Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Tư duy phản biện ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công việc và cuộc sống. Một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu của nhân sự ngày nay là tư duy phản biện. Việc sở hữu một tư duy phản biện tốt sẽ giúp công việc hiệu quả, đời sống cá nhân lành mạnh và tích cực, xã hội phát triển. Vậy, hãy cùng Trường học 247nghiên cứu để hiểu về tư duy phản biện và biết cách rèn luyện tư duy phản biện tốt.

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện có tên tiếng anh là critical thinking. Đây là cách con người quan sát, thu thập thông tin, liên kết, so sánh, đánh giá và đưa ra kết luận là quan điểm, góc nhìn về điều gì đó trong cuộc sống. Môi trường, cách suy luận cũng như trải nghiệm của mỗi người mỗi khác nên kết luận đưa ra cũng khác.

Vì vậy, nếu chỉ lắng nghe và chấp nhận những quan điểm cho trước, góc nhìn sẽ bị bó hẹp, đôi khi sai lệch dẫn tới sự thiếu đúng đắn trong tư duy, trong hành động; thiếu sáng tạo và hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

Tu-duy-phan-bien
Tư duy phản biện là việc quan sát, phân tích, đánh giá, kết luận một cách khách quan, nhiều chiều về sự việc.

Người có tư duy phản biện ngoài khả năng tự đưa ra kết luận cá nhân một cách khách quan và logic, còn cần đủ khả năng nêu lên kết luận của mình và đưa ra lý lẽ chứng minh bảo vệ kết luận đó. Vì vậy, người sở hữu tư suy phản biện đôi khi cần phải không ngại tranh luận để đưa đến một kết luận hợp lý nhất.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ người tranh luận dựa trên tư duy phản biện và người thích tranh cãi, bảo thủ, không biết lắng nghe. Khi tranh luận dựa trên tinh thần cởi mở, chia sẻ và tiếp thu để đưa ra kết luận, đó là biểu hiện của tư duy phản biện. Khi cuộc tranh luận có dấu hiệu mất bình tĩnh, không lắng nghe, không đưa ra được lý lẽ thì sẽ là tranh cãi.

Đặc điểm của tư duy phản biện

Để có được tư duy phản biện, chúng ta cần hiểu rõ được đặc điểm của tư duy phản biện.

  • Hiểu được sự liên kết logic giữa các ý tưởng
  • Có khả năng quan sát, phân tích, đánh giá khách quan
  • Có khả năng tư duy độc lập
  • Tiếp cận các vấn đề một cách khách quan và giải quyết một cách có hệ thống
  • Giữ được sự bình tĩnh nhìn nhận và giải quyết vấn đề
Tu-duy-phan-bien-la-gi
Người có tư duy phản biện sẽ mang một số đặc điểm như sau

Một người có tư duy phản biện tốt phải có sự kết hợp giữa các thông tin thu nạp được và biết cách vận dụng chúng trong quá trình giải quyết vấn đề. Đặc biệt, ta cần phân biệt rõ giữa người có tư duy phản biện và người có tư duy bảo thủ. Tư duy phản biện là đứng trên góc độ khách quan suy xét vấn đề, tư duy bảo thủ là tìm lý lẽ để khằng định rằng quan điểm của mình đúng mà không lắng nghe người khác.

Bên cạnh đó, ta cũng cần phân biệt người có tư duy phản biện và người thích tranh cãi, thể hiện, chỉ trích. Những người mang tâm lý thích vạch trần lỗi sai của người khác để cảm thấy mình giỏi giang hơn thường

Vai trò của tư duy phản biện

Tư duy phản biện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó giúp mỗi người hiểu rõ hơn về bản thân mình (bao gồm những mục tiêu và những động lực cá nhân). Đối với sự thấu hiệu bản thân, tư duy phản biện giúp lắng nghe, quan sát những cảm xúc và mong muốn của mình. Từ đó, mỗi người đào sâu phân tích và tự tìm tìm ra những mảnh ghép trong tính cách, định hướng của mình. Tư duy phản biện cũng giúp nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, từ đó phát triển bản thân hoàn thiện hơn.

Tư duy phản biện giúp ích cho các việc đưa ra quyết định. Mỗi quyết định giống như một ngã rẽ. Vì vậy, nếu một người sở hữu tư duy phản biện, họ sẽ biết cách tìm kiếm thông tin. phân tích vvấn đề một cách logic. Từ đó, quyết định họ đưa ra sẽ đảm bảo sự hợp lý nhất có thể với những yếu tố họ ưu tiên.

Tu-duy-phan-bien
Sở hữu tư duy phản biện giúp ích cho bản thân, tập thể và toàn xã hội

Thêm nữa, tư duy phản biện giúp mọi vấn đề được giải quyết một cách bình tĩnh và hiệu quả. Đứng trước những tình huống phát sinh hay những vấn đề khó khăn, con người ta dễ dàng mất bình tĩnh và bị cảm xúc chi phối. Tuy nhiên, nếu sở hữu tư duy phản biện tốt, bản chất vấn đề sẽ được nhìn nhận và công việc cũng được trôi chảy hơn.

Cuối cùng, tư duy phản biện góp phần giúp kết quả công việc thật sự hiệu quả. Trong một đội nhóm, nếu tất cả mọi người đều sẵn sàng nói ra quan điểm của mình và mang theo một tư duy phản biện tích cực, cuộc thảo luận sẽ khách quan về hiệu quả, tránh được kha khá các sai sót và nâng cao tính sáng tạo, sự hiệu quả.

Các kỹ năng cần có của tư duy phản biện

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát giúp mỗi người tự thu thập thông tin từ nhiều nguồn, làm cơ sở cho quá trình phân tích và đánh giá. Những sự vật, sự việc xảy ra xung quanh chúng ta có thể là nguồn cảm hứng, cũng có thể là gợi ý cho việc giải quyết vấn đề. Bởi lẽ, mọi thứ gần như sẽ hoạt động theo những quy luật nhất định.

Tu-duy-phan-bien
Khẳ năng quan sát giúp thu nhận thông tin, làm nền tảng cho quá trình tư duy phản biện

Quan sát không chỉ hiểu với nghĩa là dùng mắt nhìn mà là sử dụng các giác quan, tiếp nhận thông tin các dạng từ các nguồn khác nhau. Đôi khi quan sát là lắng nghe bản thân mình để đưa ra những kết luận phù hợp. Quá trình quan sát cần sự chủ động và sự rèn luyện. Cùng một sự vật, sự việc nhưng những người khác nhau nhìn thấy và cảm nhận những điều khác nhau.

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích giúp chẻ nhỏ vấn đề, xem xét một cách khách quan và toàn diện vấn đề, sau đó sử dụng các mảnh thông tin để kết hợp phân tích. Từng chút một, kỹ năng phân tích giúp ta nhìn nhận vấn đề dưới góc độ từng mảnh ghép, từng khía cạnh để việc giải quyết được dễ dàng hơn.

Tu-duy-phan-bien
Kỹ năng phân tích giúp những thông tin thu nạp được trở nên có giá trị trong quá trình tư duy phản biện

Khi phân tích một vấn đề nào đó, việc có đầy đủ thông tin là yếu tố tiên quyết. Để vấn đề được rõ ràng dưới các góc độ phân tích, ta có thể viết ra giấy, sử dụng bảng biểu, sơ đồ để hệ thống hóa, giúp việc phân tích logic và không thiếu ý. Bên cạnh đó, ta có thể tìm tới một người khác để cùng thảo luận, việc liên tục phải suy nghĩ, thảo luận hay đặt ra các câu hỏi sẽ giúp vấn đề được khai thác một cách hiệu quả hơn.

Kỹ năng đánh giá, đưa kết luận

Sau mỗi phân tích, việc đưa ra một kết luận hay một số kết quả cho các phân tích là mục đích. Kỹ năng đánh giá, đưa ra kết luận tạo ra các quan điểm, ý tưởng,…Vì vậy, để các quan điểm, ý tưởng,…có được sự thực tế, hợp lý nhất có thể thì việc tổng hợp được càng nhiều thông tin liên quan hữu ích càng có lợi.

Không chỉ vậy, việc đưa ra kết luận dựa trên những manh mối thực tế, dù nhiều dù ít cũng góp phần rèn luyện khả năng đưa ra kết luận dựa trên những thông tin có sẵn. Việc này giúp mỗi người dần hình thành tư duy phản biện, để mọi quyết định có căn cứ và hợp lý hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Đối với tư duy phản biện, việc phát triển kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng. Kỹ năng giao tiếp giúp ích trong quá trình tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sự giúp đỡ, phân tích vấn đề với người khác. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp giúp thành quả của quá trình tư duy phản biện truyền tải tới được với mọi người và có thể được thực thi.

Tu-duy-phan-bien
Kỹ năng giao tiếp giúp ích cho quá trình tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sự giúp đỡ, đưa ra quan điểm và tranh luận

Cụ thể hơn, việc đưa ra ý tưởng một cách rõ ràng, thuyết phục người nghe, đặt câu hỏi lật lại vấn đề, tìm ra lỗ hổng trong lập luận,…tất cả đều là những phần của kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, việc liên tục tham gia trao đổi với người khác, học cách lắng nghe đối phương và quản trị cảm xúc để có cuộc tranh luận và trình bày rõ ràng là những cách thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh một cách linh hoạt. Để giải quyết vấn đề hiệu quả, ta cũng cần hiểu rõ vấn đề, phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận. Bên cạnh đó, việc chọn được giải pháp và đi vào thực thi rồi đánh giá kết quả cũng là một phần của kỹ năng giải quyết vấn đề.

Tu-duy-phan-bien
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp cho tư duy phản biện phản triển bởi quá trình giải quyết vấn đề sẽ mang lại những thông tin, bài học đáng giá

Để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, mỗi người cần bình tĩnh trước mỗi sự việc xảy ra bằng cách nghĩ rằng mọi thứ đều có cách giải quyết. Sau đó, từ từ quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá và lựa chọn giải pháp, sau đó thực thi và khảo sát kết quả. Trong quá trình giải quyết vấn đè, khó khăn là điều không tránh khỏi, nên việc tìm kiếm sự giúp đỡ ở đúng nơi, đúng người, đúng thời điểm cũng là kỹ năng cần học hỏi

Bên cạnh những kỹ năng trên, để có một tư duy phản biện tốt, ta có thể kết hợp rèn luyện thêm các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng quản lý cảm xúc
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Kỹ năng tìm kiếm thông tin

Cách rèn luyện và phát triển tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một kỹ năng cần thời gian để phát triển. Tuy nhiên, ta có thể có một số cách thức để phát triển kỹ năng tư duy phản biện như sau:

Tu-duy-phan-bien
Cách rèn luyện tư duy phản biện cho não bộ là rèn luyện các kỹ năng liên quan tới nó
  • Học cách tìm kiếm thông tin, tạo ra những căn cứ cho những kết luận sau này
  • Kiểm soát cảm xúc để giữ một cái đầu lạnh trước các sự việc
  • Liên tục trao đổi với người khác để kích thích sự tư duy, phân tích của não bộ
  • Liên tục đặt các câu hỏi để nhìn nhận và bóc tách vấn đề hiệu quả nhất
  • Mạnh dạn đưa ra góc nhìn của bản thân và bảo vệ quan điểm của mình
  • Học cách lắng nghe để hiểu quan điểm của người khác rõ ràng hơn

Mỗi kỹ năng đều được rèn luyện và có liên quan bởi các kỹ năng khác vì chúng bổ trợ cho nhau. Vì vậy, việc từng bước làm những điều trên sẽ giúp khả năng tư duy phản biện nâng cao từng chút một.

Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm là gì? 5 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết

Rào cản thường gặp khi xây dựng tư duy phản biện

Trong quá trình xây dựng tư duy phản biện, ai cũng gặp những rào cản nhất định. Có thể kể một số rào cản phổ biến như sau:

Sự bảo thủ

Tu-duy-phan-bien
Sự bảo thủ dẫn tới việc khó lắng nghe và tiếp thu quan điểm của người khác, hạn chế sự phát triển của tư duy phản biện

Người mang tính bảo thủ là người luôn cho rằng suy nghĩ của mình đúng và từ chối lắng nghe cũng như tiếp thu góc nhìn của người khác. Người bảo thủ thường có cái tôi cao và xù lông nhím khi cái tôi bị ai đó đánh giá thấp. Đó là lý do tại sao người mang tính bảo thủ khó khách quan nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Việc tiếp thu những cái mới và xem lại tính đúng đắn trong suy nghĩ của bản thân họ vô cùng khó nên họ khó xây dựng tư duy phản biện dựa trên việc có cái nhìn nhiều chiều.

Sự lười biếng

Đã là con người, ai cũng có tâm lý lười biếng. Tuy nhiên, nếu không biết kỷ luật bản thân tốt, người lười biếng sẽ mãi trì hoãn và công việc bị trì trệ, không đạt được hiệu quả. Vậy, sự liên kết giữa sự lười biếng và tư duy phản biện nằm ở chỗ: họ thiếu sự quan sát, học hỏi, trao đổi để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Hậu quả, người lười biếng mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi, còn tư duy phản biện của họ không có đủ căn cứ để phát triển, điều kiện để trau dồi.

Thiếu quan sát

Quan sát ở đây là việc nhìn và thấy. Cái nhìn này không chỉ là nhìn bằng mắt mà còn dùng các giác quan khác để tiếp nhận thông tin, não để phân tích, đánh giá và chính bản thân để cảm nhận. Quá trình tiếp nhận thông tin một cách chủ động, nhiều chiều và phân tích, đánh giá nó để cho ra kết luận mới là nhìn để thấy.

Những kết luận đó, nhiều khi gần gũi nhưng chính là những mảnh ghép nền tảng tuyệt vời cho quá trình hình thành tư duy phản biện. Bởi lẽ, để có tư duy phản biện về một vấn đề, không chỉ cần hiểu sâu sắc các khía cạnh của vấn đề mà còn cần kiến thức nền tảng sẵn có về xã hội, kinh nghiệm thực tế,…để có thể đánh giá một cách tốt nhất.

Nỗi sợ hãi

Tu-duy-phan-bien
Nỗi sợ hãi ngăn cản chúng ta làm điều nên làm, phải làm, khiến ta mất đi cơ hội trau dồi tư duy phản biện

Con người ta, ai cũng mang trong mình những nỗi sợ hãi, có nỗi sợ hữu hình, cũng có nỗi sợ vô hình. Khi ai đó có mỗi sợ, họ có xu hướng thiếu dũng cảm làm điều gì đó vì lo lắng một tình huống tồi tệ nào đó sẽ xảy ra với họ hoặc những cá nhân liên quan. Việc không hành động vì sợ sệt có thể khiến họ mất đi cơ hội được quan sát. trao đổi và học hỏi.

Những nỗi sợ cảnh bảo chúng ta khỏi nguy hiểm, nhưng nhiều khi, những nỗi sợ là vết thương tâm lý, nó thái quá và không cần thiết. Để xây dựng tư duy phản biện, việc phá bỏ rào cản là những nỗi sợ chính là một cách khai thông con đường phát triển, giúp mỗi chúng ta thoải mái, tự do tiến về phía trước

Thói quen hằng ngày

Tại sao thói quen hằng ngày có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành tư duy phản biện của một người? Để trả lời câu hỏi này, trước hết mỗi người cần hiểu rõ thói quen hằng ngày chính là những cách thức chúng ta tư duy, làm việc, học tập, sinh hoạt được lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng nọ. Thói quen hành ngày được hình thành dựa trên những phản xạ có điều kiện, tuy nhỏ nhặt nhưng lâu dài nên có sức ảnh hưởng vô cùng lớn, quyết định bản chất, nhân cách và con người tương lai chúng ta sẽ trở thành.

Vây, một người có thói quen hằng ngày tốt – tức xây dựng lịch trình sinh hoạt, làm việc hiệu quả sẽ dễ dàng đạt được thành công mà hạn chế gặp stress hơn, một người có lối sống lành mạnh sẽ dễ đạt được sự cân bằng trong công việc và sức khỏe. Một người luôn tự đặt câu hỏi “tại sao” sẽ tự tìm được câu hỏi cho nhiều vấn đề. Khi xây dựng được một những thói quen tốt, khả năng quản lý thời gian, kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề, quan sát học hỏi, hay chăm sóc bản thân tốt hơn sẽ giúp tư duy phản biện có điều kiện để trau dồi và phát triển.

Tính vị kỷ

Tu-duy-phan-bien
Sự vị kỷ ngăn cản con người tìm hiểu và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan

Tính vị kỷ là cách suy nghĩ, hành động dựa theo mục đích là lợi ích cá nhân. Một người chỉ sống vì lợi ích bản thân có xu hướng tập trung nhìn nhận và làm theo những mặt có lợi cho cá nhân họ thay vì suy xét và hành động dưới góc nhìn khách quan, vì lợi ích tập thể. Một người mang tính vị kỷ sẽ vô thức cảm nhận và hành xử để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà khó đặt bản thân vào vị trí của người khác. Đồng thời, họ cũng không sẵn sàng nhún nhường để tốt cho tập thể, từ đó đánh mất đi cơ hội học hỏi từ những người xung quanh, những trải nghiệm mới mẻ.

Tùy vào mức độ của nét tính cách đó trong mỗi người và hoàn cảnh thực tế mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau lên quá trình nhìn nhận và đánh giá vấn đề khách quan, toàn diện. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn thấy mình ở một trong những đặc điểm trên, việc sẵn sàng thừa nhận và chủ động sửa đổi sẽ không bao giờ muộn, vì quá trình học tập và thay đổi kéo dài cả cuộc đời.

Ví dụ chi tiết về tư duy phản biện

Tư duy phản biện cần lưu ý phải dựa trên những vấn đề là sự thật. Đặc biệt, ta không dùng tư duy phản biện với những điều là chân lý rõ ràng như kết quả của một phép tính. Vậy, đâu là những ví dụ gần gũi nhất về tư duy phản biện trong đời sống?

Với cùng một bài nói chuyện. Hai người xem sẽ có những góc nhìn và cảm nhận khác nhau. Nếu anh A nói bài nói chuyện này hay quá, rất thực tế và giải quyết được phần lớn băn khoăn trong tâm lý của học sinh trong việc chọn trường. Anh B lại quan sát, lắng nghe và nhận thấy một điều hoàn toàn khác. Anh B thấy bài nói chuyện này lý thuyết suông, ai cũng biết nhưng cách làm chưa thực tế, còn chung chung, sau đó đưa ra dẫn chứng về những lời khuyên có tính thực hành cao.

Tu-duy-phan-bien
Để xây dựng tư duy phản biện tốt cần xây dựng thói quen tốt

Khi được cô giảng về một quy tắc trong tiếng việt. Thay vì ngồi lắng nghe và tiếp thu thụ động, một em học sinh suy nghĩ về cách áp dụng nó trong thực tế. Sau đó, em này nhận ra những trường hợp ngoại lệ nhưng chưa hề được nêu lên trong bài giảng. Băn khoăn, em học sinh quyết định hỏi thêm cô và trình bày góc nhìn của mình. Qua đó, em nhận được lời giải đáp của cô và thật sự hiểu sâu về quy tắc ngữ pháp đó, cũng như thấy thú vị hơn về tiếng việt.

Vậy, có thể thấy, khi tiếp nhận một thông tin hay sự việc nào đó, tâm thái của chúng ta không phải chấp nhận nó mà là đặt câu hỏi. Mục đích của việc đặt câu hỏi là đào sâu nghiên cứu để hiểu rõ về vấn đề, nhìn thấy các khía cạnh khác nhau của vấn đề. Bên cạnh đó, có nhiều những vấn đề chưa thấu đáo, thậm chí sai lệch. Việc đặt câu hỏi tìm hiểu thêm, đào sâu nghiên cứu giúp vấn đề được sáng tỏ, khai thông, kết luận trở nên logic và đáng tin cậy hơn.

5 cuốn sách về rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy nhanh và chậm

Tu-duy-phan-bien
Quyển sách tư duy nhanh và chậm mang tới những bài học về cách tư duy siêu thú vị của bộ não, giúp ích cho quá trình hình thành và phát triển tư duy phản biện

Bộ não của con người vô cùng phi thường, cũng vô cùng huyền bí. “Tư duy nhanh và chậm” hé lộ bức màn về cách tư duy của bộ não không khỏi khiến nhiều người cảm thấy thú vị. Con người sẽ phản ứng khác nhau khi bác sỹ nói rằng: “anh có 10% không qua khỏi căn bệnh này” và “anh có 90% sống sót vượt qua căn bệnh”. Rõ ràng bản chất của vấn đề không hề thay đổi nhưng cách não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin hoàn toàn thay đổi. Cuốn sách giúp ta trang bị những kiến thức cho quá trình phát triển tư duy phản biện hiệu quả hơn.

Bạn không thông minh lắm đâu

Tu-duy-phan-bien
Bạn không thông minh lắm đâu là cuốn sách vạch trần những lý lẽ được bạn cho là hợp lý trong quá trình tư duy và đưa ra quyết định

Đây là cuốn sách về sự tư duy của con người. Khi đưa ra một quyết định nào đó, con người ta thường  có những lý do hoặc những câu chuyện hết sức hợp lý và logic cho cách chúng ta làm như vậy. Nhưng thực tế, não bộ chỉ đang hợp lý hóa cho những lựa chọn của bạn. Những chương sách ngắn nhưng súc tích sẽ mang tới những bài học tâm lý tuyệt vời, cho ta nhìn rõ hơn cái được gọi là logic trong bộ não con người, góp phần tạo nên một tư duy phản biện tốt.

Tư duy phản biện

Tu-duy-phan-bien
Tư duy phản biện là cuốn sách về các nguyên tắc cho quá trình phát triển nếu bạn muốn sở hữu một tư duy phản biện hiệu quả

Đây rõ ràng là một cuốn sách viết cho những người muốn tìm hiểu và phát triển tư duy phản biện của bản thân. Sách cung cấp những nguyên tắc vận hành của tư duy phản biện. Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ được trang bị kiến thức để mài rũa khả năng đánh giá và ra quyết định của bản thân. Nếu thật sự thấm nhuần và thực hiện theo những nguyên tắc trong cuốn “Tư duy phản biện”, bạn sẽ biết cách phân tích khách quan các tình huống dưới nhiều góc độ, hạn chế tối đa sự hối tiếc trong những quyết định sai lầm.

Nghệ thuật tư duy phản biện

Tu-duy-phan-bien
Nghệ thuật tư duy phản biện làm rõ các kỹ năng cũng như bước hành động để có thể sở hữu một tư duy phản biện tốt

“Nghệ thuật tư duy phản biện” là một cuốn sách nên đọc nếu bạn đang muốn phát triển tư duy phản biện của bản thân. Cuốn sách này cho ta cái nhìn rõ ràng về các bước để trở thành một người có tư duy phản biện tốt. Xác định thông tin sai lệch, đặt câu hỏi chính xác, thoát khỏi tâm lý bầy đàn, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng phản biện sắc bén và kỹ năng ra quyết định hiệu quả đều là những bước làm để sở hữu một tư duy phản biện hữu ích cho việc nhìn nhận, sắp xếp  và xử lý mọi vấn đề trong cuộc sống.

Nghệ thuật tư duy rành mạch

Tu-duy-phan-bien
Nghệ thuật tư duy rành mạch mang đến những bài học về sự rõ ràng trong tư duy, tránh những lỗi thường gặp trong tư duy để quá trình tư duy phản biện thật sự có hiệu quả

Trong suy nghĩ hằng ngày, có nhiều những sai lầm trong tư duy và nhận thức ảnh hưởng tới cách chúng ta nhìn nhận và xử lý vấn đề. Tại sao thành công là của chúng ta nhưng thất bại lại do hoàn cảnh? Tại sao thời gian công sức dành ra cho một thứ gì đó rất nhiều nhưng công sức nhận lại thì không xứng đáng? Tại sao biết điều gì đó có hại cho bản thân nhưng vẫn tiếp tục làm? Cuốn sách “Tư duy rành mạch” sẽ giúp chúng ta phát hiện ra chúng và biết cách xử lý chúng dễ dàng hơn, đưa ra những quyết định hiệu quả và thay đổi cách bạn tư duy.

Vậy là Trường học 247 đã cùng bạn tìm hiểu về tư duy phản biện và những cách thức để phát triển nó tốt hơn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có những nhìn nhận đúng đắn nhất về tư duy phản biện và tìm thấy cho mình những cách thức phù hợp để rèn luyện nó. Nếu có hứng thú với các chủ đề tương tự, bạn đọc có thể tìm đọc thêm các bài viết khác từ Trường học 247 nhé.

Xem thêm: Kỹ năng thuyết trình là gì? Rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt, tự tin

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử