Khác với giáo dục tại môi trường trung học phổ thông, giáo dục ở đại học hoàn toàn mới với những quy tắc, phong cách giảng dạy riêng. Chính vì thế, các bạn sinh viên đặc biệt là sinh viên năm nhất sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi bước chân vào môi trường học tập mới này. Vậy phương pháp học đại học nào sẽ là hiệu quả cho các bạn? Cùng Trường học 247 tìm hiểu các cách học ở đại học hiệu quả giúp bạn đạt điểm số cao ngay trong năm học đầu tiên nhé!
Phương pháp học đại học được hiểu là gì?
Nếu ở giáo dục trung học phổ thông, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, giảng dạy những vấn đề từ cơ bản nhất đến nâng cao thì người giảng viên ở đại học sẽ đóng vai trò là người định hướng cho sinh viên. Do đó, cách học của học sinh, sinh viên ở hai môi trường giáo dục này cũng hoàn toàn khác nhau. Với học sinh, việc quan trọng là làm theo hướng dẫn của giáo viên thì với sinh viên, kỹ năng quan trọng nhất là phải tự học.
Tại đại học, các giảng viên thường có cách giảng bài nhanh bởi khối lượng kiến thức là rất lớn. Do đó, họ không thể hướng dẫn sinh viên quá chi tiết từ những điều cơ bản nhất. Để có thể theo kịp bài giảng, bắt buộc sinh viên phải thật tập trung trong giờ học và rèn luyện tính tự học nghiêm khắc. Bởi vậy, phương pháp học đại học phụ thuộc rất lớn vào bản thân sinh viên.
Đánh giá về môi trường học tập ở đại học hiện nay
Xã hội ngày càng phát triển đã giúp cho nhiều lĩnh vực đời sống ngày càng đi lên, trong đó bao gồm cả giáo dục. Có thể thấy, giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học tại Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát triển với những đổi mới tiên tiến, hiện đại. Do đó, giáo dục ở đại học cũng có những chuyển biến đáng kể. Cụ thể:
Tỷ lệ cạnh tranh lớn
Có thể thấy, đại học là “hệ sinh thái” rộng lớn hơn ở cấp trung học phổ thông rất nhiều. Điều này đồng nghĩa rằng tỷ lệ cạnh tranh giữa các sinh viên cũng càng gay gắt. Những suất học bổng khuyến khích học tập mỗi kỳ học có thể là mục tiêu của hầu hết các bạn sinh viên và để đạt được điều đó, các bạn phải đối diện với một tỷ lệ “chọi” rất lớn.
Do đó, sinh viên luôn phải ở trong trạng thái sẵn sàng học tập, sẵn sàng tiếp thu kiến thức và rèn luyện những kỹ năng cứng – mềm thật tốt. Thực tế cho thất, những sinh viên năm nhất sẽ phải chịu cú “shock” khá lớn khi chuyển môi trường giáo dục. Để có thể thích nghi nhanh chóng và tham gia vào đường đua cạnh tranh gay gắt tại đại học, bắt buộc các bạn phải tự điều chỉnh tâm lý cũng như các thói quen học tập của mình.
Thời gian học tập không cố định
Khác so với trường trung học phổ thông, tại đại học, số lượng môn học, thời lượng mỗi tiết học và khối lượng kiến thức đều lớn hơn rất nhiều. Một điểm khác biệt nữa chính là tại đại học các buổi học thường được tổ chức trễ hơn, có cả khung giờ học vào buổi tối. Tuy nhiên, số ngày học trong tuần là không bắt buộc, sinh viên được phép đăng ký tuỳ thích. Do đó, ở đại học, sinh viên có nhiều thời gian rảnh hơn.
Với những thay đổi lớn về mặt thời gian như vậy, nếu không có khả năng kiểm soát tốt thời gian, sinh viên sẽ rất dễ rơi vào trạng thái trì trệ việc học và dành thời gian cho các hoạt động khác như đi làm thêm, tham gia câu lạc bộ. Do đó, để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình, sinh viên cần có những cách học hiệu quả và phân chia thời gian phù hợp.
Phương pháp giảng dạy tại đại học
Như đã đề cập, phương pháp dạy học ở đại học hoàn toàn khác so với trung học phổ thông. Người giảng viên đóng vai trò là “kim chỉ nam” định hướng cho sinh viên. Họ không có nhiệm vụ theo dõi sát sao hay đốc thúc bạn trong việc học. Bởi sinh viên khi bước vào cánh cổng trường đại học đã được coi là những người trưởng thành, có trách nhiệm với chính những quyết định, hành động của mình.
Tại sao nên có phương pháp học đại học hiệu quả?
Nếu không có phương pháp học đại học hiệu quả, bạn sẽ khó quản lý được điểm số của mình và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến điểm số tốt nghiệp của bạn. Không chỉ vậy, việc xây dựng phương pháp học đại học hiệu quả còn có thể giú bạn:
- Giảm tải áp lực trong học tập: xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng giúp cho bạn có thể kiểm soát được tất cả các môn học đồng thời quản lý tốt thời gian biểu của mình. Việc này giúp cho bạn hạn chế rơi vào trạng thái stress khi phải “bơi” trong khối lượng kiến thức khổng lồ, đặc biệt là mỗi đợt ôn thi cuối kỳ. Bên cạnh đó, phương pháp học hiệu quả còn giúp bạn đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giữ gìn sức khoẻ.
- Nắm chắc kiến thức: đây là điều bắt buộc mỗi sinh viên đều phải đạt được. Bằng cách áp dụng phương pháp học hiệu quả sẽ giúp cho mỗi sinh viên có được cách học tốt với từng bộ môn. Từ đó có thể năm chắc kiến thức trên giảng đường, kết hợp với việc tự học tại nhà sẽ giúp cho bạn có được những kết quả học tập xứng đáng.
- Cải thiện điểm số: chắc chắn rằng khi bạn có một kế hoạch học tập tốt thì lượng kiến thức của bạn sẽ được củng cố mỗi ngày. Điều này sẽ dẫn đến một kết quả tuyệt vời rằng bạn sẽ có được điểm số cao hơn ở mỗi kỳ thi.
Xem thêm: Kế hoạch học tập là gì? 7 bước xây dựng kế hoạch học tập khoa học?
10 phương pháp học đại học hiệu quả dành cho sinh viên
1. Đặt mục tiêu học tập và định hướng sau khi ra trường
Đặt mục tiêu là phương pháp không thể thiếu cho dù bạn đang thực hiện một kế hoạch hay có một dự định gì trong tương lai. Đặt mục tiêu giúp bạn xác định được đích đến của mình từ đó lên được bản kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu đó.
Việc học trong trường đại học cũng vậy. Giai đoạn này là lúc các bạn cần nghiêm túc với chính lựa chọn của mình, bạn cần xác định được bạn bước vào cổng trường đại học để làm gì và sau khi rời khỏi đây bạn sẽ trở thành người như thế nào. Có một vấn đề nghiêm trọng cũng là thực trạng ở khá nhiều sinh viên hiện nay đó là hệ tư tưởng “học cho xong rồi tính” hay “tới đâu lo tới đó”. Hậu quả của hệ tư tưởng này là khiến bạn mất định hướng cho tương lai, đến khi cần “tính” bạn cũng không biết phải “tính” như thế nào.
Do đó, ngay từ khi vào đại học, bạn cần xác định được mục tiêu rõ ràng. Hãy lên mục tiêu từ nhỏ đến lớn như: điểm số cuối kỳ, điểm tổng kết năm học, điểm tổng kết toàn khoá, các kỹ năng đạt được, công việc sau này muốn theo đuổi,… Khi có những mục tiêu chi tiết, rõ ràng và thực tế, tự bản thân bạn sẽ xây dựng được lộ trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu đó.
2. Không bỏ học
Thực trạng không hiếm gặp hiện nay ở tất cả các trường đại học là tình trạng trốn tiết. Do không chịu ràng buộc hay bị quản lý khắt khe giống với trường cấp 3, nên nhiều sinh viên đại học có ý thức lơ là hơn và thấy việc trốn tiết là chuyện hết sức bình thường. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp sinh viên đi học chỉ vì để điểm danh để có điểm chuyên cần tốt hoặc chỉ đơn giản là đủ điều kiệm để thi qua môn.
Nếu thực trạng này liên tục tiếp diễn và không có hướng giải quyết hợp lý, nhanh chóng thì chất lượng dạy và học trên giảng đường sẽ gặp những hệ quả nghiêm trọng. Đối với cá nhân sinh viên, tiếp thu không đầy đủ sẽ để lại lỗ hổng kiến thức và rất khó để “vá” lại. Điều này dẫn đến điểm thi kém và làm ảnh hưởng đến điểm tốt nghiệp toàn khoá của bạn.
Để có được một bài giảng trên giảng đường, các giảng viên đã phải dày công để soạn bài, những lời giảng chính là những chia sẻ thực tế về những trải nghiệm, những kiến thức mà thầy cô tích luỹ được. Do đó, những buổi học chính là những cơ hội để sinh viên nạp thêm tri thức cho mình. Để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin quý giá nào, bạn cần đi học đúng giờ, đầy đủ và trân trọng từng giờ học trên giản đường.
3. Có đầy đủ tài liệu học tập
Việc tiếp thu kiến thức sẽ khó khăn rất nhiều nếu bạn không có đủ tài liệu học tập. Giáo trình môn học chính là một tài liệu không thể thiếu. Tại đây sẽ ghi chép tất cả những kiến thức bạn được học. Chắc chắn rằng bộ não của bạn khó có thể ghi nhớ 100% những gì đã diễn ra trong buổi học hôm ấy và giáo trình chính là nơi giúp bạn tìm hiểu lại và tổng hợp kiến thức.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị các công cụ dụng cụ để có thẻ ghi chép, take note lại các nội dung của buổi học. Bạn có thể sử dụng vở, bút, điện thoại, máy tính bảng, giấy nhớ,…
Bên cạnh đó, với nhiều môn học, giảng viên sẽ yêu cầu những nguồn tài liệu khác nhau. Để có thể học tập tốt nhất, bạn hãy tìm đọc đầy đủ những nguồn tài liệu được giảng viên yêu cầu.
4. Phân chia thời gian biểu hợp lý
Như đã đề cập, sinh viên thường có nhiều khoảng thời gian trống trong ngày tuỳ vào khung giờ đăng ký lịch học. Những khoảng thời gian trống tiết đó chính là cơ hội để sinh viên phát triển khả năng tự học của mình.
Nếu bạn là người biết cách sắp xếp thời gian hợp lý, bạn sẽ có thể đảm bảo được thời gian học, thời gian tham gia các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ, đồng thời vẫn có thể đảm bảo thời gian nghỉ ngơi khoa học cho bản thân.
Tuy nhiên, để có thể sắp xếp được thời gian biểu như vậy, bạn cần có kế hoạch chi tiết về các hoạt động cho một ngày hay một tuần. Sau đó, hãy sắp xếp chúng theo trình tự rõ ràng và ưu tiên những đầu mục công việc sắp đến hạn chót (deadline). Tuyệt đối không sắp xếp theo cảm tính hay chỉ sắp xếp ở trong đầu mà không ghi chép hay take note rõ ràng. Bởi điều đó đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy rối và dễ nản.
5. Tự chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Đây chính là thời gian tự học ở nhà của bạn. Công việc này gồm có: học lại bài cũ, làm các bài tập được giao và đọc bài học mới. Việc đọc bài học mới sẽ giúp bạn nắm được khoảng 25% – 35% kiến thức trước đó. Phần còn lại, bạn cần chăm chú nghe giảng, làm bài tập về nhà, đọc các tài liệu tham khảo liên quan và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Như vậy, bạn sẽ có thể nắm chắc kiến thức của bài học và sẽ rất lâu quên.
Điều đó cho thấy, tự chuẩn bị bài trước khi lên lớp đóng vao trò rất lớn quyết định đến việc bạn có hiểu bài và đạt được điểm số cao hay không. Một mẹo dành cho bạn là hãy làm công việc này trong một không gian yên tĩnh và đừng quên
6. Chủ động đặt câu hỏi với giảng viên
Một điều quan trọng bạn cần phải nhớ chính là giảng viên ở đây để giúp bạn phát triển hơn mỗi ngày. Do đó, đừng ngần ngại khi đưa ra những câu hỏi cho những vấn đề bạn còn thắc mắc. Việc chủ động trao đổi với giảng viên không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với người dạy mà còn giúp bạn hiểu bài dễ hơn. Giảng viên có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc của bạn và điều này giúp cho bạn nắm chắc kiến thức để vừa có điểm số cao, vừa có thể áp dụng vào thực tiễn. Vì vậy, hãy coi giảng viên của bạn như một “nguồn tài nguyên” tri thức để bạn có thể “khai thác”.
7. Trao đổi thắc mắc với bạn cùng lớp hoặc anh/chị khoá trên
Trao đổi thắc mắc với bạn cùng lớp hoặc anh/chị khoá trên là một phương pháp học đại học hiệu quả tiếp theo mà Trường học 247 muốn giới thiệu đến bạn. Những người trẻ cùng tham gia vào một lĩnh vực thường có cùng “tần số” với nhau, do đó, việc trao đổi kiến thức cũng sẽ dễ dàng hơn. Do đó, việc “chọn bạn mà chơi” ở đại học cũng rất quan trọng và cần thiết. Hãy chắc chắn rằng những người xung quanh mình là những người có trí hướng, có mục tiêu học tập và có thể giúp đỡ lẫn nhau bất cứ khi nào.
Bên cạnh đó, học nhóm cũng là một phương pháp hữu ích bởi:
- Giúp bạn có động lực học tập.
- Giúp bạn có trách nhiệm hơn.
- Cùng thảo luận và đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề đa dạng.
- Chia sẻ kinh nghiệm học tập và tài liệu học tập với nhau.
8. Tự kiểm tra, đánh giá
Hãy nhờ ai đó hỏi bạn, hoặc bạn cũng có thể tự hỏi chính mình. Đây là một phương pháp học đại học rất hiệu quả. Kỹ thuật này sẽ giúp cho bạn đưa thông tin vào bộ nhớ tốt hơn và nhớ lâu hơn. Đồng thời, phương pháp tự kiểm tra, đánh giá còn giúp bạn biết được trình độ của mình đang ở đâu, vấn đề mình gặp phải là gì, từ đó có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
9. Đăng ký các khoá học thêm
Ngoài việc học tập trên trường, bạn cũng có thể củng cố kiến thức cho mình bằng các khoá học bên ngoài. Với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian bằng việc học ở nhà thông qua những khoá học online. Ngoài ra, có vô vàn những khoá học online miễn phí hữu ích hay những khoá học có cấp chứng chỉ đang chờ đợi bạn. Vấn đề hiện tại là bạn đã sẵn sàng để nạp thêm kiến thức cho mình hay chưa.
10. Hạn chế quan tâm đến điểm số của bạn cùng lớp
Vấn đề ở đây là bạn sẽ có thể đối diện với những áp lực khi thấy điểm số của bạn cùng lớp cao hơn mình. Điều này có thể khiến bạn nản lòng và chán việc học. Thay vào đó, bạn hãy tập trung đến chính bản thân mình và quan tâm đến những kiến thức mình cần phải tiếp thu. Có rất nhiều lý do để giúp người bạn của bạn đạt được điểm cao và bạn cũng hoàn toàn có thể làm được điều đó nếu bạn không ngừng cố gắng mỗi ngày.
Trên đây là 10 phương pháp học đại học hiệu quả dành cho sinh viên nhất định bạn phải biết. Nếu bạn không thể trở thành người tốt nhất trong lĩnh vực đó thì hãy trở thành phiên bản tốt hơn của mình so với ngày hôm qua. Việc không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức sẽ giúp bạn trở thành con người tử tế và được sống trọn vẹn với đam mê của mình.
Xem thêm: Top 15 cách học nhanh nhớ lâu hiệu quả, dễ áp dụng