Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề có gì đặc biệt?

Khái niệm “dạy học giải quyết vấn đề” đã được giáo viên Việt Nam làm quen từ những năm 1960, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa nhiều giáo viên áp dụng thành thạo được phương pháp dạy học này vào thực tiễn. Vậy dạy học giải quyết vấn đề là gì và ưu nhược điểm của phương pháp dạy học này như thế nào, hãy cùng Trường học 247 tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Dạy học giải quyết vấn đề là gì?

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề nhằm điều khiển, hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó thu nạp được kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein).

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề nhằm điều khiển, hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề nhằm điều khiển, hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực

Tình huống có vấn đề hay tình huống gợi vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về kiến thức hay thực hành mà cần học sinh vượt qua, có thể là khá khó khăn để vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một lời giải hay đáp án, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, tư duy, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có.

2. Quy trình thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Bước 1. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

Đây là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng để tạo ra vấn đề, yêu cầu của bước này là phát hiện vấn đề từ các tình huống gợi vấn đề. Tiếp theo đó là giải thích để hiểu vấn đề và chính xác hóa tình huống. Sau đó là phát biểu về vấn đề, đồng thời đặt mục tiêu để giải quyết vấn đề.

Bước 2: Tìm giải pháp

Bước tiếp theo là tìm ra giải pháp để giải quyết được vấn đề thường được chia ra làm các phần chính, mỗi phần có nhiệm vụ, mục tiêu riêng:

Sơ đồ đi tìm giải pháp để giải quyết được vấn đề
Sơ đồ đi tìm giải pháp để giải quyết được vấn đề
  • Phân tích vấn đề: Cần phân tích kỹ lưỡng để tìm ra mối liên quan giữa vấn đề cần tìm và những kiến thức đã biết. Để thực hiện được điều này, cần dựa vào tri thức đã học hoặc liên tưởng tới kiến thức thích hợp.
  • Hướng dẫn học sinh tìm cách giải quyết vấn đề: qua việc đề xuất và thực hiện các hướng giải quyết vấn đề, học sinh cần thu thập các thông tin, hướng đích, quy lạ về quen, đặc biệt hóa, chuyển qua những trường hợp suy biến, tương tự hóa, khái quát hóa, xem xét những mối liên hệ phụ thuộc, suy xuôi, suy ngược tiến, suy ngược lùi,… Mọi đề xuất có thể được thay đổi khi cần thiết. Sau khi đề xuất và thực hiện giải quyết thì kết quả sẽ là hình thành một giải pháp.
  • Kiểm tra tính đúng đắn của các giải pháp: Giải pháp giải quyết vấn đề có thể đúng, cũng có thể sai thì lặp lại phân tích vấn đề cho đến khi tìm ra giải pháp đúng. Khi tìm ra giải pháp đúng, học sinh có thể tiếp tục tìm kiếm thêm các giải pháp đúng khác để so sánh, đánh giá và tìm ra giải pháp phù hợp, hợp lý nhất. 

Bước 3. Trình bày giải pháp

Học sinh trình bày, thuyết trình lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề tới giải pháp. Nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì học sinh không cần phát biểu lại vấn đề nữa.

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp

Học sinh tiến hành tìm hiểu những khả năng ứng dụng các kết quả. Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ việc lật lại vấn đề, xét tương tự, khái quát hóa và giải quyết nếu có thể.

Xem thêm: Phương pháp dạy học theo chủ đề là gì? Lợi ích của phương pháp dạy học theo chủ đề

3. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn để

3.1. Ưu điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ngày càng được nhiều giáo viên và các trường học áp dụng trong việc giảng dạy vì mang lại nhiều ưu điểm sau: 

  • Học sinh, thông qua giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra sẽ rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, đánh giá. Qua đó học sinh tiếp cận và thu nạp được nhiều kiến thức hơn. Phương pháp này không chỉ trong khuôn khổ tìm ra phương pháp giải quyết, tìm ra lời giải cho vấn đề mà còn là mục đích dạy và học, mục đích này được cụ thể hóa thành mục tiêu để các em có năng lực trong giải quyết vấn đề. Đây chính là năng lực hàng đầu mà các em học sinh phải có và hoàn thành tốt để thích ứng với môi trường xã hội ngày càng phát triển
  • Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề còn giúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo, tư duy phê phán. Trên cơ sở vốn kiến thức và kinh nghiệm có sẵn sẽ xem xét và đánh giá được các vấn đề hiện hữu cần giải quyết.
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ngày càng được nhiều giáo viên và các trường học áp dụng trong việc giảng dạy
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề ngày càng được nhiều giáo viên và các trường học áp dụng trong việc giảng dạy
  • Ngoài ra, học sinh phát triển được khả năng xem xét, tìm tòi dưới nhiều góc độ khác nhau thông qua quá trình tìm ra giải pháp của vấn đề. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, các học sinh còn có rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học, sáng tạo để tìm ra cách thức giải quyết vấn đề nhanh nhất, hiệu quả nhất.

3.2. Nhược điểm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề 

Đây là phương pháp yêu cầu giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn các phương pháp dạy học truyền thống. Đòi hỏi kỹ năng, năng lực sư phạm và tư duy sáng tạo của giáo viên phải thực sự tốt để tạo ra, xây dựng được nhiều tình huống tạo vấn đề và hướng dẫn học sinh phát hiện, giải quyết vấn đề.

Thời gian tổ chức dạy một đơn vị bài học theo phương pháp này dài hơn khá nhiều so với các phương pháp dạy học bình thường. Đặc biệt là cần có định hướng tốt về mặt nội dung và tình huống thì tiết học mới thực sự hiệu quả. 

4. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

  • Cần chia nhỏ nội dung bài học ra làm nhiều phần nhỏ để học sinh giải quyết từng phần nhỏ trước. Tránh việc ôm đồm quá nhiều kiến thức trong một tình huống sẽ khiến học sinh bị rối và mất tập trung. 
  • Tuỳ thuộc vào độ khó của vấn đề mà giáo viên cần đưa ra những gợi ý hoặc hướng dẫn phù hợp tránh việc “nhắc bài” quá lộ liễu hay vấn đề quá khó khiến quá trình học mất nhiều thời gian và gây ra cảm giác chán nản cho học sinh. Hãy tiết chế để kích thích sự sáng tạo và tư duy của học sinh. 
Tuỳ thuộc vào độ khó của vấn đề mà giáo viên cần đưa ra những gợi ý hoặc hướng dẫn phù hợp tránh việc “nhắc bài” quá lộ liễu hay vấn đề quá khó
Tuỳ thuộc vào độ khó của vấn đề mà giáo viên cần đưa ra những gợi ý hoặc hướng dẫn phù hợp tránh việc “nhắc bài” quá lộ liễu hay vấn đề quá khó
  • Tuỳ theo từng môn học và từng nhóm đối tượng học sinh mà tỉ lệ vấn đề được phát hiện và giải quyết sẽ khác nhau. Thầy cô không nên áp đặt năng lực giải quyết vấn đề của một nhóm học sinh khác lên học sinh của mình. 
  • Các tình huống tạo vấn đề khi được lập ra cần đáp ứng yêu cầu: phù hợp với trình độ nhận thức của từng nhóm đối tượng học sinh, phù hợp với hoàn cảnh, bối cảnh sống của nhóm học sinh, phù hợp với chủ đề chung của bài học, có liên quan đến những kiến thức vốn có của học sinh, có độ dài vừa đủ, có chứa mâu thuẫn đủ rõ ràng hoặc gợi mở để giúp học sinh nhanh chóng tìm ra lời giải. 
  • Vấn đề hay tình huống đó có thể được diễn tả bằng chữ hoặc hình ảnh.
  • Mỗi học sinh có thể giải quyết các vấn đề khác nhau hoặc cùng giải quyết một vấn đề nhưng sau mỗi tiết học cần đưa ra được cách giải quyết vấn đề phù hợp nhất cho mỗi học sinh. 
  • Giáo viên chỉ đóng vai trò là tạo ra tình huống và gợi vấn đề. Còn việc tìm hiểu và tìm ra lời giải của vấn đề cần để học sinh tự tư duy, tự sáng tạo. 
  • Phát hiện và giải quyết các vấn đề bằng việc áp dụng các giai đoạn của các quá trình dạy học: Củng cố kiến thức, vận dụng các kiến thức cũng như kỹ năng. Đây là phương pháp áp dụng với mọi học sinh chứ không chỉ học sinh khá giỏi. Đối với các học sinh kém giáo viên cần kèm cặp và hướng dẫn nhiều hơn.

Xem thêm: Top 10 phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên thời đại mới

5. 4 mức độ dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Dưới đây là 4 mức độ dạy học theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Thầy cô hãy dựa vào bảng dưới đây để đánh giá xem mình đang ở mức độ nào nhé!

Mức độ Tổ chức và thực hiện hoạt động của GV và HS
Tạo tình huống Phát hiện vấn đề Tìm giải pháp Thực hiện giải pháp Kết luận, phát triển vấn đề
1 Giáo viên đặt vấn đề Giáo viên nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện và giáo viên hướng dẫn Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh
2 Giáo viên nêu vấn đề Giáo viên gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện và giáo viên giúp đỡ khi cần Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
3 Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống Học sinh phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết. Học sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp Học sinh thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá
4 Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng Học sinh lựa chọn vấn đề giải quyết Học sinh tự đề xuất ra giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải Học sinh thực hiện kế hoạch giải Học sinh tự đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề

Hiện nay đa số giáo viên mới vận dụng dạy học giải quyết vấn đề ở mức 1 và 2. Phải phấn đấu để trong nhiều trường hợp có thể đạt tới mức 3 và 4, từ đó làm cho dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trở thành phổ biến.

6. Nguyên tắc khi thực hiện dạy học giải quyết vấn đề

Nói rõ nguyên tắc và phương pháp dạy với học sinh trước khi bắt đầu bài học

Giải quyết vấn đề có thể khó khăn và đôi khi tẻ nhạt. Tuy nhiên thông qua tình huống, vấn đề của giáo viên đưa ra, học sinh sẽ thấy thú vị, kiên nhẫn và bền bỉ cho đến khi giải quyết được vấn đề mới thôi.

Dạy trong một ngữ cảnh cụ thể

Dạy các kỹ năng giải quyết vấn đề trong bối cảnh mà chúng sẽ được sử dụng (ví dụ: phép tính phần mol trong khóa học hóa học). Sử dụng các vấn đề thực tế trong giải thích, ví dụ và bài kiểm tra. Không dạy giải quyết vấn đề như một kỹ năng độc lập, trừu tượng.

Giúp học sinh hiểu vấn đề

Để giải quyết vấn đề, học sinh cần xác định mục tiêu cuối cùng. Bước này rất quan trọng để học thành công các kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu bạn thành công trong việc giúp học sinh trả lời các câu hỏi “cái gì?” và “tại sao?”, tìm câu trả lời cho “làm thế nào?” sẽ dễ dàng hơn.

Để giải quyết vấn đề, học sinh cần xác định mục tiêu cuối cùng
Để giải quyết vấn đề, học sinh cần xác định mục tiêu cuối cùng

Hãy dành đủ thời gian

Khi lên kế hoạch cho một bài giảng/hướng dẫn, hãy dành đủ thời gian để: hiểu vấn đề và xác định mục tiêu, cả cá nhân và cả lớp; xử lý các câu hỏi của bạn và học sinh của bạn; mắc lỗi, tìm và sửa lỗi; và giải quyết toàn bộ vấn đề trong một phiên duy nhất.

Đặt câu hỏi và đưa ra gợi ý

Yêu cầu học sinh dự đoán “điều gì sẽ xảy ra nếu…” hoặc giải thích tại sao điều gì đó lại xảy ra. Điều này sẽ giúp họ phát triển các kỹ năng tư duy phân tích và suy luận. Ngoài ra, hãy đặt câu hỏi và đưa ra gợi ý về các chiến lược để khuyến khích học sinh suy nghĩ về các chiến lược giải quyết vấn đề mà họ sử dụng.

Liên kết lỗi với quan niệm sai lầm

Sử dụng lỗi làm bằng chứng cho sự hiểu lầm, không phải sự bất cẩn hoặc phỏng đoán ngẫu nhiên. Cố gắng tách biệt quan niệm sai lầm và sửa chữa nó, sau đó dạy học sinh tự làm điều này. Tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ những sai lầm.

7. Mô hình giải quyết vấn đề của Woods

Xác định các vấn đề

  • Hệ thống lại kiến thức: Yêu cầu học sinh xác định hệ thống đang nghiên cứu (ví dụ: một cây cầu kim loại chịu một số lực nhất định) bằng cách giải thích thông tin được cung cấp trong tuyên bố vấn đề. Vẽ một sơ đồ là một cách tuyệt vời để làm điều này.
  • Những điều đã biết: Liệt kê những gì đã biết về vấn đề và xác định kiến ​​thức cần thiết để hiểu (và cuối cùng) giải quyết vấn đề đó.
  • Những điều chưa biết: Khi bạn có một danh sách những điều đã biết, việc xác định (những) điều chưa biết sẽ trở nên đơn giản hơn. Một ẩn số nói chung là câu trả lời cho vấn đề, nhưng có thể có những ẩn số khác. Hãy chắc chắn rằng học sinh hiểu những gì họ được mong đợi để tìm thấy.
  • Đơn vị và ký hiệu: Một khía cạnh quan trọng trong việc giải quyết vấn đề là dạy học sinh cách chọn, giải thích và sử dụng các đơn vị và ký hiệu. Nhấn mạnh việc sử dụng các đơn vị bất cứ khi nào áp dụng. Phát triển thói quen sử dụng các đơn vị và ký hiệu thích hợp cho bản thân mọi lúc.
  • Mối liên hệ: Tất cả các vấn đề có một số hạn chế đã nêu hoặc ngụ ý. Dạy học sinh tìm kiếm các từ chỉ, phải, bỏ qua hoặc giả định để giúp xác định các ràng buộc.
  • Tiêu chí: Giúp học sinh cân nhắc ngay từ đầu loại câu trả lời hợp lý sẽ là gì. Nó sẽ sở hữu những đặc điểm gì? Ví dụ: một bài toán định lượng sẽ yêu cầu câu trả lời ở dạng đơn vị số nào đó (ví dụ: $/kg sản phẩm, cm vuông, v.v.) trong khi bài toán tối ưu hóa yêu cầu câu trả lời ở dạng số tối đa hoặc tối thiểu.

Tập trung suy nghĩ

  • Hãy dùng giai đoạn này để suy ngẫm vấn đề. Lý tưởng nhất là học sinh sẽ phát triển một hình ảnh tinh thần về vấn đề hiện tại trong giai đoạn này.
  • Sinh viên cần tự xác định kiến ​​thức nền tảng cần có từ các hình ảnh minh họa, ví dụ và các vấn đề được đề cập trong khóa học.
  • Khuyến khích học sinh thu thập thông tin thích hợp như hệ số chuyển đổi, hằng số và bảng cần thiết để giải quyết vấn đề.
Khuyến khích học sinh thu thập thông tin thích hợp như hệ số chuyển đổi, hằng số và bảng cần thiết để giải quyết vấn đề
Khuyến khích học sinh thu thập thông tin thích hợp như hệ số chuyển đổi, hằng số và bảng cần thiết để giải quyết vấn đề

Lập kế hoạch giải pháp

  • Xem xét các chiến lược có thể: Thông thường, loại giải pháp sẽ được xác định bởi loại vấn đề. Một số chiến lược giải quyết vấn đề phổ biến là: tính toán; đơn giản hóa; sử dụng một phương trình; tạo một mô hình, sơ đồ, bảng hoặc biểu đồ; hoặc làm việc ngược lại.
  • Chọn chiến lược tốt nhất: Giúp học sinh chọn chiến lược tốt nhất bằng cách nhắc lại những gì họ được yêu cầu để tìm hoặc tính toán.

Thực hiện kế hoạch

  • Hầu hết các vấn đề không được giải quyết nhanh chóng hoặc trong lần thử đầu tiên. Trong các trường hợp khác, thực hiện giải pháp có thể là bước dễ dàng nhất.
  • Nếu một kế hoạch không hoạt động ngay lập tức, đừng để học sinh nản lòng. Khuyến khích họ thử một chiến lược khác và tiếp tục thử.

Tổng kết, đánh giá

Khuyến khích học sinh phản ánh. Khi đã đạt được giải pháp, học sinh nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Liệu câu trả lời có ý nghĩa?
  • Nó có phù hợp với các tiêu chí được thiết lập ở bước 1 không?
  • Tôi đã trả lời (các) câu hỏi chưa?
  • Tôi đã học được gì khi làm điều này?
  • Tôi có thể giải quyết vấn đề theo cách khác không?
Đánh giá
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử