Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội trong thời đại mới

Giáo dục là một thuật ngữ quen thuộc xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Ai cũng có những định nghĩa riêng về giáo dục và những đóng góp mang đến cho từng người, tạo dựng nên một tương lai tươi sáng hơn trong tương lai. Bài viết sau đây, hãy cùng Trường học 247 chia sẻ về vai trò của giáo dục và liệu chúng ta – một công dân của nước Việt Nam có thể đóng góp được những gì tới sự phát triển của giáo dục?

Giáo dục là gì? Nguồn gốc của giáo dục

Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể của giáo dục. Chúng ta vẫn thường sử dụng giáo dục là hình thức truyền tải thông tin kiến thức giữa người với người, từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua nhiều hình thức kháu nhau. Giáo dục là cả một quá trình học tập, đào tạo và rèn luyện các kiến thức để trở thành người tài giỏi, đóng góp được cho xã hội.

Trong quá trình đào tạo của mỗi con người, giáo dục chính là việc hoàn thành các chương trình học cơ bản từ lớp 1 đến lớp 12 sau đó là lên các bậc cao hơn. Nó được thể hiển ở việc hoàn thành các bài tập, bài giảng, các cuộc thi lên lớp tại cơ sở học tập. Giáo dục sẽ định hướng cho sự tư duy, phát triển và hoàn thiện về mặc kiến thức chuyên môn trong mỗi con người. Bạn có thể khẳng định được vị trí, năng lực của bản thân thông qua quá trình làm việc sau này nhờ vào trình độ giáo dục.

Không những vậy, giáo dục còn là sự phản ánh của các vấn đề môi trường, xã hội, gia đình,…Từ xa xưa ông bà ta đã để dỵ những bài học, lời hay ý đẹp để lại cho con cháu thông qua hình thức truyền miệng, đây cũng chính là giáo dục về mặt con người đạo đức. Nếu được sống trong gia đình tốt, môi trường tích cực, bạn sẽ trở thành công dân lương thiện, phát huy được những điều xã hội mong muốn, luôn biết yêu thương giúp đỡ mọi người xung quanh.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định được rằng từ khi có sự sống của con người cũng là lúc giáo dục xuất hiện. Giáo dục len lỏi trong cuộc sống hằng ngày, tích luỹ các nguồn kinh nghiệm kiến thức để lại cho con cháu. Chúng ta truyền đạt lại những hiểu biết vốn có, sau dần nhiều hiện tượng được giải thích bằng khoa học khác xa với ngày xưa, chúng ta sẽ thay đổi cách nhìn để công nhận các phát hiện vĩ đại đó nếu nó được chứng minh là đúng. Bởi giáo dục cũng được hiểu là sự thay đổi để tìm ra những câu trả lời đúng, giải thích được cả những hiện tượng xung quanh cuộc sống. Ví dụ như người xưa quan niệm rằng trái đất hình tròn và nó đứng yên nhưng chỉ Galileo mới phát hiện và chứng minh rằng trái đất có hình cầu và nó quanh xung quanh mặt trời.

Giao-duc-la-gi
Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta đã phải học tập để phát triển giáo dục

Xem chi tiết: Giáo dục là gì?

Mục tiêu của giáo dục

Trong luật giáo dục năm 2019 đã ban hành cũng chỉ rõ các mục tiêu của giáo dục đó chính là hoàn thiện con người theo các khía cạnh cả về tri thức lẫn đạo đức. Chúng ta được tìm hiểu và tiếp cận giáo dục trong mọi hoạt động cuộc sống hằng ngày và kết quả chung quy là định hướng con người theo những tiêu chuẩn chung trong xã hội, phát triển để cống hiến những mặt tích cực.

  • Năng lực nội tại: Giáo dục định hướng cho mỗi con người Việt Nam đều có lòng yêu nước, từ trong cuộc sống đến thơ ca văn giờ học. Chúng ta phát triển được những năng lực nội tại của bản thân, khát khao được cống hiến và đóng góp cho nước nhà với lý tưởng của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • Phát huy khả năng sáng tạo, tài năng: Không một ai thành công mà không nhờ đến giáo dục, dù bạn có bỏ học giữa chừng thì những kết quả bạn đạt được vẫn phải từ nhiều nguồn kiến thức kinh nghiệm khác nhau. Giáo dục chính là nền tảng để cá nhân phát triển bản thân, đặc biệt càng học nhiều biết nhiều bạn sẽ dễ dàng hơn trong công việc tương lai. Bạn có thể tự do sáng tạo để phục vụ đời sống con người, thể hiện tài năng của bản thân để có nhiều cơ hội chạm tới đích do mỗi người tự đặt ra.
  • Bồi dưỡng nguồn nhân lực: Mỗi quốc gia, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định lớn đến sự phát triển và thành công, bởi vậy nên chú trọng đến giáo dục luôn là quốc sách đặt lên hàng đầu. Mỹ là quốc gia đi đầu trong sự phát triển kinh tế và nhiều mặt khác nữa, nên luôn là nơi đáng tin cậy để các sinh viên lựa chọn du học đặc biệt là Trung Quốc. Với nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng đào tạo bậc cao sẽ biến nền kinh tế của các quốc gia có bước thay đổi vượt bậc theo thời gian.

Vai trò của giáo dục đối với xã hội hiện đại

Phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia

Mỗi quốc gia được đánh giá là phát triển hay không phụ thuộc vào bộ mặt của nền kinh tế, và đương nhiên nguồn nhân lực được đào tạo bài bản có chuyên môn cao là điều vô cùng cần thiết. Bởi một xã hội phát triển thì phải có sự đóng góp trí tuệ từ những người tài giỏi, họ cống hiến các kỹ năng ứng dụng mà mình học được vào trong hoạt động sản xuất, cuộc sống thường ngày. Với những kiến thức giáo dục tiếp thu từ sách vở kết hợp cùng quá trình rèn luyện, vận dụng trong thực tế để con người cho ra nhiều phát minh vĩ đại. Giống như việc phát minh ra Internet, máy tính, trí tuệ AI,…đây đều là những phát hiện của con người và được cả thế giới công nhận.

Phat-trien-giáo-duc
Giáo dục đưa con người tới sự phát triển trong mỗi quốc gia

Muốn có nguồn nhân lực tốt, mỗi quốc gia đều chú trọng đầu tư vào nền tảng giáo dục, bởi đây sẽ là nền tảng cơ bản để mọi người tận dụng được khả năng và áp dụng trí tuệ đúng chỗ. Giáo dục mang đến nhiều hình thức học tập khác nhau với sự thay đổi không ngừng nghỉ những vẫn luôn hướng đến một mục đích cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Chúng ta có thể kể đến một số nước có nền giáo dục cực kỳ phát triển như Nhật bản, Singgapore đã cho ra được nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo các quy tắc kỷ luật và trình độ chuyên môn cao.

Ổn định hệ thống chính trị

Song song với nền kinh tế phát triển thì giáo dục cũng có tác động rất lớn đến việc ổn định hệ thống chính trí trong từng quốc gia. Việc tuyên truyền các đường lối chính sách, chiến lược, hệ thống pháp luật được đưa vào trong giáo dục để đảm bảo mức độ lan toả đến tất cả mọi người dân. Đây là những điều kiện cơ bản, công dân nắm được những điều lệ, đường lối trong một quốc gia để tăng thêm tinh thần dân tộc, thể hiện lòng yêu nước bằng cách tuân thủ chấp hành một cách chuẩn mực.

Giáo dục đã đưa tinh thần yêu nước vào trong thơ ca, sử sách để luôn nhắc nhở mỗi chúng ta rằng yêu quê hương tổ quốc là điều thiết yếu, tình yêu này cũng được thể hiện ra bằng những hành động nhỏ, rồi dần lớn lên và hình thành nỗi lòng khát khao và muốn cống hiến hết mình cho đất nước. Tại Việt Nam, đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến vấn đề đầu tư cho giáo dục, ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Giáo dục không chỉ là nền tảng để Việt Nam có thể phát triển một cách toàn diện về kinh tế mà còn ốn định trong hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng an ninh cho dân giàu nước mạnh.

Nâng cao dân trí ở từng quốc gia

Nếu để so sánh con người giữa các quốc gia thì chúng ta sẽ thường đánh vào khía cạnh trình độ dân trí. Tại sao ở Nhật Bản trong công việc họ lại phát triển hơn Việt Nam? Có thể thấy rõ ngay đó là người Nhật Bản được đào tạo rất kỹ về vấn đề kỷ luật và củng cố trình độ dân trí là điều bắt buộc phải thực hiện. Trong vấn đề về trình độ học vấn, quốc gia cần đảm bảo giáo dục phải được phủ đều khắp mọi nơi, không ai gặp tình trạng mù chữ và thiếu điều kiện để tham gia học tập. Mọi người phải đều được tiếp cận với tri thức thì mới đảm bảo việc nâng cao trình độ dân trí trên mặt phẳng toàn quốc gia.

Bên cạnh đó việc cải thiện trình độ nhận thức cũng là một yếu tố quan trọng. Dù cho bạn tài giỏi nhưng thái độ, đạo đức của bạn không đúng với chuẩn mực thì sớm muộn cũng bị đào thải trong xã hội. Giáo dục đem đến những nguồn kiến thức cần thiết và trong thời đại công nghệ 4.0, giáo dục còn tạo nên những giá trị trong khoa học,, kỹ thuật với việc áp dụng các lý thuyết và trong thực tiễn. Thông qua các hoạt động đào tạo, con người sẽ ngày càng phát triển và được nâng cao hơn trong nhận thức và trình độ dân trí, góp phần tăng thứ hạng của quốc gia trên trường quốc tế.

nang-cao-dan-tri-cho-su-phat-trien
Nâng cao dân trí, xoá mù chữ là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển

Bồi dưỡng nhân tài đất nước

Giáo dục cũng chính là nền tảng trong việc đào tạo và bổi dưỡng nhân tài cho đất nước, không ngừng gia tăng đội ngũ sản xuất có trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao. Khi chú trọng đến quá trình học hỏi và kinh nghiệm, chúng ta sẽ hướng tới việc phát triển công việc đảm bảo nguồn lao động có tay nghề cao, ứng dụng và giải quyết được mọi vấn đề khó khăn trong giải quyết. Đây cũng là bước đệm để hướng đến sự phát triển kinh tế trong sản xuất.

Trong tất cả các lĩnh vực, giáo dục sẽ chú trọng đến việc bồi dưỡng ra nhiều nhân tài, tạo điều kiện để những con người có khả năng phát triển và tận dụng tư duy sáng tạo. Bởi vậy nên trong nhiều giai đoạn lịch sử, giáo dục vẫn không ngừng thay đổi và đầu tư toàn diện để phát huy thế mạnh của mình, nâng cao vị thế của từng quốc gia.

Vai trò của giáo dục đối với con người

Cung cấp tri thức

Giáo dục luôn hướng đến việc cung cấp các nguồn kiến thức đầy đủ đến tất cả mọi người, chúng ta có cơ hội và quyền lợi như nhau. Tiếp cận với giáo dục chính là nền tảng để tạo lập cuộc sống sau này, khi bạn có tri thức bạn sẽ có thể khẳng định bản thân và hoà nhập với cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Trình độ học vấn càng cao bạn sẽ càng tiếp thu được nhiều hơn những kiến thức, kế thừa và phát huy những kết quả vốn có. Quá trình vận dụng tri thức để áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống chính là cách bạn đang tự tạo ra môi trường tốt đẹp hơn cho tất cả những người xung quanh mình.

Giao-duc-cung-cap-chi-thuc
Giáo dục cung cấp nguồn kiến thức đa dạng cho mọi lứa tuổi

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Giáo dục sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích trong quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống, xuất phát từ những nhu cầu cơ bản hằng ngày. Ví dụ như việc tạo ra máy kéo sợi đầu tiên chạy bằng hơi nước để mang lại năng xuất cao hơn và giảm thiểu sức lao động của con người. Chúng ta được trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết để tham gia phát triển sản xuất, tạo ra nhiều của cải hơn để phục vụ cho cuộc sống của con người. Từ đó mỗi cá nhân đều có trách nhiệm giúp làm nâng cao chất lượng và tăng năng suất lao động cá nhân vì những mục tiêu chung

Cải thiện kỹ năng xã hội

Qua các hoạt động và trải nghiệm từ giáo dục, chúng ta được cải thiện nhiều hơn trong mặt kỹ năng, nhất là trong tương lai khi tiếp xúc với nhiều hơn các công việc thực tế. Trong quá trình học tập, bạn sẽ được trải nghiệm thêm nhiều điều mới, áp dụng các kiến thức vào cuộc sống để từ đó đúc kết cho mình các kinh nghiệm, kỹ năng riêng. Việc nâng cao kỹ năng sẽ giúp bạn tăng thêm các cơ hội việc làm, đạt hiệu quả cao và tiến nhanh đến sự thành công.

Rèn luyện về khía cạnh đạo đức

Bên cạnh việc cung cấp các nguồn tri thức để phát triển năng lực, kỹ năng thì giáo dục còn hướng đến quá trình tu dưỡng rèn luyện về nhân cách và đạo đức con người. Trong cuộc sống đôi khi thái độ quyết định trình độ, bạn cần đảm bảo cả hai yếu tố này để trở thành con người toàn diện và được thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Từ xa xưa giáo dục đã được phát triển theo hình thức truyền miệng từ những điều hay lẽ phải của ông bà tổ tiên, đến nay giáo dục được đưa vào sách vở với những cốt lõi rèn luyện về nhân cách sống của cá nhân.

Khi bạn là người có học thức, cái nhìn với cuộc sống xung quanh trở nên tốt đẹp hơn, chúng ta biết cách đối nhân xử thế, lối sống văn minh và thái độ hành vi chuẩn mực. Con người có một nền tảng giáo dục tốt sẽ tự sống có trách nhiệm hơn với gia đình, bạn bè và xã hội, trở thành một công dân toàn diện có ích.

Giao-duc-giup-phat-trien-dao-duc
Khi được giáo dục tốt bạn sẽ biết giúp đỡ mọi người xung quanh

Có những loại hình giáo dục phổ biến nào 

Giáo dục chính quy

Giáo dục chính quy là hình thức giáo dục bắt buộc đối với mỗi công dân đó là hoàn thành chương trình theo trình độ học vấn 12/12 tại các cơ sở trường học, được công nhận bằng tốt nghiệp. Hình thức giáo dục này đề cập đến những kiến thức, lý thuyết cơ bản cần biết từ khi bạn là một đứa trẻ đến giai đoạn vị thành niên. Cao hơn nữa đó là cấp bậc Đại học chuyên đào tạo về các chuyên ngành, hỗ trợ kỹ năng để phục vụ quá trình phát triển năng lực trong một lĩnh vực theo học.

Nguồn kiến thức này được truyền tải từ những người giáo viên có trình độ chuyên môn phù hợp với từng môi trường, có khả năng cung cấp kiến thức cần thiết đến người học. Giáo dục chính quy chính là nền tảng để bồi dưỡng nguồn nhân tài cho đất nước. Một số hoạt động cụ thể như: giảng dạy, thi cử, cung cấp chứng chỉ, bằng tốt nghiệp.

Giáo dục không chính quy

Giáo dục không chính quy là hình thức giáo dục tự phát tuỳ theo nhu cầu và mục đích của người học. Mọi sự gia của người học thường theo hình thức tự nguyện và không được quản lý bởi các yếu tố nhà nước hay xã hội. Hiện nay, có rất nhiều các hình thức đào tạo và cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, bạn sẽ chịu sự chi phối từ người dạy và không được cung cấp bằng hay chứng chỉ chính quy được công nhận. Một số các hoạt động giáo dục không chính quy phổ biến như: lớp kỹ năng, dạy học online, các nền tảng dạy học trực tuyến.

Giáo dục không chính thức

Giáo dục không chính thức hay còn gọi là hình thức giáo dục trực tiếp thông qua hình ảnh, lời nói kinh nghiệm từ người này sang người khác. Chúng ta có thể học được rất nhiều điều hay trong cuộc sống hoặc thông qua sách vở, sự giảng dạy của ông bà cha mẹ. Phương thức truyền đạt đa dạng và không được thông qua bất kỳ nguồn trường học nào, những kiến thức đó có thể là đúng hoặc sai, chúng ta không thể tự nhìn nhận và đánh giá chính xác được. Một số ví dụ như: cha mẹ dạy con đạp xe, hoạt động trải nghiệm ngoai khoá,…

Giao-duc-khong-chinh-thuc-la-gi
Giáo dục không chính thức xuất phát từ gia đình, môi trường, xã hội

Tôi có thể làm gì để đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục?

Tự mình phát triển bản thân hoàn thiện

Điều cơ bản nhất để đóng góp cho ngành giáo dục phát triển đó chính là tự bản thân mỗi người cần cố gằng để trở thành một phiên bản tốt nhất. Bạn sẽ tiếp thu những kiến thức àm mình đã đạt được và đem nó ứng dụng nhiều hơn vào trong thực tế. Chỉ khi bạn thành công và phát triển thì mới giúp đỡ được cho xã hội càng nhiều. Nếu tất cả chúng ta ai cũng mang sứ mệnh của riêng mình thì không chỉ nền giáo dục mà tất cả mọi mặt trong kinh tế đều kéo theo đó mà phát triển.

Đóng góp giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn

Hiện nay, tại Việt Nam còn có rất nhiều những địa phương có hoàn cảnh khó khăn và không được đảm bảo về mặt giáo dục. Các em không có điều kiện để cắp sách tới trường, cơ sở vật chất chưa phù hợp, thiếu thốn đủ điều. Vậy chúng ta có thể đóng góp hỗ trợ trong khả năng của mình để giúp ngành giáo dục có thể phát triển đồng đều hơn. Người nhỏ làm việc nhỏ, chúng ta có thể đóng góp chút tiền tiêu vặt để góp vào quỹ chung hoặc gửi sách vở, quần áo đến cho những em nhỏ khác. Trong một năm thì hầu như tất cả các trường đều có những đợt quên góp như vậy để ủng hộ các bạn khó khăn.

Nếu đã trở thành một người thành công, bạn có thể ủng hộ bằng tiền, bằng cơ sở vật chất để đứng ra xây dựng các dự án hỗ trợ cho các em. Có rất nhiều phương pháp hiệu quả, chỉ cần bạn có sự đồng cảm và yêu thương với mong muốn không ai sẽ bị bỏ lại phía sau.

Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện

Các hoạt động tình nguyện có rất nhiều hình thức khác nhau, đối với giáo dục bạn có hỗ trợ thông qua những hoạt động rất đơn giản như tham gia hỗ trợ chiến dịch quyên góp, quá trình xây trường, sửa sang cơ sở vật chất tại nhiều địa phương nghèo. Hằng năm có rất nhiều các hoạt động tình nguyện tại nhiều điểm trường vùng cao, chúng ta hoàn toàn có thể đăng ký tham gia góp phần nâng cao hơn hiệu quả chất lượng giáo dục. Một số giáo viên trẻ hiện nay đã lựa chọn các khu vực đó để trực tiếp đến giảng dạy với mong muốn được truyền đạt kiến thức và tinh thần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Tham-gia-tinh-nguyen-giup-phat-trien-giao-duc
Tích cực tham gia các hoạt động tinh nguyện để giúp đpữ các em nhỏ vùng cao

Trong những năm gần đây, giáo dục vẫn không ngừng cố gắng và phát triển toàn diện để đào tạo ra nhiều nguồn nhân tài cho đất nước. Và bạn cũng sẽ là một phần trong đó nếu cố gắng, nỗ lực học hỏi và phát huy tinh thần ngay từ bây giờ. Với những chia sẻ trên, Trường học 247 hy vọng đã truyền cho các bạn thêm cảm hứng để nỗ lực và đóng góp thêm vào sự phát triển của giáo dục nhé!

Xem thêm: Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất và mục đích của xã hội giáo dục trong thời đại mới

5/5 - (2 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử