Gia sư là gì? Những kỹ năng cần thiết của một gia sư trọng thời đại mới

Gia sư là gì? Ai có thể làm gia sư? Làm gia sư cần những kỹ năng gì? Mức thu nhập trung bình của công việc gia sư là bao nhiêu? Đây là câu hỏi của nhiều người khi muốn trở thành gia sư hiện nay. Hãy cùng Truonghoc247 đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này ngay sau đây nhé!

Gia sư là gì?

Gia sư là gì? Gia sư là từ Hán Việt, trong đó “gia” nghĩa là “nhà”, “sư” nghĩa là “thầy”. Tóm lại gia sư nghĩa là giáo viên dạy tại nhà. Gia sư có thể là giáo viên, sinh viên, chuyên gia trong 1 lĩnh vực nào đó đến giảng dạy, truyền đạt kiến thức tại nhà của học sinh/học viên.

Gia sư nghĩa là giáo viên dạy tại nhà
Gia sư nghĩa là giáo viên dạy tại nhà

Gia sư tiếng anh là gì? Gia sư tiếng anh là “tutor”. Ngoài ra, tutor còn được dùng để chỉ trợ giảng tại các trường Đại học. Vì ở Mỹ không có văn hoá học gia sư như ở Việt Nam nên tutor không được dùng với nghĩa gia sư như ở Việt Nam nhiều. 

Ai có thể làm gia sư? Gia sư có thể là giáo viên có bằng sư phạm, sinh viên, chuyên gia hoặc bất kỳ ai có đủ kiến thức và kỹ năng truyền đạt kiến thức về môn học, lĩnh vực nào đó mà người học có nhu cầu được cung cấp kiến thức hoặc kỹ năng. Nhóm gia sư phổ biến nhất hiện nay là sinh viên. Công việc gia sư rất được các bạn sinh viên ưa chuộng. 

Các môn học gia sư thường là các môn học trong trường như toán, tiếng việt, tiếng anh, hoá, lý,… các cấp từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhu cầu học gia sư của học sinh cũng tăng cao và đa dạng môn học hơn rất nhiều. Những môn học năng khiếu như đàn, hát, vẽ,… dần trở nên phổ biến và được lựa chọn hình thức dạy gia sư ngày càng nhiều. Gia sư dạy các môn năng khiếu thường có mức thu nhập cao hơn so với các môn học thông thường do sự khan hiếm hơn. Đối tượng học cũng đa dạng hơn ngoài học sinh các cấp học từ tiểu học đến THPT thì các bạn sinh viên, người đi làm cũng có nhu cầu học gia sư rất nhiều. 

Hiện nay, công việc gia sư có thể là do người dạy tự tìm kiếm và nhận giảng dạy với phụ huynh/học viên hoặc thông qua các trung tâm gia sư. Việc tự tìm kiếm và liên hệ trực tiếp với người học khá khó khăn nhưng sẽ đem lại mức thu nhập tốt hơn. Còn khi làm việc qua trung tâm gia sư thì mức thu nhập của bạn sẽ không quá cao nhưng công việc của bạn sẽ được đảm bảo, an toàn hơn. 

Xem thêm: Kinh nghiệm làm gia sư quý báu bạn nên biết!

Công việc gia sư

Các công việc của gia sư cũng khá khác nhau tùy theo mỗi môn học hoặc theo nhu cầu của từng học sinh/học viên. Các công việc của một gia sư thường là: 

  • Đánh giá năng lực học tập ban đầu của học sinh/học viên
  • Soạn thảo tài liệu học tập, giáo trình giảng dạy phù hợp với năng lực của mỗi học sinh/học viên 
  • Trao đổi, thống nhất lộ trình học, phương pháp giảng dạy với học sinh và phụ huynh. 
Gia sư trao đổi, thống nhất lộ trình học, phương pháp giảng dạy với học sinh và phụ huynh. 
Gia sư trao đổi, thống nhất lộ trình học, phương pháp giảng dạy với học sinh và phụ huynh.
  • Dạy gia sư theo nhu cầu học của từng học sinh/học viên: học tiếng anh để lấy chứng chỉ Ielts, Toeic, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi vào lớp 10, nâng cao điểm số trên lớp, ôn thi đại học, học nhảy, múa, đàn, hát,…
  • Đánh giá năng lực, nhận xét quá trình tiến bộ, phát triển sau thời gian học tập
  • Thay đổi phương pháp dạy, liên tục cập nhật kiến thức mới để việc giảng dạy hiệu quả hơn.  
  • Theo dõi và quan sát tâm lý học sinh để điều chỉnh phương pháp, thái độ, lịch học sao cho phù hợp.

Nguồn gốc của nghề gia sư tại Việt Nam

Những năm 80, 90 xã hội Việt Nam còn nhiều khó khăn vì thế mà việc học hành còn chưa thực sự được quan tâm. Vì khi đó đất nước vừa thoát khỏi nạn đói và vừa bước vào giai đoạn phát triển đất nước, nhiều gia đinh phải cho con em nghỉ học để đi làm để duy trì cuộc sống. Những gia đình khá giả hơn thì phần lớn chỉ cho con em đi học ở trường hoặc học thêm tại trường hoặc nhà giáo viên chứ chưa có nhiều nhà cho con em học gia sư. 

Phải đến những năm 2000, khi nền kinh tế Việt Nam được phục hồi và phát triển hơn, xã hội phát triển, nhu cầu nâng cao kiến thức cho con em của nhiều gia đình tăng cao. Hơn nữa thời điểm này sinh viên từ các tỉnh đổ lên các thành phố lớn học cũng mong muốn đi dạy thêm để kiếm thêm thu nhập. Vì thế mà nhiều gia đình khá giả đã thuê sinh viên tại các trường đại học lớn để dạy kèm cho con em mình nhằm cải thiện điểm số, hạn chế việc ham chơi, tệ nạn và rèn luyện kỹ năng học tập cho các em.

Một vài năm sau, từ năm 2002 trở lại đây, nhu cầu học gia sư ngày càng tăng mạnh mẽ. Vì thế mà nhiều trung tâm gia sư ra đời nhằm kết nối học sinh, phụ huynh những người có nhu cầu học gia sư với giáo viên, sinh viên, gia sư giỏi, có nhu cầu giảng dạy, kiếm thêm thu nhập ngoài giờ. 

Vai trò của gia sư trong xã hội ngày nay

Trong xã hội ngày nay, vai trò của gia sư là gì? Cùng với sự phát triển của cả xã hội, các quy chế và xu hướng giáo dục cũng có nhiều thay đổi. Những kiến thức không quan trọng được lược bỏ, quy chế tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo thay đổi, việc học tại các lò luyện thi, học thêm ở các lớp học truyền thống cũng không còn được ưa chuộng như trước. Thay vào đó là nhu cầu học gia sư ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Nghề gia sư ngày nay đã trở thành 1 dịch vụ quan trọng và được mở rộng ra nhiều đối tượng hơn. Trước đây phần lớn gia sư là các bạn sinh viên hoặc giáo viên nhưng hiện nay thì gia sư có thể là bất kỳ ai có chuyên môn, kiến thức và kỹ năng truyền đạt. 

Vai trò của gia sư trong xã hội ngày nay
Vai trò của gia sư trong xã hội ngày nay

Tuy đã rất phổ biến nhưng gia sư vẫn chưa thể trở thành ngành dịch vụ thiết yếu và chưa thực sự được coi trọng. Vì chỉ là giáo viên dạy học tại nhà nên học sinh và phụ huynh không quá xem trọng và có thái độ với gia sư không giống như giáo viên ở trên trường. Với giáo viên trên trường học sinh sẽ sợ và nghe lời hơn. Nhưng với gia sư, nhiều học sinh có thái độ coi thường, hỗn láo, không nghe lời. Đây có thể là góc khuất khá buồn của nhiều bạn làm nghề gia sư. 

Gia sư chỉ được coi là nghề tay trái, một công việc làm thêm nên không có sự đầu tư một cách chỉn chu, cố gắng trong việc xây dựng bài giảng, phương pháp dạy. Vì thế mà nhiều bạn nhanh chóng bị đào thải sau một thời gian ngắn làm việc. 

Kỹ năng cần thiết của gia sư

Những kỹ năng cần thiết của một gia sư là gì? Truonghoc247 chia sẻ một số kỹ năng cần thiết để bạn trở thành một gia sư: 

Kỹ năng sư phạm

Ngoài cần có kiến thức chuyên môn vững chắc thì để giảng dạy có hiệu quả, gia sư cần có kỹ năng sư phạm tốt. Kỹ năng sư phạm ở đây không có nghĩa là bắt buộc bạn phải có bằng sư phạm. Kỹ năng sư phạm là những kỹ năng như giọng nói dễ nghe, phát âm rõ ràng, giảng dạy, truyền đạt kiến thức dễ hiểu, tác phong, đạo đức chuẩn mực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc,… Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên sư phạm hoặc có bằng sư phạm thì sẽ là điểm cộng rất lớn khi đi làm gia sư.

Nếu bạn là sinh viên sư phạm hoặc có bằng sư phạm thì sẽ là điểm cộng rất lớn khi đi làm gia sư
Nếu bạn là sinh viên sư phạm hoặc có bằng sư phạm thì sẽ là điểm cộng rất lớn khi đi làm gia sư

Tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một yếu tố rất quan trọng khi làm gia sư, đặc biệt là làm gia sư cho các bạn học sinh tiểu học. Ở độ tuổi ham chơi, khó tập trung học tập, nhiều học sinh lười học, tiếp thu chậm, quậy phá,… sẽ làm nhiều gia sư mất bình tính và cư xử không đúng mực. Hãy giữ cho mình sự bình tính, kiên nhẫn, bao dung và luôn tôn trọng học sinh để buổi học diễn ra suôn sẻ, quá trình giảng dạy hiệu quả, thay đổi học sinh một cách từ từ. Sau một thời gian nhìn lại, thấy được sự tiến bộ của học sinh, bạn sẽ phải cảm ơn sự kiên nhẫn của mình. 

Kỹ năng giao tiếp

Bên cạnh kỹ năng sư phạm thì kỹ năng giao tiếp sẽ là vũ khí giúp cho công việc gia sư của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Đừng chỉ chăm chăm dạy học kiến thức, hãy tích cực trao đổi và chia sẻ với học sinh. Việc thấu hiểu và thân thiết với học sinh sẽ khiến buổi học bớt nhàm chán, hiệu quả học tập cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. 

Tuy nhiên, cũng không nên quá suồng sã khiến học sinh coi nhẹ việc học gia sư và không nghiêm túc trong buổi học. Hãy khéo léo giao tiếp đúng chuẩn mực.  

Quản lý thời gian 

Quản lý thời gian của gia sư là việc sắp xếp thời gian của các buổi học nhằm đảm bảo lượng kiến thức mà học sinh thu nạp được, đảm bảo mỗi buổi dạy chất lượng. Lộ trình học để học sinh đạt được mục tiêu cũng cần được gia sư lên kế hoạch và kiểm soát một cách cẩn thận. 

Quản lý thời gian của gia sư là việc sắp xếp thời gian của các buổi học
Quản lý thời gian của gia sư là việc sắp xếp thời gian của các buổi học

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo sẽ tạo cho gia sư một lợi thế rất lớn khi giảng dạy. Kỹ năng lãnh đạo giúp bạn quản lý học sinh, hướng dẫn và giúp học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập, truyền cảm hứng, động lực học tập để học sinh chủ động hơn trong việc học. 

Quyền lợi, nghĩa vụ của gia sư

Truonghoc247 chia sẻ với các bạn một số quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của gia sư hiện nay:

Quyền lợi của gia sư là gì?

Dưới đây là một số quyền lợi của gia sư: 

  • Chủ động trong việc lựa chọn phương pháp, kỹ năng, kiến thức giảng dạy sao cho đáp ứng được nhu cầu của người học
  • Được hưởng mức lương, học phí do học sinh, phụ huynh chi trả theo số buổi dạy trên cơ sở những thoả thuận với phụ huynh
  • Được đảm bảo sự an toàn, các điều kiện giảng dạy (bàn học, đèn, sách vở,…) trong quá trình dạy gia sư tại nhà học sinh

Nghĩa vụ của gia sư là gì?

Dưới đây là một số nghĩa vụ của gia sư: 

  • Đi dạy đúng giờ, đảm bảo số buổi học và lượng kiến thức của học sinh
  • Phải tự trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn
  • Đảm bảo việc giảng dạy có hiệu quả, học sinh đạt được mục tiêu học tập, phát triển, tiến bộ hơn sau quá trình học gia sư
  • Đảm bảo tính bảo mật thông tin của học sinh và gia đình học sinh

Xem thêm: Top 10 phần mềm dạy học cho giáo viên được ưa chuộng nhất

Thu nhập của nghề gia sư

Mức thu nhập của nghề gia sư cũng khá rộng. Tuỳ thuộc vào năng lực của từng gia sư, nhu cầu của người học, mục tiêu học tập, số buổi học mà mức thu nhập hàng tháng của một gia sư có thể nhiều hoặc ít. Trung bình 1 buổi dạy trong 2 tiếng, gia sư sẽ nhận được từ 100.000 – 500.000 tùy theo năng lực của gia sư. Như vậy, nếu 1 tháng gia sư dạy 20 buổi thì mức thu nhập sẽ là 2.000.000 – 10.000.000/tháng.

Thu nhập của nghề gia sư
Thu nhập của nghề gia sư

Gia sư có thể nhận dạy cùng lúc nhiều học sinh, nhiều lớp học nâng cao trình độ chuyên môn để có mức thu nhập tốt hơn. 

Cách tìm việc làm gia sư

Có nhiều cách để tìm việc làm gia sư. Truonghoc247 gợi ý cho bạn một số cách tìm việc làm gia sư phổ biến hiện nay như:

  • Tận dụng các mối quan hệ để tìm việc gia sư: Hẳn là không có gì tốt hơn việc được người quen giới thiệu rồi. Việc này sẽ giúp bạn đảm bảo sự an toàn và yên tâm hơn trong quá trình làm gia sư.
  • Tham gia các cộng đồng, group tìm gia sư trên facebook, zalo: Với sự phát triển của mạng xã hội thì nhiều phụ huynh và gia sư có thể dễ dàng tìm kiếm được nhau thông qua những bài đăng trong các group tuyển dụng gia sư, tìm kiếm gia sư,… Đây là cách rất phổ biến, chủ động, hiệu quả, linh hoạt và hoàn toàn miễn phí
  • Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, trung tâm gia sư: Cách này thì không còn quá xa lạ rồi. Nhưng với cách này bạn có thể mất từ 30 -60% lương tháng đầu tiên để trả cho trung tâm. 

Trên đây, Truonghoc247 đã cùng bạn đi tìm hiểu Gia sư là gì? Những kỹ năng cần thiết của 1 gia sư giỏi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc gia sư của mình. 

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử