Bài giảng E-Learning là gì? Phương pháp xây dựng bài giảng E-Learning

Trong thời gian mất nay dịch bệnh trở lại đây chắc hẳn mọi người đã không còn xa lạ với bài giảng E-Learning, nó đã trở thành xu hướng giáo dục mới và đang rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy bài giảng E-Learning là gì và có những ưu – nhược điểm như thế nào? Truonghoc247 sẽ giải đáp cho bạn thông qua bài viết dưới đây.

Bài giảng E-Learning là gì? 

E-Learning chính là hình thức học trực tuyến hiện nay, khi mà chúng ta chỉ cần sử dụng các thiết bị thông minh có kết nối Internet là có thể tham gia vào các bài giảng, hỗ trợ quá trình học tập tiện ích cho bản thân. Với hệ thống E-Learning được phát triển sẽ giúp bạn có thể tiếp cận được nhiều nguồn kiến thức khác nhau, tham gia học tập mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mà không cần di chuyển đến trường học. Nền tảng này mở ra một môi trường học tập mới mà ở đó công nghệ sẽ hỗ trợ bạn trong việc lưu trữ các thông tin, tài liệu quan trọng.

Bài giảng E-Learning sử dụng các thiết bị điện tử thông minh để tổ chức các buổi học trực tuyến dành cho các đối tượng học sinh đăng ký tham gia vào khoá học. Với việc hình thành bài giảng này, hẹ thống giáo dục đã mở ra nhưng lợi ích hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện nay, thực hiện các hoạt động lưu trữ, mã hoá thông tin, bài giảng một cách hiệu quả. Mặc dù tương tác qua hình thức trực tuyến, những người học và người dạy vẫn trao đổi thông tin hiệu quả nhờ các tính năng kết hợp.

Bai-giang-E-Learning
Bài giảng E-Learning đang dần trở nên phổ biến trong ngành giáo dục

Vai trò của bài giảng E-learning trong giảng dạy học tập

Bài giảng điện tử giúp người học dễ nắm bắt kiến thức

Hiện nay, việc học tập trên các ứng dụng trực tuyến đang trở nên rất phổ biến do tính tiện lợi mà nó mang lại. Nếu chỉ học tập qua phương pháp học truyền thống, học sinh sẽ phải ghi chép máy móc lại những kiến thức trên bảng một cách nhàm chán và không chắc rằng tất cả đều đang tiếp thu kiến thức vào đầu. Tuy nhiên với việc đào tạo từ xa để người học có kết quả tốt hơn, người giảng dạy cần chuẩn bị các bài giảng E-Learning để có thể truyền tải kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Chính vì vậy, người dạy cần xây dựng các bài giảng E-Learning một cách cụ thể dễ hiểu và dễ tiếp cận đến người học nhất. Các bài giảng ngoài chú trọng đến nội dung đúng đắn thì cần phải có thêm hình thức đẹp mắt rõ ràng để kích thích tính thần ham học hỏi của người tham gia.

Việc học trở nên hấp dẫn hơn

Trong xây dựng các nội dung bài giảng E-Learning, người dạy cần chú ý đến các bước sáng tạo vì đây chính là yếu tố để thu hút người học tham gia. Từ đó sẽ khơi dậy được sự tò mò thích thú và khuyến khích người học sáng tạo, phát triển ra những điều mới. Thay vì phải ghi chép quá nhiều chữ thì bây giờ người học có thể tiếp thu kiến thức thông qua các bài giảng điện tử và còn có thể lưu về để ôn tập lại bài.

Ví dụ như thay vì trình bày một khái niệm dài, khô khan thì giáo viên có thể cho học sinh xem những hình ảnh, video ngắn để các bạn có thể tự phát biểu cảm cảm nghĩ và sau đó sẽ chốt lại vấn đề cần được rút ra. Với cách học như vậy người học sẽ cảm thấy thích thú và nhớ bài lâu hơn.

Bai-giang-E-Learning
Bài giảng E-Learning giúp việc học trở nên hấp dẫn hơn

Tài liệu khoa học đa dạng tạo cảm hứng cho người học

Vai trò của một bài giảng E-Learning được thiết kế khá chỉn chu và bài bản, các tài liệu giúp người học hứng thú hơn khi tham gia bởi tính khoa học và cụ thể chi tiết mà nó mang lại. Bài giảng hay sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn và quan tâm đến những gì người dạy muốn truyền tải. Trong quá trình học đó, sự tập trung cũng chính là một sự thành công đầu tiên của bài giảng E-Learning khi đã thu hút được sự chú ý của các đối tượng.

Thực hiện tốt các mục tiêu học tập

Một bài giảng E-Learning đúng và đáp ứng nhu cầu của người tham gia học sẽ làm tăng khả năng tiếp thu kiến thức hơn, nhờ đó người học có thể phát huy năng lực cá nhân trong việc tích cực tham gia xây dựng bài và dễ đạt được các mục tiêu học tập mà mình mong muốn. Hơn thể việc hiểu bài, nắm chắc nội dung kiến thức cũng làm tăng sự tương tác trong buổi học giữa người giảng dạy và học sinh. Một buỏi học hiệu quả sẽ giúp người học nắm bắt được hết những nội dung chính, buổi học trở nên hấp dẫn hơn mà mục tiêu mà thầy cô gửi gắm cũng được thực hiện.

Xem thêm: 10 cách dạy học trực tuyến hiệu quả

Ưu – nhược điểm của bài giảng E-Learning

Ưu điểm

  • Nâng cao chất lượng giảng dạy: Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ mà những bài giảng đã trở nên bớt khô khan và dễ tiếp cận đến người học hơn. Từ đó giáo viên có thể dễ dàng truyền tải các kiến thức àm mình mong muốn thông qua các phương tiện như hình ảnh, video, phim ảnh,…
  • Sắp xếp, theo dõi quá trình dạy học hiệu quả: Các bài giảng E-Learning sẽ được thiết kế một cách khoa học cùng lộ trình rõ ràng, được phân chia các bài giảng, hạng mục cụ thể. Điều này giúp người giảng dạy có thể dễ dàng chủ động trong việc sắp xếp và quản lý thời gian giảng dạy của mình sao cho phù hợp.
  • Dễ dàng trong việc lưu trữ tài liệu và thông tin: Sử dụng lộ trình giảng dạy E-learning giúp người dạy có thể dễ dàng đăng tải các tài liệu và lưu trữ một cách nhanh chóng và dễ dàng, đặc biệt cấu trúc bài giảng còn có thể chỉnh sửa tuỳ theo các yêu cầu sao cho phù hợp trong quá trình giảng dạy.
  • Người học chủ động trong việc tham gia các bài giảng: Nền tảng này không yêu cầu người học cần mất thời gian và chi phí đến lớp theo thời gian và địa điểm cố định. Các bạn hoàn toàn có thể chủ động sắp xếp cho mình một lịch trình học phù hợp nhất để không ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
  • Dễ dàng vận dụng và tiếp thu kiến thức: Các bài giảng có tính sáng tạo và linh động giúp người học chủ động hơn trong việc tiếp thu các kiến thức, không bị cảm giác chán nản và gò bó, việc ghi nhớ kiến thức cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Bai-giang-E-Learning
Bài giảng E-Learning giúp bạn chủ động trong quá trình sắp xếp việc học

Nhược điểm

  • Người học dễ mất tập trung: Do quá trình học đều là trực tuyến nên dễ gây nên tình trạng mất tập trung bởi các yếu tố xung quanh. Tham gia học tập dựa trên E-Learning đòi hỏi cá nhân cần có tính tự giác và chủ động học tập thì mới đạt hiệu quả cao.
  • Hạn chế trong việc thực hành: Việc học tập qua hình thức trực tuyến sẽ chỉ đảm bảo được lý thuyết và không thể chuyên sâu trong quá trình thực hành, áp dụng tình huống trong thực tế.
  • Nội dung trừu tượng khó tiếp cận người học: Trong quá trình dạy, một số nội dung quá trừu tượng và phức tạp sẽ khó mà giải thích được cho người học hiểu bởi sự tương tác chỉ qua màn hình thiết bị.
  • Ảnh hưởng bởi các thiết bị công nghệ: Việc sử dụng các thiết bị công nghệ kém hoặc đường truyền Internet không ổn định có thể làm gián đoạn bài giảng.

Cấu trúc cơ bản của một bài giảng E-Learning

Tuỳ vào từng nội dung của bài học mà chúng ta sẽ thiết kế các slide khác nhau để phù hợp với nội dung, tuy nhiên một bài giảng E-Learning cơ bản sẽ bao gồm cấu trúc như sau:

Slide 1: Giới thiệu bài giảng

Ở slide này, nội dung các bạn các bạn cần truyền tải đến cho người học là các thông tin bao quát về bài giảng sắp tới của mình về chủ đề và nội dung như thế nào.

  • Thông tin cơ quan tổ chức và đơn vị tham gia.
  • Tên chủ đề của bài giảng.
  • Thông tin liên hệ của người giảng dạy.
  • Ngày, tháng, năm.

Slide 2: Kiểm tra lại kiến thức bài học cũ

Để tăng tính hiệu quả cho bài giảng và củng cố lại kiến thức cũ thì đây là một bước vô cùng quan trọng. Trong slide này, bạn có thể liên tưởng đến cũ bằng cách chèn các hình ảnh và video, sau đó cho học sinh được đưa ra quan điểm và ý kiến mình. Điều này sẽ tạo sự thu hút và lối cuốn đến việc học hơn.

slide-2
Slide 2 kiểm tra bài cũ trước khi bắt đầu vào nội dung mới

Slide 3: Xây dựng hình ảnh cho bài học mới

Đến slide thứ 3 giáo viên cần dẫn dắt học sinh đến với bài học mới bằng cách thiết kế hình ảnh hoặc phát video cho thêm phần sinh động. Đây sẽ là lúc để các bạn giới thiệu tổng quát nhất về nội dung hôm nay hướng đến, cách dẫn dẳt cũng phải thú vị và sáng tạo thì mới kích thích sự tò mò của người xem.

Slide 4: Định hướng bài học

Ở slide viên sẽ đưa ra những quy định, định hướng trước khi bắt đầu vào bài giảng mới, bao gồm các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng,…

slide-4
Định hướng các yêu cầu, mục tiêu mà bài học hướng tới

Chuỗi slide 5,6.7,8,9,10..: Nội dung chính của bài giảng

Ở chuỗi slide này, tuỳ vào khối lượng kiến thức truyền tải mà giáo viên sẽ thiết kế số lượng slide phù hợp. Mỗi một slide sẽ được triển khai theo những thao tác và kỹ năng cụ thể:

  • Nội dung slide là gì?
  • Hình ảnh và video đi kèm thể hiện cho nội dung gì, thể hiện như thế nào?
  • Các slide, âm thanh, hình ảnh và hiệu ứng thực hiện như thế nào?

Slide 11: Bài tập tương tác

Sau khi đã triển khai xong toàn bộ nội dung bài học, giáo viên sẽ thiết kế thêm bộ các cậu hỏi, bài tập để kiểm tra lại học sinh, việc này sẽ giúp giáo viên nắm được mức độ tiếp thu và chăm chú nghe giảng của học sinh ở đâu và qua đó cũng là hình thức nhắc lại nội dung bài học thêm một lần nữa để học sinh nhớ lâu hơn.

Cau-hoi-tuong-tac
Đặt ra các câu hỏi tương tác sau khi kết thúc kiến thức mới

Slide 12: Tổng kết nội dung

Sau khi kết thúc bài giảng, giáo viên sẽ tổng hợp lại các nội dung một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất trong một slide. Ở đây các giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy cho dễ quan sát bởi các ý chính kết hợp với màu sắc in đậm sẽ làm cho học sinh chú trọng đến những kiến thức cần nhớ.

Slide 13: Lời cảm ơn chào kết hoặc tài liệu tham khảo (nếu có)

Kết thúc bài giảng, các giáo viên sẽ thường để một slide là dòng chữ cảm ơn để ghi nhận lại quá trình nghe giảng từ các học sinh thông qua bài giảng của mình.

Sự khác biệt giữa bài giảng E-Learning và bài giảng M-Learning

Bài giảng M-learning là gì?

m-learning-la-gi-
Giải đáp thắc mắc bài giảng M-learning là gì

Bài giảng M-learning là các bài giảng trực tuyến được đào tạo bằng cách quay lại những nội dung dưới dạng video rồi đăng tải lên trên các nền tảng xã hội: Youtube, vimeo,.. Bài giảng này được thiết kế dựa trên các nền tảng thông minh và ứng dụng công nghệ cao để hỗ trợ hoàn thiện các công tác dạy và học.

Bài giảng M-learning hiện nay đang dần phổ biến trong nền giáo dục đổi mới vớ nhiều ưu điểm nổi bật giúp người học tiếp cận kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn. Với hình thức giảng dạy này, M-learning  trở nên đa dạng phù hợp với mọi lứa tuổi đối tượng và giáo dục trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Học sinh và giáo viên cũng có thể trao đổi trong phần phản hồi dưới mỗi video nên bạn không cần lo lắng về vấn đề hạn chế tương tác.

So sánh sự khác biệt

Để có thể phân biệt được hai loại bài giảng này chúng ta cần dựa trên một số các đặc điểm nổi bật cơ bản như sau:

Hình thức truyền tải:

  • Bài giảng E-Learning thường sử dụng trong việc đào tạo nội bộ các doanh nghiệp hoặc trong trường học và cũng được đào tạo trực tuyến đối với những đối tượng có nhu cầu.
  • Bài giảng M-learning xây dựng dưới dạng video và được đăng tải trên các nền tảng youtube và website.

Đối tượng dạy và học:

  • Bài giảng E-Learning phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp hơn.
  • Bài giảng M-learning thường phù hợp trong giáo dục với đối tượng là học sinh, sinh viên.

Hiệu quả mang lại:

  • Bài giảng E-Learning đang hướng tới việc học viên dành thời gian để đào tạo chuyên sâu, không chỉ bài giảng mà tích hợp nhiều phương pháp khác như: xem video, làm bài tập,..
  • Bài giảng M-Learning thì chú trọng vào tốc độ truy cập và khả năng phân phối bài giảng.

Công cụ kết nối:

  • Bài giảng E-Learning không bắt buộc cần có Internet vẫn có thể tham gia vào bài học.
  • Bài giảng M-Learning yêu cầu người học bắt buộc phải đảm bảo Internet đảm bảo để không gián đoạn quá trình học.

Thời lượng bài giảng:

  • Bài giảng E-Learning có thể kéo dài thời lượng bài giảng trong nhiều nhất 60 phút và ít nhất là 30 phút.
  • Bài giảng M-Learning chú trọng vào các bài giảng xúc tích có thể là từ 3-15 phút.

Chi phí đầu tư sản xuất:

  • Bài giảng E-Learning phải đầu tư chi phí cao hơn khi phải đầu tư vào phần mềm soạn thảo bài giảng.
  • Bài giảng M-Learning chủ yếu xây dựng bài giảng bằng video được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội nên chi phí thấp hơn

Những lưu ý khi xây dựng bài giảng E-Learning

Xác định tốt đối tượng giảng dạy

Trước khi thiết kế một khoá học hay bắt đầu các bài giảng của mình bạn phải xác định rõ đối tượng học của mình là ai, nằm trong độ tuổi kiến thức nào? Trong quá trình thiết kế, bạn nên đặt bản thân vào tâm lý của người học để biết họ muốn gì, lựa chọn câu chữ nội dung sao cho phù hợp nhất trong bài giảng.

Ngoài ra kết thúc mỗi khoá học, giáo viên có thể thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát để thu lấy những nhận xét đánh giá về mức độ hài lòng của học sinh. Từ đó, người dạy có thể căn chỉnh và xây dựng các bài giảng hoàn thiện hơn nữa về sau.

Bai-giang-E-Learning
Xác định tốt đối tượng giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả cao về chất lượng

Tối ưu hoá nội dung bài giảng

Một bài giảng E-learning thông thường không nên được phép vượt quá 15 slide bởi như vậy sẽ bị xao nhãng quá nhiều thông tin. Giáo viên cần chắt lọc và cô đọng lại những ý chính để đưa vào bài giảng, những nội dung phụ có thể tạo thành một file đính kèm gửi cho học sinh sau buổi học để các em tự tham khảo. Như vậy người học sẽ xác định được mình cần học những nội dung nào là trọng tâm, có thể nắm bắt được hết những kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.

Thiết kế bài giảng logic

Nếu như bạn là một giáo viên mới bắt đầu với phương pháp dạy học này thì bạn nên tham khảo nhiều mẫu có sẵn ở trên mạng để học hỏi và tự nâng cao kỹ năng cho bản thân. Một số mẹo dành cho bạn khi thiết kế slide bài giảng logic như sau:

  • Slide nên được đặt theo phông nền chủ đề, phông chữ thống nhất để hài hoà về tổng thể.
  • Không nên sử dụng quá nhiều chữ dễ gây cho người học cảm giác chán nản, bổ sung nhiều hình ảnh và đồ thị mình hoạ để sinh động slide.
  • Nên chèn thêm các video để tăng tính chân thực và thu hút người xem, video không được quá dài chỉ nên 1-3 phút.
  • Thêm các câu đố, câu hỏi hay vào bài giảng để kiểm soát mức độ tiếp thu bài của người học.
  • Chú trọng đến các lỗi sai chính tả cơ bản trong bài giảng.

Đảm bảo chất lượng kiến thức

Không phải ai cũng có thể thiết kế bài giảng E-learning thành công mà điều quan trọng cốt lõi nhất vẫn chính là các kiến thức, nội dung trong đó phải là kiến thức chuẩn. Giáo viên cần được đào tạo và đảm bảo về các trình độ chuyên môn thì mới có thể truyền đạt lại kiến thức cho người khác một cách hiệu quả nhất.

Bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm về phương pháp dạy học mới vô cùng hiệu quả là bài giảng E-Learning, mong rằng bạn có thể bắt đầu học tập hoặc xây dựng các bài giảng của riêng mình một cách thật hiệu quả vào thành công. Và điều quan trọng là mọi người đã phần nào phân biệt được bài giảng M-Learning với bài giảng E-Learning, để tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm này với nhau nhé!

Xem thêm: Học trực tuyến là gì? 8 phương pháp học trực tuyến hiệu quả nhất

Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử