Nghiên cứu khoa học là hoạt động đóng góp ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của loài người. Để góp vào sự thành công của một kết quả nghiên cứu khoa học không thể thiếu phương pháp nghiên cứu. Vậy phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Có những phương pháp nào phổ biến hiện nay? Cùng Trường học 247 tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây nhé!
1. Nghiên cứu khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học trong tiếng Anh còn gọi là Scientific Research. Đây được hiểu là quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu để có thể tìm ra những kiến thức mới. Hoạt động chính trong nghiên cứu khoa học là quan sát, tìm hiểu, thí nghiệm, thử nghiệm,… để thu thập về những số liệu, kết quả phục vụ hữu ích cho công việc nghiên cứu.
Theo đó, có thể hiểu nghiên cứu khoa học chính là việc thực hiện một chuỗi các phương pháp khác nhau để tìm kiếm, thu thập được những kết quả nhằm khám phá ra những quy luật mới, khái niệm mới, vấn đề mới,… đã được chứng minh thông qua các số liệu đã thu thập được từ nghiên cứu.
Những kết luận đến từ nghiên cứu khoa học phục vụ hữu ích cho nhân loại. Đồng thời, đây cũng chính là cách để thay thế dần những cái cũ, những vấn đề đã lỗi thời không còn tồn tại và ảnh hưởng trọng cuộc sống thực tiễn.
2. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?
Phương pháp nghiên cứu khoa học là các hoạt động, phương thức mà nghiên cứu viên sử dụng để thực hiện trong quá trình nghiên cứu khoa học của họ. Cụ thể, chủ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu để tác động lên đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu về bản chất, đặc điểm, xu hướng, sở thích,… của đối tượng. Kết quả của hoạt động này là cho người nghiên cứu những số liệu hữu ích, phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Trong phương pháp nghiên cứu khoa học gồm có:
- Chủ thể nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu cụ thể.
Trong đó, chủ thể nghiên cứu có nhiệm vụ sử dụng các phương pháp nghiên cứu để khám phá các vấn đề mà chủ thể nghiên cứu quan tâm ở đối tượng nghiên cứu. Từ đó, giúp nghiên cứu viên phát hiện những vấn đề mới, hướng đi mới. Nói cách khác, phương pháp nghiên cứu khoa học là cách tốt nhất và có hiệu quả cao nhất để tìm hiểu sâu hơn về một vấn đề đang cần được làm sáng tỏ.
3. Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học
Nhìn chung, các phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ có những đặc điểm sau:
- Tính khách quan và tính chủ quan: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trên một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu nên kết quả thu thấp được có tính khách quan cao. Tuy nhiên, khi rút ra đánh giá, kết luận lại được dựa trên quan điểm của chủ thể nghiên cứu, do đó, ít nhiều những kết luận nay cũng sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan.
- Tính mục đích, nội dung cụ thể và mục tiêu xác định: Tất cả các phương pháp nghiên cứu đều được sử dụng để phục vụ cho các mục đích cụ thể của một nghiên cứu khoa học.
- Tính logic và tính kế hoạch: Tất cả các phương pháp nghiên cứu đều được thực hiện và sắp xếp một cách logic và có kế hoạch nhằm đạt được hiệu quả cao phục vụ cho mục tiêu chung của nghiên cứu.
- Có sự hỗ trợ của công cụ: Để thực hiện được các phương pháp nghiên cứu, người nghiên cứu cần nhận sự trợ giúp từ các công cụ và phương tiện kỹ thuật khác nhau như máy tính, điện thoại, internet,… Điều đó sẽ giúp các phương pháp nghiên cứu được triển khai và thu về kết quả nhanh chóng.
4. Vai trò của phương pháp nghiên cứu khoa học
Một nghiên cứu khoa học có thể thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp nghiên cứu. Có thể thấy, phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định đối với đề tài nghiên cứu của bạn.
Việc chọn đúng phương pháp nghiên cứu sẽ giúp đề tài của bạn đi đúng hướng và cho một kết quả hữu ích. Ngược lại, nếu lựa chọn phương pháp không phù hợp sẽ khiến người nghiên cứu cảm thấy mệt mỏi, chán nản, bài nghiên cứu dần bị lạc đề và kết quả cuối cùng gần như không có giá trị to lớn.
5. Các loại hình tổ chức nghiên cứu khoa học hiện nay
Các loại hình tổ chức nghiên cứu khoa học hiện nay thường thấy 5 loại hình chính. Cụ thể:
- Đề tài nghiên cứu: Đặc điểm của hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học này là được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người. Chủ đề chính thường đến từ việc trả lời những câu hỏi có tính chất học thuật, kết quả cuối cùng nhằm làm phong phú, đa dạng hơn cho hệ thống tri thức, khoa học của loài người.
- Dự án: Là loại chủ thể có mục đích nhằm ứng dụng vào kinh tế, xá hội với một đối tượng nghiên cứu cụ thể và một hoàn cảnh thực tiễn được xác định. Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và nguồn lực mà các dự án sẽ có sự thay đổi để phù hợp nhất. Nội dung nghiên cứu của loại hình này thường là hướng đến việc giải quyết các vấn đề của đối tượng trong các hoạt động thực tiễn.
- Chương trình: Là tập hợp các chủ đề hoặc dự án nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định.
Xem thêm: Montessori là gì? 5 lĩnh vực giáo dục của phương pháp Montessori
6. 13 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Tuy nhiên, cần dựa vào vấn đề nghiên cứu, mục đích nghiên cứu để người làm nghiên cứu có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất. Một bản nghiên cứu khoa học có thể có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích thu thập thông tin khác nhau. Nhưng chung quy lại, chúng đều có nhiệm vụ hướng đến mục tiêu to lớn của bài nghiên cứu.
Dưới đây là 12 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nhất hiện nay. Cùng Trường học 247 tìm hiểu cụ thể bản chất của từng phương pháp nhé!
6.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính tập trung vào thu thập, nghiên cứu các thông tin ở dạng “phi số”. Để có được các thông tin, dữ liệu cần thiết về đối tượng nghiên cứu, người làm nghiên cứu sẽ thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát. Để thực hiện nghiên cứu định tính, người làm nghiên cứu cần chuẩn bị kỹ lưỡng về các dữ liệu nghiên cứu, câu hỏi khảo sát và xác định chính xác các đáp viên cho cuộc phỏng vấn là ai.
Mục đích của phương pháp nghiên cứu khoa học này là để hiểu một cách sâu sa các dữ liệu dưới dạng văn bản. Từ đó có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề đang tiềm ẩn. Cuối cùng, hướng đến một giải pháp tốt nhằm giải quyết được vấn đề đó dựa trên dữ liệu thực nghiệm.
6.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là phương pháp được thực hiện dựa trên những con số, sau đó thống kê, tổng quát những dữ liệu đã thu thập được. Bản chất của phương pháp này là ngụ ý đếm hoặc đo lường một loại dữ liệu. Bởi được thực hiện trên những con số nên nghiên cứu định lượng có mục đích là đánh giá, trả lời cho các câu hỏi “khi nào”, “ở đâu” và “cái gì” của chủ đề nghiên cứu hoặc các câu hỏi nghiên cứu.
Các thông tin được thu thập từ phương pháp này chủ yếu tập trung vào đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích thống kê và phân tích dữ liệu. Cụ thể, thông tin và dữ liệu sẽ được thu thập thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi với quy mô lớn và thường áp dụng đối với các tình huống mẫu lớn. Về cơ bản là đo số liệu để khám phá mẫu.
6.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp sử dụng các bằng chứng có thể kiểm chứng được để đi đến một kết quả nghiên cứu cuối cùng. Thông thường sẽ sử dụng hai bộ biến số gồm: tập hợp đầu tiên hoạt động như một hằng số để bạn có thể sử dụng vè đo lường sự khác biệt của tập hợp thứ hai.
Trường hợp người nghiên cứu không có đủ dữ liệu để hỗ trợ nghiên cứu thì trước tiên họ cần phải đi xác minh sự thật thông qua phương pháp thu thập dữ liệu quan sát hoặc khoa học. Từ đó sử dụng “sự thật” này để phục vụ cho nghiên cứu thực nghiêm của mình.
6.4. Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Phương pháp tiếp theo Trường học 247 đề cập đến là nghiên cứu phi thực nghiệm. Bản chất của phương pháp này là thu thập dữ liệu để tìm ra các mẫu dựa trên quan sát các sự vật, hiện tượng, sự kiện. Phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến và thường bao gồm tất cả các loại nghiên cứu kinh tế xã hội, nghiên cứu nhân chủng học,…
6.5. Phương pháp nghiên cứu phỏng vấn – trả lời
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa ra một loạt các câu hỏi dành cho người được phỏng vấn từ nghiên cứu viên. Cuộc phỏng vấn có thể đã được xây dựng cấu trúc, tức là người nghiên cứu đã xác định được các câu hỏi cần hỏi từ trước đó. Ngược lại, cũng có một số cuộc phỏng vấn không có cấu trúc sẵn và người nghiên cứu được phép hướng dẫn các đáp viên trả lời theo hướng mong muốn.
6.6. Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi
Phương pháp nghiên cứu điều tra bảng hỏi được sử dụng rất phổ biến. Phương pháp này được thực hiện dưới dạng viết dựa trên dữ liệu câu hỏi từ bảng hỏi đã có sẵn. Để thu thập được dữ liệu như mong muốn, phương pháp này thường được thực hiện trên một lượng lớn người tham gia trả lời và với một quy mô rộng. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là phân phát bảng hỏi đến các nơi tập trung nhiều đối tượng mục tiêu, phù hợp với đối tượng mà nghiên cứu khoa học hướng đến.
6.7. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia
Về bản chất, phương pháp này chính là đi thu thập dữ liệu từ việc hỏi, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành. Họ là những người có kiến thức chuyên môn sâu rộng và sẽ cho những câu trả lời, đánh giá hữu ích, phục vụ tốt cho cuộc nghiên cứu của bạn.
Kết quả của phương pháp này sẽ tập hợp được nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau của các chuyên gia. Từ đó, nhiệm vụ của người nghiên cứu là đánh giá để có một kết luận có tính khách quan nhất.
6.8. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được thực hiện khi người nghiên cứu thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát trực tiếp đối tượng này. Tuy nhiên, để có thể quan sát rõ, nhận thức sâu và hiểu biết tốt hơn về các đối tượng này, người nghiên cứu cần phải nhờ tới trợ giúp của các nhân tốc khác có ảnh hưởng đến đối tượng đó. Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, đơn giản và không tốn kém. Tuy nhiên nếu phải thực hiện trên không gian mẫu lớn thì phương pháp này hoàn toàn không khả thi.
6.9. Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý là phương pháp phân chia các thông tin thu thập được từ các tài liệu đã có thành các nhóm khác nhau. Việc này nhằm mục đích là phát hiện ra các xu hướng mới hoặc tìm thấy đặc điểm chung mới của đối tượng, từ đó phục vụ cho bài nghiên cứu khoa học.
6.10. Phương pháp nghiên cứu quy nạp
Phương pháp quy nạp chính là quá trình rút ra những kết luận, nguyên tắt chung từ việc quan sát, đánh giá sự vật, hiện tượng. Điều kiện khách quan trong quá trình thực hiện phương pháp này chính là tính lặp đi lặp lại của một hiện tượng nhất định. Mục đích chính của phương pháp quy nạp là rút ra được một kết luận chung có tính khách quan và có thể hình thành những giả thuyết khoa học mới.
6.11. Phương pháp nghiên cứu diễn dịch
Phương pháp diễn dịch là quá trình người làm nghiên cứu vận dụng các nguyên tắc chung để phân tích và đưa ra các kết luận riêng, chi tiết hơn. Yếu tố cần thiết trong phương pháp này là tiền đề phải chính xác và có sự logic để có thể áp dụng tốt cái chung cho cái riêng.
6.12. Phương pháp lịch sử
Phương pháp lịch sử có nhiệm vụ tái hiện lại các sự vật, hiện tượng trong quá khứ một cách chân thật nhất theo đúng trình tự thời gian, không gian. Để từ đó, người làm nghiên cứu rút ra những nguyên tắc, kết luận chi tiết, cụ thể phục vụ cho quá trình làm nghiên cứu.
6.13. Phương pháp nghiên cứu logic
Phương pháp logic có nhiệm vụ tổng hợp để nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Điều kiện để thực hiện loại nghiên cứu này là loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên hoặc các dẫn chứng không có bằng chứng cụ thể. Mục đích của phương pháp này là bộc lộ bản chất, quy luật, tính tất yếu của các sự phát triển khách quan.
Trên đây là những lý giải chi tiết về phương pháp nghiên cứu khoa học là gì và những phương pháp nghiên cứu phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn trả lời được những thắc mắc của mình. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới để Trường học 247 cùng thảo luận với bạn nhé!
Xem thêm: Top 10 phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên thời đại mới