Phương pháp dạy học tích hợp là gì? Cách áp dụng phương pháp dạy học tích hợp hiệu quả

Khác với phương pháp dạy học truyền thống có phần khô khan và khó tiếp nhận thì phương pháp dạy học tích hợp đang dần trở nên phổ biến và được các em học sinh yêu thích vì tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao. Vậy phương pháp dạy học tích hợp là gì và được áp dụng như thế nào trong thực tiễn? Bài viết dưới đây Truonghoc247 sẽ cùng bạn giải đáp nhé!

Phương pháp dạy học tích hợp là gì?

tim-hieu-phuong-phap-day-hoc-tich-hop-o-tieu-hoc
Tìm hiểu về phương pháp dạy học tích hợp là gì

Phương pháp tích hợp là gì?

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu tích hợp là sự dồn hợp chung lại từ 2 đối tượng trở lên, đó chính là sự phối kết các tri thức thuộc cùng một nhóm môn học vào trong một lĩnh vực chung.

Trong lĩnh vực giáo dục, phương pháp tích hợp được kiểu là sự tổng hợp trong cùng một đơn vị nào đó, với nhiều dạng bài tập và mảng kiến thức có mối liên hệ đến nhau, nhằm mục đích đa dạng hơn trong việc giảng dạy các bộ môn, tăng hiệu quả giáo dục và nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Dạy học tích hợp là gì?

Dạy học tích hợp là một hình thức dạy học mới xuất hiện nhưng lại mang đến rất nhiều những lợi ích cho cả người dạy và người học. Học sinh sẽ được phát triển những kỹ năng dạy học cần thiết và vận dụng các kỹ năng đó để áp dụng giải quyết tình huống trong thực tế.

Trong việc chuẩn bị bài giảng, giáo viên cần lồng ghép các kiến thức cần có vào các môn học có sẵn, kết hợp liên hệ giữa các môn học với nhau, thông qua các hoạt động học tập này, học sinh không chỉ học hỏi thêm nhiều kiến thức mà còn rèn luyện được tinh thần tự giác, chủ động. Dạy học tích hợp chính là một phương pháp cần thiết để thay đổi mới mẻ về giáo dục hiện nay, giúp việc học tập của học sinh trở nên hiệu quả hơn, phát triển những năng lực cần thiết và khả năng tự giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Phương pháp trực quan là gì?

Đặc điểm của phương pháp dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp hướng tới người học

Đặc điểm này yêu cầu người học phải là chủ thể của các hoạt động, người học phải nâng cao tinh thần tự giác, tự học và tự tìm hiểu các kiến thức cần thiết trong thực tế. Người học không chỉ chú tâm đến những lời nói, bài giảng của thầy cô mà còn phải tự đặt mình vào trong những tình huống thực tiễn, từ đó phát hiện ra những điều chưa biết, những điều cần phải học hỏi và tìm tòi thêm.

Dạy học tích hợp rất chú trọng đến kết quả cuối cùng của người học, hướng người học tới các cách áp dụng thông minh để không bị bí trong những tình huống phát sinh. Điều này yêu cầu trong quá trình học tất cả phải thật nghiêm túc và đảm bảo được sự tiếp thu hiệu quả.

Dạy học tích hợp hướng tới mục tiêu chung là phát triển năng lực

Trong dạy học tích hợp người học cần phát huy tối đa năng lực của bản thân, đó là sự chủ động tích cực và tìm tòi các kiến thức mà bên trong sách vở không có mà nó được rút ra từ những lần va chạm trong thực tế. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tố chức hướng dẫn, khuyến khích người học tự cố gắng và tìm ra năng lực tiềm ẩn của bản thân.

Trong quá trình học, người học có thể rút ra những kinh nghiệm từ đánh giá chia sẻ với giáo viên để biết đâu là điểm sai, đâu là điểm đúng thể thay đổi cách học của mình sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người học cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, để rèn luyện thêm kỹ năng cho bản thân, thúc đẩy đưa ra các quan điểm các nhân để cùng nhau trao đổi hiệu quả.

tim-hieu-phuong-phap-day-hoc-tich-hop
Phương pháp dạy học tích hợp giúp trẻ tự nâng cao năng lực của bản thân

Kết hợp giữa học lý thuyết và thực hành

Đây là quá trình dạy học phong phú trong đó người học sẽ hình thành năng lực học tập đáp ứng mục tiêu của quá trình học tập. Người học cần phát triển các năng lực tương ứng với mục tiêu đã đề ra từ ban đầu và việc học lý thuyết không chỉ dừng lại ở việc học thuộc mà nó còn phải được thực hành song song trong quá trình đó. Giáo viên cần định hướng, giúp đỡ, tổ chức và điều chỉnh các hoạt động của người học đồng thời khuyến khích học đưa ra được những ý tưởng mới ngoài lý thuyết bên trong sách vở.

Dạy học tích hợp đặt người học vào tình huống thực tế

Trong dạy học tích hợp, người học sẽ vận dụng các kiến thức mà mình có để áp dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Người học phải quan sát, thảo luận về các vấn đề đã được đặt ra và tự giải quyết theo năng lực của cá nhân để tự khám phá những điều mình chưa hiểu chứ không phải đợi chờ thụ động các bài giảng từ giáo viên. Việc tự mình trải nghiệm và khám phá ra kết quả sẽ làm cho các bạn nhớ kiến thức lâu hơn.

Các hoạt động dạy học tích hợp cũng cần phải được giáo viên luôn theo dõi và củng cố các kién thức cần thiết cho người người tham gia, có thể sử dụng các tiêu chí chung để đánh giá và điều chỉnh hành vi. Các tiêu chí đánh giá phải dựa trên nội dung chuẩn của các kiến thức đã học, cách vận dụng trong thực tế, mức độ hoàn thành công việc được giao và tính chất của từng môn học.

Dạy-học-giải-quyết-vấn-đề
Dạy học tích hợp đặt người học vào tình huống thực tế để tự mình giải quyết

Mục đích của phương pháp dạy học tích hợp

Xác định mục tiêu dạy học

Dạy học tích cực là phương pháp giúp người dạy định hướng các mục tiêu chung cho lớp dựa trên những yếu tố, tiêu chuẩn phù hợp trong từng hoàn cảnh. Đó là những nội dung cốt yếu trọng tâm trong học tập và chúng thiết thực dễ dàng áp dụng vào trong thực tế và là nền tảng cho nhiều công việc sau này. Từ đó giáo viên có thể tạo điều kiện để nâng cao chất lượng buổi dạy của mình cũng như truyền tải kiến thức đến học sinh.

Việc xác định đúng đắn mục tiêu ngay từ ban đầu giúp cho cả người học và người dạy cùng phấn đấu để đạt được đến kết quả cuối cùng.

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Dạy học tích hợp phát triển ở học sinh những kỹ năng chủ động và tự giác trong việc áp dụng các lý thuyết vào thực tiễn, giúp nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo. Thực tế hiện nay có rất nhiều những kiến thức trên ghế nhà trường không được áp dụng trong thực tế dẫn đến việc học sinh cảm thấy chán nản với việc học, một số năng lực cơ bản của học sinh chưa đủ thời gian để hình thành và rèn luyện.

Phương pháp tích hợp sẽ giúp các em học sinh chủ động hơn trong việc học, không quá phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong sách vở, người học sẽ được vận dụng và khai thác những năng lực tiềm ẩn của bản thân để tự mình giải quyết các vấn đề liên hệ với kiến thức đã học.

tim-hieu-phuong-phap-day-hoc-tich-hop
Trẻ tự giải quyết vấn đề của bản thân nhờ phương pháp dạy học tích cực

Thực hành áp dụng kiến thức trong thực tiễn

Dạy học tích hợp dạy đưa ra cho học sinh các bước để vận dụng các nội dung kiến thức đã học vào trong thực tiễn. Thay vì nhồi nhét quá nhiều lượng kiến thức vào đầu mà lại còn toàn là những lý thuyết, thì sử dụng phương pháp này sẽ chú trọng và luyện tập cho người học các năng lực vận dụng kiến thức, các kỹ năng chuyên môn đã học vào tình huống thực tiễn.

Học sinh sẽ được trải nghiệm những điều mà bản thân chưa được tìm hiểu qua sách vở để có thể tự tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Người học sẽ thực hiện những hoạt động có ích cho cuộc sống cá nhân và có năng lực sống tự lập.

Thiết lập mối quan hệ các kiến thức đã học

Dạy học tích hợp sẽ thiết lập và thúc đẩy các mối quan hệ giữa các kiến thức, bộ môn học khác nhau. Trong chương trình giáo dục, mỗi môn học sẽ có những đặc điểm và tính chất riêng, nhưng người học sẽ cần phải bao quát hơn về các kiến thức đã học để tìm ra điểm chung một cách có hệ thống theo phạm vi từng môn học hay tổng hợp giữa các môn học với nhau.

Các thông tin, kiến thức càng phong phú đa dạng thì bạn càng cần phải tổng hợp các nguồn thông tin một cách hệ thống và liên kết với nhau. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu các nguồn kiến thức và dễ dàng áp dụng được các kiến thức mình đã được học vào trong thực tế.

Ưu – nhược điểm của phương pháp dạy học tích hợp

Ưu điểm

  • Cùng một lúc người học có thể tìm hiểu và tiếp thu kiến thức từ nhiều môn học khác nhau một cách khoa học và bao quát nhất. Các bộ môn vẫn thường có các mối liên hệ mật thiết đến nhau vì thế nên chỉ cần vận dụng tốt các môn học là có thể giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn
  • Dễ dàng giúp người học có thể vận dụng các kiến thức, lý thuyết đã học để làm thực hành
  • Tạo điều kiện cho học sinh tự nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của bản thân, không quá phụ thuộc vào nội dung lý thuyết trong sách vở.
  • Giảm thiểu tình trạng học vẹt, thụ động không hiểu vấn đề ở học sinh.
  • Phương pháp dạy học tích hợp giúp cho người dạy được cải thiện và tự nâng cao kỹ năng giảng dạy cho bản thân.
  • Tăng tính tương tác trong các tiết học giữa giáo viên và học sinh, xoá bỏ rào cản làm tăng khả năng truyền đạt và tiếp thu kiến thức.
  • Các giáo viên trong nhóm, tổ bộ môn liên quan có thể đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong giảng dạy.
Day-hoc-tich-hop
Học sinh có thể học nhiều bộ môn liên kết với nhau cùng một lúc

Nhược điểm

  • Học sinh trong quá trình học dễ bị nhầm lẫn giữa các kiến thức bộ môn với nhau.
  • Giáo viên thiếu năng lực sẽ định hướng sai cho người học trong quá trình áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
  • Cần nhiều thời gian trong quá trình nghiên cứu và định hướng bài giảng của thầy cô.
  • Học sinh học lệch giữa các bộ môn với nhau dẫn đến kết quả cuối cùng không đồng đều.

Cách áp dụng phương pháp dạy học tích hợp hiệu quả

Hiện nay việc định hướng cách áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở nước ta dựa trên 3 định hướng cơ bản như sau:

  • Tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa việc trang bị các kiến thức cơ bản với việc rèn luyện các kỹ năng trong cùng một môn học.
  • Tích hợp các kiến thức từ nhiều khía cạnh giữa các môn học có mối liên hệ mật thiết đến nhau.
  • Tích hợp một số chủ đề quan trọng và nổi bật hiện nay vào trong các môn học: biên giới quốc gia, bình đẳng giới, giáo dục giới tính,..

Mục đích quan trọng nhất của phương pháp này chính là để học sinh có thể nâng cao khả năng áp dụng và tự giải quyết vấn đề của mình, bởi vậy nên vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng.

  • Giáo viên cần tốn nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu và xây dựng nội dung bài tốt nhất để truyền đạt kiến thức lại cho người học một cách hiệu quả nhất.
  • Tổng hợp bao quát và nắm bắt năng lực của từng học sinh để thực hiện việc nâng cao kiến thức sao cho phù hợp và không bỏ lại học sinh nào bị thụt lùi phía sau.
  • Tổ chức, định hướng và biên soạn các câu hỏi phù hợp với năng lực của từng học sinh để đảm bảo đồng đều việc tiếp thu kiến thức.
  • Giáo viên cần soạn giáo án, thiết kế bài giảng sao cho sinh động, sáng tạo và thu hút sự tập trung của người học.
  • Tổ chức dạy học và dự giờ nhiều hơn để có thể phân tích kết quả năng lực và rút kinh nghiệm cho học sinh.

Bài viết trên đây, Truonghoc247 đã gợi ý cho bạn phương pháp dạy hoc tích hợp là gì, việc ứng dụng dạy học tích hợp sẽ giúp bạn tăng khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống vô cùng hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thể lựa chọn cho mình phương pháp dạy và học tập tốt nhất để đạt được những thành tích cao như mong muốn.

Xem thêm: Top 10 phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất hiện nay

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử