Bạo lực học đường là gì? Giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường

Bạo lực học đường là vấn đề ngày càng phổ biến. Vấn đề này gây nhiều hậu quả đáng lo ngại cho sức khỏe thể chất cũng như tâm lý của học sinh. Đồng thời, bạo lực học đường gây những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường học tập và phát triển của trẻ. Hãy cùng Trường học 247 tìm hiểu về những vấn đề xung quanh bạo lực học đường và cách khắc phục nó để đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho thế hệ tương lai của chúng ta nhé.

Bạo lực học đường là gì?

Sự tác động tiêu cực đến thân thể hoặc tinh thần của một học sinh nào đó trong môi trường học đường bằng cách dùng hành động, lời nói, cử chỉ,… là bạo lực học đường. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, sự phát triển toàn diện của trẻ cũng như tạo môi trường tiêu cực.

Bao-luc-hoc-duong-la-gi?
Hành vi gây tổn thương sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh là bạo lực học đường

Bạo lực học đường đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trở nên trầm trọng hơn khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của học sinh trong quá trình trưởng thành. Rất nhiều những trường hợp đáng tiếc xảy ra do bạo lực học đường không được phát hiện sớm hoặc chưa nhận được sự quan tâm sát sao của gia đình và nhà trường.

Để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu của bạo lực học đường, gia đình cần phối hợp sát sao với nhà trường trong việc thông tin và giáo dục con cái. Sự quan sát và lắng nghe các em giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Dấu hiệu khi trẻ gây ra bạo lực học đường

  • Tính cách trẻ trở nên hung hăng, hiếu thắng
  • Có xu hướng đổ lỗi và không nhận cái sai về mình
  • Không có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh
  • Dễ xảy ra mâu thuẫn và không kiểm soát cảm xúc

Dấu hiệu khi trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường

  • Lầm lì, ít nói, hay cục tính, cáu giận
  • Giảm hứng thú với mọi việc
  • Sợ đi học, kết quả học tập giảm sút bất ngờ
  • Ăn uống, sinh hoạt kém điều độ (ăn quá ít, quá nhiều, hay mất ngủ)
  • Nhạy cảm và khép kín
  • Có biểu hiện tiêu cực, thậm chí muốn tự tử
  • Có những tổn thương về thể xác không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên gặp căng thẳng, dẫn tới rụng tóc, đau đầu, đau bụng

Đa số những trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường tại Việt Nam không sẵn sàng chia sẻ với bạn bè tìm sự đồng cảm hay chia sẻ với bố mẹ để tìm sự giúp đỡ. Các em mang tâm lý sợ hãi, tự ti làm vấn đề càng trở nên nghiêm trọng. Bạo lực học đường có thể trở thành vết đen tâm lý, theo các em mãi trong cuộc sống sau này. Vì vậy, phát hiện bạo lực học đường càng sớm càng tốt.

Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, bạo lực học đường đang ngày càng nghiêm trọng, thậm chí phức tạp. Bên cạnh hình thức bắt nạt trực tiếp tại môi trường trường học bằng các hành động tiêu cực, lời nói bêu rếu, lăng mạ, xỉ nhục, lôi kéo tẩy chay thì còn biến tướng dưới môi trường khác. Đó là môi trường mạng xã hội.

Mạng ảo nhưng hậu quả thật. Tốc độ lan truyền chóng mặt, rào cản giữa thế giới của các em với người lớn cùng với sự bất minh bạch trên mạng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi bạo lực trên mạng xã hội. Bản thân nạn nhân mang tâm lý sợ sệt, e ngại nên không dám lên tiếng. Điều này càng làm quá trình giúp đỡ các em đấu tranh chống lại bạo lực học đường gặp nhiều khó khăn hơn.

Bao-luc-hoc-duong-la-gi?
Hiện nay, bạo lực học đường đang ngày càng nghiêm trọng nhưng chưa nhận được sự quan tâm cần thiết

Những hậu quả của bạo lực học đường chưa bao giờ thôi làm chúng ta ngơ ngàng và đau xót. Có đứa trẻ đáng tiếc trở thành tội phạm ở cái tuổi 17 khi đâm chết đứa bạn đã bắt nạt mình sau bao tháng ngày uất ức. Có đứa bé bị một hội bạn trong lớp nói xấu, đặt điều, lôi kéo tẩy chay vì chướng tai gai mắt và dần trở thành học sinh cô lập. Có đứa vì ngoại hình mà bị bạn bè trêu trọc, xa lánh, dần trở thành nỗi tự ti. Và có cả những căn bệnh tự kỷ, những cái chết của chính học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường.

Câu chuyện học sinh, xich mích mà nhiều người lớn vẫn coi nhẹ nghĩ rằng của trẻ con giờ đây đang đe dọa chính sự an toàn của các em. Nếu không ngay lập tức nhận rõ sức ảnh hưởng của bạo lực học đường cũng như hiểu được vai trò của việc phát hiện sớm, can thiệp ngay thì bạo lực học đường sẽ còn gây ra cho con em chúng ta những hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội trong thời đại mới

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường có thể đến từ các yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Việc hiểu đúng và rõ các nguyên nhân này nhằm tìm cách đối phó với bạo lực học đường một cách hiệu quả tận gốc. Tuy nhiên, dù nguyên nhân khởi phát từ đâu, sự quan tâm, lắng nghe của gia đình, nhà trường vẫn là yếu tố đầu tiên trong quá trình quan sát và giải quyết vấn đề, đảm bảo cho các em có một môi trường phát triển bền vững.

Bao-luc-hoc-duong-la-gi?
Chuẩn bị sẵn giải pháp ngăn chặn bạo lực giúp đảm bảo một môi trường học tập tốt cho thế hệ tương lai

Một số nguyên nhân chủ quan dẫn tới bạo lực học đường bao gồm:

  • Tâm lý tuổi dậy thì, thường rơi vào giai đoạn 8 -13 tuổi (với bé gái), 9 -14 tuổi (với bé trai). Đây là giai đoạn có những thay đổi lớn về thể chất và tinh thần, dẫn đến sự phức tạp trong phát triển tâm lý, có thể gây ra những suy nghĩ và hành vi lệch lạc.
  • Mâu thuẫn trong môi trường học đường. Việc có những bất đồng, xích mích,…trong quá trình học tập, sinh hoạt đối với các em học sinh là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, các em còn non nớt trong việc điều chỉnh cảm xúc và giải quyết vấn đề nên có thể dẫn tới những hành động bạo lực không đáng có.
  • Tính cách của cả người bạo lực và nạn nhân của bạo lực. Cụ thể, những em có tính cách hiếu thắng, muốn thể hiện sẽ có xu hướng thích đàn áp các bạn yếu thế hơn. Các em là nạn nhân của bạo lực lại không đủ mạnh mẽ, quyết đoán để chống lại hoặc tìm sự giúp đỡ.

Ngoài ra, những nguyên nhân khách quan cũng góp phần trở thành nguồn cơn của bạo lực học đường:

  • Yếu tố gia đình ảnh hưởng rất lớn tới trẻ trong giai đoạn phát triển. Nếu gia đình thường căng thẳng, cãi vã, cha mẹ bỏ bê con cái hoặc cha mẹ lạm dụng chất kích thích,…những đứa trẻ lớn lên có thể có hành vi ứng xử chưa phù hợp, nghiêm trọng hơn là gây ra bạo lực trong môi trường học đường.
  • Yếu tố nhà trường đóng vai trò thiết yếu  trong quá trình trưởng thành của trẻ. Vì vậy, nếu môi trường học đường thiếu sự quan tâm sát sao, thiếu tính kỷ luật, khiến các em tự tổn thương về mặt tinh thần như dè bỉu, bắt nạt,…thì bạo lực học đường không những không được kiểm soát mà còn có khả năng tăng cao.
  • Yếu tố cộng đồng. Môi trường sống ảnh hưởng tới các em trong quá trình học hỏi và phát triển. Một môi trường lành mạnh, văn minh, trí thức sẽ rèn rũa cho các em cách xử lý tình huống thông minh, nhẹ nhàng thay vì những cách giải quyết tiêu cực dẫn tới bạo lực học đường.

Quy định về phòng chống bạo lực học đường

Theo Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP về việc phòng, chống bạo lực học đường có nêu rõ: để phòng chống bạo lực học đường cần một số việc làm như sau:

Bao-luc-hoc-duong-la-gi
Bạo lực học đường cần được phòng chống bằng những cách thức chủ động, hiệu quả
  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức của những cá nhân, tổ chức như gia đình, nhà trường, cán bộ quản lý về sự nghiêm trọng của bạo lực học đường
  • Có trách nhiệm phát giác, tố cáo khi có bạo lực học đường xảy ra
  • Giáo dục những cá nhân, tổ chức có liên quan biết cách ứng phó khi có bạo lực học đường xảy ra
  • Hướng dẫn các em xử lý khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường
  • Thực hiện các hoạt động dạy và học, vui chơi trong khuôn khổ giáo dục không bạo lực
  • Phát hiện kịp thời những hành vi bạo lực để giúp đỡ nạn nhân tránh xa những tổn hại về thể chất cũng như tinh thần
  • Phối hợp với các cá nhân, tổ chức để xử lý triệt để hành vi bạo lực học đường

Xử lý thế nào khi có bạo lực học đường xảy ra?

Khi có bạo lực học đường xảy ra, nhà trường cần từng bước xử lý để đảm bảo hiệu quả và bảo vệ một cách tốt nhất nạn nhân bị bạo lực, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm người gây ra bạo lực.

  • Tìm hiểu kỹ nguyên nhân, thực trạng vấn đề
  • Ngay lập tức ngăn chặn việc tiếp tục gây ra hành vi bạo lực trong môi trường học đường của đối tượng
  • Phối hợp chặt chẽ với gia đình, cơ quan chức năng để vào cuộc, xử lý theo quy định của pháp luật
  • Đánh giá sơ bộ những tổn hại
  • Đồng thời hỗ trợ bệnh nhân về mặt tâm lý và điều trị thể chất (nếu có), đảm bảo an toàn

Việc nghiêm túc tìm hiểu, xử lý là vô cùng quan trọng. Xử lý hiệu quả không chỉ mang lại công bằng cho nạn nhân, quan trọng hơn tạo ra một môi trường lành mạnh cho học sinh. Môi trường có an toàn, học sinh mới có thể chuyên tập học tập và phát triển.

Giải pháp giúp ngăn ngừa hiện tượng bạo lực học đường

Để ngăn ngừa bạo lực học đường, tạo tiền đề cho một môi trường học tập lành mạnh, chúng ta nên có những cách thức rõ ràng như sau:

Bao-luc-hoc-duong-la-gi?
Ngăn ngừa bạo lực học đường là cách giúp học sinh có một môi trường giáo dục lành mạnh
  • Nâng cao nhận thức về hậu quả, biểu hiện và cách phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và gia đình các em học sinh
  • Luôn tạo điều kiện cởi mở để các em dễ dàng chia sẻ, giáo viên nắm bắt tâm lý, tình hình của các em, can thiệp kịp thời khi có tình huống xảy ra
  • Thiết lập kênh thông tin liên lạc chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền để có sự hỗ trợ tốt nhất
  • Chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm cho các em và tạo điều kiện hoạt động để các em thêm gắn bó với nhau

Bên cạnh đó, từng học sinh cần có ý thức phòng ngừa bạo lực học đường, bằng các cách làm sau:

  • Tích cực rèn luyện văn hóa, lối sống, ngoan ngoãn với cha mẹ, ông bà, thầy cô
  • Hòa đồng với bạn bè
  • Học cách kiềm chế cảm xúc
  • Học sinh tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa, tăng tính năng động, tích cực

Việc ngăn ngừa bạo lực học đường còn cần sự tham gia tích cực của gia đình:

  • Dành thời gian quan tâm, lắng nghe suy nghĩ, nguyện vọng của trẻ
  • Luôn bên cạnh động viên và định hướng để trẻ có những suy nghĩ và hành động đúng đắn
  • Hạn chế các hành vi bạo lực trước mặt trẻ
  • Có sự phối hợp với nhà trường và các tổ chức trẻ tham gia để hỗ trợ kịp thời tâm lý và định hướng trẻ khi cần thiết

Một môi trường giáo dục kết hợp giữa giáo dục kiến thức với phát triển kỹ năng sẽ giúp ích cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Bạo lực học đường có thể đến từ sự thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng của học sinh, hay sự ảnh hưởng tiêu cực hoặc thiếu quan tâm, lắng nghe từ phía gia đình, nhà trường. Vậy hãy cùng trường học 247 hiểu đúng, đủ và có những biện pháp phòng ngừa cũng như đối phó với bạo lực học đường bạn nhé.

Xem thêm: Triết lý giáo dục là gì? Triết lý giáo dục nổi bật của Việt Nam hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử