Giáo dục là gì? Mục tiêu và vai trò đặc biệt của giáo dục

Từ lâu, giáo dục luôn đóng một vai trò quan trọng đối với xã hội loài người. Nó không chỉ giúp hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân mà còn giúp xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. Vậy giáo dục là gì? Ở Việt Nam có những hình thức giáo dục nào? Ở bài viết này, hãy cùng Trường học 247 khám phá thông tin về giáo dục, bạn nhé!

Giáo dục là gì? 

Giáo dục là một hiện tượng xã hội mang tính đặc biệt, nó thường được hiểu là sự truyền đạt kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua việc thực hiện giảng dạy, đào tạo. Nhờ có giáo dục mà nhân loại có thể tiếp thu các tinh hoa văn hóa, các kiến thức quý báu. Từ đó, xã hội loài người không ngừng cải tiến, phát triển ngày một tốt đẹp hơn.

Những nét đặc trưng của giáo dục 

Chắc hẳn, sau khi tìm hiểu khái niệm giáo dục là gì, nhiều bạn thắc mắc về đặc điểm nổi bật của giáo dục. Dưới đây là những nét đặc trưng của giáo dục mà bạn không thể bỏ lỡ.

  • Là hiện tượng đặc biệt: chỉ xuất hiện ở xã hội của loài người. Có thể nói, giáo dục đã đồng hành cùng loài người từ thuở xa xưa và nó sẽ tiếp tục gắn bó cùng nhân loại. Nơi đâu có dấu chân của con người, nơi đó chắc chắn sẽ có giáo dục.
  • Là hình thái ý thức xã hội: biểu tượng cho nền văn minh nhân loại. Xét về bản chất, giáo dục là sự truyền đạt và tiếp thu tri thức, tinh hoa lịch sử xã hội của các thế hệ loại người. Hay về mục đích, giáo dục là kim chỉ nam của thế hệ trước dành cho thế hệ sau.
  • Mang tính lịch sử: sự ra đời của giáo dục là như cầu tất yếu của lịch sử xã hội, nó vừa bị phụ thuộc vào trình độ phát triển của lịch sử, song vừa có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ấy.
  • Mang tính giai cấp: Đối với xã hội có giai cấp, sự xuất hiện của giáo dục được coi như công cụ cho các giai cấp cầm quyền, thực hiện và duy trì vị thế của mình thông qua nội dung và phương pháp của giáo dục.
  • Mang tính dân tộc: Hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia trên thế giới sẽ sở hữu nét độc đáo, dấu ấn riêng. Bởi mỗi quốc gia đều sở hữu truyền thống lịch sử cũng như nét văn hóa không giống nhau. Mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục chính là yếu tố biểu trưng cho tính dân tộc của giáo dục.
nhung-net-dac-trung-cua=giao-duc
Các đặc trưng nổi bật của giáo dục

Vai trò của giáo dục hiện nay 

Khi tìm hiểu giáo dục là gì, chúng ta không thể bỏ qua vai trò to lớn của giáo dục. Có thể nói giáo dục tác động, ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống. Dưới đây là hai vai trò chính của giáo dục.

Xem thêm: Đổi mới phương pháp dạy học là gì? Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học

Giáo dục kiến thức, kỹ năng

Vai trò giáo dục đối với con người trước tiên được thể hiện thông qua việc trang bị nền tảng tri thức cho con người. Từ đó, mỗi cá nhân có thể nâng cao năng lực bản thân, tăng hiệu quả lao động cũng như thích nghi với mọi hoàn cảnh một cách dễ dàng. Một số vai trò chính của giáo dục trong việc đào tạo kiến thức có thể kể đến như:

  • Giáo dục giúp con người tiếp cận với tri thức mới, đồng thời kế thừa, phát huy các tri thức của nhân loại.
  • Giáo dục trang bị cho con người các kỹ năng cần thiết cho phép con người sản xuất lao động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Giáo dục cải thiện kỹ năng làm việc, lao động của mỗi cá nhân, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
  • Giáo dục cho phép mỗi cá nhân hòa nhập vào cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội
  • Giáo dục trang bị cho mỗi cá nhân đầy đủ kiến thức để họ có thể giải quyết vấn đề, dễ dàng thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Rèn luyện đạo đức con người:

Là một hiện tượng xã hội đặc biệt, giáo dục không chỉ cung cấp kỹ năng, tri thức cho con người mà còn hướng tới tu dưỡng đạo đức con người. Vai trò rèn luyện đạo đức, nhân cách con người thể hiện rõ như sau:

  • Giáo dục mang trong mình sứ mệnh cao cả là hướng tới cái thiện, những điều đẹp đẽ và lên án cái xấu.
  • Giáo dục định hướng, dẫn dắt và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Một nền giáo dục tiên tiễn sẽ dẫn đường chỉ lối, là ngọn hải đăng thắp cho cuộc đời mỗi người, từ đó giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện, hướng tới cái thiện.
vai-tro-cua-giao-duc
giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức, nhân cách con người

Mục tiêu chiến lược của nền giáo dục 

Mang trong mình sức mệnh cao cả, giáo dục hướng đến mục tiêu phát triển con người Việt Nam về mọi mặt, cụ thể như sau:

  • Về năng lực nội tại: Hướng tới xây dựng con người Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp, ý thức công dân, tinh thần yêu nước, mãi chung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc ta.
  • Là mầm sống, phát triển tối đa năng lực, sự sáng tạo cũng như tiềm năng ở mỗi con người.
  • Tiến tới mục tiêu nâng cao trình độ dân trí của toàn xã hội, tập trung phát triển, bồi dưỡng nhân tài đất nước. Và đây cũng là mục tiêu cốt lõi của giáo dục. Cá nhân chính là tế bào của xã hội, chỉ khi mỗi người phát triển tốt thì đất nước mới có thể đi lên, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Các cấp trong nền giáo dục quốc dân tại Việt Nam 

Với những thông tin chúng tôi cung cấp, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được khái niệm giáo dục là gì cũng như vai trò to lớn của giáo dục. Tiếp theo, hãy cũng khám phá các cấp học trong nền giáo dục quốc dân tại Việt Nam.

Về cơ bản, mỗi đất nước sẽ có một hệ thống cấp học cũng như chương trình học khác nhau. Dưới đây là một số cấp học chính trong hệ thống giáo dục Việt Nam mà bạn không thể bỏ lỡ.

Hình thức giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non là hình thức giáo dục cơ bản, rất cần thiết. Nó hay được gọi là mẫu giáo. Cấp bậc giáo dục này dành cho trẻ có độ tuổi từ 0 – 6 tuổi. Khi theo học cấp bậc nay, trẻ sẽ được trang bị các kỹ năng vận động va giao tiếp cơ bản.

Hình thức giáo dục tiểu học

hinh-thuc-giao-duc-tieu-hoc
Hình thức giáo dục tiểu học tập trung giúp trẻ nhận diện mặt chữ, học viết và đọc cơ bản

Ngày nay giáo dục tiểu học là bắt buộc đối với mỗi công dân Việt Nam. Cấp bậc giáo dục này dành cho trẻ độ tuổi từ 7 – 12 và tập trung dạy trẻ các kỹ năng đọc, viết. Cụ thể, hình thức giáo dục tiểu học tương ứng với quá trình xóa mù chữ, giúp trẻ rèn luyện đạo đức, giá trị.

Hình thức giáo dục trung học

Không chỉ tại Việt Nam, hình thức giáo dục trung học mang tính bắt buộc tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hình thức giáo dục này bao gồm 2 hình thức chính là giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Cụ thể, ở Việt Nam, giáo dục trung học cơ sở tương ứng với lớp từ 6 đến 9. Và hình thức giáo dục trung học phổ thông sẽ tính từ lớp 10 đến lớp 12.

Hình thức giáo dục đại học

giao-duc-dai-hoc
Giáo dục đại học là hình thức giáo dục bậc cao

Giáo dục đại học là hình thức giáo dục bậc cao, đòi hỏi sinh viên phải tốt nghiệp cấp 3 mới đủ điều kiện tham gia. Tại hình thức giáo dục này, sinh viên sẽ được trang bị cả kiến thức lý thuyết chuyên môn cũng như được thực hành, trải nghiệm thực tế.

Chính sách phát triển giáo dục của Việt Nam 

Sau câu hỏi giáo dục là gì cũng như các hình thức giáo dục tại Việt Nam, hãy cũng chúng tôi khám phá các chính sách giáo dục hiện tại của Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Tập trung phát triển giáo dục tại các khu vực vùng cao, các khu vực dân tộc thiểu số, đồng thời phải xây dựng các chính sách giáo dục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù dân tộc.
  • Phát triển, xây dựng các hình thức giáo dục cho con em các dân tốc thiểu số nhằm thúc đẩy đào tạ nguồn nhân lực để đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.
  • Quy định các biện pháp cụ thể nhằm hỗ hỗ trợ, học sinh sinh viên thuộc dân tộc thiểu số, giải quyết vấn đề chỗ ở, cho học sinh vay để phục vụ công việc học tập.
  • Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho đồng bảo dân tộc thiểu số, song cần đảm bảo đáp ứng đặc điểm của từng vùng cũng như yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc gia.
  • Hỗ trợ giáo viên, giảng viên thực hiện công tác dạy học ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
  • Đưa tiếng nói, chữ viết và các truyền thống văn hóa của dân tộc vào chương trình giảng dạy trong tất cả các cấp bậc đại học.
  • Các bộ, ban ngành phải phối hợp với nhau, có trách nhiệm chủ trì họp, thực hiện các quy định chi tiết và hươngs dẫn để thi hành các chính sách giáo dục trên.

Những thuật ngữ phổ biến về giáo dục

Khi tìm hiểu khái niệm giáo dục là gì, chúng ta có thể gặp phải một số thuật ngữ lạ và không hiểu ý nghĩa của chúng. Sau đây, chúng tôi xin giải đáp một số thuật ngữ phổ biến một số thuật ngữ trong giáo dục:

  • Giáo dục hệ chính quy: là chương trình giáo dục nhất định, được thiết kế và xây dựng dựa trên mục tiêu, trình độ đào tạo của các cấp học. Đối với hệ giáo dục này, người học sẽ được cấp văn bằng chính thức của hệ thống giáo dục quốc dân.
  • Giáo dục thường xuyên: là chương trình giáo dục nhất định, song được tổ chức thực hiện một cách linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời ở mỗi người.
  • Kiểm định chất lượng giáo dục: Là hoạt động nhằm kiểm tra, thực hiện đánh giá công tác giảng dạy tại 1 trường. Cụ thể, xác định xem cơ sở giáo dục hay chương trình đào tạo của trường có đạt chuẩn chất lượng mà cơ quan, ban ngành quy định hay không.
  • Phổ cập giáo dục: là hoạt động giáo dục nhằm mục đích cho phép mọi công dân được học tập, và đtạ được trình độ nhất định.
  • Giáo dục bắt buộc: là việc giáo dục yêu cầu tất cả công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải tham gia học tập để đạt được mức học vấn tối thiểu theo quy định nhà nước.
thuat-ngu-giao-duc
Một số thuật ngữ nổi bật trong giáo dục bạn cần biết

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan đến giáo dục mà Trường học 247 gửi đến bạn. Hi vọng, với những thông tin do chúng tôi cung cấp, các bạn có thể trả lười được câu hỏi giáo dục là gì, vai trò của giáo dục cũng như các chính sách giáo dục đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc câu hỏi nào, hãy nhanh tay liên hệ với đường dây nóng của Trường học 247 để được tư vấn và hỗ trợ, bạn nhé!

Xem thêm: Xã hội hóa giáo dục là gì? Bản chất và mục đích của xã hội giáo dục trong thời đại mới

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử