11 cách dạy bé học chữ cái hiệu quả, nhớ lâu

Giáo dục cho con em bắt đầu từ khi nào và phương pháp hiệu quả nhất cũng như mức độ quan trọng của việc dạy trẻ từ những chữ cái đầu tiên là như thế nào? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi đang được nhiều phụ huynh có con em bắt đầu bước vào độ tuổi học chữ quan tâm nhiều nhất và cũng là một vấn đề đặt ra cho giáo viên, người sẽ giúp các em biết đến những chữ cái, những con số đầu tiên của cuộc đời. Hãy cùng Trường học 247 giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây nhé!

Cách dạy bé học chữ cái
Dạy bé học chữ cái là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ phụ huynh và giáo viên

Tầm quan trọng khi cho bé học chữ cái? 

Việc học chữ cái là cấp bậc đầu tiên trong quá trình tiếp nhận tri thức của bé. Mỗi chữ cái mà các bé được học sẽ tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển ngày một lớn hơn. 

Khi chuyển giao từ học mẫu giáo sang học cấp 1, từ việc đi học chỉ gắn liền với việc vui chơi với các bạn sang giai đoạn bắt đầu phải gắn liền với việc học tập với những chữ cái, những con số, chắc hẳn sẽ khiến nhiều bạn nhỏ cảm thấy không quen, thậm chí là cảm thấy chán. 

Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo trong việc giáo dục trẻ của cha mẹ và giáo viên nhằm tạo sự hứng thú cũng như kích thích sự ham học hỏi của bé. 

Mỗi bé ở độ tuổi này giống như một trang giấy trắng đang đợi được học hỏi những sự mới mẻ đầu tiên. Do đó, việc dạy cho bé bắt đầu học và ghi nhớ những chữ cái là vô cùng quan trọng. 

Cách dạy bé học chữ cái
Dạy bé học chữ cái là bước vô cùng quan trọng

Phụ huynh cùng giáo viên cần phải phối hợp nhịp nhàng trong cách giáo dục bé nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Bởi đây là độ tuổi mà phù hợp nhất để các bé bắt đầu có những sự hiểu biết nhận định và ghi nhớ được mọi thứ xung quanh nhiều hơn. 

Dạy bé học và ghi nhớ chữ cái sẽ là nền tảng cơ bản và quan trọng để xây dựng và phát triển những kỹ năng của trẻ. Việc học chữ cái sẽ giúp kích thích trí não cũng như sự ham học hỏi, tiếp thu, nhằm nâng cao hơn trình độ cùng khả năng giao tiếp của bé. 

Ở độ tuổi bắt đầu học chữ, trẻ có thể dễ tiếp thu và ghi nhớ những điều thầy cô hoặc cha mẹ dạy. Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi mà bé còn ham chơi do đó cần phải có những phương pháp để giúp bé tăng khả năng học nhanh, nhớ lâu hơn và sự yêu thích của bé đối với việc học. 

 Việc dạy bé học chữ không chỉ nhằm giúp bé bắt đầu năm bắt những kiến thức cơ bản mà còn là một vấn đề đòi hỏi sự quan tâm cũng như kiên nhẫn trong quá trình dạy học cho bé của cha mẹ và giáo viên. 

Vậy nên, một câu hỏi nữa được đặt ra đó là có nên dạy cho trẻ học chữ từ sớm hay không, hoặc độ tuổi phù hợp nhất để bắt đầu dạy bé học chữ là độ tuổi nào? 

Có nên dạy bé học chữ từ sớm không? 

Trong quá trình phát triển, lớn khôn của bé, giai đoạn chuyển tiếp từ mẫu giáo lên lớp một có thể được coi giai đoạn có nhiều sự thay đổi nhất. Bởi lẽ, bé bắt đầu được tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới, tạo nền tảng tri thức cho sự hiểu biết lớn hơn trong tương lai.

Vậy nên nhiều bậc phụ huynh cũng sẽ băn khoăn về vấn đề có nên cho con mình học chữ từ sớm hay không? Và thông thường mọi người sẽ đưa ra câu trả lời là có. 

Xã hội ngày càng phát triển, các thiết bị công nghệ cũng dần phổ biến hơn như điện thoại, laptop, tivi,… có kết nối wifi. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy bé học chữ từ sớm với những phần mềm có thể dễ dàng tải về trên các thiết bị này. 

Dạy con học chữ từ sớm dường như là một giải pháp để giúp cha mẹ giải quyết được vấn đề không còn bỡ ngỡ của con trẻ khi bắt đầu bước vào giai đoạn lớp một. Và hiện nay đa số các bậc phụ huynh đã dần quan tâm hơn đến vấn đề này. 

Cách dạy bé học chữ cái (3)
Dạy con học chữ cái từ sớm giúp con bớt bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1

Thậm chí nhiều cha mẹ còn có mong muốn cho con mình đi học thêm để thuộc hết bảng chữ cái, cách đánh vần hay tính toán những con số đơn giản ngay trước khi con bước vào giai đoạn cấp một. 

Nhưng điều này là không nên, bởi giai đoạn này bé chỉ mới bắt đầu được làm quen với kiến thức về những chữ cái, con số. Cha mẹ cần tạo cho bé sự hứng thú học bài chứ không phải mong muốn con học được càng nhanh càng tốt. 

Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có những sự phát triển và tư duy não bộ khác nhau, vậy nên tùy thuộc vào sự phát triển của con, cha mẹ nên lựa chọn thời điểm thích hợp để giúp bé bắt đầu làm quen dần với những chữ cái. 

Giai đoạn thích hợp nhất để bé học chữ cái 

Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới để trẻ em 6 tuổi là giai đoạn bắt đầu bước vào lớp một. Đây là độ tuổi phù hợp để trẻ bắt đầu tiếp thu những kiến thức từ sách vở và học tập ghi nhớ những tri thức đó vào trí não.

Nhưng giai đoạn thích hợp nhất để bé bắt đầu học và nhận thức những chữ cái đầu tiên nên là ở lớp 5 tuổi. Bởi lẽ, sau đó khi bước vào lớp 1, bé đã có nền tảng kiến thức cơ bản, nhận diện được mặt chữ mà đôi khi đã thuộc được bảng chữ cái, giúp bé đỡ bỡ ngỡ hơn.  

Đồng thời cũng giúp bé không lo bị tụt lùi so với những bạn nhỏ bằng tuổi. Vì khi học lớp 1, cô giáo không thể dành quá nhiều sự quan tâm cho một bạn nên sẽ tạo thuận lợi cho việc tiếp thu nhanh kiến thức đối với những trẻ đã có nền tảng cơ bản về chữ cái. 

Thời gian thích hơp để bé học chữ cái
5 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bé học chữ cái

Tuy nhiên cũng có nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự hiểu được điều này mà chỉ mong muốn con mình biết học chữ thật sớm, học giỏi hơn các bạn đồng trang lứa, lấy đó như một niềm vui để đi khoe với mọi người xung quanh. 

Sẽ có những bạn nhỏ có sự phát triển trí tuệ nhanh hơn thì sẽ phù hợp với mong muốn dạy con học từ lúc 3 4 tuổi của cha mẹ, nhưng đó chỉ là số ít mà thôi. 

Do đó, mà mỗi người làm cha làm mẹ cần phải hiểu rõ mức độ cũng như khả năng phát triển của con, để xác định được độ tuổi cũng như khoảng thời gian phù hợp để bắt đầu cho bé làm quen dần với việc học chữ cái. 

Điều này đòi hỏi phụ huynh cũng phải lựa chọn được phương pháp phù hợp đối với con cái của mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc học tập của con, không nên tạo áp lực quá lớn cho trẻ nhỏ mà nên nhẹ nhàng, kiên nhẫn để con từ từ và dần làm quen với cách học lớp một. 

Vậy đâu là những phương pháp giúp cha mẹ cũng như giáo viên sẽ khơi dậy được hứng thú học bài cũng như tiếp thu một cách nhanh chóng nhưng cũng phải nhớ lâu cho trẻ. 

Dưới đây là một số các giải pháp mà phụ huynh và giáo viên có thể tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như giúp con tiếp thu việc học chữ cái một cách hiệu quả hơn. 

Xem thêm: Trí thông minh là gì? 8 loại hình trí thông minh phổ biến ở trẻ

11 cách dạy bé học chữ cái nhanh, giúp con nhớ lâu 

Bảng chữ cái tiếng việt hiện nay đã được đơn giản hóa nhiều so với trước kia nhằm giúp các bé dễ dàng hơn trong việc học chữ cái. Và theo quy định cụ thể của Bộ giáo dục thì bảng chữ cái tiếng việt sẽ gồm 29 chữ cái, một số lượng khá phù hợp cho tư duy cũng như trí tuệ của bé trong độ tuổi 5-6 để ghi nhớ được. 

1. Kết hợp việc dạy chữ với các trò chơi đơn giản, nhẹ nhàng

Kết hợp việc học chữ cái với các trò chơi
Việc kết hợp học chữ cái với các trò chơi sẽ giúp con tăng hứng thú đối với việc học

Phương pháp này sẽ giúp tạo hứng thú cho bé trong việc học bài, khiến bé không có cảm giác chán nản khi bắt đầu được làm quen với chữ cái. 

Đối với việc vừa học vừa chơi như vậy, cha mẹ cũng như thầy cô nên chú ý đến việc tạo điều kiện cũng như thúc đẩy việc bé trở thành người tham gia chính và mình sẽ ở bên cạnh với tư cách là người hướng dẫn, định hướng cho trẻ cách chơi phù hợp và đúng đắn nhất. 

2. Dạy bé học chữ cái thông qua những bài hát thiếu nhi gần gũi, quen thuộc

Việc mà cho bé nghe những bài hát có xuất hiện chữ cái đơn giản, cha mẹ có thể cho con nghe từ sớm, khi bé khoảng 2-3 tuổi nhằm tạo sự quen tai cũng như tăng khả năng ghi nhớ cho con. 

Điều này sẽ giúp bé làm quen dần với những giai điệu âm nhạc mà đôi khi bé cũng sẽ hát theo hoặc ghi nhớ được những chữ cái có trong bài hát đó. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý nên cho trẻ nghe nhiều bài hát một cách đan xen, tránh chỉ bật một bài lặp đi lặp lại quá nhiều lần khiến bé dễ chán và không muốn nghe nữa.

Các bài hát dạy bảng chữ cái
Nghe các bài hát về bảng chữ cái là một cách thức học hiệu quả, tránh nhàm chán đối với bé

3. Tải các phần mềm dạy bé học chữ trên các thiết bị di động

Ở các phần mềm này sẽ giúp các bé vừa được học vừa được thực hành trực tiếp để ghi nhớ những chữ cái một cách dễ dàng hơn. 

Một số phần mềm mà cha mẹ có thể tham khảo như: Bé Học Chữ Và Số, Tập Đánh Vần ABC, Bé học chữ cái VKids, Dạy bé học chữ, học số tiếng việt miễn phí,…

4.Đọc sách và kể chuyện cho bé

Cha mẹ nên mua những câu chuyện vừa có hình ảnh vừa có những từ ngữ dễ hiểu để bé tập làm quen dần với sách vở, với những chữ cái hay con số. Khi đọc thì nên làm rõ, giúp cho bé hiểu ý nghĩa của câu chuyện và đồng thời dạy bé tập ghi nhớ những chữ cái cơ bản.

Việc đọc sách và kể chuyện như vậy, sẽ giúp bé hình thành thói quen với nghe, nói, đọc cũng như tăng khả năng ghi nhớ vào trí não. Thói quen này không chỉ giúp bé trong quá trình học chữ cái mà biết đâu sẽ tạo cảm giác hứng thú cho bé khi lớn lên đối với việc đọc sách. 

5. Mua cho bé những đồ chơi có bảng chữ cái

Đồ chơi gỗ xếp hình bảng chữ cái
Đồ chơi xếp hình bảng chữ cái giúp bé nhanh nhận diện mặt chữ

Đó là bộ đồ chơi bằng gỗ thông minh có kết hợp cả bảng chữ cái và số. Đây là đồ chơi mà cha mẹ có thể dễ dàng tìm thấy và mua ở hiệu sách hoặc đặt hàng trên các ứng dụng mua hàng. 

Món đồ chơi này vừa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ vừa đáp ứng được mong muốn dạy con nhận biết được mặt chữ cái của phụ huynh. Phương pháp này giúp bé không cảm thấy bị nhàm chán mà ngược lại tăng khả năng hứng thú cũng như ham học hỏi của bé. 

6. Dán các chữ cái ở những nơi bé thường xuyên nhìn thấy

Trẻ em có thể dễ dàng học được những gì mà cha mẹ hay thầy cô dạy nhưng với tính cách ham chơi thì cũng có thể dễ dàng quên đi một cách nhanh chóng. 

Do đó, mà cha mẹ nên dán chữ cái ở những nơi bé thường nhìn thấy hoặc bước đến trong nhà. Hành động này sẽ giúp bé thường xuyên nhìn thấy những chữ cái, tăng sự ghi nhớ cũng như nhận diện được mặt chữ của bé. 

7. Khi dạy bé học chữ phụ huynh nên miêu tả để con dễ hiểu bằng những đồ vậy, con vật mà con đã biết

Dạy con các chữ cái gắn với tên động vật, đồ vật quen thuộc
Dạy con các chữ cái gắn với tên động vật, đồ vật quen thuộc giúp con nhớ lâu hơn

Ví dụ như chữ A thì sẽ có con gà, Chữ B thì có búp bê,… Cha mẹ cần chú ý gợi nhắc cho trẻ đến những thứ mà bé đã biết hoặc đã có bé dễ ghi nhớ hơn. 

Giải pháp này giúp trẻ dễ dàng tiếp thu chữ cái mà cha mẹ hoặc thầy cô dạy hơn cũng như nhớ lâu và chính xác hơn những chữ cái đó. Phụ huynh nên thường xuyên nhắc lại và hỏi bé nhiều lần để giúp bé nhớ lâu hơn. 

8. Phân bổ thời gian dạy bé hợp lý

Với độ tuổi bắt đầu học chữ cái bé vẫn còn ham chơi và mức độ ghi nhớ chưa được cao và đòi hỏi cha mẹ hoặc giáo viên cũng cần có sự nhẫn nại. Và người lớn cũng không thể bắt trẻ một lúc học quá nhiều chữ sẽ chỉ khiến bé áp lực, chán nản. 

Điều này buộc chúng ta phải dạy bé một cách từ từ, bình tĩnh, phân chia những khoảng thời gian hợp lý để dạy bé. Vừa học vừa chơi hoặc nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ không cảm thấy mệt mỏi, áp lực và tăng sự ghi nhớ, tập trung hơn. 

9. Người lớn phải học cách lắng nghe và kiên trì khi dạy trẻ học chữ cái

Khi mới bắt đầu học chữ cái, chắc chắn bé sẽ có nhiều lúc quên bài, không tập trung nghe cô hay bố mẹ dạy. Do đó đòi hỏi người lớn cần giúp bé nhớ lại bài học, bình tĩnh dạy lại cho bé để cho bé dần nhớ lại kiến thức. 

Chứ nếu chúng ta cáu gắt hoặc lớn tiếng chỉ khiến trẻ sợ hãi, không muốn học và người lớn thì mất thời gian trong việc xây dựng lại cảm hứng học bài cho trẻ. Học cách lắng nghe, nhẫn nại trong khi dạy trẻ học chữ cái cũng sẽ giúp chúng ta hiểu bé hơn, nhận ra được những điểm còn hạn chế để giúp trẻ khắc phục và tiếp tục phát huy những ưu điểm. 

Bố mẹ, thầy cô phải kiên nhẫn, nhẹ nhàng khi dạy con học
Bố mẹ, thầy cô phải luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng khi dạy con học chữ cái

10. Không nên thúc ép trẻ học một cách máy móc

Người lớn khi dạy trẻ em học chữ cần có những sự linh hoạt nhất định trong cách dạy cũng như thời gian dạy. Cần phải để trẻ hiểu và nhớ lâu chứ không không phải là dồn ép bé học quá nhiều một lúc để rồi không đem lại hiệu quả mà chỉ tốn thời gian. 

Trước khi dạy bé học chữ cái mới thì cần cho bé ôn lại bài cũ, vừa để củng cố lại kiến thức và kiểm tra được sự ghi nhớ của bé. Đồng thời điều này cũng giúp bé thường xuyên được nhắc lại chữ cái, dần dần gắn liền vào trong tư duy của bé. 

11. Phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cha mẹ và thầy cô

Đây là 2 nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc học và tiếp thu chữ cái vào trí não của trẻ. Phụ huynh và giáo viên cần thường xuyên liên lạc, trao đổi để tìm ra cách học phù hợp và hiệu quả nhất đối với con em mình. 

Vừa được học ở nhà vừa được học ở trên lớp tạo ra nhiều môi trường cũng như thời gian học tập hơn cho bé, giúp bé có nhiều không gian để vui chơi, học tập và tăng khả năng hứng thú với những chữ cái. Và khi đó bé sẽ dám bộc lộ nhiều hơn, ham học hỏi cũng như ghi nhớ lâu và chính xác hơn những gì được học.

Việc dạy bé học chữ cái là vô cùng quan trọng, đòi hỏi cha mẹ cùng thầy cô phải có những giải pháp phù hợp. Mỗi bé sẽ có những điều kiện, sự phát triển trí tuệ nhất định, cha mẹ cần phải hiểu rõ về khả năng của con để lựa chọn khoảng thời gian cho con bắt đầu học chữ cái một cách hợp lý. Hãy nhẹ nhàng, lắng nghe, kiên nhẫn trong quá trình dạy bé bắt đầu học chữ để đem lại hiệu quả cao nhất.  

Qua viết trên, Trường học 247 đã cung cấp cho các bậc cha mẹ và thầy cô những thông tin cũng như một số cách dạy con khi mới bắt đầu học chữ cái sao cho hiệu quả nhất. Hi vọng quý thầy cô, phụ huynh tìm được cho con những những pháp học phù hợp nhất.

Xem thêm: 7 cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm siêu hay của người Nhật

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử