Dạy học kiến tạo là gì? 8 nguyên tắc dạy học kiến tạo

Dạy học kiến tạo đang là một phương pháp dạy học, mô hình học tập được nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới áp dụng vào công việc giảng dạy vì những hiệu quả tích cực mà phương pháp dạy học này mang lại. Vậy cụ thể dạy học kiến tạo là gì?  Trường học 247 gửi đến đọc những thông tin chi tiết về phương pháp dạy học độc đáo này.

Dạy học kiến tạo là gì? 8 nguyên tắc dạy học kiến tạo
Dạy học kiến tạo là gì? 8 nguyên tắc dạy học kiến tạo

Dạy học kiến tạo là gì?

Để hiểu được dạy học kiến tạo là gì, trước hết chúng ta cần hiểu về chủ nghĩa kiến tạo trong giáo dục. Chủ nghĩa kiến tạo là nôi của dạy học kiến tạo. Thuyết kiến tạo là một lý thuyết học tập quan trọng được các chuyên gia giáo dục, những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục sử dụng để thúc đẩy việc học tập của học viên. Thuyết kiến tạo được ra đời dựa trên ý tưởng mọi người tích cực xây dựng hoặc tự tạo ra kiến thức thuộc về riêng họ và những kiến thức đó được tạo ra bởi những trải nghiệm thực tế của họ. 

Đối với thuyết kiến tạo, người học dùng kiến thức mà mình đã tích lũy được để làm nền tảng và lấy đó làm cơ sở xây dựng lên những kiến thức mới mà họ học được. Thuyết kiến tạo chỉ ra rằng kinh nghiệm tích lũy của mỗi cá nhân làm cho việc học của họ trở nên độc đáo và hiệu quả.

Đối với những người làm giáo dục, thuyết kiến tạo là một học thuyết quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cách giảng dạy, giáo dục và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học viên. Giáo viên có thể áp dụng lý thuyết kiến tạo giáo dục để giúp học viên củng cố kiến thức mà họ có, tạo tiền đề cho việc mở mang thêm kiến thức, tìm hiểu thêm các kiến thức mới.

Vì vậy, dạy học kiến tạo được hiểu là phương pháp dạy học áp dụng lý thuyết về chủ nghĩa kiến tạo với định nghĩa khác hẳn dạy học truyền thống. Dạy học kiến tạo là cách giảng dạy trong đó giáo viên thúc đẩy tinh thần tự học, tự tìm tòi, tìm hiểu khám phá các kiến thức mới lạ của riêng học viên.

8 nguyên tắc dạy học kiến tạo

Dạy học kiến tạo được nhiều cơ sở, tổ chức giáo dục áp dụng vào việc giảng dạy cho học viên. Dạy học kiến tạo nếu biết áp dụng đúng cách sẽ mang đến những hiệu quả tuyệt vời. Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên tắc của dạy học kiến tạo để hiểu được cách vận hành của phương pháp dạy học này:

Nguyên tắc 1: Kiến thức được tích lũy, xây dựng không phải bẩm sinh hay tiếp thu một cách thụ động

Đây là nguyên tắc chủ đạo, cốt lõi của dạy học kiến tạo. Chúng ta có thể hiểu nguyên tắc này là kiến thức này được xây dựng dựa trên kiến thức khác, học viên vận dụng những kiến thức đã tích lũy được để xây dựng những kiến thức mới thuộc về riêng bản thân. Học viên xây dựng những kiến thức mới phải khác biệt với những kiến thức cũ. Những kinh nghiệm, kiến thức, niềm tin và sự hiểu biết trước đây của học viên là nền tảng quan trọng để học viên tìm hiểu những kiến thức mới. 

Kiến thức được tích lũy, xây dựng không phải bẩm sinh hay tiếp thu một cách thụ động
Kiến thức được tích lũy, xây dựng không phải bẩm sinh hay tiếp thu một cách thụ động

Nguyên tắc 2: Học tập là một quá trình tích cực

Nguyên tắc thứ 2 cho rằng học tập là một quá trình chủ động chứ không phải thụ động. Dạy học kiến tạo đưa ra lập luận rằng người học tìm hiểu kiến thức thông qua việc tương tác tích cực với thế giới. 

Thông tin có thể được con người tiếp nhận một cách thụ động nhưng kiến thức và sự hiểu biết thì không. KIến thức phải đến từ mối liên hệ với những kiến thức có sẵn, từ đó kết hợp với nhau tạo nên những kiến thức mới. Học viên cần tham gia học tập một cách tích cực , tích cực trong việc phát triển bản thân họ.

Nguyên tắc 3: Học tập là một hoạt động xã hội

Sự nhận thức bắt nguồn từ những tương tác xã hội, vì vậy học tập là một hoạt động xã hội chứ không phải mang tính cá nhân. Việc học của mỗi cá nhân liên quan đến những mối quan hệ của họ. Ví dụ như giáo viên, gia đình, bạn bè là những người có tác động và ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta. Nếu học một cách độc lập, không tương tác xã hội thì cá nhân sẽ không có cơ hội học hỏi và phát triển bản thân.

Nguyên tắc 4: Học tập dựa theo ngữ cảnh

Học tập phải có sự liên kết với xã hội, môi trường, ngữ cảnh. Những gì học viên được học phải có liên quan và được gắn kết với cuộc sống đang diễn ra thì học viên mới có thể hiểu, ghi nhớ và áp dụng.

Nguyên tắc 5: Kiến thức là của cá nhân

Dạy học kiến tạo cho rằng kiến thức mà mỗi người tích lũy được là của riêng do chính cá nhân đó tạo ra. Mỗi người sẽ có kiến thức và kinh nghiệm của riêng mình vì vậy cách thức mỗi cá nhân học tập và tìm ra kiến thức sẽ khác nhau.

Nguyên tắc 6: Học tập tồn tại trong tâm trí 

Kinh nghiệm thực hành và hoạt động thể chất là điều cần thiết cho việc học những những yếu tố đó là chưa đủ. Chúng ta phải thực sự nhập tâm vào việc học, kích hoạt trí óc để nảy sinh hứng thú với việc học. Khi việc học thực sự tồn tại trong tâm trí thì kết quả đạt được mới tốt và hiệu quả.

Nguyên tắc 7: Động lực là chìa khóa của học tập

Học viên không thể học được nếu không có động lực học tập. Giáo viên cần có cách thu hút, tạo động lực học tập cho học viên. Không có động lực họ viên rất khó để theo đuổi việc học vì học tập là cả một quá trình.

Nguyên tắc 8: Học tập và liên kết

Việc học liên quan đến khả năng liên kết các yếu tố thực tiễn. Ví dụ, học sinh đang học về niên đại của một sự kiện lịch sử, họ cũng đang học được được ý nghĩa của thời kỳ lịch sử đó. Nếu học viên đang viết một bài báo cáo thí nghiệm, họ cũng sẽ học được các nguyên tắc ngữ pháp và cách viết. Mỗi điều mà chúng ta đang học, học được đều có liên kết đến các kiến thức khác và cung cấp cho chúng ta thêm nhiều kỹ năng, kiến thức có ích.

Xem thêm: Các phương pháp dạy học tích cực

Vai trò của giáo viên trong lớp học kiến tạo

Giáo viên là cố vấn học tập, người hỗ trợ
Giáo viên là cố vấn học tập, người hỗ trợ

Dạy học kiến tạo là một cách giảng dạy độc đáo thay vì việc giáo viên là người chủ động nói cho học viên biết học viên phải làm gì, giáo viên khuyến khích học viên tự suy nghĩ, lập luận và đưa ra chính kiến của riêng mình. Với cách giảng dạy này, giáo viên phải có niềm tin vào học viên của mình, học viên cũng phải cố gắng để tạo niềm tin cho giáo viên.

Trách nhiệm của giáo viên ở đây là tạo ra một môi trường học tập giải quyết vấn đề để học sinh tham gia tích cực vào việc học của chính học viên. Tại đây, giáo viên là cố vấn học tập, người hỗ trợ chứ không phải là người hướng dẫn. 

Áp dụng phương pháp dạy học kiến tạo

Nếu chỉ biết về lý thuyết dạy học kiến tạo thôi thì chưa đủ, khi đã hiểu được dạy học kiến tạo là gì, giáo viên cần biết cách vận dụng phương pháp đó vào trong lớp học. Mục tiêu của lớp học kiến tạo là tạo nên một môi trường tích cực, khuyến khích học viên tham gia học tập. 

Trong mô hình lớp học kiến tạo, giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ, thúc đẩy sự hợp tác của học viên, điều chỉnh bài học của mình dựa trên mức độ hiểu biết về trình độ học viên. 

Có 4 yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của lớp học kiến tạo:

  • Giáo viên người hỗ trợ, không phải người chỉ đạo
  • Giáo viên và học viên có trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau
  • Hoạt động học tập diễn ra theo các nhóm nhỏ
  • So sánh lớp học truyền thống và lớp học kiến tạo
  • Kiến thức được cả học viên và giáo viên chia sẻ

Khi 4 yếu tố này được đáp ứng, lớp học kiến tạo sẽ đảm bảo được chất lượng và hiệu quả. Để mô hình dạy học kiến tạo được áp dụng thành công cần có sự cố gắng từ cả hai phía giáo viên và học viên.

Xem thêm: Dạy học khám phá là gì?

So sánh dạy học kiến tạo và dạy học truyền thống

So sánh dạy học kiến tạo và dạy học truyền thống
So sánh dạy học kiến tạo và dạy học truyền thống

Các lớp học áp dụng mô hình dạy học kiến tạo thường rất khác so với các lớp học truyền thống. Các lớp học kiến tạo sẽ tập trung vào các câu hỏi, sở thích của học viên để giúp học viên xây dựng kiến thức mới dựa trên những kiến thức học sinh đã biết. Lớp học theo mô hình kiến tạo tập trung lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giúp học viên củng cố kiến thức, kiến thức là do học viên chủ động khám phá.

Dạy học truyền thống

Dạy học kiến tạo

Tuân thủ nghiêm ngặt một chương trình giảng dạy cố định

Dạy học theo sở thích và mong muốn của học viên
Học tập dựa trên sự lặp lại Học tập tương tác, dựa trên những gì học viên đã biết
Lấy giáo viên làm trung tâm Lấy học sinh làm trung tâm
Học tập thụ động, giáo viên phổ biến thông tin về kiến thức chung cho học viên Học tập tích cực, giáo viên giúp học viên tự xây dựng kiến thức
Vai trò của giáo viên là chỉ đạo lớp học, giáo viên có quyền lực cao trong lớp học Vai trò của giáo viên là tương tác, tạo môi trường học tập cho học viên
Học sinh làm việc một mình, cạnh tranh về kết quả

Học viên học tập theo nhóm, học hỏi lẫn nhau

Hạn chế của dạy học kiến tạo

Hạn chế của dạy học kiến tạo
Hạn chế của dạy học kiến tạo

Dạy học kiến tạo gặp phải nhiều chỉ trích về vấn đề thiếu cấu trúc, thiếu tính chặt chẽ trong việc giảng dạy và học tập. Một học sinh cần môi trường học tập có cấu trúc, có tổ chức để phát triển. Phương pháp dạy học kiến tạo được nhận xét là quá lỏng lẻo, khó kiểm soát được việc học của học viên và không đảm bảo kết quả học tập của học viên.

Việc đánh giá kết quả học tập thông qua việc chấm điểm và thông qua các bài kiểm tra bị loại bỏ, từ đó khó để đánh giá kết quả của học viên. Học viên có thể sẽ bị tụt lùi về thành tích học tập khi tham gia vào lớp học kiến tạo.

Trên đây, trường học 247 tổng hợp những kiến thức cần mà bạn nên biết về phương pháp dạy học kiến tạo và đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Dạy học kiến tạo là gì?”. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho việc giảng dạy và học tập của bạn đọc!

 

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử