Vai trò của phương pháp dạy tiền tiểu học và cách dạy hiệu quả

Phương pháp dạy học luôn được giáo viên và các bậc phụ huynh quan tâm. Đặc biệt là phương pháp dạy học dành cho các bé, bởi đây là giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với môi trường giáo dục bài bản. Đối với trẻ từ 5 – 6 tuổi, giáo dục tiền tiểu học đón vai trò quan trọng trong việc giúp bé hình thành tư duy và phát triển trí tuệ cũng như thể chất về sau. Trong bài viết này, Trường học 247 sẽ giúp bạn làm rõ mọi thắc mắc về phương pháp dạy tiền tiểu học nhé!

Tiền tiểu học được hiểu như thế nào?

Thuật ngữ tiền tiểu học được dùng để đề cập đến giai đoạn trẻ chuẩn bị bắt đầu chương trình học lớp 1 của mình. Độ tuổi phổ biến cho gia đoạn này thường là 5 – 6 tuổi. Được biết, môi trường hộc tập lớp 1 hoàn toàn khác biệt so với những môi trường bé từng trải qua như lớp mẫu giáo, lớp kỹ năng,… Ở đây, bé sẽ bắt đầu phải tiếp xúc và tiếp thu kiến thức một cách nghiêm túc, cùng với đó là những quy định khắt khe hơn mà các bé bắt buộc phải làm theo.

Thuật ngữ tiền tiểu học được dùng để đề cập đến giai đoạn trẻ chuẩn bị bắt đầu chương trình học lớp 1
Thuật ngữ tiền tiểu học được dùng để đề cập đến giai đoạn trẻ chuẩn bị bắt đầu chương trình học lớp 1

Điều này chắc chắn sẽ khiến không ít trẻ cảm thấy bỡ ngỡ và phần nào đó rơi vào trạng thái khủng hoảng. Chính vì vậy, tiền tiểu học ra đời và có vai trò củng cố, giúp bé làm quen nhanh hơn với môi trường mới. Đồng thời phá bỏ những rào cản tâm lý, e rè, sợ hãi của con. Các lớp tiền tiểu học thường kéo dài từ 3 – 6 tháng và kết thúc ngay sau khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu. Đây là lớp học được các phụ huynh có con em chuẩn bị vào lớp 1 rất quan tâm.

Phương pháp dạy tiền tiểu học là gì?

Nói về giai đoạn bước vào lớp 1, đây được coi là cột mốc đánh dấu sự khôn lớn của con và là giai đoạn rất quan trọng. Lúc này, các con đã dần phải học cách tự lập, rời xa sự bao bọc, chăm chút từng ly từng tí của cha mẹ. Khác xa so với lớp mầu giáo, ở lớp 1 các con đã phải học cách kỷ luật hơn và tiếp xúc với những bải học khó hơn. Do đó, các con sẽ cảm thấy rất căng thẳng.

Theo khung chuẩn của Bộ Giáo dục, phương pháp tiền tiểu học giúp trang bị cho trẻ khả năng tâm lý vững vàng để có thể nhanh chóng làm quen, thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, phương pháp này không mang tính bắt buộc hay gò bó trẻ. Tiền tiểu học chủ yếu hướng đến việc điều chỉnh lâm tý con trẻ từ từ, từ việc làm quen với môi trường học tập mới, bầu không khí mới, các bạn mới, tư thế ngồi mới,… Mục đích là giúp con hạn chế sự bỡ ngỡ lo lắng cho năm học lớp 1 đầu đời sắp tới.

phương pháp tiền tiểu học giúp trang bị cho trẻ khả năng tâm lý vững vàng
phương pháp tiền tiểu học giúp trang bị cho trẻ khả năng tâm lý vững vàng

Cụ thể hơn, phương pháp dạy tiền tiểu học không chỉ chú trọng đến các kiến thức cơ bản của toán, tiếng việt mà còn giúp đảm bảo tâm lý tinh thần của con. Nói tóm lại, tiền tiểu học đặc biệt chú ý đến kỹ năng sống của con, tất cả nhằm mục tiêu mang cho con hành trang tốt nhất, tâm lý sẵn sàng để vào năm học mới.

Xem thêm: 7 cách dạy toán lớp 1 cho trẻ dễ hiểu, dễ thành thạo

Ưu – nhược điểm của phương pháp dạy tiền tiểu học

Theo những phân tích trên, có thể thấy, phương pháp dạy tiền tiểu học có tác dụng rất quan trọng, đóng góp ý nghĩa lớn trong chặng đường phát triển của con. Tuy nhiên, có không ít tranh cãi giữa việc nên hay không nên cho con tham gia lớp tiền tiểu học. Những lập luận về ưu – nhược điểm của phương pháp dạy tiền tiểu học chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào trả lời được câu hỏi ấy.

Ưu điểm

  • Lớp tiền tiểu học giúp con nhanh chóng làm quen với môi trường học tập, phát triển mới. Đồng thời, giúp con rèn luyện các kỹ năng xã hội khác. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp cho các con có thể vào lớp 1 mà không quá căng thẳng, lo lắng hay sợ sệt.
  • Giúp các bận phụ huynh cảm thấy yên tâm hơn khi con vào lớp 1 – giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời con.
  • Trường hợp các lớp học quá đông và thầy cô không thể dẫn dắt kỹ cho từng bạn thì lớp tiền tiểu học chính là nền tảng giúp con có thể theo kịp chương trình học trên lớp.
  • Giải quyết được vấn đề về tâm lý, các con sẽ có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đồng thời, khi cảm thấy tự tin, các con cũng dám thể hiện bản thân hơn và đây chính là chìa khoá để giúp con phát triển tốt, hoà đồng nhanh chóng vào môi trường học tập.
Ưu - nhược điểm của phương pháp dạy tiền tiểu học
Ưu – nhược điểm của phương pháp dạy tiền tiểu học

Nhược điểm

  • Chương trình học lớp 1 khá cơ bản, nếu trẻ đã được học trước đó, rất có thể trẻ sẽ hình thành tâm lý lơ là, chểnh mảng. Lâu ngày, việc này sẽ để lại hậu quả tiêu cực, trẻ không còn tập trung vào bài học trên lớp nữa.
  • Việc học các kiến thức theo hình thức lặp đi lặp lại có thể khiến hạn chế tư duy ở trẻ.

Tâm lý của trẻ giai đoạn tiền tiểu học

Trước khi để trẻ bắt đầu với khoá học tiền tiểu học, cha mẹ cần nắm bắt được tâm lý của con. Điều này giúp cha mẹ tìm ra phương pháp dạy hay lớp học phù hợp cho bé của mình. Dưới đây là một số phân tích cơ bản về tâm lý của trẻ nhỏ 5 – 6 tuổi.

Chú ý có chủ định chưa tốt

Bé ở giai đoạn này còn rất ham chơi, thích khám phá thế giới xung quanh hơn là tập trung có chủ ý vào những điều nhất định. Do đó, rất khó để con có thể ngồi chăm chú lắng nghe hay làm một việc gì đó quá lâu, chưa nói đến việc là con phải hiểu những điều đó.

Chính vì vậy, khi thực hiện dạy tiền tiểu học, cha mẹ hay thầy cô cần phải biết cách để tạo hứng thú với con, giúp con tăng sự tập trung càng nhiều càng tốt. Phương pháp tốt nhất là tập dần cho con tập trung vào các thói quen hàng ngày như đọc sách, chơi trò chơi học tập,…

Tri giác mang tính đại thể

Giai đoạn này bé thường có tri giác mang tính đại thể, có nghĩa là mọi cảm nhận, đánh giá về sự vật hiện tượng còn rất chung chung, chưa có sự phân biệt rõ ràng. Ví dụ, khi bé ngửi thấy mùi của một loại quả nào đó, bé có thể coi đó là mùi của nhiều loại quả khác. Tương tự, khi bé sợ con vật nào đó, cũng rất dễ cảm thấy sợ những con vật khác.

Tâm lý của trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học
Tâm lý của trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học

Trí tưởng tượng phát triển vượt bậc

Giai đoạn này được xem là thời điểm vàng để trí tưởng tượng của con phát triển. Cha mẹ sẽ thường thấy bé hay đặt những câu hỏi và yêu cầu được cha mẹ giải đáp. Lúc này, trí não của bé đang phát triển và có sự sáng tạo rất tốt. Cha mẹ nhiều khi sẽ không thể ngờ được những suy nghĩ “vượt bậc’ có phần đột phá của con. Đây cũng chính là giai đoạn tốt nhất để bắt đầu lớp tiền tiểu học cho con.

Nói thành thạo

5 – 6 tuổi là khi bé đã có thể đọc nói một cách thành thạo, lúc này bé hoàn toàn sẵn sàng để trò chuyện với người lớn. Bé đã có khả năng đọc bài, học thuộc bài hát, học thuộc bài thơ và đây cũng là thời điểm hoàn hảo để cha mẹ cho con đi học lớp tiền tiểu học.

Chưa ý thức được việc phải ghi nhớ

Mặc dù giai đoạn này não bộ của bé rất phát triển, bé có thể tiếp thu kiến thức mới và ghi nhớ rất rõ nhưng bé lại chưa ý thức được tầm quan trọng của việc ghi nhớ. Trong nhiều trường hợp, bé có xu hướng ghi nhớ những điểu bé thích và không muốn nhớ đến bài học. Do đó, cha mẹ cần kiên nhẫn để rèn luyện được cho con kỹ năng quan trọng này.

Phụ thuộc vào người lớn nhiều

Trẻ ở giai đoạn này còn phải phụ thuộc vào người lớn rất nhiều. Ngay cả bé cũng luôn có suy nghĩ là nhờ sự trợ giúp. Mặc dù bé có thể tự mình làm được những công việc đơn giản ấy nhưng những đứa trẻ thì luôn muốn được chiều chuộng. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con cách tự lập từ từ, không nên quá đột ngột vì có thể sẽ khiến con cảm thấy bị sốc, bị bỏ rơi.

Nội dung chi tiết của phương pháp dạy tiền tiểu học

Phương pháp dạy toán tiền tiểu học

Phương pháp dạy toán tiền tiểu học giúp con tập trung vào các con số, phép tính toán cơ bản. Đồng thời phát triển kích thích sự phát triển tư duy toán học. Các nội dung cụ thể bé được tiếp cận trong chương trình học là:

  • Nhận biết các phép tính toán cộng trừ đơn giản.
  • Làm quen dần với các phép so sánh lớn, nhỏ, bằng.
  • Đặc điểm cơ bản của hình học.
  • Rèn luyện IQ bằng các bài tập hình học, tư duy logic.
  • Phát triển nếp nhăn trên não, tăng khả năng tập trung ở trẻ thông qua các bài toán.
  • Tư duy phân nhóm giống – khác nhau.
  • Phát triển kỹ năng đo lường, phân biệt kích thước dài – ngắn và so sánh tỷ lệ.
  • Cách đọc đồng hồ, nhận biết thời gian.
  • Học cách làm phép tính nhẩm nhanh.
Nội dung chi tiết của phương pháp dạy tiền tiểu học
Nội dung chi tiết của phương pháp dạy tiền tiểu học

Phương pháp dạy tiếng Việt tiền tiểu học

Chương trình của môn tiếng Việt ở lớp tiền tiểu học nhìn chung đơn giản hơn so với chương trình của toán học. Khi bé tham gia vào lớp học này sẽ được trải qua các bài giảng sau:

  • Phát triển khả năng đọc, viết chữ cái.
  • Tìm hiểu về các nguyên âm, phụ âm trong tiếng Việt.
  • Hiểu về dấu câu, dấu thanh, cách ghép vần.
  • Tìm hiểu về từ đơn và nghĩa của từ.
  • Luyện viết chữ thành thạo.
  • Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu cơ bản.

Phương pháp dạy kỹ năng sống ở tiền tiểu học

Dạy kỹ năng sống cho trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học cũng là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng. Phương pháp này thường tập trung vào:

  • Rèn luyện khả năng tập trung ở trẻ, giúp trẻ kiên nhẫn hơn với việc ngồi học.
  • Giúp con biết cách cân bằng các hoạt động như học bài, đọc sách, vui chơi.
  • Kích thích phát triển trí tưởng tượng phong phú.
  • Nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ.
  • Rèn luyện khả năng ghi nhớ và nhớ lâu hơn.
  • Tổ chức các hoạt động nhóm để giúp con hoà đồng với các bạn nhanh hơn, đồng thời phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

Cha mẹ cần chuẩn bị gì để đồng hành cùng con?

Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn cách để con theo học một lớp tiền tiểu học bài bản được giảng dạy bởi cô giáo có kinh nghiệm. Dù vậy, cha mẹ vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong hành trình này của con. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho cha mẹ:

Cha mẹ cần đồng hành cùng con ở giai đoạn tiền tiểu học
Cha mẹ cần đồng hành cùng con ở giai đoạn tiền tiểu học
  • Luôn đồng hành cùng con: Cha mẹ không nên phó mặc hoàn toàn cho các thầy cô. Thay vào đó, hãy luôn tâm sự cùng con, đồng hành cùng con trong việc điều chỉnh nếp sống, sinh hoạt hàng ngày. Việc này cũng giúp cho con có được tâm lý an toàn hơn.
  • Không tạo áp lực cho con: Cha mẹ cần hiểu lớp tiền tiểu học chỉ giúp con nhận biết, làm quen bước đầu để con có được nền tảng tốt nhất để bước vào lớp 1. Nhiều bé cần thời gian đủ dài mới có thể thích nghi được điều đó, do đó, cha mẹ cần bình tĩnh, kiên trì cùng con phát triển thay vì tạo áp lực khiến con cảm thấy căng thẳng, sợ hãi.
  • Dành thời gian cùng con vui chơi: Thay vì ép con học quá nhiều, cha mẹ nên cho con khoảng thời gian để vui chơi. Tốt hơn hết là cha mẹ nên tham gia chơi cùng con. Bởi gia đình chính là điểm tựa lớn nhất, sự đồng hành, che trở của cha mẹ sẽ luôn là sức mạnh giúp con tự tin hơn.
  • Không đáp ứng yêu cầu của trẻ một cách dễ dàng: Một điều dễ nhận thấy là khi được đáp ứng yêu cầu một cách dễ dàng, trẻ sẽ hình thành tâm lý đòi hỏi nhiều hơn và nếu không được đồng ý sẽ lập tức thể hiện thái độ chống đối. Đây là một biểu hiện không tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển có quy củ của con.
  • Rèn luyện tính tự lập cho trẻ: Cha mẹ hay thầy cô cần dần dần giúp con tự lập hơn. Việc xa rời sự hỗ trợ của người lớn giúp cho con mạnh mẽ hơn. Đồng thời, việc này còn giúp con kích thích khả năng sáng tạo, tư duy để giải quyết vấn đề.
  • Dạy bé cách chịu trách nhiệm: Con cần phải biết tự chịu trách nhiệm về hành động của chính mình. Tuy nhiên, nếu quá mạnh tay, bé sẽ có xu hướng trốn tránh việc nhận lỗi. Do đó, lúc này, phụ huynh hay thầy cô cần áp dụng phương pháp giáo dục không đòn roi.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp dạy học tiền tiểu học. Hy vọng những chia sẻ trên của Trường học 247 đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về phương pháp dạy học đặc biệt này.

Xem thêm: 17 cách dạy trẻ của người Do Thái khiến thế giới thán phục

5/5 - (1 bình chọn)
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử