10 cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ hiểu, nhớ lâu

Để hướng dẫn trẻ lớp 1 học đánh vần chắc hẳn là một nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh. Do trẻ còn khá nhỏ và khả năng tập trung không cao nên đôi khi việc dạy học không mang lại kết quả tốt. Bài viết sau đây, Trường học 247 sẽ gợi ý cho các bậc cha mẹ về top 10 cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ hiểu, nhớ lâu.

Tầm quan trọng của việc dạy trẻ lớp 1 đánh vần

Lớp 1 chính là khoảng thời gian mà trẻ phát triển não bộ mạnh mẽ nhất, bởi vậy nên việc dạy học càng sớm có trẻ là điều tất yếu. Mới chuyển từ bậc mẫu giáo lên cấp 1 nên trẻ cần ổn định tâm lý từ từ. Cha mẹ không nên gây áp lực con cái trong chuyện học tập mà phải từng bước dạy con bắt đầu từ việc học đánh vần.

Việc học tại nhà sẽ giúp con có thể chuẩn bị tốt mọi kỹ năng để đi đến trường. Con sẽ không bị thụt lùi so với các bạn khác, bởi hiện nay nhiều gia đình đã cho con cái của học học khá nhiều ngay trong thời gian còn nhỏ. 

Con cái được học cùng phụ huynh sẽ càng cảm thấy có thêm nhiều động lực học tập. Bạn có thể kiểm tra con thường xuyên, luôn đồng hành để con không cảm thấy nhụt trí từ những phút ban đầu.

Day-tre-lop-1-danh-van-nhu-the-nao
Dạy học đánh vần cho trẻ lớp 1 là việc rất khó khăn

Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần 

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ cho con các bộ đồ dùng học tập và quan trọng nhất là bảng chữ cái để con có thể nhìn vào đó và học theo. Bạn nên mua các chữ cái rời để thuận tiện trong việc để con quan sát và nhớ bài lâu hơn, tránh nhầm lẫn. Sau đó mới cho con tiếp xúc với đầy đủ bảng chữ cái khi con đã học thuộc và phân biệt được các chữ đơn giản.

Với độ tuổi chập chững vào lớp 1 con trẻ đang cần một thời gian để thay đổi từ thói quen vui chơi chuyển sang học tập nghiêm túc và kéo dài trong tương lai. Bạn cần để con làm quen nhiều hơn với ngôi trường mới, giải thích về trách nhiệm học tập để con sẽ tự giác trong việc học ban đầu.

Phụ huynh phải dành nhiều thời gian hơn nữa để ở bên cạnh và đồng hành cùng con. Mỗi bước đi mới sẽ là những bỡ ngỡ ban đầu, bạn hãy từng bước dạy con để làm quen với bảng chữ cái ban đầu để con tự tin nhất khi đến trường.

Xem thêm: 7 cách dạy toán lớp 1 cho trẻ dễ hiểu, dễ thành thạo

10 cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ hiểu, nhớ lâu 

1. Sắp xếp thời gian hợp lý 

Dù có bận rộn đến mấy, cha mẹ cũng nên sắp xếp mà dành thời gian phù hợp để có thể dạy con học bài. Mỗi tối bạn có thể cùng con ôn luyện 30 phút đến tiếng để học một số từ mới. Đây là thời gian dễ để tập trung học bài nhất, giúp con nhớ bài lâu hơn.

Ngoài ra, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn cũng có thể thỉnh thoảng hỏi lại con một số câu để xem mức độ nhớ của con. Việc lồng ghép việc học với các câu đố hoặc hoạt động vui chơi sẽ giúp con thích thú hơn.

Lua-chon-thoi-gian-day-hoc-phu-hop
Lựa chọn thời gian học bài phù hợp với trẻ để thu lại kết quả tốt

2. Luôn kiên nhẫn khi dạy bé 

Dạy con học đánh vần lớp 1 chắc chắn không phải là hoạt động dễ bởi ở lứa tuổi đó, con có thể học bài tuỳ vào tâm trạng, có lúc thích lúc không. Bởi vậy, cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn với con. Có thể với một chữ cái con phải mất một thời gian dài, nhưng không phải thế mà chúng ta bỏ cuộc. 

Cha mẹ hãy cứ luôn động viên và khen con để trẻ không có thêm động lực học tập. Nếu bạn không kiên nhẫn thì chắc hẳn con cũng sẽ cảm thấy chán nản và không muốn tiếp nhận thêm thông tin mới.

3. Nắm chắc quy tắc đánh vần 

Khi dạy con lớp 1 học, ban cũng cần phải ôn luyện lại kiến thức về quy tắc đánh vần đề có thể cung cấp kiến thức chuẩn nhất. Trẻ cần được học đúng và đủ ngay từ khi còn nhỏ để không sai lệch các kiến thức về sau. Lớp 1 chính là nền tảng đầu tiên và quan trọng nhất nên ba mẹ cần đặc biệt phải chú trọng đến quy tắc phát âm đúng để dạy bé nhé. 

4. Hướng dẫn bé làm quen với bảng chữ cái 

Con mới vào lớp 1 và còn khả bỡ ngỡ với các sự vật xung quanh nên con cần có thời gian để làm quen với những điều mới. Trẻ sẽ được tiếp xúc và làm quen với bảng chữ cái đầu tiên trước khi phải ghi nhớ chúng. 

Cha mẹ giới thiệu về số lượng trong bảng và có thể đọc qua một lần để con từ từ tiếp nhận và hình dung được những gì mình sẽ phải học. Tuy nhiên hãy để con tiếp xúc một cách tự nhiên chứ đừng bắt con phải học thuộc thật nhanh, như vậy sẽ không mang đến kết quả tốt.

De-tre-lam-quen-voi-bang-chu-cai
Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái ngay từ khi còn nhỏ

5. Dạy bé chữ cái đơn giản trước 

Con khi lớn dần lên sẽ bắt đầu với những tiếng gọi ông, bà, cha, mẹ. Vậy nên trong quá trình dạy trẻ đánh vần, chúng ta vẫn thường hướng dẫn con những từ đơn giản như thế này trước. Con sẽ cảm thấy quen thuộc và dễ dàng đến với các cấp độ tiếp theo.

6. Phân biệt tên chữ và tên âm 

Sau khi trải qua giai đoạn nhận mặt chữ, ba mẹ sẽ giúp con phân biệt được đâu là tên chữ đâu là tên âm. Vì có một số từ hai nội dung này thường không giống nhau ví dụ như chữ “b” có tên đọc là “bê”. Vậy nên bạn hãy hỗ trợ để có có thể phân biệt được hai khái niệm và các tên gọi này để con nắm chắc hơn về các phần ngữ pháp và tiếng Việt.

Phan-biet-bang-chu-cai
Phân biệt tên gọi và tên âm trong bảng chứ cái để trẻ dễ học tập

7. Đánh vần qua trò chơi 

Ở độ tuổi vừa từ mầm non lên cấp 1, các bạn nhỏ vẫn còn khá ham chơi và chưa thể làm quen được với những áp lực học tập. Bố mẹ cũng cần linh hoạt hơn trong quá trình dạy học như hỗ trợ con đánh vẫn thông qua trò chơi.

Con sẽ được học tập trong tâm thế vô cùng vui vẻ, khả năng tiếp thu cũng cao hơn. Bạn hãy luôn đồng hành cùng con trong các trò chơi để khích lệ, động viên con trả lời các câu hỏi tốt nhất. Như tâm lý của trẻ là càng được khen ngợi lại càng muốn cố gắng nhiều hơn.

8. Đánh vần qua hình ảnh 

Song song với phương phương pháp đánh vần qua trò chơi thì chúng ta có thể sử dụng thêm các hình ảnh trực quan để hỗ trợ quá trình ghi nhớ của con. Một số nghiên cứu trước đây đã khẳng định rằng trẻ có khả năng tiếp thu kiến thức vào não bộ tốt hơn thông qua các hình ảnh trực quan. Do đó bố mẹ có thể tìm hiểu thêm các bộ hình về bảng chữ cái để có thể bổ sung đồ dùng cho con.

Day-be-hoc-danh-van-qua-hinh-anh
Học đánh vần thông qua những hình ảnh sinh động, thú vị

9. Không ép bé học quá nhiều 

Trẻ khi mới vào lớp 1 còn khá ham chơi và khó để tập trung vào một vấn đề nào đó. Vậy nên bố mẹ không nên ép buộc con cái quá học tập quá nhiều, điều đó sẽ phản lại tác dụng của việc ghi nhớ. Bạn hãy tạo ra sự thoải mái và cân bằng giữa việc chơi và việc học. Trẻ cần thấy mình không bị dồn nén bất kỳ một áp lực nào, như vậy hiệu quả sẽ cao hơn.

10. Hướng dẫn bé đánh vần bằng cách ghép chữ 

Ghép chữ là bước rất quan trọng trong quá trình dạy bé đánh vần vì gần như đã là bước cuối hoàn thiện kỹ năng cho trẻ. Trong một chữ cái tiếng Việt thông thường sẽ được cấu tạo bởi 3 bộ phận âm đầu, vần và thanh. Phụ huynh sẽ hướng dẫn con học bài theo đúng thứ tự nhất, đầu tiên sẽ là đọc vần sau đó đến âm đầu, cuối cùng sẽ là thanh.

Với phương pháp này con sẽ làm quen được với cách thức học tập trên trường nhanh hơn. Trẻ sẽ bắt đầu với những từ đơn giản và tăng dần cấp độ khó lên để có thể đọc chữ một cách thành thạo.

Lời khuyên khi dạy trẻ lớp 1 đánh vần 

Tạo ra thói quen học tập mỗi ngày

Việc tạo ra thói quen cho con trẻ là một điều vô cùng quan trọng để giúp con nhanh chóng quen với chế độ học tập mỗi ngày. Bạn hãy cố gắng giúp con tranh thủ học mọi lúc mọi nơi, đơn giản là việc hỏi những câu đơn giản mỗi ngày để kiểm tra kiến thức. Bên cạnh đó, mỗi ngày cũng cố định khoảng 20 – 30 phút để con ngồi học nghiêm túc sau đó mới được tham gia những hoạt động khác. 

Hoc-tap-moi-ngay-cung-tre
Hoc tập mỗi ngày sẽ tạo ra thói quen tốt cho trẻ

Dành nhiều thời gian bên con

Nhiều ba mẹ hiện nay với khối lượng công việc lớn, thường không dành nhiều thời gian cho con nên đôi khi trẻ sẽ không phát triển toàn diện trong nhận thức. Nhất là trong giai đoạn con mới vào lớp 1, mọi thứ còn khá xa lạ và mới mẻ. Bạn hãy dành nhiều thời gian bên con hơn, ít nhất là trong các buổi tối để kèm bạn nhỏ học. Có sự đồng hành từ cha mẹ con sẽ cảm thấy hứng thú và muốn được học bài tốt hơn rất nhiều.

Đi từ cơ bản đến phức tạp

Khởi đầu thành công thì bạn mới có thể đến với những thử thách tiếp theo được. Phụ huynh hãy dạy trẻ từ những nội dung cơ bản nhất để con dần quen hơn với nhịp độ học tập. Sau dần con sẽ chủ động hơn trong việc ghi nhớ và sẽ tiếp cận những nội dung phức tạp hơn liên quan đến sự tư duy, sáng tạo. Dạy con cần có kế hoạch và từng bước chắc chắn nên ba mẹ không được vội vàng đâu nhé.

Day-tre-hoc-danh-van
Trẻ học tập bài bản từ đơn giản đến phức tạp

Bé lớp 1 vẫn còn khá non nớt trong tư duy và ghi nhớ nên chúng ta cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp nhất để tiếp cận con. Với những chia sẻ trên, Trường học 247 mong rằng đã giúp cho các quý phụ huynh tham khảo được những cách dạy học khác nhau để áp dụng với bé nhỏ nhà mình nhé.

Xem thêm: 11 cách dạy bé học chữ cái hiệu quả, nhớ lâu

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử