Kỹ năng truyền đạt lôi cuốn, thu hút học sinh là điều rất cần thiết đối với mỗi giáo viên. Thay vì áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống, trực tiếp trước kia. Hiện nay các thầy cô giáo đã có ý tưởng kết hợp một số trò chơi trong dạy học để khởi động tiết học và giúp các con tiếp thu nhanh chóng hơn. Bài viết sau của Trường học 247 sẽ gợi ý đến bạn đọc Top 20+ trò chơi hấp dẫn, giúp kích thích các bé phát triển và sáng tạo tốt nhất.
Tại sao cần vận dụng các trò chơi trong dạy học?
Phương pháp dạy học có tích hợp các trò chơi là cách tổ chức giảng dạy thông qua việc tổ chức các trò chơi có liên quan đến nội dung bài học. Nhờ đó giúp học sinh hào hứng và hiểu bài tốt hơn. Qua trò chơi, các con được tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, đồng thời phát triển sự tự giác, tự tin trong học tập.
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật khi sử dụng cách dạy học hiện đại này:
Giúp phát triển giác quan
Thông qua trò chơi giúp học sinh nâng cao khả năng sử dụng tất cả các giác quan để thực hiện nhiệm vụ của trò chơi. Từ đó các giác quan linh hoạt hơn, giúp con phát triển tư duy trừu tượng và ngôn ngữ mạch lạc hơn.
Phát triển trí não từ kiến thức mới được học
Nhờ việc tiếp nhận và hiểu kiến thức dễ dàng, thông qua trò chơi còn giúp học sinh phát hiện ra những vấn đề xoay quanh nhiệm vụ được giao. Từ đó giúp trẻ tăng khả năng sử dụng các kỹ năng để giải quyết trò chơi, biết cách phát triển, sáng tạo thêm những kiến thức mới từ kiến thức nền tảng được học.
Tăng khả năng ghi nhớ
Vận dụng trò chơi trong các tiết học giúp bầu không khí học tập sôi nổi và thoải mái hơn. Thông qua đó, học sinh biết cách phân tích, so sánh và tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng. Điều này giúp trẻ nhỏ có ấn tượng sâu sắc với kiến thức và ghi nhớ thông tin đã học lâu hơn.
Giúp trẻ có tâm thế chủ động trong học tập
Một ưu điểm khác của phương pháp tiếp cận một số trò chơi trong dạy học đó là luôn tạo cho học sinh tâm thế học chủ động. Giáo viên là người đưa ra bài tập, nhiệm vụ và hướng dẫn con thực hiện. Còn học sinh sẽ trực tiếp tham gia, chủ động suy nghĩ và tìm tòi kiến thức để giải quyết yêu cầu. Nhờ đó giúp cho trẻ tăng khả năng tự tin, chủ động suy nghĩ và luôn tích cực khi đón nhận các kiến thức mới.
20+ trò chơi trong dạy học thu hút sự chú ý của học sinh
Bài viết sau sẽ tổng hợp giúp bạn những trò chơi có tác dụng tốt nhất trong việc thu hút sự chú ý và phát huy sự sáng tạo của trẻ:
1. Giải đáp nhanh
Đây là trò chơi vô cùng phù hợp với bộ môn toán cấp tiểu học. Hình thức giải đáp nhanh giúp các con tính nhẩm các dạng toán cộng – trừ – nhân – chia một cách thành thạo. Từ đó, giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, rèn luyện tư duy nhạy bén khi tham gia.
Cách chơi trò giải đáp nhanh như sau:
Giáo viên sẽ chia cả lớp thành hai đội chơi với việc một đội được tự đặt tên cho mình. Đội trưởng của hai đội đại diện oẳn tù xì để biết được đội nào ra đề bài trước. Sau đó, một đội sẽ tiến hành đặt phép tính và đội còn lại cần trả lời kết quả ngay khi nghe xong câu hỏi. Trò chơi cứ diễn ra lần lượt với từng đội trong vòng 5 phút để tính điểm timd ra đội chơi chiến thắng.
2. Trò chơi Con thỏ
Trò chơi này với mục đích giúp trẻ tạo ra bầu không khí vui vẻ, sôi nổi và rèn luyện khả năng ghi nhớ rất tốt. Đồng thời, nó còn giúp học sinh tăng sự tập trung, phản xạ nhanh với câu hỏi.
Trò chơi con thỏ sẽ có một người làm nhiệm vụ quản trò để đưa ra yêu cầu về động tác cho những thành viên khác làm theo. Học sinh nào làm sai sẽ bị phạt theo quy định của lớp.
- Khi quản trò nói “con thỏ”, các học sinh sẽ phải đưa tay lên cao.
- Khi nói “con thỏ ăn cỏ” các con cần đặt tay phải xuống và chụm các ngón tay lại.
- Khi quản trò hô “con thỏ uống nước” thì người chơi phải đặt tay phải lên sát miệng tạo dáng uống nước.
- Khi người quản trò ra mệnh lệnh “con thỏ vào hang”, học sinh sẽ đưa tay phải lên và các ngón tay đặt sát vào tai.
- Khi quản trò hô khẩu hiệu “con thỏ đi ngủ” con đưa tay phải lên và chụm vào sát mắt.
3. Phản xạ nhanh
Trò chơi phản xạ nhanh giống như tên gọi, có tác dụng giúp các bé tăng khả năng quan sát, lắng nghe và phản ứng nhanh khi nghe thấy hiệu lệnh. Trò chơi gồm có 3 động tác cơ bản là: vỗ tay, đứng lên và ngồi xuống. Ví dụ, khi quản trò hô vỗ thì các học sinh cần thực hiện vỗ tay ngay lập tức tức. Tương tự với hai hiệu lệnh đứng lên và ngồi xuống cũng vậy.
Tuy nhiên, các giáo viên với tư cách là quản trò của game này có thể đánh lừa bằng cách hô và hành động để tăng khả năng tập trung và lắng nghe của trẻ.
Xem thêm: Top 16 trò chơi trí tuệ giúp con phát triển trí thông minh
4. Trò chơi khởi động: Ai làm đúng?
Trò chơi này có hiệu quả cao trong tăng tinh thần đồng đội, phản xạ nhanh nhạy của trẻ. Thông qua việc các thành viên trong lớp cùng thực hiện tiếng kêu của loài động vật được người quản trò yêu cầu.
Cách chơi cụ thể như sau; Quản trò chọn ra một nhóm học sinh đóng giả là những chú gà con. Một nhóm khác đóng giả thành các chú chó con. Và một nhóm thứ ba đóng giả thành các chú vịt con. Khi quản trò đọc tên đến nhóm nào thì nhóm đó ngay lập tức phải phát ra tiếng kêu của con vật mà nhóm đóng giả. Ví dụ con gà con kêu chíp chíp, con chó con sủa gâu gâu, con vịt con sẽ kêu tiếng quạc quạc,…
Nhóm nào đọc không đúng hoặc đọc chậm đều sẽ bị tính là phạm luật và chịu hình phạt.
5. Bàn tay diệu kỳ
Trong danh sách một số trò chơi trong dạy học, các giáo viên không thể bỏ qua trò chơi bàn tay diệu kỳ này. Trò chơi này giúp trẻ phát huy tối đa sự tập trung và phản ứng nhanh trước các mệnh lệnh của người quản trò.
- Bàn tay mẹ: Học sinh xòe cả hai bàn tay ra phía trước
- Bồng con hát ru: Vòng hai cánh tay và đung đưa như đang hát ru con
- Chăm chút con từng ngày: Con thực hiện việc úp hai bàn tay lên má và nghiêng đầu.
- Sưởi ấm con ngày đông: Đặt chéo hai lòng bàn tay lên trước ngực và khẽ lắc lư người.
- Gió mát đêm hè: Thực hiện động tác bàn tay như đang quạt
- Bàn tay kỳ diệu: Cả lớp giơ hai tay lên trên đầu và hô to khẩu hiệu “bàn tay kỳ diệu”.
6. Chuyền hoa
Trong trò chơi này sẽ cần chuẩn bị một bông hoa, các câu hỏi và một số phần quà. Cả lớp lần lượt chuyền hoa cho nhau và nhận được câu hỏi một cách ngẫu nhiên giúp tăng phản xạ cho trẻ rất tốt, cung khả năng ngôn ngữ linh hoạt.
Luật chơi trò chuyền hoa như sau:
Cô giáo sẽ tiến hành bắt nhịp cho cả lớp hát một bài hát và chuyền hoa theo vòng tròn giữa các bạn. Khi kết thúc bài hát, học sinh nào cầm bông hoa trên tay sẽ phải trả lời một câu hỏi bí mật đặt trong bông hóa. Khi học sinh trả lời chính xác sẽ nhận được một phần quà hấp dẫn.
7. Xếp hình theo mẫu
Trò chơi xếp hình giúp trẻ phát triển tư duy trừu tượng về hình ảnh rất tốt. Đồng thời, xếp hình theo mẫu cũng giúp học sinh tăng khả năng quan sát, tìm ra quy luật của dãy hình.
Mỗi học sinh sẽ được phát cho bộ các hình gồm hình tròn, tam giác, vuông chữ nhật,… trong bộ dụng cụ học tập. Sau khi cô giáo đưa ra mẫu cần xếp, học sinh cần nhanh chóng hoàn thành theo thời gian quy định. Người nào làm đúng trong thời gian ngắn nhất sẽ được phần thưởng.
8. Sắp xếp thứ tự
Trò chơi có tác dụng giúp các bé nhận biết được thứ tự của các con số, số liền trước, liền sau một cách chính xác.
Giáo viên sẽ chuẩn bị những tấm bìa được ghi sẵn các số từ 1 đến 10. Sau đó, yêu cầu các bạn sắp xếp thứ tự các tấm thẻ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
9. Tô màu vào hình đúng
Trò chơi tô màu củng cố trẻ trong khả năng nhận biết các hình dạng như tam giác, vuông, tròn, chữ nhật một cách chính xác. Đồng thời, việc tô màu cũng giúp trẻ rèn luyện sự khéo tay và khiếu thẩm mỹ.
Quản trò sẽ tiến hành chia lớp làm hai đội tham gia. Mỗi bạn đại diện lên thi được phát cho các bút màu đỏ, vàng và xanh. Nhiệm vụ của học sinh là quan sát hình vẽ để tô màu vào hình đúng theo yêu cầu. Ví dụ, khi giáo viên yêu cầu tô màu vàng vào hình tròn, học sinh cần nhanh chóng tô màu vào đúng vị trí hình tròn.
10. Trò chơi nhiều hơn – ít hơn
Tham gia trò chơi nhiều hơn – ít hơn sẽ giúp các bé tăng phản xạ và biết cách so sánh hai nhóm đồ vật bất kì.
Giáo viên sẽ đưa ra hai nhóm đối tượng đồ vật với số lượng khác nhau. Các nhóm quan sát thật nhanh để biết được nhóm nào có số lượng nhiều hơn và nhóm nào ít hơn.
11. Ra khơi
Tương tự như một số trò chơi trong dạy học kể trên, trò chơi ra khơi cũng sử dụng những tấm thẻ để giúp học sinh phản ứng nhanh trước các câu hỏi.
Giáo viên sẽ chuẩn bị những tấm bìa hình tứ giác ghi các biểu thức cần tính, và các tấm thẻ tam giác để ghi kết quả. Nhiệm vụ của các đội chơi là tìm tấm bìa kết quả phù hợp với từng biểu thức hình tứ giác và tạo thành hình chiếc thuyền đang ra khơi.
12. Hộp số may mắn
Trò chơi hộp số này có mục đích giúp các bé nhận biết được các số tự nhiên theo chiều tăng hoặc giảm dần. Từ đó, học sinh nhận thức được số lớn số bé một cách nhanh chóng trong việc vận dụng vào bài toán.
Giáo viên sẽ chuẩn bị hộp giấy có các mảnh giấy ghi sẵn các số bên trong. Sau đó yêu cầu học sinh vừa hát vừa chuyền lần lượt hộp số này cho nhau. Khi nhạc dừng lại thì học sinh đang cần hộp giấy sẽ tiến hành bốc một mảnh giấy và đọc yêu cầu để thực hiện.
Ví dụ: Học sinh nhận được mảnh giấy yêu cầu đọc tên các số tròn chục. Khi đó em sẽ phải trả lời câu hỏi và nếu đúng sẽ nhận được phần thưởng từ cô giáo.
13. Đố chữ
Trò chơi đố chữ đã quá quen thuộc với các học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Các con sẽ nhận được những lá phiếu có ghi hành động cần làm để những bạn khác đoán. Câu trả lời của các bạn có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh tùy theo yêu cầu của môn học. Trò chơi có thể điều chỉnh linh hoạt với các nội dung liên quan tới các loại cây, con vật, thể thao, sở thích,… để trẻ phát huy toàn diện các mặt.
14. Đoán thẻ Flashcard
Đây là một trò chơi trong dạy học tuy đơn giản nhưng có tác dụng rất tốt. Giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình một cách linh hoạt hơn. Người quản trò sẽ từ từ tiết lộ các chữ cái trong tấm thẻ Flashcard để học sinh đoán. Bạn nào đoán được nhanh nhất sẽ được giữ tấm flashcard đó. Khi kết thúc trò chơi, học sinh nào sở hữu nhiều tấm thẻ nhất sẽ là người chiến thắng.
15. Truy tìm manh mối
Trò chơi tìm manh mối sẽ giúp trẻ rèn luyện tốt khả năng giao tiếp và sự tập trung cao độ. Người quản trò sẽ cung cấp một số thuật ngữ và manh mối quan trọng để trẻ truy tìm ra đáp án. Đây là tựa game hoạt động theo nhóm giúp tăng tính đoàn kết cho các bé.
16. Ghi nhớ đồ vật
Đây là một trò chơi thu hút và kích thích sự tập trung của não bộ vô cùng hiệu quả. Cô giáo sẽ sử dụng một số đồ vật và đố các con cách gọi của các món đồ đó trong tiếng Anh. Hình ảnh trực quan về đồ vật sẽ giúp các bé nhớ nhanh hơn về tên gọi của chúng.
17. Tìm màu sắc phù hợp
Trò chơi dạy học về tìm màu sắc sẽ là phương pháp hiệu quả giúp các bé mầm non nhận biết các màu sắc và đọc đúng tên của chúng. Cô giáo sẽ nói “cả lớp cùng tìm màu…” và các bạn nhỏ sẽ đi tìm đồ vật trong lớp có chứa màu đó. Tựa game linh hoạt này ứng dụng trong buổi học không những giúp trẻ hiểu bài nhanh hơn, mà còn tăng hứng thú học khi các con được vận động và thực hiện thử thách.
18. Cuộc thi học tập
Trò chơi về học tập này giúp các học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức và tìm tòi thông tin giúp các bé ôn tập để làm bài kiểm tra đạt điểm cao. Cô giáo sẽ đặt ra bộ câu hỏi liên quan tới kiến thức đã học để giúp các con tổng ôn một cách hiệu quả. Trải qua từng vòng thi, các bạn sẽ vận động não bộ để suy nghĩ câu trả lời trong thời gian ngắn nhất.
19. Cuộc thi xếp chồng
Một số trò chơi trong dạy học khác như cuộc thi xếp chồng này sẽ giúp học sinh cải thiện kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề theo đúng thời gian quy định. Cả lớp chia thành các đội chơi với công cụ được chuẩn bị sẵn bao gồm dây chun, dây và cốc nhựa.
Các con sẽ tiến hành buộc từng đoạn dây vào dây chun, mỗi thành viên trong đội thực hiện một dây để tiết kiệm thời gian. Mục đích là làm sao để nâng cốc nhựa lên bằng cách sử dụng dây và dây chun bằng các hình dạng cụ thể như kim tự tháp, cầu,…
20. Phát minh ra giải pháp
Trò chơi phát minh ra giải pháp này được được thực hiện theo nhóm sau những tiết học căng thẳng sẽ giúp trẻ kích thích tư duy một cách tốt nhất, phát minh ra những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Cô giáo sẽ là người đưa ra các tình huống giả định, sau đó học sinh là người suy nghĩ ra hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề và trình bày trước lớp.
21. Nhảy đóng băng
Trò chơi này được áp dụng trong tiết học sau khi ra chơi để các con thấy hào hứng trở lại để tiếp thu bài mới. Cả lớp tiến hành xếp ghế thành một vòng tròn rộng có chuẩn bị nhạc vui nhộn. Các con sẽ di chuyển theo vòng tròn ghế tới khi nhạc dừng lại thì cần tìm chỗ ngồi cho mình. Người nào không có ghế ngồi sẽ bị loại. Vòng chơi cứ tiếp diễn như vậy tới khi tìm được người chiến thắng cuối cùng.
Trên đây bài viết đã vừa gợi ý đến bạn 20+ trò chơi thu hút và hiệu quả cao trong việc giảng dạy. Hy vọng một số trò chơi trong dạy học này sẽ giúp giáo viên truyền đạt kiến thức tới học sinh một cách nhanh chóng và giúp các con tiếp thu kiến thức mới dễ dàng.
Xem thêm: Top 18 cách tạo hứng thú trong học tập cực hay và hiệu quả trong lớp học