Hướng dẫn giới thiệu bản thân để làm gia sư “bao độc”

Giới thiệu bản thân để làm gia sư là một trong những việc vô cùng quan trọng khi đi ứng tuyển làm gia sư. Để có thể giới thiệu bản thân để làm gia sư sao cho ghi điểm với người phỏng vấn, Truonghoc247 sẽ mách nhỏ cho bạn những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc kết lại được. 

Giới thiệu bản thân để làm gia sư đóng một vai trò quan trọng khi đi ứng tuyển làm gia sư
Giới thiệu bản thân để làm gia sư đóng một vai trò quan trọng khi đi ứng tuyển làm gia sư

Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giới thiệu bản thân để làm gia sư

Giới thiệu bản thân là bước đầu tiên giúp gia sư ghi điểm và tạo ấn tượng với trung tâm gia sư và phụ huynh. Qua quá trình giới thiệu bản thân, người phỏng vấn có thể biết được thái độ ứng xử của bạn cũng như đánh giá được bạn có đủ năng lực và phù hợp để dạy học hay không. Việc giới thiệu trình độ học vấn, sở trường, kinh nghiệm giảng dạy và thành tích đã đạt được sẽ là yếu tố chính giúp bạn cạnh tranh được với những ứng cử viên nặng ký khác. Đặc biệt, sau khi giới thiệu về bản thân, bạn sẽ có thể tạo dựng niềm tin và uy tín bước đầu với trung tâm gia sư bạn ứng tuyển và phụ huynh học sinh. 

Cách giới thiệu bản thân để làm gia sư ấn tượng, thuyết phục

Giới thiệu bản thân để làm gia sư tưởng chừng như là một việc rất đơn giản. Tuy vậy, không phải ai cũng biết các giới thiệu bản thân để có thể ghi điểm với người phỏng vấn. Truonghoc247 sẽ chia sẻ cho bạn những cách giới thiệu bản thân ấn tượng nhất:

  • Bạn hãy luôn giữ phong thái tự tin và bình tĩnh.  Dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cũng đừng rụt rè và tự tin. Bạn hãy tập trung giới thiệu về thế mạnh của bản thân. Bạn có thể giới thiệu mình vừa đỗ đại học nên vẫn còn nắm chắc các kiến thức lớp 12 cũng như cách làm bài để đạt điểm cao.
  • Chủ động trình bày những thành tích nổi bật như điểm thi đại học, bảng điểm trên trường, những học bổng và giải thưởng đã đạt được… để gây ấn tượng mạnh với người phỏng vấn.
  • Nếu bạn đã có kinh nghiệm, ngoài nói về công việc, bạn hãy giới thiệu thêm phương pháp dạy học, thành tích học sinh của mình đạt được sau khi được dạy kèm.
  • Đảm bảo sẽ không tự ý bỏ lớp giữa chừng mà không báo trước để thể hiện bản thân là người có tinh thần trách nhiệm cao. Việc bỏ lớp giữa chừng sẽ làm gián đoạn quá trình học và tốn thời gian của cả đôi bên.

Lưu ý khi giới thiệu bản thân để làm gia sư

Để có thể giới thiệu bản thân để làm gia sư ấn tượng và thuyết phục nhất, Truong247.vn sẽ chia sẻ cho bạn 6 điểm sau nên lưu ý sau.

  • Giới thiệu đầy đủ tên tuổi, ngành, trường học, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của bản thân và những phương pháp và kỹ năng giảng dạy của mình đã sử dụng trong quá trình dạy học (nếu có).
  • Chú trọng nói về kinh nghiệm làm gia sư vì đây là yếu tố chính để phụ huynh và người học đánh giá cao bạn. Nếu có những gia sư có cùng thành tích học tập thì người có nhiều kinh nghiệm sẽ có % được chọn cao hơn.
  • Tuyệt đối không nói dối hay phóng đại thành tích, nếu bạn là sinh viên chưa tốt nghiệp thì không được giới thiệu mình là giáo viên.
  • Luôn giữ thái độ khiêm tốn, khi phỏng vấn nên nhấn mạnh bản thân là người có thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm với người học: Cố gắng đạt được mục tiêu giúp người học tiến bộ lên.
  • Không đề cập tới những sở trường không liên quan tới môn học sẽ dạy.
  • Tránh đề cập tới điểm yếu của bản thân.

Ví dụ: “Tôi tên là Nguyễn Thị A, hiện đang là sinh viên năm cuối khoa sư phạm ngữ văn trường đại học Sư Phạm Hà Nội với GPA 3.81. Tôi đã có 2 năm kinh nghiệm ôn thi ngữ văn cấp 3 và đại học cho học sinh cuối cấp. Tất cả các em học sinh tôi dạy kèm đã đạt điểm văn 8+ và đỗ trường chuyên. Về phương pháp giảng dạy, tôi sẽ sử dụng phương pháp phù hợp với từng học sinh để đảm bảo các em sẽ có thể tiếp thu bài học hiệu quả nhất. Thông thường, trong những buổi học tôi sẽ đặt ra nguyên tắc: Nếu các em phát biểu đúng hoặc đặt ra những câu hỏi hay tôi sẽ giảm bớt 1 bài tập về nhà. Phương pháp này giúp các em luôn hăng hái và nhiệt tình khi học.”

Các hình thức giới thiệu bản thân để làm gia sư

Hiện nay có 2 hình thức giới thiệu bản thân để làm gia sư là giới thiệu qua CV và giới thiệu trực tiếp bằng lời nói.

Giới thiệu qua CV

CV (Curriculum Vitae) là bản đánh giá toàn diện về thông tin cá thân cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Trong CV thường gồm những phần:

  • Giới thiệu bản thân
  • Mục tiêu làm việc
  • Thông tin cá nhân cơ bản
  • Trình độ học vấn
  • Kỹ năng
  • Chứng chỉ và giải thưởng đã đạt được
  • Kinh nghiệm làm việc
CV là bản đánh giá toàn diện về bản thân cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn
CV là bản đánh giá toàn diện về thông tin cá thân cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn

Giới thiệu trực tiếp bằng lời nói

Sau khi gửi CV, bạn sẽ được liên hệ để phỏng vấn trực tiếp. Lời giới thiệu là cơ hội để bạn thể hiện năng lực và kinh nghiệm giảng dạy của mình một cách trực tiếp để có thể gây ấn tượng mạnh với trung tâm gia sư hay phụ huynh. Người phỏng vấn có thể quan sát được  tính cách và thái độ ứng xử của bạn để có thể đánh giá được thái độ, kỹ năng và tiềm năng của ứng viên. 

Kinh nghiệm viết CV để làm gia sư bao đậu

Để tạo CV xin việc, bạn có thể tự thiết kế bằng các công cụ như photoshop, powerpoint… Hoặc bạn cũng có thể sử dụng những mẫu CV có sẵn tại các website chuyên thiết kế CV với nhiều phong cách khác nhau như đơn giản, tinh tế… 

Hình thức trình bày CV

  • Độ dài CV từ 1-2 trang.
  • Trình bày ngắn gọn, rõ ràng và đúng trọng tâm bằng những câu ngắn gọn được chau chuốt kỹ. Tránh viết những câu văn dài dòng và lủng củng.
  • Nên chọn gam màu nhẹ nhàng, tươi sáng như hồng, trắng, vàng, xanh… để thể hiện sự năng động và nhiệt huyết. Bạn cũng có thể dùng các màu sắc hợp tuổi và hợp mệnh.
  • Không viết những câu dài dòng hay chọn màu sắc CV sặc sỡ để tránh bị rối mắt.
  • Chèn những từ khóa liên quan tới tới công việc gia sư.
  • Nếu bạn gửi CV online, bạn nên sử dụng định dạng PDF để tránh bị lỗi hiển thị và font chữ…
  • Thống nhất font chữ, không sử dụng quá nhiều font chữ khác nhau.
  • Không được viết sai chính tả vì đây là điều tối kỵ trong công việc, đặc biệt là với công việc giảng dạy và truyền thụ kiến thức. 
Khi viết CV bạn nên sử dụng gam màu nhẹ nhàng, tươi sáng để thể hiện sự năng động và nhiệt huyết
Khi viết CV bạn nên sử dụng gam màu nhẹ nhàng, tươi sáng để thể hiện sự năng động và nhiệt huyết

Khi điền những thông tin trên CV

Mục thông tin cá nhân

Bạn hãy điền đầy đủ các thông tin bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email và địa chỉ liên lạc. Khi viết họ tên, bạn hãy viết chữ in hoa cỡ to để làm nổi bật trong CV. Bạn không nên đưa những email liên quan tới nhân vật trong phim ảnh, game… vào CV vì nó sẽ khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và không nghiêm túc trong mắt phụ huynh và người học.

Mục giới thiệu bản thân

Bạn nên viết ngắn gọn và xúc tích trong khoảng 3-4 câu. Bạn hãy nêu những điểm mạnh và tính cách của bản thân liên quan tới công việc gia sư. Tuyệt đối không được copy của người khác.

Mục mục tiêu nghề nghiệp

Bạn hãy nêu ngắn gọn và súc tích mục tiêu trước mắt và lâu dài. Nếu apply làm gia sư của trung tâm, bạn hãy tìm hiểu kỹ những mục tiêu hoạt động chung của trung tâm để viết dựa vào đó viết mục tiêu bản thân vào CV.

Mục kinh nghiệm làm việc

Có thể nói đây là phần trọng tâm của CV. Bạn hãy trình bày tất cả những kinh nghiệm làm việc của mình. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm gia sư, bạn hãy tổng hợp và hệ thống lại quá trình dạy học của mình. Bạn cũng có thể viết thêm 1-2 dòng mô tả ngắn gọn công việc.Còn trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm thì hãy tập trung giới thiệu kỹ năng, bảng thành tích học tập, và những hoạt động ngoại khóa trước đây để thể hiện bản thân là người năng động và tự tin.

Mục kỹ năng bản thân

Bạn hãy đề cập tới kỹ năng cần có đối với công việc gia sư như kỹ năng, chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý và sắp xếp thời gian. Bạn tuyệt đối không phóng đại hay bịa thành tích. Bạn hãy sử dụng những từ khóa như “đã đạt được”, “đã hoàn thành”, “đã tham gia”… kèm theo thành tích để thu hút nhà tuyển dụng. Không sử dụng những từ “chưa” như chưa có kinh nghiệm. Khi viết về thành tích, bạn hãy dùng số liệu cụ thể và chính xác để miêu tả, ví dụ như “giúp học sinh đạt điểm 9, 10 trong bài thi hóa”, “người học đã đạt >800đ Toeic sau khi học gia sư”… 

Xem thêm: Top 3 mẫu CV gia sư chắc chắn được nhận lớp

Kinh nghiệm phỏng vấn để làm gia sư chắc chắn nhận được lớp

Để có thể đảm bảo chắc chắn bạn được nhận lớp, bạn hãy chú ý tới những điều như tác phong, thái độ và chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trước khi đi phỏng vấn.

Không đến trễ trong ngày phỏng vấn

Trước ngày đi phỏng vấn, bạn nên tra bản đồ trước để hình dung trước tuyến đường sẽ đi và căn thời gian bắt đầu đi. Bạn nên đến sớm trước 15p để đề phòng ngừa những trường hợp bất đắc dĩ có thể xảy ra như lạc đường, tắc đường, hỏng xe… Việc đi trễ sẽ để lại ấn tượng xấu với trung tâm gia sư và phụ huynh học sinh và bị đánh giá thấp tác phong, kỹ năng quản lý thời gian  

Trang phục chỉnh tề và nghiêm túc

Trang phục là sẽ thể hiện được sự chỉn chu và nghiêm túc đối với công việc. Khi đi phỏng vấn, bạn hãy mặc trang phục gọn gàng và lịch sự được ủi phẳng. Sơ mi trắng và quần âu luôn là lựa chọn an toàn khi đi phỏng vấn. Trước khi vào phỏng vấn nên chỉnh trang lại trang phục 1 lần nữa. 

Hãy bình tĩnh và tự tin vào bản thân

Bạn phải thật tự tin vào kiến thức chuyên môn và trình độ của bản thân mình. Nếu bạn tỏ ra mình thiếu tự tin, người tuyển dụng sẽ hoài nghi về năng lực của bạn. Để có thể nâng cao độ tự tin, bạn hãy áp dụng một số cách sau: không nghĩ tiêu cực, luôn mỉm cười khi trả lời phỏng vấn.

  • Áp dụng kỹ thuật thở sâu: hít thở bằng mũi và thở ra từ từ. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn bình tâm trở lại.
  • Thắt chặt các cơ bàn tay trong 10s.
  • Áp dụng mẹo của người Nhật: Viết chữ Nhân ra lòng bàn tay rồi giả vờ nuốt vào bụng.
  • Tự trấn an bản thân bằng những câu độc thoại như “cố lên, mọi chuyện sẽ ổn thôi”…
Khi đi phỏng vấn bạn đừng quá căng thẳng mà hãy luôn nở nụ cười
Khi đi phỏng vấn bạn hãy chú ý luôn nở nụ cười

Chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trước khi đi phỏng vấn

Khi apply làm gia sư của trung tâm gia sư, bạn nên tìm thật kỹ về thông tin trung tâm để không bị lúng túng khi nhà tuyển dụng hỏi câu “Em biết gì về công ty?”. Việc tìm hiểu rõ về trung tâm mình ứng tuyển sẽ thể hiện bạn thực sự mong muốn làm việc tại đây chứ không phải là rải CV nhiều chỗ. Bạn cũng có thể tìm hiểu trước những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn và chuẩn bị sẵn mẫu câu trả lời để trả lời không bị vấp. Gia sư là công việc giảng dạy nên bạn cần phải nói rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ đúng chỗ và truyền cảm. Trước khi nói hãy suy nghĩ thật kỹ để tránh trường hợp “miệng nhanh hơn não”. Ngoài ra, người phỏng vấn có thể đặt thêm những câu hỏi xử lý tình huống thường gặp trong quá trình giảng dạy.

Trung thực 

Trung thực là một trong những đức tính cần phải có của gia sư. Bạn tuyệt đối không được nói dối hay phóng đại về thành tích cũng như kinh nghiệm giảng dạy của bản thân. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm dạy gia sư hãy thẳng thắn thừa nhận chứ đừng nên nói dối, bởi dù bạn bạn dối thì người phỏng vấn cũng dễ dàng phát hiện ra. Để tăng thêm cơ hội trúng tuyển, bạn hãy chú trọng thêm vào kỹ năng của bản thân cũng như thái độ nghiêm túc và cầu thị.

Chuẩn bị vững kiến thức chuyên môn 

Mỗi môn học hay lớp luyện thi sẽ có nội dung giảng dạy khác nhau và những yêu cầu riêng. Ví dụ, nếu bạn dạy kiến thức cơ bản của các môn, bạn hãy tìm hiểu về chương trình học tại trường để có thể bám sát theo. Có nhiều trung tâm sẽ yêu cầu bạn làm bài kiểm tra kiểm thức nên bạn hãy chuẩn bị kỹ càng nhé. Ngoài ra, trung tâm sẽ đưa ra những câu hỏi xử lý tình huống phát sinh trong quá trình học, bạn hãy cố gắng xử lý mềm mỏng và dí dỏm nhất để ghi điểm. 

Trao đổi rõ ràng với người phỏng vấn

Khi đi phỏng vấn, bạn hãy trao đổi rõ về tình hình học tập và năng lực của người học để có thể thiết kế trước lộ trình, phương pháp giảng dạy và tốc độ giảng phù hợp với học viên. Bạn cũng cần nói rõ về lịch học hay quy định học tập. tìm hiểu những mong muốn và mục tiêu học tập. Nếu học sinh của bạn là trẻ em, bạn hãy tỏ thái độ cởi mở và thân thiện hỏi về những khó khăn các em gặp phải trong quá trình học, không được phán xét khi nghe các em kể chuyện. Đặc biệt, hãy trao đổi và thỏa thuận rõ về mức lương. Có nhiều bạn ngại không dám hỏi về lương nên lúc trả lương thường xảy ra những tranh cãi không đáng có do không thỏa thuận rõ ràng.

Xem thêm: Hợp đồng gia sư cá nhân và trung tâm đầy đủ nhất!

Có thể lên kế hoạch và mục tiêu học tập trước

Bạn hãy chủ động trao đổi về kế hoạch học tập cũng như các mục tiêu với phụ huynh và học sinh. Bạn nên xác định những mục tiêu nho nhỏ theo trình tự: nắm vững kiến thức, điểm trên trung bình, đạt điểm cao… chứ không nên nêu mục tiêu chung chung như có tiến bộ tốt sau khóa học.

Sau khi phỏng vấn xong

Sau khi kết thúc phỏng vấn, bạn hãy nói lời cảm ơn với người phỏng vấn trước khi ra về để thể hiện bạn là người lịch sự và chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng và thiện cảm với trung tâm gia sư cũng như phụ huynh học sinh. Từ đó có thể gia tăng khả năng trúng tuyển. 

Sau khi phỏng vấn kết thúc bạn hãy cúi chào cảm ơn người phỏng vấn
Sau khi phỏng vấn kết thúc bạn hãy cúi chào cảm ơn người phỏng vấn

Như vậy, qua bài viết này, Truonghoc247.vn đã chia sẻ cho bạn những cách giới thiệu bản thân để làm gia sư cũng như những kinh nghiệm viết CV và phỏng vấn để có thể ghi điểm với người phỏng vấn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tham khảo thêm để có thể thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử