Để có được sự tập trung và tương tác cho học sinh thì mỗi người giáo viên cần lựa chọn cho mình một phương pháp dạy học đúng đắn và phù hợp nhất. Vậy phương pháp dạy học là gì? Các phương pháp dạy học nào phổ biến hiện nay sẽ được Truonghoc247 chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Phương pháp dạy học là gì?
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa người dạy và người học, được thể hiện thông qua việc trao đổi nguồn thông tin, lên kế hoạch học tập, giảng dạy,… Các hoạt động sẽ được quy định trong một môi trường học cụ thể, điều kiện học tập nhất định, các đối tượng tham gia sẽ cùng nhau đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra từ ban đầu.
Mỗi người sẽ chuẩn bị cho mình một phương pháp dạy học khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ và tính chất công việc, môi trường tác động xung quanh. Các phương pháp dạy học có thể được sáng tạo theo mỗi cá nhân, để có thể đem lại kết quả cao trong việc hoàn thành các mục tiêu.
3 bình diện của phương pháp dạy học
Quan điểm về phương pháp dạy học
Quan điểm dạy học chính là các định hướng đã được hình thành trong quá trình học tập thể hiển sự thống nhất về phương pháp trong xuyên suốt quá trình để đạt được mục tiêu đã để ra.
Quan điểm dạy học của mỗi người là khác nhau, có thể bị ảnh hưởng bởi những người có tiếng nói trong ngành. Có rất nhiều người sử dụng các quan điểm chung giống nhau, nhưng trong quá trình giảng dạy họ sẽ thay đổi sao cho phù hợp với đối tượng và môi trường hoạt động.
Phương pháp dạy học cụ thể
Phương pháp dạy học cụ thể chính là cách thức tương tác, trao đổi của thầy cô và học sinh trong quá trình giảng dạy, nhằm xây dựng các mục tiêu và cố gắng hoàn thành. Để hình thành được mục tiêu cụ thể, các thầy cô cũng cần nghiên cứu nhiều vấn đề về nội dung học, trình độ học sinh, các điều kiện xung quanh để đưa ra các nội dung phù hợp và khả quan thực hiện nhất.
Với việc xác định các phương pháp dạy học cụ thể sẽ giúp người học dễ hình dung về cách học cũng như nội dung mà mình sẽ phải rèn luyện giúp nâng cao kết quả học tập tốt hơn. Một số phương pháp phổ biến như: đóng vai, thảo luận nhóm, trò chơi,…
Kỹ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học chính là các biện pháp, cách hoạt động của giáo viên để hỗ trợ quá trình giảng dạy của mình, các biện pháp quản lý và xây dựng lớp học hiệu quả. Các kỹ thuật này cũng cần có sự trau dồi và đào tạo để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Một số kỹ thuật dạy học phổ biến như: nhóm, giao nhiệm vụ, kỹ thuật hỏi chuyên gia,…
Đặc điểm của phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học hiệu quả giúp người dạy và người học cùng đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu, tăng sự tương tác và đồng nhất trong quá trình học
- Là sự thống nhất đồng đều giữa phương pháp dạy và phương pháp học để cùng hướng đến một kết quả tốt nhất.
- Phương pháp dạy học bao gồm hai mặt là mặt bên trong và mặt bên ngoài, yêu cần cần có sự phối hợp đồng đều nhất để đem lại hiệu quả tốt.
- Có được sự thống nhất về mặt logic trong nội dung bài học và trong nhận thức của học sinh.
- Có tính khách quan bởi tác động của các yếu tố bên ngoài và cũng mang tính chủ quan.
- Chịu sự chi phối trực tiếp từ nội dung, các hoạt động và mục đích giảng dạy.
- Có được sự thống nhất từ các cách thức dạy học và phương tiện dạy học.
- Hiệu quả đạt được cuối cùng quyết định bởi trình độ chuyên nghiệp của người dạy học.
- Đa dạng các phương pháp cho người dạy học có thể lựa chọn và tham khảo.
- Các phương pháp ngày càng có sự hoàn thiện và phát triển không ngừng để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
Xem thêm: Dạy học trực tuyến là gì?
Những phương pháp dạy học phổ biến hiện nay
Phương pháp dạy học theo nhóm
Đây là một phương pháp dạy học phổ biến nhất được các thầy cô sử dụng thường xuyên trong các buổi học. Thầy cô sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng từ 5-7 bạn sau đó sẽ giao chủ đề để tất cả cùng nhau thảo luận trong một khoảng thời gian nhất định. Các bạn trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và trình bày kết quả trước lớp để được thầy cô và các bạn đánh giá và nhận xét.
Với phương pháp này, các bạn sẽ có thể thoải mái đưa ra quan điểm của mình trong nhóm, tăng khả năng làm việc nhóm và hiệu quả mang lại sẽ cao hơn khi bạn làm việc cá nhân. Tuy nhiên trong quá trình làm việc nhóm vẫn sẽ có một số bạn thiết nhiệt tình và đóng góp ý kiến hơn dẫn đến việc kết quả không thển chia đều cho năng lực của tất cả các thành viên.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Với phương pháp này, giáo viên sẽ cho các bạn nghe một câu chuyện, hoặc xem các đoan video, sau đó học sinh sẽ phải nêu lên được vấn đề trong tình huống, từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá về những nội dung trên. Các trường hợp được đưa ra phải có liên quan đến bài học mà giáo viên hướng đến.
Đây là một phương pháp sẽ tạo hứng thú rất tốt cho người học, giúp bạn có thể tự do sáng tạo và tự do đưa ra những nhận định riêng của mình. Mỗi người sẽ có những hướng nhìn nhận khác nhau và bạn sẽ có thể biết thêm được nhiều góc độ khác trong cuộc sống nhờ các bạn xung quanh.
Phương pháp nhập vai
Trong phương pháp này giáo viên sẽ đưa ra một vài tình huống và yêu cầu các bạn học sinh đóng vai các nhận vật để xử lý tình huống một các thông minh nhất. Tuy nhiên phần đóng vai nhân vật chỉ là một phần, cái quan trọng là các nhóm cần rút ra kết luận về tình huống mà mình đã xây dựng có đóng góp gì cho bài học hay không. Cuối cùng giáo viên sẽ đưa ra định hướng cho bạn và giúp bạn hiểu sâu hơn về giá trị nhân văn trong mỗi tình huống.
Với phương pháp nhập vai, các bạn sẽ cảm nhận buổi học của mình trở nên thú vị hơn, không còn cảm giác nhàm chán với các trang vở phải học thuộc, khi được trực tiếp xử lý tình huống, chúng ta sẽ hiểu và nhớ bài được lâu hơn.
Phương pháp tổ chức trò chơi
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ cho lồng ghép vào các trò chơi bổ ích liên quan đến nội dung để tránh cảm giác nhàm chán và thay đổi không khí trong lớp học.. Có rất nhiều những trò chơi để tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh mà các giáo viên có thể áp dụng.
Phương pháp này sẽ không tốn quá nhiều thời gian trong một lớp học, không những thế còn đem đến không khí sôi nổi náo nhiệt giúp các bạn học sinh tích cực hứng thú hơn với cách học mới này.
Phương pháp dự án
Đây là một phương pháp đòi hỏi người học cần có kỹ năng xử lý các công việc cực kỳ hiệu quả, đó sẽ là sự kết hợp giữa thực tế và việc áp dụng lý thuyết thực hành trong từng bài học. Nhiệm vụ tìm hiểu vấn đề sẽ bao gồm lập kế hoạch, lên mục tiêu chi tiết sau đó thực hiện kế hoạch và đánh giá lại kết quả đã đạt được.
Phương pháp này sẽ được thực hiện theo nhóm giúp cho các bạn có thể đào sâu được kiến thức đồng thời tăng khả năng ghi nhớ bài lâu hơn. Mỗi cá nhân có thể tự phát huy được năng lực của mình trong nhóm.
Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp là phương pháp mà giáo viên và học sinh sẽ đối đáp trực tiếp 1:1 với nhau, giáo viên sẽ đặt ra các câu hỏi và học sinh sẽ phải trực tiếp đưa ra câu hỏi đáp án của mình. Phương pháp này yêu cầu mỗi học sinh cần nắm chắc toàn bộ kiến thức để đảm bảo giải đáp được mọi tình huống khó đưa ra.
Các bạn học sinh vẫn thường rất lo sợ về phương pháp này do việc đối diện trả lời với giáo viên đem đến tâm lý rất lo sợ và thiếu tự tin nên vấn đáp vẫn thường được sử dụng là một hình thức thi của giáo viên để có thể đánh giá đúng năng lực của giáo viên và cũng không cần lo lắng về việc gian lận trong thi cử.
Phương pháp đặt tình huống và giải quyết vấn đề
Trong xã hội ngày nay có rất nhiều những vấn đề đáng được quan tâm đến và cần những biện pháp những hướng giải quyết mới, vì vậy việc tập dượt cho học sinh biết, phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp dạy học rất sáng tạo và áp dụng tốt trong thực tế.
Với mỗi một vấn đề được đưa ra, mỗi cá nhân sẽ có cách nhìn nhận và hướng giải quyết khác nhau từ đó giáo viên sẽ tổng hợp lại và đánh giá cốt lõi của vấn đề cần giải quyết. Phương pháp này buộc bạn cần phải tư duy nhiều hơn trong quá trình học, tự đánh thức năng lực sáng tạo của bản thân để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
So sánh phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học
Thủ pháp dạy học là gì?
Khác với phương pháp dạy học là sự tương tác, trao đổi các hoạt động giữa người dạy và người học thì thủ pháp dạy học chính là các biện pháp sử dụng để giải quyết một vấn đề được đặt ra trong một phương pháp dạy học cụ thể. Hiểu theo cách khác, thủ pháp chỉ là một bộ phận thao tác nằm bên trong của phương pháp dạy học.
Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học
Như chúng ta cũng thấy ranh giới giữa hai khái niệm này rất gần nhau, ta có thể xét trên một vài phương diện:
- Khái niệm: Phương pháp mang nghĩ bao quát rộng hơn so với thủ pháp, đa dạng hơn về các đặc điểm.
- Nội dung: Phương pháp dạy học là sự tương tác còn thủ pháp là cách thức để giải quyết vấn đề.
- Tính bao quát: Phương pháp sẽ chú ý đến cả một quá trình từ hình thành mục tiêu đến kết quả thực hiện, còn thủ pháp thì chỉ chú ý đến một thời điểm nào đó trong suốt cả một quá trình.
Qua bài viết này, Truonghoc247 hy vọng bạn đã hiểu phương pháp dạy học là gì và có thể áp dụng vào công tác dạy học của mình để đem lại chất lượng dạy và học tốt nhất nhé!
Xem thêm: 13 phương pháp học tập hiệu quả, khoa học mà bạn cần biết