Tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục ở Việt Nam

Được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang đến những phương pháp giảng dạy mới mẻ, vô cùng hiệu quả. Vậy ứng dụng CNTT trong dạy học là gì? Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bạn nhé!

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì? 

ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Tìm hiểu khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin là gì?

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quá trình trang bị, sử dụng và đầu tư công nghệ nhằm phục vụ quá trình giảng dạy của các thầy cô giáo. Có thể nói, trong môi trường giáo dục, các trang thiết bị công nghệ hiện đại chính là công cụ hữu ích, giúp thầy cô dạy học một cách hiệu quả.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang tính cấp thiết

Vào những năm trở lại đây, Việt Nam đang dần chuyển mình bước vào thời đại công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại này có ảnh hưởng rất lớn đến các ngành nghề ở nước ta, tiêu biểu là ngành giáo dục. Để thích nghi với thời đại cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi sang hướng công nghệ số.

Đặc biệt, sau khi đại dịch bùng phát, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với chỉ thị toàn dân thực hiện dãn cách xã hội, ngành giáo dục đã phải chuyển từ mô hình học tập truyền thống sang hình thức học trực tuyến. 

Để có thể tham gia vào quá trình giảng dạy cũng như học tập, tất cả giáo viên, giảng viên học sinh đều phải trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin. 

Xem thêm: Top 13 phần mềm học trực tuyến uy tín với chất lượng hàng đầu

Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học? 

ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là điều quan trọng, cấp bách

Việt Nam là quốc gia có nền giáo dục truyền thống, mang tính lý thuyết cao, và còn lạc hậu. Xu hướng giáo dục này thường hạn chế sự tương tác, giao tiếp giữa giáo viên và học sinh. Hơn hết, hình thức học tập thụ động, nặng “tính lý thuyết” này dễ khiến học sinh rơi vào lối mòn suy nghĩ, lười tư duy và khám phá các kiến thức mới.

Để hạn chế tình trạng này, từ lâu các quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm mang đến những bài giảng sáng tạo, chất lượng. Việc ứng dụng các công nghệ thông minh, hiện đại sẽ giúp kích thích trí tò mò, sự sáng tạo ở trẻ. Từ đó hình thành mối quan hệ tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh. 

Thông qua các phần mềm ứng dụng dạy học này, giáo viên có thể tạo ra những bài giảng sinh động và hấp dẫn, đồng thời tiết kiệm được thời gian. 

Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 

Ưu điểm:

  • Thu hút sự chú ý của người học: Những bài giảng với thiết kế sinh động gây kích thích sự tò mò, chú ý của học sinh. Đồng thời giúp học sinh dễ hình dung và ghi nhớ bài giảng một cách dễ dàng.
  • Phát triển các giác quan của học sinh: Những bài giảng với nội dung, hình ảnh, video đa dạng sẽ kích thích mọi giác quan ở trẻ.
  • Tiếp cận với nguồn tri thức bất tận: thông qua các thiết bị có kết nối internet, giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp cận với nguồn tri thức ở tất cả các lĩnh vực.
  • Phát triển khả năng và tư duy ở trẻ: Với kỹ thuật đồ họa lập trình sẵn, trẻ có thể nắm bắt được quá trình, các hiện tượng tự nhiên một cách dễ dàng. 

Nhược điểm:

  • Một số giáo viên lớn tuổi khó bắt kịp những ứng dụng và công nghệ hiện đại trong việc giảng dạy.
  • Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đòi hỏi giáo viên có sự sáng tạo cao để thiết kế bài giảng thú vị, sinh động.
  • Chưa có hệ thống, cơ chế đánh giá quá trình dạy học trực tuyến rõ ràng

Các cấp độ của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 

Ngày nay, có 4 cấp độ của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:

  • Mức độ 1: Công nghệ thông tin là một công cụ hỗ trợ người dạy soạn giáo án, sưu tầm tài liệu.
  • Mức độ 2: Công nghệ thông tin được ứng dụng trong toàn bộ quá trình dạy và học
  • Mức độ 3: Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học như: tổ chức một lớp học, tổ chức một khóa học online.
  • Mức độ 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy và học.
ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Hiện nay, có 4 cấp độ ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học

Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phổ biến 

Hiện nay xuất hiện rất nhiều hình thức giảng dạy chất lượng có ứng dụng công nghệ thông tin. Tiêu biểu có thể kể đến một số hình thức phổ biến dưới đây:

Ứng dụng trong xây dựng bài giảng 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bài giảng giúp người dạy chuẩn bị tài liệu tham khảo, giáo án một cách nhanh chóng, tiện lợi. Đặc biệt, người dạy có thể tận dụng kho tài liệu video, hình ảnh vô tận. Từ đó, thu hút người học cũng như nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy.

Dưới đây là một số ứng dụng giáo viên có thể dùng để thiết kế bài giảng:

  • Phần mềm powerpoint: Là phần mềm uy tín được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, Powerpoint cho phép người dùng soạn thảo bài giảng với những công cụ uy tín, có tích hợp video, hình ảnh, biểu đồ, các mẫu có sẵn,…
  • Canva: Dù mới xuất hiện trên thị trường, nhưng Canva đặc biệt được yêu thích bởi sở hữu nhiều mẫu đồ họa đẹp mà sử dụng vô cùng đơn giản. Thông qua phần mềm này, người dùng có thể sử dụng video, hình ảnh hay các GIF để thiết kế bài giảng thêm phần sinh động.
  • My Viewboard: đây cũng là phần mềm uy tín, chất lượng được nhiều người lựa chọn để thiết kế bài giảng. Với Viewboard, người dùng có thể truy cập kho hình ảnh, video, GIF vô tận mà không bị bản quyền.

Ứng dụng trong quản lý lớp học 

Quản lý lớp học cũng là một hình thức nổi bật của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Việc quản lý lớp học bằng cách áp dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên có thể đánh giá sự tiến bộ của học sinh một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Thông qua hệ thống công nghệ thông tin, người dạy có thể tiến hành thống kê điểm số, phân chia các nhóm. Một số phần mềm ứng dụng việc quản lý lớp học uy tín, có thể kể đến như:

  • Schoology: Phần mềm này cho phép người dạy xây dựng bài giảng và quản lý bài tập học sinh một cách thông minh, khoa học. Đặc biệt, phần mềm này còn tạo ra một không gian để giáo viên và học sinh có thể kết nối, trao đổi chia sẻ kiến thức với nhau.
  • Moodle: Hệ thống Moodle cho phép nhà trường gửi thông báo đến học sinh, giáo viên một cách nhanh chóng. Đồng thời cung cấp thêm các tính năng thông minh như: giao bài tập cho học sinh, thống kê điểm số, tạo bộ đề thi, thực hiện khảo sát,…

Ứng dụng giúp chống gian lận thi cử 

Hình thức kiểm tra trực tuyến sở hữu nhiều ưu điểm, tuy nhiên lại chứa đựng rủi ro gian lận ở học sinh. Chính vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chống thi cử đã được ra đời. Một số phần mềm chống gian lận thi cử được sử dụng phổ biến trong ngành giáo dục Việt Nam có thể kể đến:

  • Edunow: phần mềm này yêu cầu thí sinh xác nhận danh tính qua việc quét camera khuôn mặt và chứng minh thư (căn cước công dân). Trong quá trình thí sinh làm bài thi, phần mềm sẽ khóa tính năng copy nội dung và chuyển tab, đồng thời kích hoạt mic để thực hiện thu âm quá trình thu. 
  • Azota: Không dừng lại ở chức năng chấm và trả bài trực tuyến, Azota còn được trang bị tính năng giám sát. Ngay khi phát hiện thí sinh có dấu hiệu gian lận như chuyển tab mới, phần mềm sẽ thống kê số lần thoát trang thi của người học và gửi thông báo đến giám thị.
ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chống thi cử mang đến hiệu quả cao

Ứng dụng trong lưu trữ tài liệu, chia sẻ thông tin 

Ngày nay, để tăng tương tác của học sinh với bài giảng, các trường học đã ứng dụng các thiết bị thông minh trong việc giảng dạy. Những thiết bị này có chức năng gia tăng tính trực quan của bài giảng, từ đó kích thích sự học tập ở học sinh. Dưới đây là một số thiết bị thông minh, được ứng dụng phổ biến trong giảng dạy mà bạn không thể bỏ lỡ:

  • Màn hình thông minh: thiết bị này có tính cảm ứng tốt và khả năng truy cập internet nhanh chóng. Người dạy có thể vẽ, viết, hay chèn các tệp tin trực tiếp lên màn hình.
  • Máy chiếu: thiết bị này hiện nay được trang bị ở hầu hết các trường cấp bà và đại học. Thông qua thiết bị này, giáo viên có thể tương tác trực tiếp với hình chiếu bằng cách sử dụng bút cảm ứng.

Q&A về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 

Khi tìm hiểu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, mọi người thường có rất nhiều thắc mắc. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc!

Điểm khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền thống 

Đều có chung mục đích lưu trữ kiến thức cũng như xây dựng bài giảng, tuy nhiên giáo án điện tử và truyền thống có nhiều điểm khác nhau:

  • Về hình thức: Giáo án truyền thống được viết và soạn trên các cuốn sổ giáo án hoặc được in thành giấy. Trong khi đó, giáo án điện tử được biên soạn online, có kết hợp đầy đủ giữa chữ, hình ảnh và biểu đồ.
  • Về nội dung: Nếu nội dung của giáo án truyền thống khô khan, nhiều chữ, tập trung vào lý thuyết thì giáo án điện tử lại được thiết kế sáng tạo đa dạng với nhiều sắc màu, video, hình ảnh cập nhật, mang tính thực tiễn cao. Nhờ vậy, học sinh dễ tiếp thu kiến thức, bài giảng hơn.
ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Giáo án điện tử sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật

Có thể nói, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo án điện từ sở hữu nhiều ưu điểm, tựa như một phiên bản nâng cấp của giáo án truyền thống.

Điểm khác biệt giữa lớp học trực tuyến và trực tiếp

Nhìn chung, lớp học trực tuyến và trực tiếp có nhiều điểm khác biệt rõ rệt:

  • Về hình thức: Lớp học trực tuyến được tổ chức trong một không gian cố định, thường chỉ có giảng viên và học sinh, sinh viên. Trong khi đó, lớp học trực tuyến cho phép sinh viên trải nghiệm nhiều hình thức học tập khác nhau như: trải nghiệm đóng vai các nhân vật thông qua môi trường 3D.
  • Nội dung giảng dạy: Lớp học trực tiếp thường có xu hướng tập trung vào các kiến thức mang tính lý thuyết, ngược lại lớp học trực tuyến kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, từ đó mang đến trải nghiệm chân thực cho học sinh.
ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Một số câu hỏi liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Có những website học tập trực tuyến phổ biến nào? 

Hiện nay có rất nhiều các website học tập trực tuyến với số lượng người tham gia đông đảo. Một số website học tập trực tuyến phổ biến được kể đến như: trường học 247, hocmai, tuyensinh247, moon.vn, edumall, kyna.vn.

Phần mềm học online uy tín nhất hiện nay là gì?

Với xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, ngày nay xuất hiện rất nhiều phần mềm học online. Vậy đâu là trang web, phần mềm học online uy tín, chất lượng với giá thành hợp lý? 

Trường học 247 chính là cái tên đầu tiên bạn không thể bỏ lỡ khi nhắc đến các phần mềm học online chất lượng. Nền tảng này cho phép nhà trường và các giáo viên tạo bài giảng một cách tiện lợi, an toàn. 

ung-dung-cong-nghe-thong-tin
Trang web học trực tuyến uy tín, chất lượng hàng đầu

Đặc biệt, với sứ mệnh mang giáo dục Việt Nam vươn tầm thế giới, Trường học 247 ứng dụng tích hợp rất nhiều công cụ thông minh. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến như: mô hình tương tác đa chiều, hệ thống quản lý lớp học hiện đại thông minh, bảo mật thông tin một cách tuyệt đối. Đây hứa hẹn sẽ là trang web, phần mềm dạy và học online với chất lượng hàng đầu Việt Nam. 

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Hi vọng những thông tin chúng tôi tổng hợp có thể giải đáp được thắc mắc của bạn. Trong trường hợp, bạn có câu hỏi cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, bạn nhé!

Xem thêm: Top 14 ứng dụng học trực tuyến phổ biến được yêu thích nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử