đồ để ghi nhớ trong quá trình học thuộc rất hiệu quả. Với những nhánh cây chính sẽ thường thể hiện các ý lớn trong nội dung học, dần dần sẽ là các nhánh nhỏ với nội dung bộ trợ. Khi nhìn vào sơ đồ bạn sẽ biết mình phải học những gì để ghi nhớ bài nhanh hoặc đó cũng là bước cuối để bạn kiểm tra lại trí nhớ của mình bằng cách vẽ theo sơ đồ tư duy.

Ghi-nho-voi-so-do-tu-duy
Sơ đồ tư duy là phương pháp học tập hiệu quả

Sai lầm cần tránh để học nhanh nhớ lâu 

Nghĩ càng học nhiều càng nhớ nhanh

Với những suy nghĩ đơn thuần rằng học càng lâu càng tốn thời gian thì bạn sẽ có thể nhớ bài được. Tuy nhiên não bộ của con người chỉ có thể tập trung cao độ trong một thời gian cố định, nếu như đã qua thời gian đó bạn nên nghỉ ngơi. Đừng ép bản thân phải cố để học quá nhiều, bạn sẽ không có được kết quả như mong muốn.

Học nhiều môn cùng lúc

Điều chúng ta cần phải lưu ý khi bắt đầu học thuộc đó chính là không nên học nhiều môn trong cùng một lúc. Bạn hãy sắp xếp các môn theo trình tự khoa học, kết thúc môn này mới được chuyển qua môn khác. Hiệu quả làm việc sẽ được tăng cao và ghi nhớ được nhiều bộ môn khác nhau.

Tuyệt đối không vừa ăn vừa học

Các bạn vẫn thường có thói quen vừa ăn vừa học bài, như vậy sẽ làm giảm đi sự tập trung trong quá trình ghi nhớ. Bạn có thể ăn nhẹ trước khi học bài để bổ sung thêm năng lượng, rồi hay ngồi vào bài học một cách thật nghiêm túc, tránh một lúc làm hai việc.

Để có thể tìm được phương pháp học nhanh, nhớ lâu một cách hiệu quả, bạn cần có nhiều thời gian thử nghiệm để tìm kiếm sự phù hợp với mình. Bài viết trên, Trường học 247 đã giới thiệu đến bạn một số cách giúp cho việc ghi nhớ tốt hơn. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công nhé!

Xem thêm: Dạy học dự án là gì? Vận dụng dạy học dự án trong nền giáo dục hiện đại

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử