Top 9 bí quyết thiết kế bài giảng điện tử đẹp, hiệu quả

Sau thời gian dịch bệnh kéo dài, việc học online dần trở nên phổ biến và trở thành một phần của quá trình dạy và học hiện nay. Các bài giảng điện tử là một phần không thể thiếu trong các buổi dạy học online. Vì vậy việc thiết kế bài giảng điện tử để học sinh chú ý vào bài học và chủ động tương tác trong buổi học là vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, truonghoc247 sẽ gợi ý cho bạn top 9 bí quyết thiết kế bài giảng điện tử đẹp, hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

thiết kế bài giảng điện tử
Quy trình thiết kế bài giảng điện tử đẹp, hiệu quả

 1. Xác định mục tiêu và kiến thức bài giảng

Mục tiêu và kiến thức bài giảng là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy học. Một buổi học được đánh giá là chất lượng hay không sẽ căn cứ vào lượng kiến thức mà học sinh tiếp thu được sau buổi học và buổi học có đạt được mục tiêu đề ra không. Việc xác định không đúng mục tiêu và kiến thức bài giảng sẽ làm cho học sinh không tiếp thu được tối đa lượng kiến thức mà giáo viên muốn truyền tải đồng thời giáo viên cũng không lựa chọn được cho mình một phương pháp dạy học tối ưu nhất cho bản thân mình.

Việc xác định mục tiêu và kiến thức bài giảng vô cùng quan trọng, vậy mục tiêu bài giảng là gì? Qua tìm hiểu và nghiên cứu thì có thể hiểu:

  • Mục tiêu là kết quả mà người học tiếp thu, hiểu được sau mỗi buổi học.
  • Mục tiêu còn là những cái mà người học phải hiểu rõ và có thể áp dụng các kiến thức tiếp thu được vào trong cuộc sống.
  • Mục tiêu bài giảng bảo gồm: kiến thức, kỹ năng, năng lực và trách nhiệm dùng để đánh giá người tham gia tiếp thu kiến thức.

Một buổi học có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc xác định mục tiêu và kiến thức bài giảng tuy không phải phần trọng tâm của buổi học, không được lộ diện trong giờ giảng dạy nhưng nó lại chính là đích đến cuối cùng mà cả người dạy và người học cần phải đạt được sau một buổi học. Nó được coi là cơ sở để giáo viên có thể đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng nội dung buổi học, từng đối tượng để tiết học đem đến các thiết kế bài giảng điện tử hiệu quả tốt nhất.

2. Chắt lọc nội dung bài giảng

Nội dung là phần chính, phần quan trọng nhất trong mỗi bài giảng. Tuy nhiên, việc tiến hành dạy trực tuyến yêu cầu giáo viên phải hạn chế tối đa số lượng chữ trong một bài giảng, vì khi trình bày nội dung trên slide có quá nhiều chữ không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn dễ gây ra mất phương hướng cho người học trong quá trình tiếp thu kiến thức. Do đó, việc chắt lọc nội dung, xác định đúng nội dung của bài giảng là bước đầu tiên trong quy trình thiết kế bài giảng điện tử đẹp và hiệu quả.

thiết kế bài giảng điện tử
Tiếp nhận và chắt lọc nội dung cho thiết kế bài giảng điện tử một cách có hệ thống, hợp lý

Những nội dung được sử dụng trong bài giảng phải thật sự chắt lọc từ các kiến thức cơ bản. Số lượng chữ trình bày trong một trang không được quá dày đặc ( khoảng 3-4 dòng) nhưng vẫn phải mang đủ lượng kiến thức muốn truyền tải. Các nội dung sử dụng trong giảng dạy phải thật sự chắt lọc từ những kiến thức cơ bản của từng chương, từng mục, từng đoạn của bài học nên đòi hỏi người thiết kế phải có tư duy tổng hợp, khái quát, lượng kiến thức rộng, kỹ năng giảng dạy tốt…

Chỉ cần chắt lọc nội dung bài giảng một cách tốt nhất, đúng ý và chất lượng nhất thì sẽ đảm bảo được chất lượng cũng như nội dung kiến thức mà người học tiếp thu được sau mỗi buổi học.

3. Tìm kiếm tư liệu cho từng bài giảng

Việc tìm kiếm và lựa chọn tư liệu cho từng bài giảng cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như: tư liệu phải đúng đảm bảo mang kiến thức mà giáo viên muốn truyền tải, đảm bảo các kiến thức cơ bản, đạt được mục tiêu bài giảng từ kiến thức tới kỹ năng… Đặc biệt là phải xây dựng được cho mình một kho tư liệu thông qua quá trình sưu tầm, tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn, kho tư liệu càng phong phú thì kiến thức có thể khai thác càng lớn. Một số nguồn có thể tham khảo khai thác tư liệu như:

  • Tham khảo tìm kiếm tư liệu trên internet.
  • Các thông tin được truyền tải trên các CD – ROM, VCD. 
  • Tự liệu qua truyền miệng, dân gian nhưng mang ý nghĩa đóng góp tốt đẹp, chứa những nội dung phù hợp với các nội dung cơ bản của bài giảng.
  • Ngoài ra, ta còn có thể tìm thấy các tư liệu qua sách báo, tranh ảnh, tạp chí… có nội dung liên quan đến nội dung bài giảng…
thiết kế bài giảng điện tử
Trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử, tiến hành tham khảo thông tin qua đa dạng các nguồn khác nhau

4. Xây dựng kịch bản bài giảng

Đây là phần không thể bỏ qua trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Việc xây dựng kịch bản bài giảng sẽ giúp cho kiến thức được sắp xếp một cách hợp lý, bài bản nhất. Người học và người dạy dễ dàng truyền tải và tiếp thu được nội dung bài giảng một cách khoa học nhất.

Kịch bản được xây dựng cần phải đáp ứng được các nguyên tắc cụ thể: tuân thủ nguyên tắc sư phạm, nội dung đúng với nội dung bài giảng, phải đáp ứng được mục tiêu và kiến thức đặt ra Là giáo viên, người trực tiếp thực hiện việc xây dựng cũng như truyền tải kiến thức của bài giảng thì việc lựa chọn các nội dung, tư liệu, mục tiêu phù hợp để xây dựng được một kịch bản chất lượng là vô cùng cần thiết.

5. Chọn phần mềm thiết kế bài giảng điện tử

Sau khi đã xác định được mục tiêu, kiến thức bài giảng, lựa chọn được cho mình một kho tư liệu cần thiết… chúng ta cần lựa chọn phần mềm để tiến hành triển khai thiết kế bài giảng điện tử. Tùy theo từng nội dung cần thiết kế bài giảng để chọn ra các phần mềm hỗ trợ phù hợp nhất với phần kiến thức cần truyền tải đến người học.Văn bản thiết kế cần ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền tải đủ và đúng nội dung của bài học.

Nên sử dụng font chữ cơ bản, phổ biến có độ nhận diện cao, màu sắc thống nhất và thu hút người nhìn. Điều quan trọng khi sử dụng phần mềm trình chiếu là chú trọng làm nổi bật lên nội dung trọng tâm của bài giảng, giúp cho người học có thể khai thác triệt để các ý tưởng cũng như các nội dung tiềm ẩn bên trong bài giảng thông qua các đối tượng trình chiếu bài học.

6. Biên tập audio

Việc dạy và học trực tuyến có rất nhiều lợi ích tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều vấn đề điển hình là vấn đề học sinh sẽ bị thiếu tập trung vào bài học mà giáo viên không thể kiểm soát được tình trạng này. Và phương pháp giải quyết vấn đề phù hợp nhất là thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng. Chính vì vậy, thay vì chỉ sử dụng chữ trong bài giảng, ta có thể kết hợp lồng ghép các hình ảnh màu sắc và các file audio trong thiết kế bài giảng điện tử sẽ giúp tăng tính thú vị cho bài học và dễ dàng thu hút sự tập trung của học sinh vào bài học hơn.

7. Biên tập video

Như đã nói đến ở trên, khi thiết kế bài giảng điện tử theo kiểu truyền thống sẽ gây ra sự nhàm chán và sao nhãng cho học sinh, vì vậy việc thêm các video thuyết minh thay vì một đoạn nội dung được viết bằng chữ đơn điệu sẽ giúp học sinh tiếp thu và nhớ bài nhanh hơn. Theo nghiên cứu: Tốc độ ghi nhớ một nội dung bằng hình ảnh hoặc video của não chúng ta nhanh hơn gấp 60000 lần so với nội dung bằng các văn bản chữ viết đơn giản.

Không chỉ dừng lại ở các video, hình ảnh, file audio… Bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng các hình chibi, các icon, hình động… vào bài giảng của mình. Nhưng hãy chắc chắn rằng những thứ bạn thêm vào phù hợp với chủ đề bài học đồng thời mang thông điệp mà bạn cần người đọc hiểu. 

thiết kế bài giảng điện tử
Sử dụng kết hợp audio và video và trong thiết kế bài giảng điện tử

8. Chèn câu hỏi tương tác

Khi được đặt một câu hỏi, bạn sẽ trở nên tập trung vào câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời hơn. Chính vì tính chất của câu hỏi mà ta có thể đan xen các câu hỏi vào bên trong nội dung bài học, làm cho người học sẽ chủ động tham gia tìm hiểu nội dung cũng như lựa chọn đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi trong bài. Đây cũng là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc thu hút sự tập trung và chủ động tiếp cận kiến thức của bài học.

Các câu hỏi được đặt ra trong bài học cần phải liên quan trực tiếp đến nội dung nhưng phải đảm bảo độ khó phù hợp với khả năng của học sinh. Hứng thú trong việc học sẽ tăng lên khi bản thân người học có thể tìm ra đáp án của một câu hỏi và ngược lại khi câu hỏi quá khó, vượt qua tầm hiểu biết của người học thì sẽ sinh ra cảm xúc chán nản và trốn tránh vấn đề. Khi đó, những câu hỏi trong bài không những không mang lại lợi ích cho bài học mà còn đem đến các tác động tiêu cực, gây ra tâm lý trốn tránh nội dung bài học, bài trừ những các kiến thức xung quanh câu hỏi đó.

Vì vậy, việc chèn câu hỏi tương tác trong thiết kế bài giảng điện tử là cần thiết nhưng người thiết kế cũng cần chú ý và lựa chọn các câu hỏi sao cho phù hợp với mục tiêu và kiến thức của bài giảng.

Xem thêm: Top 18 cách tạo hứng thú trong học tập cực hay và hiệu quả trong lớp học

9. Chạy thử bài giảng và chỉnh sửa cho phù hợp

Khi quá trình thiết kế bài giảng điện tử đã hoàn thành, cần tiến hành chạy thử bài giảng để tiến hành kiểm tra các nội dung được trình bày trong bài. Đảm bảo có sự liên kết, thống nhất giữa các phần, các đoạn, các hình ảnh, video, các câu hỏi… Bài giảng phải đáp ứng các tiêu chí: đầy đủ nội dung, ngắn gọn, các hình ảnh và màu sắc, video sử dụng trong bài phải thống nhất với bài học…

Đảm bảo đem lại cho quá trình dạy và học bài giảng được thiết kế một cách phù hợp nhất, giúp cho học sinh có thể tiếp thu được tối đa lượng kiến thức trong bài.

Mẹo thiết kế bài giảng điện tử thú vị, thu hút

Để thiết kế được một bài giảng điện tử là không hề khó. Nhưng để tạo ra được một bài giảng thú vị, thu hút người học thì lại khác. Bản thân giáo viên thiết kế phải có vốn kiến thức phong phú, cũng như kỹ năng mềm tốt. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cho việc thiết kế bài giảng điện tử của bạn trở nên thú vị và thu hút hơn, cùng tham khảo nhé:

1. Sử dụng màu sắc thiết kế đơn giản

Màu sắc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, và trong bài học cũng vậy. Một bài học với hai màu đen trắng không chỉ không đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến không khí cũng như tâm trạng của người dạy và học.

Tâm lý học màu sắc cũng được coi là một phần quan trọng trong tâm lý học hành vi. Màu sắc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng cũng như nhận thức của một người. Theo nghiên cứu, 80% bộ não tiếp nhận thông tin một cách trực quan vì vậy việc kết hợp các yếu tố màu sắc một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả ngoài mong đợi của bạn. 

Để sử dụng màu sắc vào thiết kế bài giảng điện tử mà đem lại hiệu quả là một điều khó khăn, vì vậy bạn phải sử dụng nó đúng lúc, đúng đối tượng, đúng mục đích để kết quả đem lại đúng như mong đợi.

thiết kế bài giảng điện tử
Kết hợp sử dụng màu sắc giúp cho bài giảng trở nên thú vị, hấp dẫn hơn

2. Tuân thủ quy tắc thiết kế 6×6

Một quy tắc khá phổ biến trong thiết kế một slide bài giảng là quy tắc thiết kế 6×6. Có thể hiểu, quy tắc 6×6 là trong một slide không trình bày quá 6 dòng và mỗi dòng không quá 6 từ. Việc áp dụng quy tắc này vào việc thiết kế, tạo slide sẽ giúp cho bài giảng của bạn trở nên khoa học hơn.

Một trong những nguyên nhân gây mất tập trung cũng như xao nhãng trong học tập là do bài giảng không thu hút, không thú vị. Khi slide quá nhiều chữ sẽ làm rối mắt và mất phương hướng cho người đọc. Việc trình bày một cách khoa học sẽ giúp cho cả người dạy và người học có không gian để nghỉ mắt khi nhìn vào bài giảng. Chính vì vậy, không chỉ cần có lượng kiến thức phong phú mà kỹ năng thiết kế cũng như khả năng tóm tắt nội dung bài giảng cũng rất cần thiết trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử.

3. Sử dụng kích cỡ font chữ phù hợp

Điểm hình thức cũng chiếm một phần không nhỏ trong việc hỗ trợ người đọc tiếp thu kiến thực của bài. Một font chữ phù hợp sẽ giúp kích thích thị giác, tăng khả năng tiếp thu lên đến 80%. Một trang slide có font chữ không phù hợp, cỡ chữ không đồng đều sẽ gây cảm giác khó chịu và làm giảm đi hứng thú của người đọc đối với bài giảng đó.

4. Sắp xếp bố cục bài giảng hợp lý

Cũng giống như việc viết một bài văn, chúng ta cần viết mở bài thân bài rồi mới đến kết bài, thiết kế bài giảng điện tử cũng như vậy. Khi tiến hành tạo slide bài giảng, ta cần xác định rõ ràng vị trí, bố cục của từng phần. Mỗi phần đều cần có phần mở đầu và kết thúc đúng với thứ tự, kết cấu của bài.

Nội dung được sắp xếp, phân bố một cách hợp lý sẽ giúp cho người đọc tiếp thu kiến thức một cách tuần tự, đúng khoa học và tối đa lượng kiến thức tiếp thu được trong quá trình đọc của học sinh.

Sắp xếp bố cục bài giảng hợp lý không chỉ giúp cho học sinh tiếp thu được bài học tốt hơn mà còn giúp cho quá trình giảng dạy trở nên dễ dàng hơn.

5. Sử dụng Infographic

Infographic là cách viết ghép của từ information graphic có nghĩa là đồ họa thông minh. Đồ họa thông minh là một sự kết hợp giữa hình ảnh với màu sắc sinh động, hút mắt. Cách thiết kế này có thể giúp cho việc truyền đạt thông tin trở nên nhanh và rõ ràng hơn.

Việc biến những thông tin phức tạp trở thành những hình ảnh, những kí hiệu, những biểu tượng không chỉ giúp cho người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn mà còn giúp cho người làm công việc thiết kế bài giảng điện tử có thể truyền tải thông tin, nội dung một cách nhanh hơn, chính xác hơn so với việc truyền tải thông tin bằng chữ viết.

thiết kế bài giảng điện tử
Một số dạng Infographic thường gặp trong thiết kế bài giảng điện tử

6. Sử dụng hình ảnh minh họa

Kết hợp hình ảnh minh hoạ cho nội dung sẽ giúp cho người đọc dễ dàng hình dung, liên tưởng được nội dung một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, việc tiếp thu thông tin sẽ được thực hiện một cách thụ động mà người đọc cũng không biết được. Khi nhận được hình ảnh qua mắt, não bộ sẽ tự động tiếp nhận và xử lý hình ảnh thay vì phải đọc và suy nghĩ lý thuyết thông qua các định nghĩa dài dòng, khó hiểu.

Sử dụng hình ảnh minh họa cho nội dung trong bài là hoàn toàn cần thiết để thiết kế bài giảng điện tử đẹp, thú vị.

7. Sử dụng hiệu ứng phù hợp

Việc sử dụng hiệu ứng một cách phù hợp cũng là điều cần lưu ý trong quá trình viết một slide bài giảng. Hiệu ứng động giúp cho bạn có thể kiểm soát và kết hợp tốc độ giảng dạy của bài học một cách nhịp nhàng. Bên cạnh đó, nó có thể thu hút sự chú ý của học sinh vào bài giảng của bạn. 

Các hiệu ứng khi sử dụng trong bài cần phải có tính thẩm mỹ nhưng vẫn phải phù hợp với nội dung trong bài. Khi làm dụng hiệu ứng một cách tràn lan và quá mức sẽ gia tăng cảm giác bực bội cho người đọc nên kết hợp và sử dụng hiệu ứng đúng chỗ đúng mục đích cũng là rất cần thiết nhé.

Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp cho bạn tìm được các phương pháp thiết kế bài giảng điện tử đẹp và hiệu quả nhất. Có những phần tưởng chừng như không quan trọng nhưng có thể đem lại hiệu quả rất lớn nếu bạn khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý. Nếu bạn còn đang thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu một địa chỉ dạy học uy tín, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Xem thêm: Top 10 phần mềm dạy học trực tuyến uy tín, hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử