Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng được phụ huynh nhắc nhở về vấn đề học tập nhưng bạn lại không biết nên học như thế nào, làm sao để có được kết quả học tập tốt nhất. Điều bạn cần làm đó chính là có phương pháp học tập cụ thể cho riêng mình để có thể rèn luyện chuyên sâu nhất. Bài viết dưới đây Truonghoc247 sẽ chia sẻ cho bạn những phương pháp học tập tốt nhất để đạt kết quả cao trong học tập.
Phương pháp học tập là gì?
Phương pháp học tập chính là cách thức chúng ta sử dụng trong quá trình học với mục đích thu được hiệu quả cao trong kết quả. Đây sẽ là cách chúng ta thiết lập lộ trình, lên kế hoạch với các mục tiêu để cố gắng hoàn thành được chúng.
Phương pháp học tập không cố định mà mỗi người sẽ có những phương pháp học tập khác nhau phù hợp với khả năng và mong muốn của từng cá nhân.
Tầm quan trọng của phương pháp học tập
- Phương pháp học tập hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu đối với những học sinh, sinh viên khi suốt ngày phải mơ hồ trong những bài giảng của thầy cô mà không biết làm sao để học được. Một phương pháp hiệu quả sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập cũng như quá trình của bạn sẽ ngày càng phát triển hơn.
- Đó chính là lúc bạn cần xây dựng cho mình phương pháp học tập hiệu quả phù hợp để hiểu và nắm rõ nội dung bài hơn. Từ đó sẽ giúp mỗi người định hướng được mục tiêu phát triển và luôn nhắc nhở bản thân rằng phải nỗ lực mỗi ngày để đạt được mục tiêu.
- Phương pháp học tập tốt còn giúp bạn mau chóng đạt được thành tích cao trong học tập, cải thiện kỹ năng và các trình độ chuyên môn khác.
13 phương pháp học tập hiệu quả, khoa học
Tạo niềm tin tích cực cho bản thân
Bước đầu tiên trong quá trình xác định phương pháp học hiệu quả cho bản thân đó chính là bạn hãy tạo cho mình sự thoải mái và niềm tin tích cực trong cuộc sống. Bởi chính sự tích cực đó sẽ chuyển hóa thành năng lượng để bạn thực hiện nhưng mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch học tập.
Bạn hãy liệt kê tất cả những dự định, kế hoạch trong tương lai mà bạn tin mình sẽ làm được ra một cuốn sổ và hãy coi nó như người đồng hành sẽ cùng bạn hoàn thành hết tất cả. Bạn sẽ không thể vượt qua được những khó khăn nếu như trong đầu lúc nào cũng mang tư tưởng chán nản, muốn bỏ cuộc.
Xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng, có khả thi
Việc xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng được bản thân minh làm gì và làm như ể thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Bạn sẽ cần vạch ra cả những thời gian dự kiến thực hiện để có thể thường xuyên theo dõi, giám sát tiến độ công việc
Nếu như bạn lúc nào cũng vô phương và không biết bản thân mình muốn gì thì sẽ rất khó thực hiện được các dự định tiếp theo. Thông qua việc thiết lập mục tiêu bạn cũng có thể đánh giá được đâu là việc mình có thể làm hoặc là việc chưa thể làm để kịp thời thay đổi kế hoạch và điều chỉnh hướng đi sao cho phù hộ nhất.
Từng mục tiêu sẽ trở thành động lực để bạn bước tiếp và phấn đấu hơn trong tương lai, sự cố gắng của bạn sẽ được thầy cô và bố mẹ ghi nhận. Khi nhìn lại những cột mốc đã trải qua, bạn sẽ càng thêm trân quý sự nỗ lực của mình.
Quản lý thời gian hiệu quả
Thời gian là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại và thời gian đã trôi đi thì sẽ không níu giữ được nữa, cũng giống như việc bạn bỏ lỡ thời gian trong việc học tập tức là bạn đã tự làm bản thân mình thất bại. Chính vì vậy khả năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng và không phải ai cũng làm tốt điều này.
Bạn nên tạo cho mình một thói quen học tập thường xuyên trong ngày để bản thân thích ứng và luôn tuân theo thời gian biểu đó. Chỉ cần bạn lười biếng, lơ đễnh một hôm thôi thì bạn cũng có thể nhận ngay những kết quả không tốt rồi. Tuy nhiên không phải cứ dành nhiều thời gian cho việc học tập là tốt mà bạn nên cân bằng giữa học tập và vui chơi để không bị bó buộc và tránh gây ra áp lực cho bản thân.
Phương pháp tổng hợp thông tin
Học sinh, sinh viên hiện nay đều được tiếp xúc với Internet từ rất sớm và đôi khi còn quá lạm dụng để ảnh hưởng đến quá trình học tập. Internet là một mạng lưới rất đa dạng, nó cung cấp cho chúng ta vô vàn những thông tin bỏ ích, vì vậy nên bạn cần sử dụng Internet một cách hiệu quả để biến nó trở thành phương pháp tổng hợp các nguồn thông tin hiệu quả.
Dưới góc nhìn đa dạng của các trang mạng, bạn có thể chắt lọc và tổng hợp lại những thông tin bổ ích phục vụ cho việc học. Ví dụ như một bài báo, một bài nghiên cứu khoa học,… bạn sẽ đọc để biết đâu là vấn đề cốt lõi cần được giải quyết, việc này sẽ giúp bạn rèn luyện được tính tự giác học hỏi trong học tập tránh copy paste một cách máy móc.
Như đã nói Internet sẽ là một con dao hai lưỡi về những thông tin mà nó mang lại, vậy nên hãy tỉnh táo và lựa chọn những nguồn thông tin đúng nhất, phù hợp nhất, không làm sai lệch các thông tin, kiến thức khác nhau.
Rèn luyện phương pháp đọc nhanh và tập trung
Khi bắt đầu một bài học, bạn cần đọc qua toàn bộ các kiến thức cần nạp vào đầu trong buổi học ngày hôm nay để có thể tổng quát được toàn bộ nội dung rằng hôm nay mình sẽ học gì và làm gì. Kỹ năng này rất cần thiết khi bạn cần phải sắp xếp những công việc khác nhau trong một ngày và bạn không thể chỉ chú trọng mỗi việc việc học được.
So với việc bạn quy định mỗi ngày phải bỏ ra 4 tiếng để học bài môn văn thì bạn chỉ cần tập trung tuyệt đối trong quá trình học là có thể sẽ giảm đi khá nhiều thời gian cho những công việc khác. Trong quá trình học bạn không nên để có các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến bạn, không tiện tay cầm chiếc điện thoại nghịch như thế đã làm giảm đi một nửa sự tập trung rồi. Bạn hãy cố gắng hoàn thành công việc của mình một cách nhanh và hoàn thiện nhất mà không làm giảm chất lượng buổi học nhờ có sự tập trung cao độ.
Lọc lại những thông tin chính
Trong một cuốn sách hay một đề thi sẽ có rất nhiều những thông tin yêu cầu bạn phải nhớ phải ghi chép vào trong vở, tuy nhiên nếu như thế bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian mà đôi khi bạn cũng không thể có khả năng mà học thuộc hết được nhiều nội dung như vậy.
Một phương pháp hiệu quả dành cho bạn đó chính là hãy lọc lại những thông tin chính và ghi chép vào trong vở, sau đó khi chỉ cần nhìn vào nhưng ý chính này bạn hoàn toàn có thể triển khai lại một phần lớn kiến thức đã được được học. Bằng cách ghi nhớ và lọc ý này , bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian cho việc hiểu bài và học thuộc bài nhất là đối với những môn yêu cầu học thuộc như: văn, lịch sử, địa lý,…
Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
“Hoc phải đi đôi với hành” đây chắc hẳn là câu nói quen thuộc mà các bạn luôn được nghe kể cả khi đi học hay sau khi đã đi làm. Đúng vậy việc chúng ta học thuộc, hiểu biết hết tất cả những kiến thức lý thuyết là chưa đủ mà cần phả được thực hành cụ thể thì mới hiểu được toàn bộ nguyên lý và cách làm nhất là đối với những môn học tự nhiên. Nếu không có thực hành, bạn sẽ không thể hiểu tại sao các nguyên tố hóa học lại có phản ứng với nhau hay không lý giải được định luận vạn vật hấp dẫn của Newton chẳng hạn.
Trong các giờ học, để kiểm tra các học sinh có thật sự hiểu bài hay không, các thầy cô thường xe kẽ các giờ thực hành để có thể đánh giá được năng lực của từng thành viên. Thông qua đó việc được trực tiếp thực hành những kiến thức mình đã học sẽ làm cho bạn ghi nhớ kiến thức đó lâu hơn.
Tham gia làm việc
Làm việc nhóm luôn là một phương pháp học tập hiệu quả dành cho mọi lứa tuổi, bởi khi làm việc chung với nhau các thành viên sẽ có thể được thoải mái chia sẻ những quan điểm cá nhân và sẽ được mọi người xung quanh góp ý để có thể thay đổi phù hợp hơn. Trong quá trình học nhóm, các bạn sẽ được tương tác và hỗ trợ lẫn nhau, bạn nào kém chỗ nào thì sẽ học hỏi từ các bạn khác như thế sẽ cùng giúp nhau tiến bộ hơn trong học tập.
Lưu ý là trong một nhóm học tập chỉ nên giới hạn từ 5-7 bạn, như vậy sẽ hiệu quả hơn trong việc các bạn trao đổi và thảo luận lẫn nhau. Nhóm đông quá sẽ làm loãng những thông tin quan trọng mà bạn sẽ không thu lại được những kiến thức bổ ích. Việc học nhóm cũng sẽ tạo cho các bạn tâm lý muốn cạnh tranh công bằng giữa các thành viên với nhau, tạo nên động lực cố gắng để không bị thụt lùi so với các bạn.
Luôn tự đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình học tập, hoạt động này thể hiện sự chủ động và tích cực khi học, không chỉ giúp bạn tự giải đáp được những thắc mắc cá nhân mà còn giúp bạn nâng cao thêm sự hiểu biết. Khi bạn có một thái độ học tập tốt, sự chủ động học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ tổng hợp tiếp thu được rất nhiều nguồn kiến thức hay và bổ ích.
Đặt câu hỏi đồng nghĩa với việc bạn cần đảm bảo khả năng quan sát, lắng nghe các ý kiến xung quanh và cũng cần có sự quyết đoán bảo vệ quan điểm cá nhân của mình. Khi đó bạn có thể được trao đổi kiến thức với nhiều bạn bè hoặc thầy cô, cũng vừa là cách để tự rà soát lại kiến thức của bản thân mình để đi tìm câu trả lời phù hợp nhất.
Tham gia các cuộc phản biện
Không phải ai cũng có thể tham gia các buổi phản biện được vì phản biện không chỉ là học thuộc kiến thức rồi lên trình bày lại được là xong mà nó cần rất nhiều những kỹ năng xung quanh thì mới có thể trở thành một người phản biện tốt được.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các kiến thức về nội dung mà mình cần tranh biện, đó sẽ là tổng hợp của nhiều nguồn thông tin từ đời sống đến xã hội, từ các kênh thông tin Internet. Bạn sẽ sắp xếp các nội dung theo từng luận điểm cụ thể rõ ràng và chuẩn bị sẵn những ý của bên đội đối thủ có thể đưa ra để mình cũng sắp xếp được các nội dung để trả lời. Một yếu tố quan trọng nữa đó chính là sự tự tin và khả năng đặt câu hỏi. Bạn có thể lắng nghe quan sát và tìm ra những điểm chưa phù hợp trong quan điểm của đối phương để đặt câu hỏi tốt ngoài sự chuẩn bị.
Nếu như thường xuyên tham gia các buổi tranh biện thì chắc hẳn rằng bạn sẽ được củng cố một lượng kiến thức rất lớn và thêm vào đó là được ra tăng các kỹ năng cần thiết trong quá trình và phương pháp học tập tốt nhất.
Tránh nhồi nhét quá nhiều
Việc học tập là công việc cần có thời gian bồi dưỡng và tiếp thu thì mới đạt được kết quả tốt nhất. Có nhiều học sinh hiện nay do quá mải mê với việc đi chơi mà quên mất rằng mình phải học bài, dẫn đến tình trạng sáng hôm sau thi thì tối nay mới nhồi nhét hết kiến thức và đầu. Có thể bạn vẫn làm được bài trong buổi sáng hôm sau nhưng đây là một phương pháp phản khoa học và sẽ gây nên các tác hại cho bạn.
Khi bạn nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào đầu cùng một lúc sẽ làm cho não bộ cảm thấy mệt mỏi và đôi khi sẽ trả lại toàn bộ kiến thức cho bạn khiến bạn không biết mình đang học cái gì. Bạn nên phân bổ thời gian, các buổi học sao cho hợp lý không ôm quá nhiều môn trong một buổi học như vậy sẽ làm bạn bị loãng kiến thức và không đạt được hiệu quả cao trong buổi học.6
Hạn chế sự phiền nhiễu
Việc học tập yêu cầu bạn phải chuẩn bị cho mình một không gian thật yên tĩnh và tránh các tác động bên ngòai làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn. Không gian học tập cũng cần phải được bố trí hợp lý, đồ vật xung quanh sắp xếp ngăn nấp để bạn có thể thoải mái và dễ chịu nhất khi bắt đầu buổi học.
Bên cạnh sự ảnh hưởng từ các âm thanh không cần thiết thì điện thoại cung là một tác nhân chính làm ảnh hưởng đến quá trình học. Bạn nên để điện thoại ra khỏi tầm nhìn, tắt hết chuông báo tin nhắn để tránh sự tò mò bởi chỉ cần bạn đụng vào điện thoại thôi là bạn sẽ mất ít nhất 15-20 phút cuốn vào nó.
Trao đổi với giáo viên của bạn
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy cho bạn, vậy nên việc trao đổi bài giảng với giáo viên là vô cùng quan trọng.Trong các tiết học tại trường, bạn hãy cố gắng tập trung trong các giờ học và có phần nào không hiểu thì phải ngay lâp tức hỏi lại thầy cô, đừng vì ngại với các bạn mà bạn để ậm ừ cho qua, như thế sẽ rất thiệt trong việc học.
Giáo viên sẽ luôn là người hỗ trợ hết mình mỗi khi các bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì trong quá trình học tập, việc tích cực trao đổi với giáo viên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc học và đôi khi cũng được giáo viên quan tâm hơn một chút do có tinh thần học tập tốt, luôn trau dồi và bù đắp kiên thức.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những phương pháp học tập hiệu quả nhất chinh phục kiến thức và các kỳ thi quan trọng. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được cho mình một vài phương pháp học phù hợp để có thể nâng cao thành tích của bản thân nhé!
Xem thêm: Kế hoạch học tập là gì? 7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học?