Phương pháp trực quan là gì? Quy trình thực hiện các phương pháp giáo dục trực quan

Hoà cùng công cuộc đổi mới trong ngành giáo dục hiện nay, phương pháp giáo dục trực quan ngày càng trở nên phổ biến và áp dụng linh hoạt vào chương trình học của học sinh nhằm nâng cao kiến thức cũng như bổ sung sự thú vị cho từng môn học. Vậy phương pháp giáo dục trực quan là gì? Những điều cần biết về phương pháp này sẽ được Truonghoc247 bật mí trong bài viết dưới đây.

Phương pháp giáo dục trực quan là gì?

Trong quá trình dạy học hằng ngày, phương pháp giáo dục trực quan xuất hiện từ khá sớm, để truyền đạt được hết kiến thức đến cho học sinh của mình giáo viên sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện, đồ vật tác động đến các giác quan của người học để trở thành các công cụ hỗ trợ bài giảng. Hiểu đơn giản là giáo dục sẽ được gắn liền với thực tế là những điều học sinh có thể quan sát, cầm nắm được giúp bài học dễ hiểu và sinh động hơn.

Cụ thể, phương pháp dục trực quan sẽ sử dụng các phương tiện công cụ hỗ trợ như: bản đồ, sơ đồ, video, hình ảnh,… Học sinh sẽ dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài sự vật, kích thích quá trình tưởng tượng và hình dung các sự vật. Phương pháp này thường phù hợp với các đối tượng là học sinh mầm non và tiểu học – những bạn nhỏ vẫn còn khá mới mẻ với cuộc sống và đang trong giai đoạn ham học hỏi. Vì vậy huy động các giác quan trên cơ thể sẽ giúp học sinh tích cực với bài giảng hơn.

phuong-phap-giao-duc-truc-quan
Áp dụng phương pháp giáo dục trực quan để truyển tải kiến thức hiệu quả

Các hình thức thực hiện phương pháp trực quan

Phương pháp giáo dục trực quan được thể hiện dưới đa dạng các hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều hướng đến mục đích xây dựng bài học tốt hơn cho học sinh.

  • Trong quá trình dạy học, giáo viên sẽ cho học sinh được làm các thí nghiệm thực tế, kết hợp các hình thức chiếu đèn, phim ảnh để đem lại cái nhìn khách quan nhất đến cho người học. Vậy nên vai trò của các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ giảng dạy là vô cùng quan trọng.
  • Giáo viên cũng có thể sử dụng các công cụ để hỗ trợ thị giác cho học sinh như: bản đồ, tranh ảnh,… Hình thức này giúp người học dễ dàng tưởng tượng ra được các sự vật hiện hữu ngay trước mắt mà không cần phải khó khăn trong việc hình dung. Các sự vật sẽ được thực tế hơn trong các bài giảng nhất là đối với trí tưởng tượng của các em nhỏ.
  • Sử dụng bài giảng online là hình thức dạy học khá phổ biến hiện nay của các giáo viên. Thay vì viết bảng các nội dung kiến thức cần học, giáo viên có thể thiết kế các bài giảng điện tử để có thể trình chiếu trước lớp, phương pháp này sẽ làm nổi bật các nội dung cần học và còn có thể gửi lại cho học sinh để về nhà có thể tự ôn tập thêm kiến thức.

Ưu – nhược điểm của phương pháp giáo dục trực quan

Ưu điểm của phương pháp giáo dục trực quan

  • Học sinh hiểu sâu được các khái niệm bài học: Phương pháp trực quan giúp người học có thể gọi tên được các sự vật hiện tượng thông qua quá trình quan sát từ đó giúp họ hình thành được những nhận thức mới. Các công cụ trực quan giúp người học hiểu sâu hơn về bản chất của những kiến thức, giúp họ dễ dàng nhận ra bản chất của vấn đề để tiếp thu và nhớ bài hiệu quả hơn. Khi áp dụng phương pháp này, giáo viên có thể kết hợp với hình thức làm việc nhóm để tăng sự chủ động và tích cực hơn của học sinh.
  • Học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức và vận dụng linh hoạt trong thực tế:Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho người học dễ dàng hình dung, tưởng tưởng được các kiến thức từ bài giảng, tạo được dấu ấn và dễ dàng áp dụng trong thực tế. Có thể nói phương pháp học này giúp tăng hkar năng tư duy, sáng tạo cho trẻ một cách rất hiệu quả.
  • Hỗ trợ giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức: Nếu như giáo viên chỉ đưa đến cho học sinh của mình hàng loạt những kiến thức học thuộc thì chắc hẳn là môn học đó sẽ trở nên vô cùng nhàm chán. Vậy nên việc áp dụng phương pháp trực quan trong các giờ học sẽ hỗ trợ giáo viên truyền tải bài giảng tốt hơn, cung cấp đầy đủ các thông tin kiến thức cần thiết đến cho học sinh của mình.
  • Tăng khả năng tư duy sáng tạo trong mỗi giờ học: Việc cung câp những hình ảnh, video cho học sinh với mục đích để kích thich sự sáng tạo và trí tưởng tượng hơn. Khi các bạn không được nhìn sự vật hiện tượng đó ở ngoài thực tế thì sẽ trở nên tò mò và tư duy ra sự vật đó ở ngoài sẽ có những chức năng, hình dáng như thế nào. Giáo viên cũng có thể cho các bạn xem một đoạn video và yêu cầu các bạn hãy rút ra bài học từ đoạn video đó, đây chính là những lợi ích mà các công cụ trực quan mang lại.

 

phuong-phap-day-hoc-truc-quan
Sử dụng các dụng cụ trực quan giúp trẻ dễ dàng hình dung các sự vật

Nhược điểm của phương pháp giáo dục trực quan

  • Học sinh dễ mất tập trung: Ở lứa tuổi mầm non hoặc tiểu học, khi nhận thức của trẻ chưa được định hướng rõ ràng thì sẽ dễ bị cuốn hút vào các chi tiết vui nhộn, các hình ảnh vui và thú vị mà không chú trọng đến nội dung mà giáo viên muốn truyền tải. Trong quá trình giảng dạy, nhiều học sinh sẽ lợi dụng việc này để tranh thủ làm việc riêng hoặc nói chuyện với bạn bè mà không chú trọng đến bài giảng của thầy cô.
  • Giáo viên cần nhiều thời gian để chuẩn bị, nghiên cứu: Để có một bài giảng thu hút và được sự quan tâm đặc biệt từ người học thì giáo viên cần có nhiều thời gian để có thể tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo cho bài giảng của mình. Giáo viên sẽ là người tổng hợp và liệt kê những ưu nhược điểm của trẻ để xây dựng bài giảng sao cho phù hợp, kết hợp với các công cụ và phiên tiện hỗ trợ việc dạy học.
  • Khó định hướng học sinh với các nội dung ngoài lề: Đối với việc trình chiếu các hình ảnh, video cung cấp cho bài học sẽ có những chi tiết và nội dung bên lề không liên quan đến bài học, nếu không định hướng tốt các em học sinh sẽ chỉ chú ý đến những chi tiết nhỏ đó mà quên đi nội dung trọng tâm trong bài học.

Xem thêm: Dạy học trực tuyến là gì? 10 nền tảng dạy học trực tuyến phổ biến nhất hiện nay

Quy trình thực hiện phương pháp giáo dục trực quan

Để có những tiết học bổ ích, sử dụng hiệu quả các giáo cụ trực quan thì giáo viên cũng cần phải quan tâm đến quy trình để thực hiện các phương pháp này, cụ thể là:

  • Giáo viên cần chuẩn bị kỹ các hình ảnh, biểu đồ, tài liệu liên quan trước mỗi buổi học. Các phương tiện này cần được xem xét kỹ lưỡng đến các khía cạnh xem có phù hợp với lứa tuổi, văn hoá của học sinh hay không? Có chứa đựng những nội dung kiến thức sai lệch, phản cảm hay không?
  • Các viên bày ra các đồ dùng mình hoạ, tranh ảnh,… và định hướng quan sát ngay từ đầu cho trẻ để không bị sai lệch trong các nội dung.
  • Trình bày các chi tiết có trong các phương tiện minh hoạ, với các công cụ thí  nghiệm thì giáo viên sẽ là người thực hành trước và để học sinh nhìn và làm theo.
  • Giáo viên hãy yêu cầu một vài học sinh trình bày lại các nội dung mà mình vừa được truyền tải từ các phương tiện trực quan để nắm được mức độ chú ý cũng như sự hiểu bài của các em.
  • Giáo viên soạn sẵn một số câu hỏi vận dụng liên quan để học sinh có thể trả lời bằng cách áp dụng các kiến thức đã học.

Tham khảo một số ví dụ thực tế

Ví dụ 1: Sử dụng khối mô hình trong môn Toán

Đối với môn Toán cơ bản, các hình khối trong không gian có lẽ là điều mà nhiều bạn học sinh khó tưởng tưởng nhất do chúng được vẽ trên các trang giấy và được tạo ra bởi những nét thẳng và rất nhiều nét đứt mà bạn không nhìn thấy. Vậy nên nếu bạn chỉ nhìn hình trên sách vở sẽ khó lòng tưởng tượng ra nhất là đối với những học sinh yếu môn Toán.

Giáo viên sẽ chuẩn bị cho các bạn bộ hình khối: khối đa diện, khối tròn xoay,… để cho học sinh có thể thao tác trực tiếp trên những mô hình này, việc quan sát trực tiếp này sẽ giúp học sinh dễ dàng tưởng tượng hơn về các bề mặt trong không gian từ đó áp dụng vào môn học để giải được các bài Toán. Sau quá trình thực hành, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi kiến thức liên quan để nắm được số đỉnh, số cạnh, số mặt,…của các hình khối để ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Su-dung-giao-cu-truc-quan
Sử dụng hình khối trong Toán học để dễ dàng hình dung về hình học không gian

Ví dụ 2: Xem phim tài liệu để củng cố môn Lịch sử

Đây là một phương pháp được sử dụng khá phổ biến đối với bộ môn Lịch sử do đây là môn học khá nhiều chữ và sự kiện để học thuộc nên dẫn đến tình trạng rất nhiều học sinh sợ môn Lịch sử vì không thể nào nhớ được các mốc thời gian sự kiện. Chính vì vậy giáo viên Lịch sử sẽ thường chuẩn bị những bộ phim tài liệu xưa về những cuộc kháng chiến của dân tộc ta để thay đổi phương thức dạy học hằng này trên lớp.

Phim ảnh sẽ thường làm cho đầu óc của chúng ta được thư giãn hơn, không bị quá áp lực về việc phải thuộc kiến thức mà chỉ cần chăm chú xem nội dung phim là bạn đã có thể nắm được khoảng 80% những điều mà giáo viên muốn truyền đạt. Trong quá trình xem phim, các bạn có thể liên tưởng các tình tiết phim đến với những sự kiện lịch sử mà mình đã được học, bạn sẽ nhớ kiến thức đó lâu hơn.

Ví dụ 3: Thực hành làm thí nghiệm cùng môn Hoá học

Để biết được những chất hoá học sẽ xảy ra hiện tượng gì khi chúng kết hợp với nhau, giáo viên sẽ thường để các bạn được thực hành môn Hoá học song song với việc học lý thuyết trên lớp. Việc thực hành sẽ được làm trong một phòng riêng có đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ, giáo viên sẽ hướng dẫn trực tiếp các bạn trong quá trình bắt đầu thí nghiệm sau đó các bạn sẽ được chia nhóm và thực hành cùng nhau và viết báo cáo về kết quả sau quá trình thực hiện.

Thuc-hanh-hoa-hoc
Lý thuyết đi đôi với thực hành giúp người học nhớ bài lâu hơn

Lưu ý khi dạy học theo phương pháp giáo dục trực quan

Đảm bảo định hướng cho học sinh

Các giáo viên khi đưa hình ảnh, video, phim ảnh,… đến cho học sinh cần chú trọng định hướng nội dung mà mình muốn truyền đạt tránh để học sinh sự phán đoán rồi dẫn đến việc nắm những thông tin sai lệch. Một số học sinh sẽ chú trọng đến những chi tiết bên ngoài của các phương tiện hình ảnh đó mà không theo dõi được nội dung cần thiết, vì vậy nên định hướng ngay từ đầu là rất quan trọng.

Đưa ra phương pháp, dụng cụ trực quan phù hợp

Mỗi dụng cụ, đồ dùng thí nghiệm lại có những phương pháp cách thức quan sát khác nhau, giáo viên sẽ phải là người tìm hiểu toàn bộ một cách rõ ràng và kỹ càng nhất để truyền tải thông tin đúng đến cho người học.

Tuỳ vào từng nội dung bài học thì sẽ có những dụng cụ trực quan khác nhau, có những bài học cần video, cần hình ảnh vậy nên ngoài chọn phương thức ra giáo viên cũng cần chú trọng đến các dụng cụ. Nếu có nhiều thời gian tìm hiểu và dạy học một cách chuyên nghiệp, các giáo viên có thể xây dựng hệ thống dụng cụ trực quan phù hợp cho từng bài học.

Quan sát tích cực sự tiếp thu của học sinh

Trong quá trình dạy học, không phải là giáo viên cứ đưa ra hàng loạt các phương pháp dạy học hay là xong mà còn phải chú trọng đến cảm nhận và khả năng tiếp thu của người học để thay đổi sao cho phù hợp hơn. Nếu việc áp dụng phương pháp giáo dục trực quan vào bài học đem lại các hiệu quả tích cực, học sinh tiến bộ và chăm chú hơn vào bài học thì giáo viên cần mở rộng phong phú hơn phương pháp của mình để giúp người học ngày càng nắm được nhiều kiến thức và đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Su-dung-giao-cu-truc-quan
Giáo viên luôn theo dõi, quan sát sự tiến bộ của học sinh để thay đổi phương pháp học phù hợp

Không quá phụ thuộc vào các dụng cụ trực quan

Tuy các phương tiện, công cụ là rất quan trọng trong mỗi bài giảng, việc truyền đạt thông tin sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, nhưng kỹ năng của người giáo viên cũng đóng vai trò không kém đặc biệt trong các bộ môn xã hội, khi giáo viên phải truyền đạt rất nhiều thông tin, dễ gây nên cảm giác nhàm chán. Bởi vậy trước tiên, mỗi người giáo viên cần tự chuẩn bị và rèn luyện cho mình các kỹ năng giảng dạy cần thiết, xây dựng các phương pháp dạy học riêng để tránh phụ thuộc quá nhiều và các dụng cụ trực quan này. Bạn sẽ có thể trở thành một người giáo viên giỏi khi đảm bảo được các yếu tố về kỹ năng giảng dạy, trình độ chuyên môn cao, kết hợp sử dụng các thiết bị công nghệ, dụng cụ hỗ trợ một cách hợp lý.

Khai thác tối đa các thông điệp, bài học cần truyền tải

Khi đã vận dụng được những phương tiện trực quan trong quá trình giảng dạy, bạn nên tận dụng để truyền đạt toàn bộ những thông điệp hay từ đó mà truyền tải đến cho người học. Bên cạnh đó, các kiến thức của các bậc cấp học là khác nhau, nên bạn cũng cần phải chú ý đến cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp với trình độ và nhận thức của từng đối tượng.

Bài viết trên đây, Truonghoc247 đã chia sẻ đến bạn những điều quan trọng cần biết và chú ý của phương pháp trực quan, hy vọng rằng bạn có thể được bỏ sung thêm nhiều kiến thức về phương pháp này để có được cách dạy học hiệu quả hoặc tiếp thu kiến thức đầy đủ từ các phương tiện trực quan.

Xem thêm: Phương pháp dạy học là gì? 7 phương pháp dạy học phổ biến hiện nay

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử