Kỹ năng làm việc nhóm là gì? 5 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết

Làm việc nhóm là hoạt động rất quan trọng trong quá trình học tập và tham gia các công việc cần thiết. Khi được học bài trong một nhóm thành viên, mỗi cá nhân sẽ tự nâng cao được tinh thân chủ động, ham học hỏi để mang lại hiệu quả cao. Hãy cùng Trường học 247 tìm hiểu kỹ năng làm việc nhóm là gì và vai trò tích cực mang đến trong học tập như thế nào?

Kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm được thể hiện qua sự hợp tác, chia sẻ, phân chia công việc giữa nhiều cá nhân với nhau để mang lại hiệu quả trong học tập hay công việc. Sau khi hình thành nhóm, các thành viên sẽ cùng nhau thống nhất mục tiêu chung để lên kế hoạch, định hướng hoàn thành.

Các hoạt động cụ thể trong làm việc nhóm đó là đóng góp ý kiến, phân tích vấn đề, xây dựng phương hướng để cùng đạt đến mục tiêu chung cuối cùng. Đây là kỹ năng mềm quan trọng mà hầu như các cấp học hoặc các nhà tuyển dụng nào cũng cần thiết và yêu cầu phải được đào tạo.

Kỹ-nang-lam-viec-nhom-la-gi
Kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết với học tập

Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm

Cải thiện kỹ năng giao tiếp của cá nhân

Dù bạn có là người ít nói, ngại đám đông thì khi làm việc nhóm chúng ta cũng cần phải giao tiếp để đưa ra các ý kiến khác nhau. Vậy nên bổ sung thêm kỹ năng làm việc nhóm chính là cách giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Khi làm bài tập, giáo viên sẽ chia nhóm để mọi người thảo luận với nhau, bạn sẽ có cơ hội quen biết nhiều bạn mới hơn, có thể là những người mình chưa từng tiếp.

Trong quá trình thảo luận bài, bạn sẽ được tiếp xúc với người khác, tích cực đưa ra nhiều ý kiến của bản thân. Mọi người đều dành thời gian để trò chuyên, từ đó ban cũng rút cho mình nhiều kinh nghiệm và học hỏi được những điều hay từ người khác.

Tăng năng suất, hiệu quả làm việc

Khi làm việc cá nhân, bạn sẽ chỉ có cái nhìn một chiều và chủ quan từ bản thân mình mà không biết đó là đúng hay sai. Việc cùng nhau hỗ trợ trong học tập sẽ tăng được năng suất và hiệu quả đạt được cao hơn. Trong quá trình thảo luận, nhóm sẽ tiếp thu được nhiều cách thức để giải quyết vấn đề từ đó mà đi đến kết luận nhanh hơn, không cần mất quá nhiều thời gian.

Ví dụ một bài tập riêng bạn sẽ phải làm từ đầu đến cuối từng bước, nhưng nếu làm việc nhóm chúng ta chỉ cần thảo luận để vạch ra kế hoạch chung. Sau đó mỗi bạn sẽ được giao nhiệm vụ để hoàn thành một phần nhỏ, kết quả sẽ cho ra một bài làm hoàn chỉnh với sự chỉn chu trong nội dung.

Ky-nang-lam-viec-nhom-nhu-the-nao
Làm việc nhóm sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả công việc

Thúc đẩy sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau

Trong quá trình làm việc nhóm, mỗi cá nhân sẽ đều có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Bạn phải hỗ trợ và đóng góp ý kiến với tập thể để cho ra được sản phẩm cuối cùng. Sau khi hoàn thành được nhiệm vụ được giao chắc hẳn bạn sẽ khám phá thêm những điểm mạnh của bản thân mình.

Mỗi bạn sẽ có những sự sáng tạo riêng, nếu chúng ta biết cách tổng hợp và phân tích vấn đề thì chắc hẳn sẽ đạt được hiệu quả cao trong học tập. Đây cũng là một hình thức để mọi người tìm hiểu và chia sẻ học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng nỗ lựa tiến bộ.

Rèn luyện tính kỷ luật

Khi bạn làm việc với một nhóm người bạn sẽ không tự do làm những gì mình muốn, mình thích mà phải tuân theo một quy định chung. Ví dụ như khi bắt đầu hình thành nhóm chúng ta phải đưa ra quy tắc cùng nhau đóng góp ý kiến, họp đúng giờ, không chậm trễ bài làm,…Học theo nhóm sẽ tạo cho bạn một thói quen rèn luyện kỷ luật thật tốt, cùng các thành viên khác đưa ra ý kiến và hướng giải quyết vấn đề.

Việc học tập và hoạt động theo nhóm sẽ chủ yếu phát huy mạnh từ khi học cấp 3, đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn rèn luyện thêm về các quy định của mình, hướng đến tương lai tốt đẹp nhất.

Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì? Top 9 kỹ năng cứng quan trọng nhất hiện nay

5 kỹ năng làm việc nhóm cần thiết

1. Kỹ năng lắng nghe

Khi đã làm việc chung với các thành viên khác bạn cần rèn luyện được kỹ năng lắng nghe để thể hiện sự tôn trọng đối phương. Bởi mỗi chúng ta đều có những lúc sai phạm, có hành vi, lời nói hoặc thái độ chưa đúng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn được ngắt lời người khác. Có thể bạn sẽ chủ động trao đổi một cách tế nhị, đóng góp ý kiến cho bạn bè sau kh họ đã được chia sẻ quan điểm của mình.

Khi bạn thể hiện sự tôn trọng với người khác thì mọi người xung quanh cũng sẽ lắng nghe bạn nhiều hơn. Bạn có thể bày tỏ mong muốn và ý kiến của mình tạo nơi đông người để mong muốn nhận được những sự phản hồi tích cực. Khi làm bài tập nhóm, chúng ta hãy lắng nghe ý kiến từ tất cả mọi người một cách khách quan nhất, sau đó hãy cùng nhau chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu để cùng nhau hoàn thiện kết quả tốt nhất.

2. Kỹ năng giúp đỡ mọi người

Trong cùng một nhóm, các thành viên cần có sự tương tác và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Khi một thành viên gặp khó khăn, bạn hãy đừng ngần ngại mà giúp đỡ họ, rồi chúng ta cũng sẽ được tương tác lại bằng cách như vậy. Đây cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của các kỹ năng làm việc nhóm đó là việc giúp đỡ, chia sẻ công việc lẫn nhau.

Không những vậy, các thành viên phải luôn có thái độ bình đẳng với mọi người, không được cậy bản thân giỏi hơn để coi thường người khác. Vấn đề học tập luôn cần có những sưk giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau thì mới có thể đạt được kết quả cao như mong muốn.

Kỹ-nang-giup-do-nhau-trong-nhom
Các thành viên trong nhóm tăng cường giúp đỡ lẫn nhau để đạt kết quả tốt

3. Có trách nhiệm trong mọi hoạt động

Dù là khi bạn làm việc cá nhân hay làm việc với nhóm thì bạn cũng nên tự đặt ra cho mình những quy định riêng để hoàn thành đúng các đề mục công việc đưa ra. Trong tập thể chỉ cần bạn làm sai xót thì tất cả sẽ phải chịu hậu quả nên chúng ta cần suy xét thật kỹ trước khi bắt đầu bất cứ một công việc gì. Kỹ năng trách nhiệm nhắc nhở mỗi cá nhân cần biết vai trò trong nhóm của mình là gì để hoàn thành công việc hiệu quả và không đẻ sảy ra bất kỳ sai xót nào.

4. Ngay thẳng trong công việc

Nhiều cá nhân vẫn thường để cảm xúc chi phối đến quá trình hoàn thành công việc. Bạn hay bỏ qua hết những ích kỷ, suy tính, tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có với các thành viên trong nhóm của mình. Trong học tập, nhiều bạn vẫn có thói quen không nghiêm túc, thiếu tính chuyên môn, ngại đưa ra những lời nhận xét với bạn bè của mình. Điều này chỉ dẫn đến kết quả cuối cùng không đạt được như mong muốn.

Nếu trong quá trình cộng tác thấy những tình huống không hợp lý, bạn hãy thẳng thắn phản ánh lại với đối phương để cùng nhau tiến bộ hơn. Chúng ta hãy tự tạo lập những mối quan hệ cộng sự để giúp đỡ nhau trong những điểm yếu và phát triển không ngừng điểm mạnh để nhận thấy hiệu quả năng suất của làm việc nhóm.

5. Kỹ năng sắp xếp công việc

Làm việc nhóm đồng nghĩa với mỗi cá nhân sẽ được đảm nhận những trách nhiệm và nội dung khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải phân bổ và sắp xếp mọi công việc thật hợp lý và đúng với thế mạnh của từng người. Với vai trò là người lanh đạo hay trường nhóm bạn càng phải rèn luyện thêm về kỹ năng sắp xếp công việc này để ai cũng có cơ hội thể hiện hết năng lực.

Trước hết, người lãnh đạo cần tìm hiểu về những điều cơ bản của các thành viên, điểm mạnh điểm yếu thông qua quan sát và hiểu biết xung quanh. Sau đó, mới tiến hành giai đoạn sắp xếp và phân chia công việc một cách thật hợp lý, cũng để tránh được các xung đột không đáng có trong quá trình làm việc nhóm.

Phan-chia-cong-viec-trong-nhom
Trưởng nhóm sẽ duy trì các hoạt động và phân công hợp lý cho từng thành viên

Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp để chúng ta có thể làm việc nhóm một cách hiệu quả và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Điều quan trọng vẫn xuất phát từ sự cố gắng và thể hiện của bản thân mỗi người với mong muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc:

  • Luôn đúng giờ: Đây là điều tất yếu mà bạn cần phải đạt khi bắt đầu tham gia và một nhóm chung. Chúng ta sẽ luôn có những cuộc họp nhóm và đừng để bản thân bị chậm trễ và thiếu hụt các thông tin được cung cấp trước đó.
  • Phân chia công việc hợp lý: Đây là lúc thể hiện được vai trò của nhóm trưởng, khi phân chia các công việc bạn cần cân nhắc xem như thế nào là phù hợp. Nếu công việc có độ khó, dễ lẫn nhau những không phù hợp với khả năng của từng người thì sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn và tan rã nhóm.
  • Hãy luôn lắng nghe: Chắc hẳn chúng ta không ai là luôn đúng, bạn có quyền tự bảo vệ quan điểm của mình bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Tuy nhiên không nên phản bác ý kiến của người khác ngay khi họ đang trình bày, như thế thể hiện thái độ thiếu tôn trọng trong giao tiếp. Hãy biết cách lắng nghe và đưa ra nhận xét phù hợp nhất.
  • Giữ tinh thần đoàn kết: Khi làm việc với nhiều cá nhân chắc hẳn chúng ta sẽ xảy ra những mâu thuẫn do bất đồng quan điểm, nhưng tinh thần đoàn kết vẫn là trên hết. Bạn cần ngồi lại để lắng nghe và gắn kết mọi người nếu như có xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Chỉ khi nào đoàn kết, đồng lòng thì công việc học tập mới đạt được kết quả cao.
  • Tự ý thức bản thân: Một cá nhân làm sai có thể ảnh hưởng đến kết quả của toàn nhóm, nên hãy chủ động làm việc có trách nhiệm và hoàn thành các công việc thật tốt. Ai cũng tự ý thức bản thân mình sẽ giúp kế hoạch được thực hiện hiệu quả theo từng bước đề ra.
  • Thể hiện những lời khen: Sự khen ngợi, khích lệ luôn là yếu tố thúc đẩy sự tự tin và phát triển. Vậy nên bạn đừng quá tiết kiệm nó, hãy thể hiện sự yêu thích, ngưỡng mộ để cổ vũ tính thần cho tất cả mọi người để cùng nhau cố gắng nhiều hơn.

Những sai lầm cần tránh khi làm việc nhóm

Phân chia nhóm không hợp lý

Đây là sai lầm chúng ta thường mắc phải khi tham gia hoạt động các bài giảng tại trường lớp. Nếu được lựa chọn chúng ta vẫn thường có xu hướng chọn những người giống mình, có năng lực phát triển để mong muốn đạt kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng của hoạt động nhóm không phải như vậy mà mong muốn các cá nhân kết nối được nhiều bạn hơn, những đối tượng thời ơ khi hoạt động nhóm cũng phải trở nên năng nổ.

Nếu bạn có tư duy tốt, học đều các môn, hãy thử làm viêc nhóm cùng các bạn yếu hơn để hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Với vai trò là người điều phối nhóm, bạn cần cung cấp đầy đủ các quy định, vấn đề đặt ra để mọi người đều nắm được, buộc cá nhân phải có sự tập trung để không làm ảnh hưởng đến kết quả chung của tập thể.

Không có kế hoạch mục tiêu cụ thể

Nếu bạn cứ hoạt động nhóm trong khi chưa xác định được các mục tiêu cụ thể thì chắc hẳn rằng chúng ta không biết được đích đến là đâu và làm thế nào để đánh giá lại vấn đề. Chúng ta cần họp mặt để thống nhất lại mục tiêu chung để tát cả cùng hướng đến tránh trường hợp mỗi người một ý kiến lan man.

Việc xác lập mục tiêu còn thúc đẩy sự phát triển của cá nhân để hoàn thành công việc một cách thuận lợi nhất.

Lap-ke-hoach-hoat-dong-nhom
Chúng ta nên lập kế hoạch cụ thể, chi tiết trước khi hoạt động nhóm

Thiếu tính quyết đoán trong hoạt động

Mỗi khi đã đặt ra mục tiêu cho nhóm hoặc cho bản thân mình, bạn cần thể hiện sự quyết tâm và mong muốn đạt được thành tích cao nhất. Chúng ta vẫn luôn chậm trễ và không thực sự cố gắng mỗi khi đề ra kế hoạch, điều này sẽ làm cho công việc trở nên chậm trễ hơn, kết quả cũng không cao như mong đợi.

Khi đưa ra ý kiến cá nhân, bạn cũng hay sợ sai, sợ phải chịu trách nhiệm vậy nên khả năng quyết đoán chưa đạt đến mức độ cần thiết. Đôi khi quá trình làm việc nhóm còn dễ gây cảm giác chán nản, muốn bỏ cuộc nếu như nó quá khó với khả năng của bạn.

Kỳ vọng kết quả quá cao

Kết quả luôn là đích đến cuối cùng khi chúng ta tham gia làm việc nhóm, tuy nhiên thành tích đó phải phụ thuộc vào khả năng của từng cá nhân, mang tính khả thi thực hiện được. Đôi khi chúng ta hi vọng đến những kết quả quá cao những nó lại không phù hợp với mục đích cuối cùng của nhóm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc quá trình làm việc nhóm trở nên thất bại.

Kỹ năng làm việc nhóm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình học tập tại tường lớp và cả tương lai sau này khi bạn làm việc. Vậy nên hãy rèn luyện các kỹ năng sớm nhất có thể để trang bị cho mình đầy đủ hành trang để hoàn thành mọi công việc hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ của Trường học 247, bạn có thể tự định hướng cho bản thân mình tốt nhất nhé!

Xem thêm: Tài năng là gì? Các phương pháp bồi dưỡng tài năng cho học sinh

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử