Top 10 biện pháp nâng cao chất lượng dạy học dễ áp dụng, hiệu quả cao

Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học luôn được tìm kiếm để áp dụng vào thực tế nhằm đem đến cho học sinh những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Vai trò của các biện pháp này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của học sinh, sinh viên. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả nhất mà chúng tôi tổng hợp, hãy cùng nhau theo dõi nhé.

1. Khảo sát học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp

Các thầy cô giáo, giảng viên có thể khảo sát người học thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ hoặc phụ huynh hoặc qua học sinh trong lớp. Mọi người có thể tiến hành phân loại học sinh theo từng trường hợp cụ thể như:

  • Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
  • Học sinh khuyết tật.
  • Học sinh cá biệt về đạo đức.
  • Học sinh yếu.
  • Học sinh có những năng lực đặc biệt.

Đối với từng đối tượng học sinh cụ thể thì các bạn cần phải tìm hiểu được nguyên nhân và dùng phương pháp riêng biệt để giảng dạy. Chẳng hạn, với những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, hay những học sinh cá biệt về đạo đức, người dạy học cần tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình xem có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ hay gia đình thiếu quan tâm hoặc bạn bè, kẻ xấu lôi kéo,… hay không. 

khao-sat-hoc-sinh
Giáo viên cần khảo sát từng đối tượng học sinh

Sau đó, các thầy cô cần dùng phương pháp tác động tình cảm hoặc nghiêm khắc đối với học sinh và thường xuyên nhắc nhở động viên cũng như khen chê kịp thời. Các thầy cô có thể giao cho các em đó một chức vụ trong lớp để giúp gắn kết các em với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh.

Đối với học sinh học yếu, cần tìm hiểu vì sao em đó học yếu và học yếu những môn nào. Có thể do việc nhà quá nhiều nên các em không có thời gian để học. Cũng có thể là do các em cảm thấy kiến thức quá nhàm chán. Vì thế, các giáo viên cần lên kế hoạch để giúp các em vươn lên trong học tập. Cụ thể một số biện pháp như:

  • Giảng lại những bài mà các em chưa hiểu vào những thời gian ngoài giờ lên lớp.
  • Đưa ra những câu hỏi có mức độ từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo cho các em sự hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
  • Thường xuyên kiểm tra các học sinh trong quá trình lên lớp.
  • Tổ chức cho học sinh học học tập và làm bài theo nhóm để học sinh khá giỏi có thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.
  • Gặp gỡ phụ huynh của các đối tượng học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em.
  • Chú ý không được bày tỏ thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em xấu hổ trước bạn bè và nhụt chí. Hãy dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt.

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra

nang-cao-chat-luong-quan-ly-cua-nha-truong
Cần nâng cao chất lượng quản lý trong nhà trường

Các trường học cần xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi đặc biệt là với những giáo viên làm công tác chủ nhiệm thì cần phải có kế hoạch thực hiện. Các giáo viên chủ nhiệm cần kết hợp với để đội ngũ cán bộ lớp để đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong lớp.

Các bạn học sinh được chọn làm cán bộ lớp phải gương mẫu trước các bạn khác trong lớp về mọi mặt. Các giáo viên cần phân công một cách hợp lý để các bạn có thể thực hiện nề nếp, học tập một cách hiệu quả. Ngoài ra, các giáo viên cũng cần phân công các tổ trưởng, tổ phó để việc thực hiện các công việc của lớp được sát sao nhất.

3. Phối hợp thường xuyên với phụ huynh

Đối với Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp: Các giáo viên chủ nhiệm cần phải bầu chọn từ đầu năm với các tiêu chuẩn nhất định. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của mỗi lớp mà sử dụng các tiêu chí bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp phù hợp nhất. Một số tiêu chí như:

  • Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định.
  • Có tâm huyết, nhiệt tình với các hoạt động của trường lớp và tất cả vì học sinh thân yêu.
  • Am hiểu nhiều về lĩnh vực, trong đó có giáo dục.
  • Có con em học lực khá giỏi.

Ngoài ra, cần tìm ra được Ban phân hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký. Nhiệm vụ ban phân hội lớp bao gồm như sau:

  • Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của các em học sinh. Đặc biệt quan tâm đến mọi hoạt động, phong trào của lớp.
  • Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để có thể kịp thời thăm hỏi. 
  • Có kế hoạch khen thưởng kịp thời với những học sinh có sự tiến bộ theo từng tuần, tháng, hoặc qua các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường.
phoi-hop-voi-phu-huynh
Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng giảng dạy

Đối với từng phụ huynh học sinh, các giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức buổi họp phụ huynh đầu năm với yêu cầu để phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm rèn nề nếp cũng như việc học tập của học sinh như sau:

  • Hằng ngày, cần kiểm tra sách vở của con em mình.
  • Nhắc nhở các con học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
  • Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khóa biểu hằng ngày.
  • Giáo dục con có ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập cũng như vui chơi.
  • Rèn cho các con thói quen sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu tránh tình trạng vừa học vừa chơi. 
  • Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua mọi phương thức để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh tập trung học tập và giữ gìn nề nếp cả ở lớp cũng như ở nhà.

4. Nhà trường cần đầu tư tổ chức các phong trào mũi nhọn

Từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm cần dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường để đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp mình. Từ đó, các em học sinh trong lớp phải cùng nhau phấn đấu với những phong trào chung của nhà trường như: Vẽ tranh, Kể chuyện, cờ vua, Vở sạch chữ đẹp,…

Các giáo viên chủ nhiệm cần phải phát hiện những năng lực đặc biệt của mỗi học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội họa,… Các giáo viên chủ nhiệm có thể phối hợp với phụ huynh để lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu.

Cần khen thưởng cho các em học sinh đạt thành tích trong các phong trào mũi nhọn của trường như:

  • Mỗi tuần tặng 1 cây bút cho mỗi học sinh đạt số điểm tốt cao nhất tổ.
  • Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một hộp bút cho học sinh đạt điểm 10 mỗi môn.
  • Tặng một phần quà cho học sinh đạt phong trào nhà trường đề ra.

Xem thêm: 7 phương pháp dạy học phổ biến hiện nay

5. Thiết kế chương trình học một cách có hệ thống

thiet-ke-chuong-trinh-giang-day
Thiết kế chương trình giảng dạy một cách có tổ chức

Nhà trường cần thực hiện yêu cầu các nhóm giáo viên, giảng viên thiết kế và lên ý tưởng cho  chương trình học với sự trợ giúp của nhóm chuyên gia dạy và học kết hợp với công nghệ giáo dục và chuyên gia đánh giá. Việc thiết kế chương trình dạy học ngày càng đổi mới sẽ nâng cao chất lượng dạy học và làm tăng sự hứng thú cho học sinh cũng như tránh sự nhàm chán cho người dạy.

Cần có các cuộc trò chuyện giữa các bộ phận trong trường học để cùng nhau đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Khuyến khích các thầy cô cùng ban quản lý xem xét lại chương trình giảng dạy học để kết quả học tập được hiệu quả nhất.

6. Cung cấp cho người dạy sự hỗ trợ cần thiết để đổi mới trong giáo dục

Ban quản lý nhà trường cần phải thu thập ý kiến đóng góp của giáo viên, giảng viên để thấy được những khó khăn của người dạy. Từ đó, nhà trường cần thay đổi và cung cấp những sự hỗ trợ cần thiết nhất cho đội ngũ giáo viên, giảng viên. Nhờ vậy, việc dạy học mới diễn ra thuận lợi nhất.

Ngoài ra, ban quản lý của nhà trường có thể hỏi ý kiến của các học sinh, sinh viên hoặc những người đã ra trường để có được những ý đóng góp khách quan nhất. Từ đó, các bạn sẽ có thể nâng cao hiệu quả của từng lớp học. 

7. Tiến hành kiểm tra tính công bằng và kết quả của từng lớp học

kiem-tra-tinh-cong-bang-trong-lop-hoc
Kiểm tra tính công bằng của từng lớp học

Đã từ rất lâu, việc gian lận trong các bài kiểm tra, các kỳ thi đều xuất hiện dù ít hay nhiều. Chính điều này đã làm cho kết quả học tập của từng lớp học có thể thiếu đi tính công bằng. Bộ phận quản lý của nhà trường cần tiến hành giám sát, kiểm tra trong mỗi kỳ thi thật sát sao. Ngoài ra, ban quản lý cũng có thể tăng số lượng thành viên lớp học hoặc rút bớt để có hiệu quả dạy học  tốt nhất.

8. Làm cho học sinh cảm thấy thoải mái

Lớp học là nơi các học sinh, sinh viên có thể gặp gỡ các bạn từ nhiều nơi khác nhau với các hoạt động xã hội, văn hóa và kinh tế hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, các giáo viên nên khuyến khích sự đa dạng đó giữa các học sinh, sinh viên và loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa các học sinh. 

Các giáo viên và giảng viên cần tạo cho học sinh, sinh viên cảm giác được đối xử bình đẳng bất kể giới tính, ngôn ngữ, xuất thân, tình trạng kinh tế,… Nhờ đó mà họ sẽ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bạn bè cũng như các thầy cô của mình và sẽ không ngại ngùng khi nói ra ý kiến của mình trước đám đông.

9. Khuyến khích làm việc nhóm và học nhóm giữa các học sinh

khuyen-khich-hoc-sinh-lam-viec-nhom
Khuyến khích học sinh làm việc nhóm

Khuyến khích các học sinh học tập với nhau sẽ giúp các em phát triển kỹ năng làm việc nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ một cách hiệu quả. Kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng bởi nó giúp các học sinh, sinh viên rất nhiều trong cuộc sống và khi làm việc. 

Mỗi học sinh trong một nhóm nên được các giáo viên, giảng viên giao cho một công việc cụ thể. Các thầy cô cần giám sát thật sát sao để nắm được mỗi học sinh hoàn thành được công việc được giao. Làm việc theo nhóm sẽ giúp các học sinh nâng cao sự tự tin và các em sẽ sẵn sàng làm việc với nhiều người mà không do dự trong tương lai.

10. Đánh giá cao các phong cách học tập khác nhau của học sinh

Mỗi học sinh trong một lớp học sẽ có phong cách học tập hoàn toàn khác nhau và các em cũng có tốc độ học cũng không giống nhau. Thiết kế một mô hình học tập điển hình sẽ là phương pháp dạy học không phù hợp với tất cả các học sinh trong lớp. Vì thế, các giáo viên cần tìm hiểu thêm về từng học sinh của mình và điều chỉnh các hoạt động học tập sao cho phù hợp nhất với các học sinh. 

Một số học sinh thích học qua sách giáo khoa, một số khác lại thích học qua video, bản đồ tư duy, sơ đồ,…  Các giáo viên, giảng viên cần tôn trọng phong cách học tập của các học sinh và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp nhất. 

11. Chú ý đến khả năng học tập của học sinh 

chu-y-kha-nang-hoc-tap-cua-hoc-sinh
Cần chú ý đến khả năng học tập của mỗi học sinh

Ngoài, phong cách học tập cũng khác nhau giữa các học sinh, sinh viên thì tốc độ học tập của mỗi người cũng rất khác nhau. Các giáo viên cần tìm hiểu chi tiết tốc độ học của từng học sinh để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Từ đó, những học sinh có khả năng tiếp thu nhanh sẽ có cơ hội học hỏi nhiều hơn và những học sinh có khả năng tiếp thu chậm hơn sẽ học theo tốc độ thoải mái của riêng họ.

12. Sử dụng các công cụ về công nghệ để dạy học

Ngày nay, công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các công cụ công nghệ cũng giúp cải thiện các phương pháp giảng dạy để giúp cho việc học tập trở nên thú vị hơn đối với học sinh. 

Kết hợp các ứng dụng của công nghệ vào công tác giảng dạy dựa trên các trò chơi trong giáo dục cũng thu hút học sinh tham gia học tập nhiều hơn. Khuyến khích học sinh học tập bằng công nghệ sẽ cải thiện kỹ năng học tập và kỹ năng kỹ thuật của họ. Tuy nhiên, cần giám sát để các học sinh không sa đà vào các trò chơi điện tử khác.

13. Giảng dạy hai chiều

giang-day-hai-chieu
Giảng dạy hai chiều

Các giáo viên, giảng viên cần khuyến khích học sinh, sinh viên tương tác với mình trong khi dạy thay vì thực hiện cách dạy một chiều. Việc dạy một chiều sẽ khiến học sinh trở nên thụ động hơn và không có sự sôi nổi trong lớp học. 

Nhờ cách giảng dạy hai chiều mà các học sinh có thể cải thiện khả năng tư duy phản biện của tất cả học sinh trong lớp học. Từ đó, các học sinh của bạn sẽ tích cực tham gia lớp học và làm cho việc học trở nên thú vị hơn.

14. Thực hiện bảng hỏi để nhận phản hồi từ học sinh

Thu thập các phản hồi từ học sinh qua bảng hỏi hàng tuần hoặc hàng tháng sẽ giúp bạn biết được tính hiệu quả của phương pháp dạy học của mình. Đồng thời, việc này cũng giúp học sinh thoải mái hơn khi nói ra những cảm nhận về việc giảng dạy của giáo viên. 

Nhờ việc các học sinh cảm thấy thoải mái khi được bày tỏ quan điểm của mình về cách giáo dục của giáo viên thì các bạn sẽ có thể biết được liệu mình có cần thay đổi trong việc giảng dạy hay không. Chính những phản hồi liên tục của học sinh sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

15. Tương tác với các giáo viên khác

Tương tác thường xuyên với các giáo viên khác sẽ giúp các bạn có những ý tưởng khác nhau để cải thiện chất lượng giảng dạy của mình. Học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp khác sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng giảng dạy và quản lý tốt học sinh của mình. 

Ngoài ra, học sinh của các bạn không chỉ học một môn học. Do đó, việc trao đổi về lực học của từng em học sinh với các giáo viên khác sẽ giúp cho các bạn có thể nắm được tình hình học tập của các em học sinh để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này có thể đem đến cho bạn các biện pháp hữu hiệu nhất. Nếu các bạn đang loay hoay tìm cho mình một nền tảng dạy và học tối ưu nhất thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhất nhé.

Xem thêm: Top 10 phương pháp dạy học tích cực hiệu quả nhất hiện nay

1/5 - (1 bình chọn)
4 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
DMCA.com Protection Status
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký học thử